Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 24+25

doc 4 trang Như Liên 15/01/2025 40
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 24+25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_bai_2425.doc

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 24+25

  1. ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 TUẦN 21 BÀI 24. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC( 1858-1873) I.MỤC TIÊU Học xong chuyên đề này HS cần nắm được 1. Kiến thức: - Phong trào kháng chiến chống Pháp anh dũng của nhân dân Nam Kì từ (1858-1873) - Âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, Pháp tiếp tục mở rộng xâm lược ra Bắc Kì, Trung Kì và thôn tính toàn bộ đất nước từ năm 1873 đến năm 1884. 2. Tư tưởng , thái độ: Lên án bản chất xâm lược của bọn đế quốc, thực dân Pháp, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta, kính trọng các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 3.Kĩ năng: Quan sát kênh hình và phim tư liệu lịch sử, sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chính của các giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858-1873 và từ 1873-1884, so sánh , phân tích và đánh giá tinh thần kháng chiến chống Pháp của quan quân triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta. Rèn kĩ năng thực hành bộ môn ( lập niên biểu, chỉ bản đồ, đọc lược đồ lịch sử ). II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Phần II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì - Ở Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh đã nổi dậy phối hợp với quân triều đình đánh Pháp. - Khi giặc chiếm Gia Định( 1859) phong trào nhân dân hưởng ứng kháng chiến ngày càng lan rộng trong nhân dân. Các đội quân nông dân do các nhà nho cầm đầu xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng đậu trên sông Vàm Cỏ Đông ( 10/12/1961) - Từ sau Hiệp ước năm 1862 bất chấp lệnh bãi binh của triều đình ,nhân dân không chịu rời vũ khí, phong trào phản đối Hiệp ước lan rộng trong nhân dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo. - Được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, Trương Định không những không chịu rời vũ khí theo lệnh bãi binh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông. Để dập tắt cuộc khởi nghĩa này, tháng 2/1863 thực dân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công). Sau 3 ngày chiến đấu liên tục, nghĩa quân rút về căn cứ Tân Phước. Được tay sai dẫn đường, quân địch mở cuộc tấn công bất ngờ, bị thương nặng để bảo toàn khí tiết, Trương Định đã rút gươm tự sát. - Sau khi Trương Định hy sinh, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Trương Quyền con trai Trương Định từ năm 1864. 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì 1
  2. - Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/6/1867, quân Pháp chiếm luôn các tỉnh miền Tây Năm Kì. - Nhân dân Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh , Bến Tre, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước như: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị + Nguyễn Trung Trực: bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khẳng khái tuyên bố “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. III.BÀI TẬP TỰ LUYỆN A: Phần tự luận Câu 1: Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào kể từ khi Pháp xâm lược 1858 đến năm 1873? Câu 2: Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1873? STT Thời gian Nội dung chính Bài tập nâng cao So sánh thái độ và kiểu hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp? B. Phần trắc nghiệm Câu 1: Những người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ? A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị, B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị, C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm, D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Câu 2: Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định B. Trương Quyền C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Tri Phương 2
  3. ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 TUẦN 22 BÀI 25. CUỘC KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC ( 1873-1884) I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Âm mưu của thực dân Pháp sau khi chiếm được Nam Kì, Pháp tiếp tục mở rộng xâm lược ra Bắc Kì, Trung Kì và thôn tính toàn bộ đất nước từ năm 1873 đến năm 1884. - Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì từ năm 1873-1884. - Nội dung chủ yếu của các Hiệp ước Giáp Tuất( 1874), Hiệp ước Hác-măng( 1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt( 1884) . 2. Tư tưởng , thái độ: Lên án bản chất xâm lược của bọn đế quốc, thực dân Pháp, tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta, kính trọng các anh hùng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc, đánh giá đúng trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 3.Kĩ năng: Quan sát kênh hình và phim tư liệu lịch sử, sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến chính của các giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858-1873 và từ 1873-1884, so sánh , phân tích và đánh giá tinh thần kháng chiến chống Pháp của quan quân triều đình nhà Nguyễn và nhân dân ta. Rèn kĩ năng thực hành bộ môn ( lập niên biểu, chỉ bản đồ, đọc lược đồ lịch sử ). II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM A. KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC( 1873-1884) I. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. 1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì - Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị, đẩy mạnh chính sách bóc lột về kinh tế, tô thuế, cướp đoạt ruộng đất, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí, tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới. - Trong khi đó tình hình triều đình Huế ngày càng khó khăn: các ngành kinh tế công, nông, thương nghiiệp sa sút, tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực, khởi nghĩa nông dân nổ ra và bị đàn áp dữ dội. Triều đình vẫn muốn thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. 2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ( 1873). - Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp bọn hải phỉ, Pháp cho tên lái súng Đuy-puy ra Hà nội gây rối và khiêu khích triều đình Huế. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy đem 200 quân kéo ra Bắc - Sáng ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh Hà nội. 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã cố gắng cản giặc nhưng không giữ nổi, đến trưa 3
  4. thành Hà nội thất thủ. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, bị giặc bắt, ông nhịn ăn, không để cho Pháp chữa trị và chết khi 73 tuổi. - Trong vòng chưa đầy 1 tháng quân Pháp đã tỏa đi đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định. 3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì ( 1873-1874) - Khi Pháp kéo đến Hà nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến: ban đêm tập kích, đốt cháy kho đạn của giặc, chặn đánh địch ở ô Quan Chưởng ( ô Thanh Hà) , thành lập tổ chức Nghĩa hội. - Tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sức kháng cự mảnh liệt của nhân dân địa phương. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình ( cha con ông Nguyễn Mậu Kiến), Nam Định( căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị). - Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội mỏng và yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21/12/1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đã phục kích sẵn, Gác -ni-ê và nhiều sĩ quan , binh lính Pháp bị giết. Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, nhân dân nô nức hăng hái đánh giặc. - Song triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15/3/1874 thừa nhận cho Pháp 6 tỉnh Nam kì. Đổi lại, Pháp rút quân khỏi Bắc Kì. * ND cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất ( 15/3/1874) - Quân Pháp rút quân khỏi Bắc Kì. - Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Như vậy Hiệp ước đã làm mất một phần chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. III.BÀI TẬP TỰ LUYỆN A: Phần tự luận Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến của quá trình xâm lược? Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì ( 1873-1874) B. Phần trắc nghiệm Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ nhất, người chỉ huy quân triều đình cố gắng cản giặc là ai? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản 4