Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả - Nguyễn Thị Hiền

doc 26 trang thuongdo99 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_gay_hung_cho_tre_5_6.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả - Nguyễn Thị Hiền

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON ĐAN PHƯỢNG - - SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐẠT KẾT QUẢ. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non. Tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền. Đơn vị công tác: Trường mầm non Đan phượng. Chức vụ: Giáo viên. NĂM HỌC: 2019 - 2020 1 /26
  2. A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Hoạt động khám phá là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật, hiện tượng xung quanh. Mục tiêu của khám phá là: Giúp trẻ có những hiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh; phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độ sống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mục tiêu cơ bản. Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều trường mầm non đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới so với những đề tài quen thuộc trước đây. Đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá trong một hình thức tổ chức. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh qua “ Lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ với biết bao điều kỳ diệu! và “Vì sao lại thế?” hay “Tại sao thế nhỉ?” Luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá! Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh? Quả thực khám phá có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. Vì vậy cho trẻ khám phá khoa học chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động đế trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân nhóm, phân loại, phán đoán và giải quyết vấn đề, đưa ra ý kiến của mình và kết luận về các sự vât hiện tượng đã quan sát, tiếp xúc. Qua đó, hiểu 2 /26
  3. biết của trẻ về đối tượng được củng cố và chính xác hơn ngôn ngữ được phát triển. 2. Cơ sở thực tiễn Trong trường mầm non giáo viên hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trong đối với trẻ nhỏ. Có thể nói tự nhiên là nguồn gốc của các tri giác cụ thể đầu tiên của con người. Trẻ em ở khắp nơi luôn tiếp xúc với tự nhiên bằng mọi cách. Tất cả các sự vật hiện tượng tự nhiên đều có thể làm trẻ chú ý, làm chúng phấn khởi và cung cấp tri thức phong phú. Trẻ ở tuổi này lĩnh hội các biểu tượng khái quát về sự vật hiện tượng hiểu được mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Nếu được giáo dục một cách đúng đắn trẻ không những chỉ lĩnh hội tri thức về sự vật, hiện tượng xung quanh, mà còn học được cách tiếp cận đối tượng, cách thức khám phá sự vật hiện tượng. Chính quá trình khám phá môi trường đã tạo điếu kiện để trẻ phát triển thể chất, thẩm mỹ đạo đức và lao động cho trẻ. Bên cạnh đó, sự mở rộng và làm phong phú kinh nghiệm xã hội của trẻ diễn ra trong quá trình giao tiếp giữa trẻ với bạn, với người lớn khi trẻ đến trường mầm non. Hướng dẫn trẻ khám phá khoa học là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên để trẻ thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường , tích cực tham gia cải tạo môi trường thỏa mãn nhu cầu khám phá và phát triển bản thân trẻ. Để giúp trẻ làm tốt vai trò chủ thể của quá trình khám phá thế giới xung quanh giáo viên cần quan tâm đến nhu cầu, hứng thú của trẻ tận dụng các biện pháp, các cơ hội trong cuộc sống cho trẻ được khám phá sự vật hiện tượng xung quanh chúng cho trẻ được trải nghiệm cảm xúc, tích lũy kinh nghiệm để đi đến hiểu biết bản chất của sự vật hiện tượng và thông qua hoạt động khám phá giúp trẻ hình thành kỹ năng sống phù hợp. Hiểu được tầm quan trọng của việc cho trẻ tích cực tham gia hoạt động khám phá. Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng đề tài của mình trên trẻ tôi nghiệm ra rằng muốn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng sáng tạo biện pháp giáo dục hay, mới lạ, cuốn hút trẻ để thích thú khi học khám phá khoa học chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả ” để nghiên cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đối với trẻ mầm non, hoạt động khám phá khoa học rất quan trọng, và cần thiết đối với trẻ vì nó đem lại cho trẻ những khám phá mới, những thích thú mới 3 /26
  4. trong bộ môn này. Trẻ được nhận thức ở mọi lúc mọi nơi.Vì vậy cho trẻ làm quen với khám phá khoa học là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu: “Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả” III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. “Một số biện pháp gây hứng cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá khoa học đạt kết quả” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM. Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong giờ khám phá khoa học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp quan sát + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Đề tài được tiến hành trong 1 năm, từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A1. 4 /26
  5. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện a. Thuận lợi Năm học 2019- 2020, tổng số trẻ lớp tôi là 42 cháu. Trong đó 22 cháu gái, 20 cháu trai. Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, theo chương trình giáo dục mầm non mới. Khi thực hiện đề tài này tôi thấy những thuận lợi và khó khăn sau : Lớp được phân công 2 giáo viên/ lớp. Phòng giáo dục đào tạo và nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được học tập, bồi dưỡng theo từng chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. Cơ sở vật chất mới xây dựng khang trang, sạch đẹp, thoáng mát. Phụ huynh cũng dần thay đổi nhận thức, quan tâm đến ngành học và phối hợp tốt với cô giáo và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ vẫn đang được học theo chương trình giáo dục mầm non mới, được tiếp thu kiến thức theo quy tắc đồng tâm, có hệ thống từ dễ đến khó, trẻ học và làm quen với các hoạt động mang tính vừa sức. Giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm do vậy trẻ có những kiến thức, kỹ năng cơ bản của từng độ tuổi. 100% trẻ 5 tuổi được phổ cập. Giáo viên được học tập và áp dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi vào việc xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ theo các chỉ số để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời theo các sự kiện. b. Khó khăn Bên cạnh thuận lợi, trong quá trình thực hiện giáo viên không ít cũng gặp những khó khăn: Đầu năm học một số cháu đến lớp mà chưa qua lớp mẫu giáo nhỡ, còn ngỡ ngàng, rụt rè, việc kích thích trẻ tự tìm hiểu, khám phá còn gặp nhiều khó khăn Đây cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. Một số phụ huynh làm nghề nông, nghề phụ và mải lo kinh tế gia đình nên chưa quan tâm đúng mức đến con em mình dẫn đến việc nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều nên cũng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục trẻ. Sĩ số lớp đông , khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám phá chưa phong phú, còn hạn chế(vì kinh phí hơi cao). Kiến thức giáo viên cung cấp cho trẻ còn sơ sài. Trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Có một số phụ huynh nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng của ngành học. 5 /26
  6. Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà chúng cứ nghĩ mình đang chơi,và tuy chơi nhưng lại mang lại hiệu quả tích cực. 2. Số liệu điều tra khi chưa thực hiện Khảo sát thực tế để xác định khả năng học môn môi trường xung quanh của trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động có thể trên tiết học. ( Có minh chứng bảng khảo sát cuối sáng kiến) Qua bảng khảo sát đầu năm tôi nhận thấy về kiến thức câu hỏi trẻ chưa có kỹ năng đặt câu hỏi: Vì sao? Tại sao? Kỹ năng hợp tác thảo luận nhóm còn hạn chế. Kỹ năng thực hành trải nghiệm, làm thực hành còn lúng túng, khả năng giải quyết vấn đề còn hạn chế. Từ những suy nghĩ tìm tòi, học tập kinh nghiệm và quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, giảng viên trong trường tôi đã đi sâu vào tìm tòi, suy nghĩ mạnh dạn cải tiến đưa ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ để trẻ tham gia vào tiết học một cách nhẹ nhàng. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 1. Biện pháp 1: Tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú và tích cực. Trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi nói riêng, môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ, vì môi trường học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hằng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng môi trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ, tạo cho trẻ hứng thú, thích thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh trẻ từ đó giúp trẻ học tốt hơn. Ngay từ đầu năm học, tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp chú trọng tạo ra môi trường đẹp hấp dẫn trẻ bằng cách: nghiên cứu chọn lọc ra các sự kiện tiêu biểu của từng tháng đồng thời căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 5-6 tuổi để tạo môi trường vừa mang tính thẩm mĩ đồng thời mang lại hiệu quả cao xung quanh trẻ giúp trẻ hoạt động một cách tích cực. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu có mầu sắc đẹp, bố cục hợp lý và đặt tên thật ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ. Tôi đã bố trí thật nổi bật, sáng tạo và thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vừa đảm bảo tính chính xác. Các đồ dùng đồ chơi trong góc được phân chia thành từng “Mảng tường và tủ đựng đồ” riêng biệt. Tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây, lá cây, các loại hạt Có gắn tên hộp đồ dùng và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ 6 /26
  7. vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm .Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ cất, dễ tìm kiếm. Ví dụ: Cho trẻ hoạt động ở góc thiên thiên. Ở góc thiên nhiên là góc dành riêng cho trẻ để khám phá thế giới xung quanh. Ở góc này tôi trồng rất nhiều cây xanh, bố trí nhiều bình nước, kính lúp để khi trẻ tham gia hoạt động trẻ vừa được chăm sóc cây vừa được khám phá cấu tạo của lá cây.( Có hình ảnh minh chứng cuối sáng kiến – hình ảnh 1) 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau Việc cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thích thú, khích thích được tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt. Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn, máy móc, không tạo được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hinh thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung , chú ý, khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ . Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bầi phải phù hợp với nội dung dạy, sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các tiết học để cho trẻ khỏi bị nhàm chán. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học- Đề tài: Khám phá về nước biển. Để chuẩn bị cho giờ học khám phá về nước biển tôi đã chuẩn bị 3 cốc nước, bột màu xanh, muối. Vào bài tôi sẽ kể cho trẻ nghe câu “ Giọt nước tí síu” Tôi hỏi trẻ: Giọt nước đến từ đâu? Nước biển có màu gì? Nước biển mặn hay ngọt? Tôi cho trẻ làm thí nghiệm đó là pha chế nước biển. + Chia trẻ làm 3 nhóm: Tôi hỏi trẻ muốn pha chế nước biển cần có những gì? Để có nước màu xanh cần phải làm gì? Sau đó cho trẻ về 3 nhóm làm thí nghiệm.Tôi đi đến từng nhóm quan sát các nhóm sau đó cho trẻ nhận xét. Cho trẻ xem video về cảnh biển Vịnh Hạ Long. -> Qua thí nghiệm về nước biển trẻ hiểu nước biển rất mặn, có màu xanh, nước biển còn làm được muối, nước biển mặn để nuôi những loài tôm, cua, cá chỉ sống được ở vùng nước mặn. Qua đó giáo dục trẻ không vứt rác ra biển sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ: Hoạt động khám phá - Đề tài: Khám phá về cát và sỏi Với trò chơi với cát, sỏi tôi đã chuẩn bị được cát, sỏi, nước sạch, thìa, bông gòn,vỏ chai nước khoáng, thau nhựa 7 /26
  8. Sau đó tôi cho trẻ làm thí nghiệm: Chia trẻ về 4 nhóm trẻ cho cát, sỏi bỏ vào trong thau nước dùng tay khuấy đều sau đó quan sát. Các con thấy cát, sỏi như thế nào trong nước? ( Không tan trong nước). Tôi giới thiệu cho trẻ biết cát, sỏi rất có ích, những vùng nước nhiễm phèn, ô nhiễm người ta thường dùng cát, sỏi để lọc thành nước sạch.Tôi cho trẻ quan sát sơ đồ lọc nước trên máy chiếu. -> Qua bài học về cát, sỏi trẻ hiểu cát, sỏi rất có ích cho cuộc sống của con người. Ví dụ: Hoạt động khám phá- Đề tài: Khám phá không khí Đầu tiên tôi cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ. + Trò chơi “Bịt mũi”. Cho trẻ bịt mũi vào và hỏi trẻ có thở được không? ( không thở được). Làm thế nào để thở được ( thả thay ra không bịt mũi nữa sẽ thở được). Hỏi trẻ không khí có ở đâu? Chúng ta sống được nhờ cái gì? Cô kết luận không khí có xung quanh chúng ta. Sau đó tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu trẻ hãy bắt không khí vào túi, mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau, cháu thì nắm bắt không khí cho vào túi, cháu thì với không khí cho vào túi, nhưng trẻ vẫn chưa thấy gì trong túi.Tôi gợi ý các con làm thế nào để túi phồng to lên đi, cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi sau đó soắn cái túi lại để không khí không lọt ra ngoài được. Sau đó tôi giải thích không khí đang ở trong túi của các con đấy. Tôi có thể hỏi trẻ bây giờ làm thế nào mà không khí thoát ra ngoài được, có trẻ nói lấy kim chọc thủng giấy bóng .sẽ thấy không khí sì ra và thoát ra ngoài, đó chính là không khí đấy. -> Qua trò chơi với không khí giúp trẻ hiểu không khí luôn ở bên chúng ta, con người phải có không khí mới thở được.Vì vậy các con luôn luôn giữ cho không khí trong lành, không làm ô nhiễm bầu không khí. Ví dụ: Hoạt động khám phá- Đề tài: Khám phá về mặt trời, mặt trăng, vì sao. Vào bài tôi cho trẻ xem hình ảnh về “Trái đất” sau đó hỏi trẻ: Đố các con đây là ai? (Anh trái đất ạ!). Anh trái đất từ đâu đến? Anh trái đất làm gì? Tôi cho trẻ xem cảnh bầu trời ban ngày, ban đêm, cảnh sinh hoạt của con người và loài vật vào ban ngày, ban đêm. Xem hình ảnh trăng tròn, trăng khuyết và các vì sao. Đây là tiết khám phá tương đối rộng đối với trẻ mầm non nhưng nhờ có những hình ảnh, video sống động mà trẻ tiếp thu bài rất nhanh, hào hứng tham gia tiết học Không những phần giới thiệu bài phải lựa chọn những hình thức sinh động, sáng tạo và thay đổi thường xuyên mà trong các phần của tiết dạy cũng phải lựa chọn những hình thức sinh động và không được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài 8 /26
  9. cách gây hứng thú cho trẻ bằng những hình ảnh đẹp, những đoạn video tôi còn gây hứng thú cho trẻ bằng những bài hát, bài đồng dao, ca dao hoặc những bài thơ do tôi tự sáng tác, sưu tầm hoăc những màn ảo thuật vô cùng hấp dẫn. Với những hình thức thay đổi trong cùng một tiết dạy sẽ tạo cho trẻ có cảm giác mới lạ, trẻ sẽ thích thú và tập trung chú ý vào việc quan sát đối tượng. 3. Biện pháp 3: Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động thực hành, trải nghiệm. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng chính là cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe, chơi với chúng Trong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa được hình thành và phát triển tâm lý, khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài người chứa trong các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ của con người trẻ học được cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm thuộc tính, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng rộng phát triển mở mở rộng vốn từ của trẻ. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học- Đề tài: Rác thải. Với đề tài rác thải tôi sẽ cho trẻ được học thông qua hoạt động giáo dục theo phương pháp STEM/SETAM để trẻ được thực hành tham gia trải nghiệm một cách tích cực, sáng tạo. Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ và làm việc theo nhóm. Muốn trẻ hiểu biết về thế nào là rác thải? và phân loại của rác thải tôi đã dạy trẻ dạy trẻ hoạt động theo đề án nhưa sau: - Ngày thứ 1: Hỏi trẻ: Rác thải là gì? Hàng ngày con thải ra những rác gì? - Ngày thứ 2: Hướng dẫn cách xử lí rác thải. - Ngày thứ 3: Làm thế nào để giảm lượng rác thải trong sân trường, lớp học. Phân loại rác. Những cách để tái chế rác. - Ngày thứ 4: Cái gì có thể phân hủy được? (Trẻ lựa chọn 1 đồ dùng dự đoán xem có phân hủy được không? Chôn vào cốc – đất – đánh dấu kí hiệu, sau một tháng sẽ kiểm tra) Làm phân hữu cơ. -> Qua đề án này giúp trẻ hiểu thế nào là rác thải? trẻ biết cách sử lý rác thải, biết phân loại một số rác thải. Trẻ biết đươc một số rác thải có thể làm được các tác phẩm mĩ thuật rất đẹp như lá cây, nilong Để tạo cho trẻ có môi trường và không gian tiếp xúc với các sự vật hiện tượng một cách tốt nhất tôi đã chú trọng đến việc xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ. Cho trẻ được hoạt động chăm sóc cây, nhặt cỏ, tưới nước, làm các thí nghiệm Tôi đã sưu tầm các vỏ xà phòng, hộp bia, hộp kem, và mua các chậu gốm bé, để trẻ trồng các loại cây xanh, cây hoa, rau Hàng ngày trẻ chăm sóc 9 /26
  10. cây tưới nước, lau lá cây. Bên canh đó, để giúp trẻ làm các thí nghiệm tôi sưu tầm các hòn bi, hòn sỏi, các miếng gỗ, các ống thổi, các màu nước bằng công tác xã hội hoá giáo dục lớp tôi đã có được 1 góc thiên nhiên phong phú với chậu cây cảnh cây hoa khác nhau. Ví dụ:Tổ chức cho trẻ thăm quan các sự vật ở không gian bên ngoài trường mầm non giúp trẻ mở rộng kiến thức. Khi tham gia các hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc. đây là cơ hội trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng và được trải nghiệm nhiều nhất ở hoạt động này. Trẻ mẫu giáo có tính hiếu động, thích tò mò, khám phá đó chính là nhu cầu thiết yếu của trẻ nên trong quá trình dạy trẻ bằng những đồ dùng trực quan cô phải cho trẻ được hành động với đối tượng thông qua những việc làm cô thể với đối tượng vừa để thoả mãn nhu cầu của trẻ giúp trẻ sẽ có hứng thú. Mặt khác, khi cho trẻ hành động với đối tượng sẽ giúp trẻ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng, nhanh chóng và khắc sâu kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá quả trứng. Với trò chơi với các quả trứng tôi đã chuẩn bị một số loại trứng như: Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng vịt lộn, trứng cút lộn. Một số quả trứng chín sau đó tôi cùng trẻ làm thí nghiệm với các quả trứng. Cô làm thí nghiệm: Xoay tròn 2 quả trứng cho trẻ quan sát hỏi trẻ vì sao quả trứng quay lâu? (Vì nó chín) sau đó tôi đập ra cho trẻ quan sát. Tôi tiếp tục quay quả trứng sống và hỏi trẻ: Tại sao quả trứng quay ít? (Vì nó sống) tôi đập luôn ra cho trẻ quan sát. Cô có thể cầm và lắc hai quả trứng hỏi trẻ: Tại sao khi lắc nó lỏng bên trong? (Vì nó là trứng sống), còn lắc nó không lỏng tức là trứng chín. + Cho trẻ trải nghiệm 1: Tìm hiểu cấu tạo quả trứng: Khi đập trứng ra bên trong sẽ có gì? (Màng, lòng trắng, lòng đỏ), bên ngoài có vỏ cứng. + Cho trẻ trải nghiệm 2: Quá trình phát triển của quả trứng. - Từ lòng đỏ biến thành con, lòng trắng thành lông và từ đó trở thành quả trứng vịt lộn. Tôi đưa quả trứng vịt lộn ra cho trẻ quan sát. Cô đập luôn quả trứng vịt lộn ra cho trẻ quan sát. => Tôi mở rộng thêm, giới thiệu cho trẻ một số loại trứng khác. Cho trẻ ăn trứng để trẻ cảm nhận và biết cấu tạo bên trong của quả trứng. Tôi giới thiệu cho trẻ biết trứng không chỉ ăn được mà vỏ trứng còn làm được rất nhiều đồ chơi tinh sảo và đẹp mắt. Cho trẻ xem một đoạn vi deo về sự sinh trưởng và phát triển của quả trứng. * Giáo dục trẻ ăn nhiều trứng cho cơ thể luôn mạnh khỏe. 10 /26
  11. - Khi cho trẻ làm quen với một số màu sắc, cách pha màu. Muốn cho trẻ nhận biết được về các màu cơ bản. Cô phải cho trẻ được trải nghiệm, phân biệt được các màu cơ bản, từ đó trẻ sẽ biết cách pha từ màu cơ bản được các màu mà bé thích. - Khi trẻ được tự tay pha các màu thì trẻ sẽ rất thích thú và chú ý quan sát, trẻ được quan sát một cách trực tiếp sẽ giúp trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc hơn. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học - Đề tài: Sự kỳ diệu của màu sắc. - Với trò chơi với các màu tôi đã chuẩn bị một số màu cơ bản như: Màu trắng, màu đỏ, màu xanh lá cây, màu đen, màu xanh da trời, màu vàng . Một số màu sau đó tôi cùng trẻ làm thí nghiệm pha màu. - Cô cho trẻ tìm hiểu sự kỳ diệu của màu nước. + Cho trẻ trải nghiệm 1: Cách pha màu: Cô đưa ra bảng công thức pha màu.Tỉ lệ pha của các màu với nhau, sau đó cô cho trẻ tự pha màu theo các công thức đó. + Cho trẻ trải nghiệm 2: Quá trình pha màu. - Trẻ đọc từng công thức trên bảng và lần lượt làm thí nghiệm pha màu vào 5 cốc, ( 5 công thức pha màu) Vàng + đỏ = Cam Đỏ + lá cây = Nâu Da trời + hồng = Tím Vàng + xanh nước biển = Xanh lá cây Đỏ + trắng = Hồng. - Trẻ cùng quan sát thí nghiệm pha màu thực tế có giống với các công thức pha màu trên bàn mà trẻ được làm thí nghiệm. Ứng dụng trong cuộc sống: Cô chuẩn bị rất nhiều loại nước ép hoa quả như: Dứa, dưa hấu, ổi cô cho trẻ về bàn và tự pha cho mình những cốc sinh tố mà trẻ thích. + Cho trẻ trải nghiệm 3: - Trẻ đi lấy tất cả các đồ dùng đầu giờ học trẻ mang đến để làm thí nghiệm khám phá về màu sắc. + Nhóm 1: Làm thí nghiệm: “Vũ điệu sữa” + Nhóm 2: Làm thí nghiệm: “Cầu vồng trong lọ” + Nhóm 3: Làm thí nghiệm: Pha màu và tô màu những bức tranh - Trẻ lấy đồ dùng về 3 nhóm ngồi cùng làm thí nghiệm. -> Qua hoạt động này giúp trẻ biết cách pha các loại màu và biết màu sắc rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: Hoạt động khám phá- Đề tài: Trẻ khám phá gió tự nhiên 11 /26
  12. - Tôi cho trẻ hoạt động ngoài trời, trẻ cầm chong chóng chạy để gió tự nhiên tác động vào cánh của chong chóng làm cho chong chóng quay.Với chong chóng quay trẻ có thể dùng hơi từ miệng của trẻ thổi vào chong chóng cũng làm cho cánh của chong chóng quay tít. Như vậy qua trò chơi với chong chóng và nhờ có gió tự nhiên giúp cho chong chóng quay. -> Qua hoạt động này giúp trẻ biết gió tự nhiên rất có ích cho con người. Từ đó trẻ biết tận dụng gió tự nhiên vào trong cuộc sống hàng ngày. 4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, phương châm của trẻ là: “Học bằng chơi, chơi mà học” nên trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học cô phải thường xuyên sử dụng trò chơi trong tiết học nhằm mục đích ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Với tính chất của trò chơi là vui nhộn, trẻ được hành động bằng tay, chân, được chạy, nhảy, đi lại ở các trò chơi động và yếu tố thi đua với nhau ở những trò chơi tĩnh đã lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia tích cực vào trò chơi. Ví dụ: Thí nghiệm về trò chơi: Chiếc bóng nhảy múa * Mục đích: - Trẻ biết được nhờ có ánh sáng từ bóng đèn phát ra từ phía sau chiếu vào trẻ làm xuất hiện chiếc bóng. - Trẻ biết được chiếc bóng to hơn khi trẻ bước lùi xuống phía sau, chiếc bóng nhỏ hơn khi bước lên phía trước. * Chuẩn bị: Bóng đèn * Cách tiến hành Cô cho trẻ đứng lên thành 3 hàng ngang nhiệm vụ của trẻ là nhắm mắt vào khi nghe thấy tiếng nhạc trẻ mở mắt và nhún nhảy theo nhạc khi nhạc dừng lại thì trẻ sẽ đồ hình tùy thích. Cô hỏi trẻ: Con nhìn thấy gì? tại sao trên cùng một bức tường lại có chỗ sáng và chỗ tối? Cho trẻ quan sát, đưa ra nhận xét của mình Cô kết luận: Nhờ có ánh sáng từ bóng đèn từ phía sau chiếu vào chúng mình nên trên tường có chỗ sáng và chỗ tối. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá con Kiến. Tôi cho trẻ chơi trò chơi: Kiến tha mồi Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội Kiến vàng và Kiến đỏ, cử một số bạn làm chướng ngại vật, bạn còn lại tham gia chơi, lần lượt các bạn trong đội chọn thức ăn của Kiến bò vượt qua đường díc dắc. Đội nào tha được nhiều mồi đội đó giành chiến thắng Ví dụ: Trò chơi : “Cái túi kỳ lạ” Cách chơi: Theo chương trình có luật chơi là: Cô chuẩn bị một cái túi trong đựng những đối tượng mà trẻ vừa học. Cô cho một trẻ lên chơi và nhắm mắt lại, 12 /26
  13. khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn đóng đối tượng đó giơ lên và gọi tên đối tượng cho cả lớp cùng nghe. Nhưng cô có thể cải biến trò chơi đi một chút để nó mới lạ hơn đó là cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhà thám hiểm”, cô cũng đưa ra những cái túi hoặc hộp mà bên trong đựng các đối tượng trẻ vừa học, cô cho 2, 3 trẻ lên chơi cùng một lúc, trẻ lên chơi được đeo kính màu (do cô tự làm) để không nhìn thấy gì. trẻ chú ý, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn nhanh được đóng đối tượng đó. Ai chọn nhanh và đóng sẽ là nhà thám tử giỏi, hoặc thắng cuộc. Với cách chơi như vậy cô đã đưa yếu tố thi đua vào trong trò chơi giúp trẻ sẽ cố gắng chơi thật nhanh, thật giỏi. Ngoài việc cải biến một số trò chơi theo những trò chơi đã biên soạn để tạo sự mới mẻ đối với trẻ, cô còn có thể sáng tạo ra một số trò chơi mới vừa phù hợp với nội dung tiết dạy, vừa gây được sự hứng thú, chú ý cho trẻ. Đó là một số trò chơi mà cô sáng tạo ra để tổ chức cho trẻ chơi trong giờ học. Với những trò chơi mới mẻ, sinh động, hấp dẫn được tổ chức thay đổi trong các tiết học vừa có tác dụng, củng cố, ôn luyện kiến thức cho trẻ vừa làm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ, giúp trẻ có hứng thú, tích cực tham gia vào trò chơi để nắm bắt kiến thức một cách chắc chắn hơn. 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên cùng lớp cho trẻ tham gia hoạt động. a. Với phụ huynh: Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo dục toàn bộ giữa gia đình và nhà trường. Gia đình phối hợp với cô giáo để quan tâm chế độ ăn, chế độ sinh hoạt của trẻ về việc dạy trẻ cách ứng sử đúng đắn, giáo dục trẻ lòng yêu thương con người và sự vật xung quanh mình. Giáo viên trao đổi với các bậc phụ hunh để phụ huynh giúp trẻ tính sáng tạo, tư duy trong việc khám phá sự vật hiện tượng xung quanh mọi lúc, mọi nơi. Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học đối với trẻ . Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tình hình trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học tại nhóm lớp. Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm mời phụ huynh xem, cùng với phụ huynh tìm ra các biện pháp giúp trẻ học tốt bộ môn khám phá khoa học. Vận động phụ huynh đóng góp, ủng hộ lớp các đồ dùng như các loại tranh ảnh về các con vật hoa quả, cây hoa một số loại cây ăn quả để trồng ở vườn trường và các góc thiên nhiên. b. Với giáo viên cùng lớp: 13 /26
  14. Ngay từ đầu năm học, sau khi khảo sát kết quả trên trẻ tôi và giáo viên cùng lớp đã vạch ra những phương pháp để cùng nhau giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học. Cả hai giáo viên cùng kết hợp tổ chức các hoạt động Khám phá khoa học, lồng ghép khám phá khoa học cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Luôn đặt phương châm cho lớp 5 tuổi A1 là: “Học mà chơi, chơi mà học” III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Tiêu chí đánh giá: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ khám phá khoa học vào trong quá trình dạy trẻ, tôi thấy có những kết quả như sau: + Về kiến thức: Trẻ đã nắm được tên gọi, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng. Trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các mối liên hê, quan hệ .giữa các sự vật hiện tượng, trẻ biết được đặc điểm, ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên , hiện tượng xã hội. + Về kỹ năng: Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại, phân biệt. Rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, đếm, kỹ năng vận động . + Về thái độ: Trong quá trình cho trẻ khám phá khoa học đã hình thành ở trẻ ý thức học tập, trẻ học ngoan, luôn tập trung chú ý nghe cô giảng bài, trẻ học rất sôi nổi, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, nhiệt tình, tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực, chủ động tìm tòi để khám phá kiến thức - Trẻ luôn yêu thích môn học, yêu quý những sự vật hiện tượng có lợi xung quanh, trẻ có ý thức chăm sóc và bảo vệ những sự vật, hiện tượng đó - Như vậy, Với những kết quả đã đạt được ở trên chứng tỏ rằng chất lượng những tiết dạy của tôi đã được nâng lên, tỉ lệ trẻ nắm được bài đạt được theo yêu cầu của hoạt động đã tăng lên 90% - 95% các giờ dạy được nhà trường đánh giá xếp loại giỏi, đó là một kết quả tốt trong quả trình giáo dục trẻ. Kết quả: Sau khi vận dụng một số trò chơi vào tiết học làm quen với môn khám phá khoa học: (Có minh chứng bảng khảo sát cuối sáng kiến) * So sánh với cùng kỳ năm trước. - So với năm học 2018 – 2019. Khi tôi dạy trẻ làm quen với khám phá khoa học, tôi cũng đã đưa những trò chơi vào tiết học nhưng những trò chơi quá quen thuộc và lặp đi lặp lại nhiều lần và đồ dùng phục vụ cho những trò chơi đơn giản 14 /26
  15. nên chưa gây hứng thú, thu hút trẻ, chưa phát huy hết khả năng tham gia tích cực của trẻ. Nhưng trong năm học 2019 - 2020 tôi đã tìm tòi sáng tạo vận dụng một số trò chơi hay vào các tiết học kết hợp làm, sưu tầm những đồ chơi đẹp phù hợp với trò chơi và đưa ra những thủ thuật, nghệ thuật khéo léo để giới thiệu trò chơi và đặc biệt hơn nữa là những trò chơi phù hợp với nội dung bài, chủ đề và phù hợp với trẻ. Bên cạnh đó tôi mạnh dạn đưa trò chơi Kissmart vào nội dung bài dạy để trẻ được trực tiếp thực hành, phát huy được tính tích cực của trẻ. Do vậy trẻ tham gia vào hoạt động rất hứng thú, tích cực,nhận thức của trẻ ở mọi lúc mọi nơi do đó mà cũng đạt kết quả cao. 15 /26
  16. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN. Hoạt động khám phá đối với trẻ mầm non là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Muốn nhìn trẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục hay mới lạ cuốn hút trẻ để hình thành thói quen ham mê khám phá khoa học ở trẻ đó là chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng môn học khám phá khoa học đó cùng chính là thành công lớn lao nhất trong sự nghiệp trồng người của chúng ta . Bản thân tôi là người giáo viên luôn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tìm tòi sáng tạo ra nhiều cách thức giúp trẻ tập trung học và chơi, thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ nhằm tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội kiễn thức, kỹ năng sống ở trẻ . II. KHUYẾN NGHỊ. - Tôi muốn đề xuất với BGH trường đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, những bộ đồ dùng Montessori, đồ chơi có chất lượng để trẻ khám phá tốt nhất. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cho mỗi lớp một máy in để giáo viên có thể sử dụng vào việc giảng dạy. - Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Trên đây là một vài kiến nghị nhỏ của tôi với nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Rất mong được nhà trường quan tâm giúp đỡ. Tôi xin trân thành cảm ơn! 16 /26
  17. D- BẢNG KHẢO SÁT SỐ LIỆU 1. Số liệu khảo sát đầu năm STT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ 1. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá. 28/42 66,6% 2. Trẻ phối hợp và thảo luận đối tượng. 24/42 57,1% 3. Trẻ biết thu thu thập thông tin, giải quyết vấn 24/42 57,1% đề bằng các cách khác. 4. Đồ dùng sáng tạo có thẩm mỹ, 80% mang tính khoa học. 2. Số liệu khảo sát cuối năm So sánh Đầu năm Cuối năm Nội dung khảo đối chứng STT sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt 28/42 66,6% 40/42 95,2% 16 28,6% động khám phá. 2. Trẻ biết phối hợp và thảo luận đối 24/42 57,1% 39/42 92,8% 15 35,7% tương. 3 Trẻ biết thu thập thông tin, giải 24/42 57,1% 39 92,8% 15 35,7% quyết vấn đề bằng các cách khác. 4 Đồ dùng sáng tạo có thẩm mỹ, 80% 97,6% mang tính khoa học. 17 /26
  18. BẢNG TỔNG HỢP ĐIỀU TRA CUỐI NĂM NỘI DUNG KHẢO SÁT STT HỌ VÀ TÊN Trẻ hứng Trẻ phối Trẻ biết Đồ dùng thú tham hợp và thu thập sáng tạo gia hoạt thảo luận thông tin, có thẩm động đối tượng giải quyết mỹ, vấn đề mang bằng các tính khoa cách khác học. nhau. Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ SL 1 N. Hoàng Bảo Anh 2 N. Mạnh Cường 3 B.T. Bách Diệp 4 N. Thảo Diệp 5 N. Thùy Dương 6 N. Đ. Minh Hoàn 7 N. Đăng Huân 8 B. N. Gia Hưng 9 N. T.Minh Khang 10 N. Trần Khang 11 Đàm Quang Khánh 12 N. Gia Khánh 13 N. Ngọc Khôi 14 N. Minh Khuê 15 N. Tuấn Kiệt 16 Lê Hà Ly 17 N. Hà Ly 18 N. N. Kim Ngân 19 Lê Huy Ngọc 20 N. Bảo Ngọc 21 B. Ánh Nguyệt 22 N. Đăng Nhân 23 N. Thảo Nhi 24 N. Ý Như 25 N. Tiến Phát 26 N. Q. Hải Phong 27 N. Xuân Quyền 28 N. Trọng Thái 29 C. T. Phương Thảo 30 N. T. Phương Thảo 31 Trần Trí Thiện 18 /26
  19. 32 N. Anh Thư 33 N. Bảo Trang 34 Lê Kiều Trang 35 Đinh Quý Trọng 36 Cù Đình Trường 37 V. T. Khánh Vân 38 Đinh Phương Vy 39 Vũ N. Tường Vy 40 B. Ngọc Như Ý 41 N. Hoàng Yến 42 N. Thế Vinh Tổng: Tỷ lệ (%) 19 /26
  20. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐẠT KẾT QUẢ. Họ và tên trẻ: Lớp: 5T- A1. Năm học: 2019- 2020. STT ĐẦU CUỐI NỘI DUNG KHẢO SÁT NĂM NĂM Đ CĐ Đ CĐ Trẻ hứng 1. Trẻ hào hứng với các nhiệm vụ thú tham được giao trong hoạt động gia hoạt 2. Trẻ có thể độc lập trong việc tìm 1 động tòi, khám phá các sự vật, hiện khám tượng “Tại sao có mưa?” phá. 3. Thể hiện mong muốn tìm hiểu sâu những vấn đề chưa rõ. 4. Chủ động vận dụng những kiến đã học để nhận thức vấn đề mới để giải quyết vấn đề đơn giản bằng các cách khác nhau. Đánh giá chung: Trẻ phối 1. Trẻ biết phối hợp các giác quan hợp và để quan sát, xem xét và thảo luận thảo luận về sự vật hiện tượng như sử dụng đối tượng các giác quan để xem xét, trải nghiệm, thực hành các thí nghiệm 2 và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. 2. Biết đặt ra các câu hỏi: “Vì sao?” “Tại sao?” 3. Thể biết đưa ra những ý kiến đống góp trong quá trình phối hợp và thảo luận với bạn. 4. Biết phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau 5. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. Đánh giá chung: 1. Trẻ biết thu thập thông tin về đối 20 /26
  21. Trẻ biết tượng bằng nhiều cách khác nhau: thu thập Xem sách, tranh ảnh, băng hình, trò thông tin, truyện và thảo luận giải quyết 2. Trẻ thể hiện hiểu biết về đối 3 vấn đề và tượng qua các hoạt động vui chơi, các cách âm nhạc và tạo hình khác 3. Thể hiện vai chơi trong các trò nhau. chơi đóng vai theo chủ đề: Gia đình, trường học, bệnh viện, mô phỏng – di chuyển- dáng điệu của các con vật. 4. Trẻ thu thập đối tượng qua các bài tập tạo hình: Vẽ, xé, nặn các con vật, cây, mưa, bầu trời, mặt trăng, mặt trời, trái đất Đánh giá chung: 21 /26
  22. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐẠT KẾT QUẢ. Lớp: 5T- A1 Năm học: 2019- 2020 STT - ĐẦU CUỐI NỘI DUNG KHẢO SÁT NĂM NĂM SL SL 4 Đồ dùng 1. Đồ dùng mua sáng tạo có thẩm mỹ, mang 2. Đồ dùng tự tạo tính khoa học Đánh giá chung: 22 /26
  23. E. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG Hình ảnh 1: Trẻ khám phá cấu tạo của lá cây Hình ảnh 2: Trẻ khám phá về các loại cá. 23 /26
  24. Hình ảnh 3: Trẻ khám phá về các loại đất. Hình ảnh 4: Trẻ khám phá về sự chuyển động của cánh bướm . 24 /26
  25. Hình ảnh 5: Trẻ khám phá về quả trứng Hình ảnh 6: Trẻ trải nghiệm cảm giác của gan bàn chân 25 /26
  26. G. MỤC LỤC Nội dung Trang A ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1 1. Cơ sở lý luận. 1 2.Cơ sở thực tiễn. 2 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 3 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM. 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 3 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 4 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 4 1.Tình trạng khi chưa thực hiện. 4 a. Thuận lợi 4 b. Khó khăn. 4 2. Số liệu điều tra khi nghiên cứu. 5 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. 5 1. Biện pháp 1: Tạo cho trẻ môi trường hoạt động phong phú và tích cực 5 2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau 6 3. Biện pháp 3: Tăng cường cho trẻ tham gia hoạt động thực hành, trải nghiệm 8 4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi thực nghiệm 11 6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên cùng lớp cho trẻ 12 tham gia hoạt động. a. Với phụ huynh 12 b. Với giáo viên 12 III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM, CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG. 13 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 D. BẢNG KHẢO SÁT- PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG E. HÌNH ẢNH MINH CHỨNG G. MỤC LỤC 26 /26