Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

docx 6 trang Diệp Đức 03/08/2023 1650
Bạn đang xem tài liệu "Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_tieng_viet_lop_5_bai_nhan_biet_lien_ket_ca.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Tiếng việt Lớp 5 - Bài: Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ - Năm học 2019-2020 - Huỳnh Văn Mười

  1. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt( Luyện từ-Câu)- lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài:Nhận biết liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ SGK tập 2 trang 76 I/ Mục tiêu: Học xong bài này học sinh : -Nhận biết liên kết câu bằng cách lập từ. II. Hoạt động học 1/ Ôn lại kiến thức cũ: Em hãy đặt câu ghép có dùng cặp từ quan hệ sau: a) càng càng b) bao nhiêu bấy nhiêu 2/ Hoạt động cơ bản: Em đọc đoạn văn: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.”và điền vào chỗ chấm dưới đây: a) Câu văn thứ hai lặp lại từ nào đã dùng ở câu thứ nhất: Từ lặp lại giúp ta biết hai câu trên nói về cái gì? b) Thử thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ “ nhà, chùa, trường , lớp” và cho biết sau khi thay từ , hai câu trên có còn gắn bó với nhau không? Vì sao .c) Việc lặp lại từ trong trường hợp này có tác dụng gì?
  2. .Gợi ý câu b :Sau khi em thay thế từ lặp lại bằng một trong các từ“ nhà, chùa, trường , lớp” em nên đọc lại đoạn văn trên rồi ghi nhận xét vào câu b nhé. Nghi nhớ: Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. - Để liên kết một câu với một câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Em đọc ghi nhớ này nhiều lần nhe. 3/ Hoạt động thực hành. Bài 1: Em mở SGK trang 76 đọc bài tập 1 Gợi ý: Em điền các từ cho sẵn vào chỗ trống và ghi ra từ đã điền Ví dụ: 1- thuyền 2 - 3- 4 - 5 - .6 - 7 - 8- 9 - Bài 2: Em hãy viết đoạn văn ( 3 đến 5 câu) tả về một đồ vật mà em yêu thích , liên kết các câu bằng cách lặp từ. ( Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  3. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt( Chính tả)- lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài: Nghe viết: Ai là thủy tổ loài người, SGK tập 2 trang77 I. Mục tiêu: - Học sinh nghe viết đúng bài : Ai là thủy tổ của loài người. -Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam -Ôn lại quy tắc viết hoa tên người , tên địa lý nước ngoài. II.Hoạt động học: 1/ Ôn lại kiến thức cũ: - Em hãy viết ra tên 2 khu du lịch mà em biết. 2/Kiến thức bài mới Việc 1: Em hãy đọc 3 lần bài “ Ai là thủy tổ loài người ” SGK tập 2 trang 77 Việc 2: Em hãy ghi ra những từ được viết hoa có trong bài * Em hãy cho biết những từ đó tại sao phải viết hoa : Việc 3: Trong đoạn văn em vừa đọc em hãy ghi ra những từ mà em thường hay viết sai, hoặc nhầm lẫn với từ khác:
  4. * Em tập phát âm lại cho đúng những từ, tiếng mà em vừa viết ra. Việc 4: Em có thể nhờ người thân đọc lại đoạn văn trên cho em viết lại vào vở tự học Việc 5: Em nhìn lại sách giáo khoa và kiểm tra lại xem mình sai những lỗi nào và em viết lại cho đúng: Em hãy đọc nhiều lần quy tắc viết hoa tên người tên địa lý nước ngoài ( Hoạt động 3 SGK trang 77) 3/ Bài tập thực hành Bài 1: Em hãy đọc nhiều lần mẩu chuyện “ Dân chơi đồ cổ” SGK trang 77,78 Em hãy tìm và ghi ra những tên riêng có trong mẩu chuyện : Những tên đó được viết như thế nào?Tại sao phải viết như vậy: Bài 2: Em hãy viết lại cho đúng những từ dưới đây nhé: (Lê Nin ; I-talia ;Tây-ban-nha ; Chu văn An (Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)
  5. UBND HUYỆN CẦN GIỜ TRƯỜNG TH BÌNH PHƯỚC Họ tên học sinh: Lớp TUẦN: 25 Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2020 PHIẾU BÀI TẬP DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Môn: Tiếng Việt( Luyện từ-Câu)- lớp 5 GV: Huỳnh Văn Mười Bài 3: Nhận biết liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ SGK tập 2 trang 83 I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết - Nhận biết sự liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. -Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu. II. Hoạt động học. 1/ Ôn lại kiến thức cũ: *Em hãy gạch chân từ được lặp lại trong những câu dưới đây: Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mìn. Hai má phập hồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong con suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào. Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? 2/ Hoạt động cơ bản a) Hoạt động 1 Việc 1: Em hãy đọc câu hai câu văn dưới đây: “.Đầu năm học, mẹ mua cho một chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có người bạn ấy mà em luôn đi học đúng giờ.” * Em hãy cho biết câu thứ nhất nói đến cái gì?: *Em hãy cho biết câu thứ hai nói đến cái gì? Vậy từ “người bạn ấy” thay thế cho chiếc đồng hồ báo thức. Đó là cách thay thế từ ngữ trong câu. Việc 2: Em hãy đặt hai câu về một đồ vật mà em thích, trong câu thứ hai có chứa từ ngữ thay thế cho từ ngữ chỉ đồ vật ở câu thứ nhất. Ví dụ: Đầu năm học, ba mua cho em một cái cặp. Nhờ có người bạn này nên em không bao giờ bị đánh rơi dụng cụ học tập. b) Hoạt động 2: Em hãy đọc đoạn văn ( hoạt động 2 SGK trang 83) 3 lần
  6. + Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về ai?: + Những từ nào cho biết điều đó: Nghi nhớ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa để thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối quan hệ giữa các câu và tránh lặp nhiều lần. Em cố gắng ở nhà học thuộc ghi nhờ này nhé. 3/ Hoạt động thực hành. +Em hãy đọc đoạn văn sau: “ Hai Long phóng xe về hướng Phú Lâm tìm hộp thư mật (1). Người đặt hộp thư mật lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ (2). Bao giờ hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất (3). Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đấy một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy (4). Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng (5). +Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn văn trên thay thế cho từ ngữ nào? Ví dụ: từ anh ở câu 2 thay thế cho Hai Long ở câu 1 +Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì? (Nếu trong quá trình thực hiện phiếu có gì chưa hiểu xin liên hệ giáo viên chủ nhiệm)