Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 23A: Thế giới hoa và quả - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi

docx 12 trang Diệp Đức 04/08/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 23A: Thế giới hoa và quả - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_bai_23a_the_gioi_hoa_va_qua_nam_hoc.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 23A: Thế giới hoa và quả - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi

  1. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết: 1/4/2020 Bài 23A: Thế giới hoa và quả *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt 4 trang 50. A. Hoạt động cơ bản Nhiệm vụ 1:Các em hãy viết về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em. Nhiệm vụ 2: Các em nghe cô đọc bài Hoa học trò. Các em chú ý ngắt nghỉ dấu câu, từ khó. Nhiệm vụ 3: Các em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa 3 – 4 lần. Nhiệm vụ 4: Các em luyện đọc bài 2-3 lần. Nhiệm vụ 5: Các em đọc lại bài văn và trả lời các câu hỏi. Chọn ý trả lời đúng: 1. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a) Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực. b) Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. c) Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
  2. d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu. 2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? a) Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non. b) Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ. c) Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực. d) Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần. 3. Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”? a) Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò. b) Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi. c) Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ. d) Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường. Nhiệm vụ 7. Tìm hiểu về dấu gạch ngang (1) Các em tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau: a. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi: - Cháu con ai? - Thưa ông, cháu là con ông Thư. b. Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba bốn đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn. c. Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với đất nền. - Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
  3. - Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào làm hỏng dây bên trong quạt. - Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm. 2. Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Các em viết kết quả vào phiếu học tập: Tác dụng của dấu – Đánh dấu chỗ Đánh dấu phần Đánh dấu các ý bắt đầu lời nói chú thích liệt kê Câu có dấu- nhân vật M: (đoạn a, câu 1)-Cháu con ai? B. Hoạt động thực hành Nhiệm vụ 1:Mỗi dấu gạch ngang trong mẩu chuyện “Quà tặng cha” có tác dụng gi? Đánh dấu vào ô trống thích hợp trong Phiếu học tập để trả lời Qùa tặng cha Một bữ, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình (1) - một viên chức tài chính (2) - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách. "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ nhạt làm sao!" (3) - Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
  4. Mười hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ trước bàn mình. - Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính - Pa-xcan nói. Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại. Tác dụng của dấu- Đánh dấu chỗ Đánh dấu phần Đánh dấu các ý bắt đầu lời nói chú thích liệt kê Câu có dấu - của nhân vật Câu 1 và 2 x Câu 3 Câu 4 Câu 5 2. Viết đoạn văn 4 - 5 câu kể lại một cuộc nói chuyện của một người thân với em về tình hình học tập của em trong tuần qua, trong đó có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu phần chú thích. 3. Nhớ viết: Các em tự học thuộc và viết bài Chợ tết (8 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối). Viết xong các em tự sửa lỗi.
  5. +Sửa lỗi: *Các em nghe cô đọc bài Họa sĩ Tô Ngọc Vân. Các em viết các từ khó mà các em thường viết sai. Các em nghe cô đọc và viết bài + Sửa lỗi: 4. Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyển “Một ngày và một năm” ( các bạn làm vào SHD trang 54) biết rằng: Ô số 1 chứa tiếng có âm đầu là x hay s Ô số 2 chứa tiếng có vần là ưc hay ưt Người viết BGH duyệt Hoàng Thị Lợi
  6. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết : 1/4/2020 Bài 23B: Những trái tim yêu thương *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt trang 54. *HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhiệm vụ 1: Các em quan sát ảnh ở SHD trang 55 và trả lời câu hỏi. Em thích tấm ảnh nào? Tấm ảnh đó gợi cho em cảm nghĩ gì? Nhiệm vụ 2: Các bạn nghe cô đọc bài. Chú ý giọng đọc. Nhiệm vụ 3, 4: Các em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa ở SHD trang 56, đọc xong các em đọc bài 3- 4 lần nhé. Nhiệm vụ 5: Các em đọc lại bài thơ để trả lời các câu hỏi sau:
  7. 2/Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con. Chọn trong các câu thơ ở SHD trang 56 để có câu trả lời. 3/Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? a.Tình yêu của mẹ với con, tình cảm của mẹ với bồ đội, với cách mạng. b.Sự chăm chỉ, tần tảo lao động không mệt mỏi của người mẹ. c.Ước mơ của người mẹ đối với tương lai của con. Nhiệm vụ 6: Các em đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu hoặc 8 dòng thơ cuối. Nhiệm vụ 7: Các em đọc các đoạn văn miêu tả hoa, quả ở SHD trang 57 . Nêu nhận xét về cách tả của tác giả, và viết lại. a.Tả hoa sầu đâu ở SHD Tiếng Việt trang 57 Điều đáng chú ý của nhà văn Nguyễn Bằng là: -Tả hoa nở: - Đặc tả mùi thơm: - Cách dùng từ ngữ, hình ảnh: a.Tả quả cà chua ở SHD Tiếng Việt trang 57 -Tả cây cà chua thay đổi theo thời gian:
  8. -Tả cà chua ra quả: -Hình ảnh nhân hóa: *HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1:Các em viết một đoạn văn một loài hoa hoặc một thứ qua mà em yêu thích. Người viết BGH duyệt Hoàng Thị Lợi
  9. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết: 1/4/2020 Bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt 4 trang 59. A. Hoạt động cơ bản Nhiệm vụ 1: (Trang 59 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 2) Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói 1-2 câu về người trong các tấm ảnh. - Hình 1: - Hình 2: -Hình ảnh 3: Nhiệm vụ 3: (Trang 59 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 2) Mỗi em đặt một câu với một từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. M: tuyệt vời: Đêm nay trăng đẹp tuyệt vời. -Thông minh:
  10. -Nết na: Nhiệm vụ 4: (Trang 59 SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 Tập 2) Tìm hiểu đoạn văn trong bài miêu tả cây cối. 1/ Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam(Sách HD Tiếng việt 4 trang 34, tập 2) 2/ Các em tìm các đoạn trong bài Cây gạo và ghi rõ các đoạn từ đâu đến đâu nhé. 3/Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì. Các em viết nhận xét vào phiếu. -Nội dung chính của đoạn 1: -Nội dung chính của đoạn 2: -Nội dung chính của đoạn 3: *Các em đọc phần ghi nhớ ở SHD Tiếng Việt 4 trang 60. *HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1:Xác định đoạn văn và nội dung chính của mỗi đoạn trong bài văn Cây trám đen và trả lời câu hỏi: Bài văn có mấy đoạn, đó là những đoạn nào?
  11. Đoạn Nội dung Đoạn 1:Từ đến Đoạn 2:Từ đến Đoạn 3:Từ đến Đoạn 4:Từ đến Nhiệm vụ 2: Em đọc hai bài tham khảo ở SHD trang 61 để viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết.
  12. Nhiệm vụ 3:Đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau: Nghĩa Hình thức Phẩm chất Tục ngữ Hình thức thường thống Phẩm chất quý hơn nhất với nội dung vẻ đẹp bên ngoài M: 1.Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. + 2.Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu kẽ đánh bên thành cũng kêu. 3.Cái nết đánh chết cái đẹp. 4.Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon. Nhiệm vụ 4: Các em học thuộc 4 câu tục ngữ ở nhiệm vụ 3. Người viết BGH duyệt Hoàng Thị Lợi