Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm - Trường Mầm non Chim Én

docx 4 trang thuongdo99 5420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm - Trường Mầm non Chim Én", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_la_de_tai_ke_chuyen_su_tich_ho.docx

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm - Trường Mầm non Chim Én

  1. GIÁO ÁN LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: Kể chuyện Sự tích Hồ Gươm Chủ đề: Hà Nội Lứa tuổi:Trẻ mẫu giáo lớn 5-6t Số lượng:25-30 trẻ Thời gian: 30 – 35 phút І. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên truyện “Sự tích Hồ Gươm”, biết các nhân vật trong truyện: Vua Lê Lợi, người lính, Long Quân, Rùa vàng - Trẻ hiểu nội dung truyện: Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm để đánh thắng giặc ngoại xâm, nhà vua trả gươm lại cho Long quân tại hồ Tả vọng nên được đặt tên là Hồ Gươm hoặc Hồ Hoàn Kiếm. 2. Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ đích. - Trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, rành mạch, tự tin - Phát triển ở trẻ kỹ năng phán đoán, sáng tạo, trí tưởng tượng phù hợp với thẩm mỹ 3. Thái độ - Trẻ hào hứng, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. -Giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc. ІІ. Chuẩn bị 1. Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ: - Trong lớp học, rộng rãi, thoáng mát - Đội hình dạy trẻ: trẻ ngồi chữ hình chữ U, khi xem kịch rối trẻ ngồi tại các gối hơi theo nhóm vòng cung 2. Xác định giọng kể: - Lời dẫn truyện: diễn cảm, nhẹ nhàng - Giọng kể các nhân vật: + Vua Lê Lợi: Giọng cao, nhịp điệu vừa phải thể hiện tính cách nhanh nhẹn, tự tin, quyết đoán + Giọng người lính: Giọng vừa phải, tò mò. + Giọng Long Quân: giọng cao, dài, vang vọng.
  2. + Giọng Rùa Vàng: giọng cao, nhẹ nhàng. 3. Đồ dùng cho cô và trẻ: -Sa bàn tròn câu chuyện với 4 phân cảnh - Giáo án Powerpoint câu chuyện: “ Sự tích Hồ Gươm” (sử dụng hình ảnh động) + Cảnh 1: Lê Lợi chiêu mộ binh sỹ đánh giặc Minh. + Cảnh 2: Tốp lính đánh cá kéo được thanh gươm + Cảnh 3: Lê Lợi đánh thắng giặc Minh và lên ngôi vua + Cảnh 4: Vua Lê Lợi dạo chơi trên hồ Tả Vọng và gặp Rùa Vàng - Rối dẹt các nhân vật trong chuyện: Vua Lê Lợi, Rùa Vàng, những người lính, thanh gươm. - Phim hoạt hình “ Sự tích Hồ Gươm” + Nhạc bài “ Yêu Hà Nội”, nhạc nhẹ không lời + Máy tính, loa vi tính, máy chiếu Thời gian Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức Hoạt động của cô HĐ của trẻ 1.Ổn định 1. Ổn định tổ chức: tổ chức - Cô và trẻ hát và vận động bài hát “ yêu Hà Nội” - Trẻ hát và 1-2 phút - Trong bài hát có nhắc tới những địa danh nào? VĐ cùng - Ai đã từng thăm quan Hồ Gươm? cô - Các con có biết vì sao Hồ này là dược gọi là hồ gươm, hay Hồ - Trẻ trả lời Hoàn Kiếm hay không? - Để trả lời cho câu hỏi này, các con hãy cùng lắng nghe cô kể cây chuyện: sự tích Hồ Gươm nhé. 2. Nội 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: dung *Lần 1: Cô kể lần 1 diễn cảm, dùng ngôn ngữ, điệu bộ, sắc thái 25 - biểu cảm khuôn mặt để thể hiện nội dung câu chuyện . - Trẻ lắng 27phút (Kể trên nền nhạc không lời) nghe - Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? - Trẻ trả lời -Các con có muốn nghe cô kể lại câu chuyện này 1 lần nữa không? *Lần 2: Cô kể kết hợp sử dụng rối dẹt trên sa bàn minh họa. *Đàm thoại ( kết hợp sử dụng rối dẹt trên sa bàn, cô giáo dẫn
  3. chuyện, đặt câu hỏi, sau khi trẻ trả lời co chốt lại ý chính đoạn chuyện để giúp trẻ hiểu tác phẩm), hệ thống câu hỏi như sau. - Ai có thể nhắc lại tên câu truyện? - Trẻ trả lời -Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? - Trẻ trả lời - Thấy giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã làm gì? + Cô trích dẫn “Thuở ấy có ông Lê Lợi .đánh đuổi chúng” - Khi về trú tại ven sống, mấy người lính của Lê Lợi đã kéo lưới được cái gì? -Trẻ trả lời + Cô trích dẫn “Vừa thả lưới .nạm ngọc rất đẹp” - Thấy vậy, người lính đã thắc mắc điều gì? -Trẻ trả lời - Người lích vừa dứt lời, tiếng nói của ai lại vang lên? -Trẻ trả lời - Long quân đã nói điều gì? -Trẻ trả lời + Cô trích dẫn “Ta là Long Quân .dâng cho Lê Lợi” - Nhờ có thanh gươm, đội quân cảu Lê Lợi đã đánh giặc Minh như thế nào? -Trẻ trả lời + Cô trích dẫn “giặc Minh sợ hãi .thanh bình, yên vui” Một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. - Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, nhà vua đã nhìn thấy gì? -Trẻ trả lời -Rùa vàng đã nói gì với nhà vui? -Trẻ trả lời + Cô trích dẫn “Xin nhà vua .Long quân” -Trẻ trả lời - Nhà vui đã làm gì khi rùa đòi lại gươm? -Trẻ trả lời - Từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là hồ gì? Vì sao? -Trẻ trả lời - Các con có thấy Hồ Gươm đẹp không? Các con sẽ làm gì để bảo vệ cảnh đẹp của Hồ Gươm và giới thiệu về Hồ Gươm với bạn bè? => Giáo dục: Lê lợi là vị anh hùng của dân tộc, ông đã lãnh đạo nhân dân đánh duổi giặc minh để giành lại hòa bình cho đất nước. Bởi vậy, tất cả chúng ta phải biết ơn và kính trọng các vị anh hùng dân tộc. Giữ gìn vệ sinh chung khi tới thăm quan Hồ Gươm, không vứt rác bừa bãi, giới thiệu Hồ Gươm với bạn bè Qua câu chuyện, các con cũng sẽ tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử của đất nước, khi các con đi thăm quan hay đến các địa
  4. điểm công cộng, phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường và có ý -Trẻ hát thức bảo vệ di tích. -Trẻ cùng -Để các con có thể hiểu và ghi nhớ thêm về nội dung và ý nghĩa cô thu dọn của câu chuyện, cô sẽ mời cá con cùng xem bộ phim hoặt hình “ đồ dùng Sự tích Hồ Gươm”. 3.Kết 3. Kết thúc: thúc -Kết thúc: Cô khuyến khích, động viên khen ngợi trẻ. 1-2 phút -Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng.