Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Lá - Đề tài: Nghe hát Cháu thương chú bộ đội - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Bích Đào

doc 4 trang thuongdo99 4000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Lá - Đề tài: Nghe hát Cháu thương chú bộ đội - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Bích Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_tham_mi_lop_la_de_tai_nghe_hat_chau_thuon.doc

Nội dung text: Giáo án Phát triển thẩm mĩ Lớp Lá - Đề tài: Nghe hát Cháu thương chú bộ đội - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Bích Đào

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI TRƯỜNG MẦM NON THANH CAO GIÁO ÁN Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: NDTT: Dạy vận độnh minh hoạ Nhạc và lời NDKH: + Nghe hát Nhạc + Trò chơi âm nhạc Lứa tuổi : 5 – 6 tuổi Thời gian :30 – 35 phút Giáo viên : Nguyễn Thị Bích Đào Năm học: 2012 - 2013 1
  2. A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả - Trẻ hiểu nội dung bài hát: “ Cháu thương chú bộ đội”, “ Lý kéo chài” - Trẻ biết cách chơi trò chơi: “Hộp quà kỳ diệu” - Nhận biết và hát đựơc 1 số bài hát trong chủ đề nghề nghiệp: “Em là công an tý hon, Chú bộ đội, Cháu yêu cô chú công nhâ, cô giáo” 2. Kỹ năng: - Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu, lời ca của bài hát - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát: “Lý kéo chài” - Thuộc và hát đúng các bài hát trong chủ đề: “Em là công an tý hon, Chú bộ đội, Cháu yêu cô chú công nhân, Cô giáo” - Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi âm nhạc: Tinh, nhanh, linh hoạt nhìn hình đoán tên bài hát. 3. Thái độ: - Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Trẻ thể hiện cảm xúc khi hát B. CHUẨN BỊ: - Giáo án điện tử - Mũ múa, dụng cụ âm nhạc - Đạo cụ: mũ bộ đội, súng còi, mũ công an C. TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú 2.Nội dung: a. Dạy vận động minh hoạ: “Cháu thương chú bộ đội” Nhạc và lời Hoàng Văn Yến. * Ôn bài cũ: Cháu thương chú bộ đội - Cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài hát cháu thương chú bộ Trẻ chú ý lắng nghe và đoán đội, đố trẻ tên bài hát? Tên tác giả? - Cô cho trẻ hát cùng cô bài hát và về chỗ ngồi Trẻ hát * Để bài hát hay hơn theo các con có những cách vận Trẻ trả lời động nào? ( Mời vài trẻ lên vận đông theo ý thích của mình) Trẻ lên vận động - Lần 1: cô hát và vận động mẫu cho trẻ xem - Cô hát và vận động lần 2 kết hợp phân tích động tác Chú ý xem và lắng nghe minh hoạ theo lời bài hát. . Động tác 1: 2 tay cô chống hông kèm dặt gót chân Trẻ vận động 2
  3. sang 2 bên nhịp nhàng theo lời bài hát ( chú ý cô đặt gót nhịp đầu tiên vào từ “chú”) Tương ứng với câu hát: “ Cháu thương biên giới” . Động tác 2: Cô đưa 2 tay sang phải 2 bàn tay vẫy mềm mại theo nhịp bài hát, rồi đổi bên Tương ứng với câu hát “Cháu thương đảo xa” . Động tác 3: Cô lần lượt đưa từng tay gập trước ngực Tương ứng với câu hát: “Cho chúng ở nhà” . Động tác 4: Cô làm đông tác hái đào 2 tay sang 2 bên, khi cô hái đào sang phải thì chân trái cô ký, khi hái đào sang trái thì chân phải cô ký Tương ứng với câu hát: “Có mùa xuân .hoà bình” . Động tác 5: 2 tay cô đưa từ dưới qua đầu lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn theo tay. + Cho cả lớp hát và vận đông cùng cô 2 lần + Mời nhóm bạn trai lấy dụng cụ lên hát và vận động + Mời nhóm bạn gái lấy dụng cụ lên hát và vận động. + Nhóm bạn trai, bạn gái vận động + Mời 1 cặp đôi trai gái lên vận động + Mời 1 trẻ lên vận động + Cả lớp vận động cùng cô 1 lần b. Trò chơi âm nhạc: “Chiếc hộp kỳ diệu” - Cô giới thiệu trò chơi: gợi ý để trẻ nói cách chơi. Bên trong mỗi hộp quà của cô có chứa các bức tranh hình ảnh các nghề. Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội chơi, các đội mở hộp quà trong đó chứa các bức tranh hình ảnh nghề nào sẽ phải hát bài hát có nội dung về nghề đó. Đội nầo nhanh chóng tìm ra đáp án trước sẽ lắc xắc xô để giành quyền trả lời và hát bài hát đó. Hát đúng sẽ giành chiến thắng. - Cho trẻ chơi - Cô nhận xét kết quả chơi c. Nghe hát: - Các bé ạ, ngoài các nghề vừa nhắc tới trong trò chơi cô còn biết có 1 bài hát rất hay rất vui nhộn mang âm hưởng dân ca nam bộ. Để biết đó là nghề gì các con chú ý lắng nghe cô hát nhé! - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: giới thiệu tên bài hát tên tác giả - Lần 2 mời trẻ nghe ca sĩ hát bài hát - Lần 3 cô hát và vận động minh hoạ 3
  4. * Kết thúc: Củng cố - nhận xét – tuyên dương trẻ. 4