Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_84_thuyet_minh_ve_mot_phuong_phap.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh
- Tiết 84: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) A. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: Học sinh nắm được - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. -Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. -Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 2.Kĩ năng - Quan sát đối tượng thuyết minh: một phương pháp, (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm. 3. Kĩ năng sống: - Suy nghĩ sáng tạo: hiểu rõ đặc điểm của bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về văn thuyết minh phương pháp (cách làm). - Ra quyết định : biết nhận ra văn bản thuyết minh về một phương pháp (cách làm ) - Thực hành viết tích cực: lập dàn bài, viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) B. Chuẩn bị: * Giáo viên: -Máy chiếu, bảng phụ có ghi các ví dụ trong sách giáo khoa, bảng nhóm, phiếu học tập, hình ảnh một số đối tượng được thuyết minh. * Học sinh: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học. -Đọc, trả lời hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. - Nghiên cứu cách làm một trò chơi món ăn C. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phân tích tình huống -Thảo luận nhóm Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 1
- - Hoạt động cá nhân - Cặp đôi chia sẻ - Minh họa, thực hành viết sáng tạo. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Lớp phó học tập báo cáo kết quả chuẩn bị. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV cho học sinh chơi trò chơi “ Lật mảnh ghép, đoán hình nền” Có ba mảnh ghép với ba câu hỏi liên quan tới kiểu văn bản thuyết minh: Câu 1: Một kiểu văn bản nhằm cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp giới thiệu, giải thích? -Định hướng: Văn bản thuyết minh Câu 2: Giáo viên đưa hình ảnh chiếc kính đeo mắt và hỏi: Hình ảnh này liên quan đến kiểu văn thuyết minh nào? -Định hướng: Thuyết minh về một vật dụng Câu 3:Kể tên một số kiểu văn thuyết minh mà em đã được học? -Định hướng: Thuyết minh về một vật dụng. loài cây, loài hoa, thuyết minh về một tác phẩm văn học. Hình nền hiện ra: Bánh chưng, bánh giầy GV: Các em quan sát và cho biết em đã học được văn bản nào có hình ảnh này? HS trả lời GV: Em hãy cho biết vì sao lại có phong tục làm bánh chưng, bánh giầy không? Hãy trình bày cách làm một chiếc bánh chưng hoặc bánh giầy ? HS trả lời GV dẫn dắt học sinh vào bài mới: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm) Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức I. Giới thiệu một phương Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 2
- Tìm hiểu văn thuyết minh về một phương pháp (cách pháp (cách làm). làm) 1. Ví dụ: Hoạt động cá nhân 2. Bài học: GV: Mời 2 học sinh đọc ví dụ a,b,c sách giáo khoa - Người viết phải tìm hiểu, trang 24, 25 Cách làm “đồ chơi em bé” bằng quả nắm chắc phương pháp (cách khô và Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc. làm). - 2 HS đọc ví dụ -Trình bày rõ điều kiện, cách Hoạt động nhóm thức, trình tự làm ra sản Giao nhiệm vụ: phẩm và yêu cầu chất lượng. + Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận - Lời văn ngắn gọn, chính xác. + Hình thức: một tổ chia làm một nhóm + Thời gian: 5 phút +Học sinh nhận phiếu học tập và đọc gói câu hỏi Nội dung phiếu học tập 1. Hai văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào? 2. Khi thuyết minh người ta thường nêu những nội dung gì? nội dung nào quan trong nhất? 3.Nhận xét về trình tự của các nội dung trên? 4.Tại sao người viết lại giới thiệu được phương pháp (cách làm) của hai văn bản trên? Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân nghiên cứu đối tượng thuyết minh, cách trình bày có những nội dung gì, hoạt động nhóm thống nhất ý kiến. - GV quan sát, phát hiện những học sinh còn gặp khó khăn vướng mắc, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả: - Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày. -Định hướng: 1-Hai văn bản trên thuyết minh về cách làm một trò chơi và món ăn. Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 3
- 2- Trình bày theo các nội dung: +Nguyên liệu . + Cách làm +Yêu cầu thành phẩm 3-Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. 4- Người viết phải quan sát, tìm hiểu, có kiến thức, nắm chắc phương pháp -Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: GV: Giáo viên đánh giá và bổ sung thêm cho các em các nội dung cơ bản sau: + sự đa dạng của các đối tượng được thuyết minh về phương pháp ( cách làm). +thuyết minh về phương pháp (cách làm) chính là trình bày, giới thiệu các bước để làm nên một sản phẩm theo các nội dung: nguyên vật liệu (điều kiện), cách làm (cách thức, trình tự), yêu cầu chất lượng. + Muốn thuyết minh được phương pháp cách làm thì người viết phải quan sát, hiểu, nắm chắc cách làm. GV nhận xét hoạt động của học sinh GV chốt nội dung thứ nhất của bài học. Hoạt động cá nhân GV: Để thuyết minh một phương pháp ( cách làm) ngoài yêu cầu nắm chắc phương pháp, đòi hỏi người thuyết minh phải trình bày như thế nào? HS trình bày -Định hướng: -Trình bày theo một trình tự các bước như: điều kiện, cách thức, trình tự, yêu cầu chất lượng -Trình bày ngắn gọn, rõ ràng Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 4
- GV chốt, ghi bảng nội dung tiếp theo GV mời học sinh đọc ghi nhớ HS đọc bài GV: Em hãy kể cho cô và các bạn biết em có thể làm được một số món ăn hay đồ chơi nào không? HS trình bày GV: Vì sao em lại biết được những cách làm đó HS trình bày GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh GV: Em có biết cách làm một số sản phẩm này không? HS trình bày. GV Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua câu trả lời của học sinh biết hoặc chưa biết cách làm một số sản phẩm mà GV nêu lên. Hoạt động cá nhân Giáo viên cho học sinh quan sát một đoạn phim giới thiệu cách làm món thịt rang GV: Qua phần quan sát đoạn phim, em hãy cho biết khâu nào còn thiếu trong cách làm? Em hãy bổ sung. HS trình bày GV nhận xét hoạt động của học sinh, nhấn mạnh cho các em thấy khi làm bất cứ một sản phẩm nào, chúng ta không thể bỏ qua ba bước quan trọng, đó là điều kiện cần và đủ để thuyết minh về một phương pháp, cách làm. GV: Em hãy cho biết ba nội dung chính trên nằm ở phần nào của bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) HS trình bày -Định hướng: Nằm ở phần thân bài Hoạt động cặp đôi Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 5
- Giao nhiệm vụ: Hai học sinh cùng bàn thảo luận, trao đổi các bước của dàn bài khái quát thuyết minh về một phương pháp (cách làm), ghi kết quả vào bảng nhóm. Thời gian: 2 phút. Thực hiện nhiệm vụ: Từng cặp học sinh trao đổi, thống nhất hoàn thiện bài tập của nhóm mình. GV quan sát, phát hiện những học sinh còn gặp khó khăn vướng mắc, hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả: - Đại diện một cặp đôi lên trình bày, các cặp đôi khác khác nghe, bổ sung, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: GV: Nhận xét đánh giá sản phẩm và hoạt động của học sinh. GV chiếu bảng phụ: Dàn bài khái quát thuyết minh về một phương pháp (cách làm) A.Mở bài: - Giới thiệu chung về phương pháp (cách làm) B.Thân bài: -Nguyên vật liệu cần có ( nêu đầy đủ chính xác các số liệu, định lượng cụ thể) - Cách làm: trình bày từng bước làm ra sản phẩm. -Yêu cầu thành phẩm: nêu rõ được những yêu cầu chất lượng cụ thể. C.Kết bài: Đánh giá chung về phương pháp (cách làm) GV cho học sinh đọc dàn bài và dành ít phút cho học sinh ghi nhanh dàn bài. Chuyển ý: Để giúp các em khắc sâu hơn nội dung bài học, nắm vững phương pháp thuyết minh về một Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 6
- phương pháp cách làm, chúng ta chuyển sang phần luyện tập. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: II. Luyện tập: Hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm Bài tập 1 GV chiếu bài tập 1 Bài tập 2: GV mời học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 HS đọc yêu cầu GV: Hãy kể một số trò chơi dân gian mà em biết? HS trình bày GV cho học sinh quan sát một số trò chơi dân gian. GV: Những trò chơi này, hiện nay có còn phổ biến nữa không? HS trình bày GV lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh thông qua các mạng xã hội facebook, zalo, game Hoạt động nhóm GV:Tổ chức cho các nhóm tự chọn một chủ đề: Lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) một đồ chơi, món ăn, cách làm một đồ chơi. Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm thảo luận thống nhất cách làm theo đề tài đã chọn vào bảng nhóm Thời gian: 5 phút. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh cả nhóm thống nhất hoàn thiện bài tập của nhóm mình. GV quan sát, phát hiện những học sinh còn gặp khó khăn vướng mắc, hướng dẫn các em thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả: - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nghe, bổ sung, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 7
- chấm điểm. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ: Gv: Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh về mặt nội dung, hình thức và cho điểm. Chuyển ý Bài tập 2: ( Đây là bài tập *, học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên linh động về thời gian: -Nếu còn thời gian Gv tổ chức hoạt động cặp đôi. GV cho học sinh thời gian xem lại phần chuẩn bị bài của minh cùng các bạn ngồi cùng một bàn trao đổi, thảo luận . GV mời học sinh xung phong đứng tại lớp trình bày nội dung mình đã chuẩn bị - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chiếu đáp án cho học sinh quan sát, cho điểm GV nhấn mạnh cho học sinh ngoài cách đọc thành tiếng còn có thêm phương pháp đọc nhanh rất hiệu quả. -Nếu không còn đủ thời gian GV yêu cầu 1 HS trình bày sự hiểu biết của mình về phương pháp đọc nhanh? HS trình bày GV nhận xét, nhấn mạnh cho học sinh phương pháp đọc nhanh. Hoạt động 3: Cũng cố GV cũng cố nội dung bài học bằng bản đồ tư duy Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 8
- Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học- mở rộng 1.Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/ 26 2.Sưu tầm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) trong một số báo, tạp chí, hay qua chương trình truyền hình. 3. Lập dàn bài thuyết minh về một phương pháp ( cách làm) để tạo nên một sản phẩm cụ thể. 4. Soạn bài “Tức cảnh Pác Bó”. - Đọc bài thơ -Tìm hiểu tác giả, tác phẩm -Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk/ 29 PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP 1. Hai văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào? 2. Khi thuyết minh người ta thường nêu những nội dung gì? nội dung nào quan trong nhất? 3.Nhận xét về trình tự của các nội dung trên? Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 9
- 4.Tại sao người viết lại giới thiệu được phương pháp (cách làm) của hai văn bản trên? Giáo viên Lê Thị Anh Linh – Trường THCSTHẮNG NHẤT Trang 10