Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Truyện Qua đường - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa

doc 6 trang thuongdo99 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Truyện Qua đường - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_van_hoc_lop_la_de_tai_truyen_qua_duong_nam.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen văn học Lớp Lá - Đề tài: Truyện Qua đường - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Khánh Hòa

  1. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài:Truyện “Qua đường” (Kể chuyện sáng tạo) Giáo viên: NGUYỄN KHÁNH HÒA Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) Số lượng trẻ: 25 - 30 trẻ Thời gian: 25 - 30 phút NĂM HỌC: 2018 – 2019
  2. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung đoạn truyện , tên các nhân vật trong đoạn truyện: Hai bạn Mai và An xin phép Mẹ đi chơi quanh phố Mẹ đồng ý. - Trẻ biết nghĩ ra (sáng tạo) nội dung tiếp theo của câu chuyện dựa trên dữ liệu là hình ảnh, từ mà cô cung cấp cho trẻ. 2. Kỹ năng: - Trẻ biết tương tác cùng với cô, tham gia vào việc xây dựng một câu chuyện hoàn chỉnh - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện - Trẻ có kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm 3. Thái độ: - Biết cách giữ an toàn cho bản thân mình trước các tình huống xảy ra. - Trẻ hào hứng tích cực tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp 2. Đội hình dạy trẻ: Vòng cung 3. Xác định giọng kể: - Giọng của Mẹ: Nhẹ nhàng, tình cảm. - Giọng của An và Mai: Trong sáng 4. Đồ dùng: * Đồ dùng của cô: + Rối dẹt + Khung nền câu chuyện + Nhạc không lời khi cô kể chuyện. * Đồ dùng của trẻ: + 3 - 4 Sơ đồ câu truyện đã vẽ minh họa đoạn đầu của câu truyện và ở hoạt động nhóm trẻ sẽ sử dụng phần thảo luận nhóm
  3. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Good morning song” - Cả lớp cùng hát và vận động. - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi thi kể nhanh: “Buổi sáng chủ - Trẻ kể. nhật của bé” 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: Hoạt động 1: Cô kể tác phẩm - Trẻ lắng nghe cô kể Cô cũng có một câu chuyện về buổi sáng Chủ nhật tại nhà của hai bạn An và bạn Mai, các con hãy lắng nghe cô kể nhé. - Lần 1: Cô kể sử dụng rối dẹt“Tại nhà của An và Mai vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, những tia nắng vàng nhảy nhót trên cành cây đày lộc lá mơn mởn. Hai chị emMai và An xin phép Mẹ đi chơi quanh khu phố. Mẹ đồng ý dặn Hoạt động 2: Đàm thoại theo hệ thống câu hỏi + Câu chuyện được diễn ra ở đâu? vào thời đểm nào trong - Trẻ trả lời ngày? + An và Mai xin phép Mẹ đi đâu? - Trẻ trả lời + Mẹ đã dặn hai chị em như thế nào? - Trẻ trả lời + Tại sao Mẹ lại dặn hai chị em như vậy? - Trẻ trả lời + Chuyện gì sẽ xảy ra nếu An và Mai đi ra đường chơi ? - Trẻ trả lời Cô giới thiệu với trẻ: Cô có những hình ảnh: Bạn An, bạn Mai, - Trẻ quan sát và lắng Mẹ, con đường, vỉa hè, cửa hàng kem, cửa hàng bán đồ chơi nghe. Piperpig, đồ chơi Gấu bông, đèn tín hiệu giao thông, chú cảnh sát giao thông, ngã tư đường phố, khu dân cư, người lạ tay cầm kẹo, đồ chơi (Cô Tú kể đến hình ảnh nào trên sa bàn cô Thanh sẽ gắn từ dưới hình ảnh đó trên Sa bàn) Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
  4. Bằng những hình ảnh này các con hãy về nhóm và nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo của nhóm mình . Cô đã chuẩn bị các sơ đồ câu chuyện: Đám mây câu chuyện, Sợi dây câu chuyện, Bàn tay câu chuyện và bút dạ màu Mỗi nhóm lựa chọn 1 sơ đồ câu chuyện cho nhóm mình. Sau khi lấy đồ dùng về nhóm các nhóm sẽ thảo luận nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo của nhóm mình và thể hiện nội dung câu chuyện bằng cách vẽ lại trên sơ đồ câu chuyện. - Trẻ về nhóm thảo luận - Cô cho trẻ về nhóm , lấy đồ dùng và thảo luận. và vẽ hình ảnh minh họa (Trong thời gian trẻ thảo luận cô đến từng nhóm đưa ra những cho câu chuyện sáng tạo câu hỏi gợi mở để hỗ trợ trẻ về bố cục câu chuyện, cách kể của nhóm mình đoạn chuyện có sự logic, kích thích sự sáng tạo). - Mỗi nhóm 1- 2 bạn đại + Trẻ thảo luận xong cô mời lần lượt đại diện từng nhóm lên diện lên kể tình huống kể lại toàn bộ câu truyện hoàn chỉnh của nhóm mình. của nhóm mình + Sau mỗi lần kể của từng nhóm căn cứ vào nội dung câu chuyện của từng nhóm giáo viên sẽ giáo dục trẻ phù hợp với tình huống mà nhóm trẻ đưa ra. 3. Kết thúc: - Vừa rồi là câu chuyện sáng tạo của các con. - Cô Tú và cô Thanh cũng nghĩ ra một câu chuyện khác, các con hãy cùng nghe cô Tú và cô Thanh kể nhé. - Trẻ nghe cô kể chuyện - Cô kể lần cuối: Kể toàn bộ câu truyện với rối dẹt. Giáo dục: + Khi các con tự đi ra ngoài mà không có người lớn đi cùng điều gì có thể xảy ra? - Trẻ trả lời + Để đảm bảo an toàn cho chính mình các con nên làm điều gì? - Trẻ trả lời => Để không gặp nguy hiểm cho bản thân khi tự đi ra ngoài các con phải nhớ lời Mẹ dặn đi gần khu vực nhà của mình, muốn sang đường phải nhờ người lớn đưa sang để đảm bảo an toàn cho bản thân và không được đi theo người lạ và nhận quà - Trẻ tham gia tại Góc
  5. của người lạ. ngôn ngữ giờ hoạt động - Hoạt động chuyển tiếp: vui chơi. Cô đã chuẩn bị rất nhiều hoạt động tại góc ngôn ngữ, lát nữa đến giờ hoạt động góc các con sẽ tham gia các hoạt động: * Nhóm 1: Diễn rối theo nội dung câu chuyện. * Nhóm 2: Xem clip các câu truyện qua đường. * Nhóm 3: Kể lại câu truyện theo các sơ đồ câu truyện. TRUYỆN : QUA ĐƯỜNG Vào một buổi sáng mùa Xuân ấm áp, những tia nắng hồng nhảy nhót trên những cành cây đầy lộc xanh mơn mởn. Hai chị em Mai và An xin phép mẹ đi chơi loanh quanh khu phố. Mẹ đồng ý dặn: - Nhớ đừng đi chơi xa con nhé! Mai và An vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà. Ra đường được ngắm trời, ngắm đất và hít thở không khí trong lành, hai chị em cười nói ríu rít. - An xem kìa trên cành cây có hoa sữa, có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu hay không kìa! Nó la chú chim sâu có ích đấy em ạ. - Chị Mai ơi! Cửa hàng kia có Búp bề Ellsa đẹp quá, chị em mình sang xem đi! Bé An rất thích Ellsa nên kéo chị chạy ào sang đường, chẳng chú ý gì cả Kít, kít tiếng một loạt xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đoàn xe dừng hết cả lại. - Này, hai cháu kia, các cháu không nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ đang bật hay sao mà dám sang đường, nguy hiểm quá! Chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lai. Chú chỉ đèn hiệu và ôn tồn giải thích: - Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ dành cho người đi bộ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đẽnanh bật lên các cháu mới được qua đường, nghe chưa nào! Hai chị em Mai và An toát mồ hôi nhìn nhau. Mai bẽn lẽn nói: - Chúng cháu xin lỗi chú. Lần sau sang đường chúng cháu sẽ nhớ nhìn tín hiệu đèn màu ạ! Chú cảnh sát giao thông còn dặn tiếp: - Các cháu khi qua đường phải có người lớn dắt, không thì rất dễ xảy ra tai nạn.
  6. Từ hôm đó hai chị em Mai và An nhớ mãi lời chú Công An dặn: “ Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”. ( Tuyển tập Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi)