Giáo án Làm quen với toán Lớp Lá - Đề tài: Số chẵn, số lẻ - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng

doc 8 trang thuongdo99 17170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Làm quen với toán Lớp Lá - Đề tài: Số chẵn, số lẻ - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lam_quen_voi_toan_lop_la_de_tai_so_chan_so_le_nam_ho.doc

Nội dung text: Giáo án Làm quen với toán Lớp Lá - Đề tài: Số chẵn, số lẻ - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Hồng

  1. TRƯỜNG MẦM NON HOA THỦY TIÊN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG HỌC Tên đề tài: Số chẵn – số lẻ. Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Số lượng trẻ : 20 - 25 trẻ. Thời gian tổ chức: 30 – 35 phút. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng NĂM HỌC 2018 - 2019
  2. I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ ôn chữ số và số lượng từ 1 – 10. - Trẻ nhận biết số chẵn – số lẻ trong phạm vi 10 thông qua ghép đôi. - Trẻ nhận ra vị trí của số chẵn – số lẻ trong dãy số từ 1 – 10. - Trẻ biết ý nghĩa và ứng dụng của số chẵn, số lẻ trong cuộc sống. 2. Kỹ năng: - Trẻ đếm và ghép đôi thành thạo các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 10. - Trẻ đọc thành thạo các số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9; số chẵn: 2, 4, 6, 8, 10. - Phát triển cho trẻ khả năng quan sát, tư duy. - Rèn luyện cho trẻ kỹ năng phối hợp và hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ : - Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. - Trẻ phối hợp với các bạn khi tham gia hoạt động và trò chơi. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học. 2. Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi đội hình 4 nhóm. 3. Môi trường học tập: Một số con vật tự làm bằng giấy cho trẻ đếm: khỉ, tắc kè, sóc * Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử; Video ứng dụng chẵn – lẻ trong cuộc sống. - Nhạc khám phá rừng xanh, những người bạn ngộ nghĩnh. - Khay đựng trứng: một số quả trứng dán số chẵn - số lẻ; 2 đôi dép vải lớn (chơi trò chơi) - Máy tính, que chỉ. * Đồ dùng của trẻ: - Bộ đồ dùng học của trẻ: Mỗi nhóm 5 bạn có bảng chơi hình lá có các số từ 1- 10. Các con vật nhỏ bé: ong, bọ rùa, bọ hoa, bướm, ốc sên, xén tóc đủ số luợng tuơng ứng với số; - Bài tập và trò chơi tại nhóm: 1
  3. + Nhóm 1: Kẹp quần áo theo dây số chẵn – số lẻ; Xâu dây số chẵn – số lẻ + Nhóm 2: Nối toa tàu số chẵn – số lẻ; Tìm nhà cho cánh cam. + Nhóm 3: Viết số chẵn – Số lẻ; Xếp số chẵn – lẻ bằng cúc, hột hạt. + Nhóm 4: Bài tập cá nhân: Trò chơi logic hoàn thành dãy số; Khoanh tròn số chẵn hoặc số lẻ. 2
  4. III. CÁCH TIẾN HÀNH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô cho trẻ nghe âm thanh có tiếng chim hót líu lo, - Trẻ lắng nghe và đoán tiếng suối chảy róc rách, tiếng lá cây xào xạc để trẻ cảm nhận đang đứng trong khu rừng. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 2.1 Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 10. * Trò chơi: Giai điệu rừng xanh (Trẻ sử dụng các giác quan để đếm số lượng các đối tượng trong khu rừng). - Cô và trẻ cùng đi khám phá trên nền nhạc bài hát - Trẻ đi và hát cùng cô “Giai điệu rừng xanh”. + Quan sát và đếm có bao nhiêu con khỉ? - Trẻ nhìn và đếm + Lắng nghe tiếng kêu của tắc kè, đếm nhẩm số lần và - Trẻ nghe, đếm nói kết quả. + Trẻ đoán, đếm và vỗ tay theo số lượng các con sóc. - Trẻ đoán, đếm và vỗ tay 2.2 Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết số chẵn, số lẻ * Nhận biết số chẵn – số lẻ qua việc ghép đôi các đối tượng khác nhau - Cho trẻ về các nhóm mỗi nhóm có 5 bạn. - Trẻ về 4 nhóm - Cô tặng cho mỗi nhóm 1 rổ đồ chơi. Trẻ khám phá đồ - Trẻ đi lấy đồ dùng và chơi trong rổ. ngồi đội hình 4 nhóm 3
  5. - Cô giao nhiệm vụ: “Nhiệm vụ của các nhóm là phân - Trẻ thực hiện. công nhau đi tìm những con vật ở xung quanh lớp tương ứng với số lượng trên mỗi chiếc lá và ngồi về nhóm”. - Cho trẻ đi lấy đồ dùng theo thoả thuận của nhóm; sau đó đếm, kiểm tra số lượng con vật. (Trẻ kiểm tra của - Trẻ đếm kiểm tra mình và của bạn). + Ở mỗi chiếc lá hãy ghép các con vật thành từng cặp và xem có điều gì đặc biệt! (Cô hỏi nhóm, cá nhân trẻ): Con ghép cặp thế nào? - Trẻ thực hiện. Con ghép được mấy cặp? Con có số mấy? Có con vật nào đứng một mình không? - Trẻ trả lời (3 – 4 trẻ) - Cô hỏi cả lớp: + Số nào khi các con vật ghép thành từng cặp, có 1 con thừa ra? + Số nào khi các con vật ghép thành từng cặp, không có - Trẻ trả lời con vật thừa ra? + Khi ghép cặp, số 1 có gì đặc biệt? Vì sao? + Đưa những chiếc lá có con vật thừa ra vào phía trong. - Trẻ có thẻ số 1 trả lời + Những chiếc lá ở phía trong có điểm gì chung? -> Cô kết luận: Những số khi các con vật ghép thành - Trẻ trả lời từng cặp, có 1 con thừa ra hoặc đứng một mình được gọi là số lẻ. - Cho trẻ đọc số lẻ. - Quan sát và nhận xét những chiếc lá phía ngoài. Đó là - Trẻ đọc số lẻ 4
  6. những số nào? - Trẻ trả lời -> Cô kết luận: Những số khi các con vật ghép thành từng cặp, đủ cặp, không có con thừa ra được gọi là số chẵn. - Cho trẻ đọc số chẵn. - Cả lớp đọc những số chẵn, những số lẻ (2-3 lần). - Trẻ đọc số chẵn - Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc. - Trẻ đọc số chẵn, số lẻ * Cách sắp xếp vị trí của số chẵn, số lẻ trong dãy số từ theo yêu cầu 1 đến 10: - Cho trẻ xếp những chiếc lá thành hàng theo thứ tự từ 1 đến 10. - Trẻ xếp lá thành hàng - Cho trẻ đọc dãy số từ số bé đến số lớn và ngược lại. - Cho trẻ nhận xét về vị trí của số chẵn, số lẻ trong dãy - Trẻ đọc số từ 1 đến 10. - Trẻ nhận xét => Cô kết luận: Trong dãy số từ 1 đến 10, các số chẵn và số lẻ được sắp xếp xen kẽ nhau, cứ 1 số lẻ rồi đến 1 số chẵn, số nhỏ hơn đứng trước, số lớn hơn đứng sau. - Cho trẻ tách số chẵn và số lẻ thành hàng. - Cho trẻ đọc dãy số chẵn (từ bé đến lớn). - Trẻ thực hiện - Cho trẻ đọc dãy số lẻ (từ bé đến lớn). * Trò chơi củng cố: Đoán nhanh nói đúng + Trên màn hình xuất hiện các con vật mang thẻ số, các con hãy nói cho cô biết số đó là số nào? Là số chẵn hay số lẻ. (Các con vật xuất hiện lần lượt với các hình thức khác nhau: số ẩn 1 phần, xuất hiện nhanh rồi biến mất, - Trẻ nhìn và đoán nấp sau bụi cây, trên cành cây cao ) 5
  7. * Ứng dụng số chẵn – số lẻ trong cuộc sống - Ở nhà hay đi ngoài đường, các con có nhìn thấy số chẵn và số lẻ không? Các con thấy số chẵn và số lẻ ở những đâu? => Cho trẻ xem video (Số chẵn và số lẻ được đánh thứ - Trẻ trả lời tự dãy nhà trên phố, số tầng trong thang máy). - Trẻ xem video - Ngoài việc ứng dụng số chẵn, số lẻ như trong đoạn video, các con hãy về nhà hỏi bố mẹ để tìm hiểu thêm và chúng ta sẽ cùng chia sẻ ở những buổi học sau nhé! 2.3 Hoạt động 3: Luyện tập * Trò chơi: Tìm trứng - Cách chơi: Cả lớp chia thành 2 đội, mỗi đội có 2 bạn lên chơi 1 lượt. Các con sẽ đi bằng đôi dép dành cho 2 bạn có tên gọi là “đôi dép tình bạn” đến chỗ giấu trứng. Nhiệm vụ của 2 đội là tìm và chọn quả trứng mang số chẵn hoặc số lẻ theo đúng yêu cầu và mang về khay trứng của đội mình. Khi bản nhạc kết thúc, đội nào lấy được nhiều trứng đúng yêu cầu hơn, đội đó sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi 6
  8. bạn khi lên chơi chỉ được chọn 1 quả trứng theo yêu cầu. Đôi bạn nào khi di chuyển bằng dép bị ngã thì sẽ phải quay lại nhường lượt chơi cho đôi bạn khác. - Tiến hành cho trẻ chơi: + Mời 2 đội lên bốc thăm xem đội mình sẽ đi tìm - Trẻ lên bốc thăm và những quả trứng mang số chẵn hay số lẻ. tham gia chơi trò chơi + Cho trẻ chơi 3 – 5 phút. Giáo viên quan sát giúp đỡ trẻ gặp khó khăn khi tham gia trò chơi. - Cho trẻ kiểm tra kết quả và công bố đội chiến thắng sau khi chơi. 3. Kết thúc chuyển hoạt động - Cô giới thiệu các nhóm chơi: Nhóm 1: Xâu dây số chẵn - số lẻ; Kẹp quần áo theo dây Nhóm 2: Nối toa tàu số số chẵn - số lẻ. chẵn - số lẻ; Tìm nhà cho cánh cam. "Hoạt động bổ trợ chơi với số chẵn - số lẻ tại nhóm” Nhóm 4: Bài tập cá nhân Nhóm 3: Xếp số chẵn - số Trò chơi logic hoàn thành dãy lẻ bằng cúc, hột hạt; Viết sỗ; Khoanh tròn số chẵn hoặc số chẵn - số lẻ. số lẻ - Trẻ hát và vận động theo bài hát “Những người bạn - Trẻ hát và vận động ngộ nghĩnh” 7