Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Lá - Đề tài: Quan đường - Nguyễn Thanh Phương

docx 4 trang thuongdo99 3790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Lá - Đề tài: Quan đường - Nguyễn Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_ngon_ngu_lop_la_de_tai_quan_duong_nguyen.docx

Nội dung text: Giáo án Phát triển ngôn ngữ Lớp Lá - Đề tài: Quan đường - Nguyễn Thanh Phương

  1. GIÁO ÁN: VĂN HỌC LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ    Đề tài : Qua đường Loại tiết : Dạy trẻ kể lại chuyện Chủ đề : Giao thông Đối tượng : MGL A ( 5 – 6 tuổi). Thời gian : 25 - 30’ Giáo viên : Nguyễn Thanh Phương Trường : Mầm non 1-6. I. Môc ®Ých, yªu cÇu: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu lời đối thoại của các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện là khi qua đường cần quan sát tín hiệu đèn màu và phải có người lớn dắt, đi bộ trên vỉa hè 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng kể chuyện mạch lạc, diễn cảm - Biết thể hiện ngữ điệu khác nhau và nhập vai các nhân vật trong truyện 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Tự tin khi tham gia tập đóng kịch II.CHUẨN BỊ: - Power point: “ Qua đường”, máy chiếu - Rối tay, rối ngón tay, rối que - Mũ các nhân vật trong truyện - Sân khấu, nhạc nhẹ III. TIẾN HÀNH: 1
  2. Hoạt động của GV Dự kiến hoạt động của trẻ 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Lắng nghe” - Trẻ tham gia trò chơi Ở trong có tiếng vọng ra: “ Các cháu kia, tín hiệu đèn cùng cô đỏ đang bật mà lại dám chạy sang đường à?” - Đó là tiếng của ai? Trong câu chuyện gì? - Trẻ trả lời Đây là lời của bác Gấu trong câu chuyện “ Qua đường” chúng mình đã được nghe ở giờ học trước. Hôm nay các con sẽ cùng cô kể lại câu chuyện này nhé! 2: Nội dung chính Để kể được câu chuyên này các con hãy nhìn lên màn hình và lắng nghe cô kể - Trẻ lắng nghe  Cô kể chuyện kết hợp với màn chiếu Power point: “ Qua đường” Đàm thoại: - Trong chuyện có những nhân vật nào? - Trẻ trả lời - Ra đường được ngắm trời, ngắm đất và hít thở không khí trong lành. Thỏ Nâu đã nói gì với em? - 2 -> 3 trẻ trả lời - Thỏ Trắng bảo gì với chị? - Trẻ trả lời - Thế là Thỏ trắng kéo ào chị Thỏ Nâu chạy sang đường, chuyện gì đã xảy ra? Ai kể được đoạn chuyên này? - 2 trẻ kể - Đúng lúc ấy chú cảnh sát giao thông đi tới dắt chị em quay lại vỉa hè và chú đã ôn tồn giải thích ntn? - Trẻ trả lời - Hai chị em thỏ biết mình có lỗi và đã nói gì với chú Thỏ Xám? Ai kể tiếp đoạn chuyện này cho đến hết? - 2 trẻ kể  Dạy trẻ kể lại chuyện : - Muốn kể được chuyện thì các con phải cần có những yếu tố gì? - Trẻ trả lời Để kể hay các con phải thuộc chuyện và kể đúng ngữ 2
  3. điệu của các nhân vật theo tình tiết câu chuyện. Ngoài ra còn phải chú ý đến điệu bộ, cử chỉ , nét mặt và bây giờ các con cùng thể hiện tài năng của mình với cô nhé! + Lần 1: Cô cùng trẻ kể lại truyện - Trẻ kể chuyện cùng cô ( Cô là người dẫn chuyện – trẻ thể hiện vai nhân vật. Trong khi trẻ thể hiện cô lưu ý đến ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ nhân vật để sửa sai cho trẻ) + Lần 2: Trẻ lấy con rối, nhập vai và kể cùng cô - Trẻ đi lấy rối và nhập vai Các con lưu ý khi bạn kể lời đối thoại của nhân vật các nhân vật trong chuyện nào thì các con giơ con rối đó lên để thể hiện nhé. - Mở đầu câu chuyện là ntn? - Chuyên gì đã xảy ra? Ai dẫn chuyện tiếp? - Diễn biến của chuyện sau đó sẽ ntn? Cô mời con Dạy trẻ tập đóng kich: Vừa rồi các con đã được nhập vai các nhân vật trong - Trẻ tập đóng kịch chuyện và bây giờ chúng mình sẽ thể hiện câu chuyện dưới hình thức nghệ thuật cao hơn, đó là tập đóng kịch ( Cô hướng dẫn trẻ tập đóng kịch: Phân tuyến nhân vật, dáng đi, ngữ điệu của các nhân vật ) 3. Kết thúc: - Cô nhận xét kĩ năng đóng kịch của trẻ, khen ngợi động viên trẻ - Trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng 3