Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Sự tích Hồ Gươm

doc 2 trang thuongdo99 4970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Sự tích Hồ Gươm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_la_de_tai_su_tich_ho_guom.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Sự tích Hồ Gươm

  1. Chủ đề: Du lịch ba miền Đề tài: Sự tích Hồ Gươm Nhóm lớp: Lá I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện và khắc sâu tính cách nhân vật - Biết phối hợp cùng cô và bạn kể lại theo trình tự câu chuyện - Từng nhóm trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ - Giáo dục trẻ có tính nhường nhịn bạn trong giờ của chuyện, mạnh dạn, tự tin, lễ phép II. Chuẩn bị: - Cho các cháu tái hiện lại câu chuyện qua nhiều hình thức( kể chuyện góc văn học, nghe băng, tô màu ) - Con rùa - Nhân vật bằng các nguyên vật liệu - 5 tranh thứ tự theo nội dung câu chuyện - Nhân vật làm bằng rối - Sân khấu, vật dụng hoá trang để đóng kịch - Băng, máy casset III. Tiến Hành: 1. Hoạt động 1: Bé biết gì về Hồ Gươm Cho trẻ xem tranh và đoán xem bức tranh này là cảnh gì? Địa danh này ở đâu? Trò chuyện với trẻ về địa danh trong tranh: Tên gọi, đặc điểm v.v.v. Giới thiệu về lịch sử tên gọi của Hồ Gươm. 2. Hoạt động 2: Sự tích Hồ Gươm. Cô kể chậm rãi câu chuyện qua từng bức tranh nhân vật rời. Mỗi đoạn truyện cô nhấn mạnh nội dung và trò chuyện với trẻ, gợi ý cho trẻ đoán nội dung đoạn tiếp theo. Kể lại một lần toàn bộ câu chuyện để trẻ theo dõi. Trò chuyện với trẻ về các đoạn của câu truyện và nội dung từng đoạn. 3. Hoạt động 3: Trẻ diễn đạt lại nội dung truyện theo ngôn ngữ của trẻ - Cô chia thành 4 nhóm: - Nhóm 1: Lấy rối để kể - Nhóm 2: Tranh đã tô màu - Nhóm 3: Đất nặn - Nhóm 4: Đóng kịch
  2. - Cô bao quát đến từng nhóm gợi ý động viên trẻ nhút nhát * Kết thúc: