Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh mạnh bền khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thanh Phương

doc 28 trang thuongdo99 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh mạnh bền khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thanh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_cac_to_chat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh mạnh bền khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thanh Phương

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo Lớn thông qua trò chơi vận động Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thanh Phương Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0904295588 Email: phuongnguyen921969@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 I. Lý do chọn đề tài 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 1. Cơ sở lí luận 3 2. Thực trạng vấn đề 3 2.1. Thuận lợi 3 2.2. Khó khăn 4 3. Các biện pháp 4 1. Xây dựng kế hoạch các trò chơi vận động cho trẻ. 4 2.Trang trí và làm thêm đồ dung đồ chơi cho góc vận động. 9 3.Sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi vận động. 12 4.Tăng cường giao lưu vận động giữa các nhóm lớp. 18 5.Kết hợp với phụ huynh rèn luyện các tố chất nhanh- mạnh- bền- khéo cho trẻ. 24 4. Hiệu quả sáng kiên kinh nghiệm 24 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 1. Kết luận 25 2. Khuyến nghị 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 1/27
  3. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trẻ em hôm nay là công dân của thế giới ngày mai, bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Trẻ em là tương lai của chúng ta, tương lai đó ra sao? Điều này phụ thuộc vào sức khoẻ của trẻ bởi vì sức khoẻ là vốn quý báu nhất, trẻ em có mạnh khoẻ về thể xác mới có điều kiện phát triển một cách khoẻ mạnh về tâm hồn trí tuệ. Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Câu nói của Bác ngày nay và mãi mãi về sau đã và sẽ trở thành một chân lý không gì thay đổi được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Sự nghiệp trồng người trong lời dạy của Bác có nghĩa là phải chăm sóc giáo dục và nuôi dạy con người có đầy đủ phẩm chất của con người mới, con người phát triển toàn diện ngay từ khi còn nhỏ để chuẩn bị cho họ có đầy đủ cơ sở vững chắc sẵn sàng bước vào làm chủ xã hội, làm chủ đất nước trong tương lai. Từng bước rèn luyện cho trẻ những phẩm chất của vận động: nhanh nhẹn, linh hoạt, dẻo dai, gọn gàng; những động tác thừa như nghẹo đầu, nghẹo cổ, mím miệng, xô người về trước khi đá dần dần được mất đi, vận động ngày càng linh hoạt, khéo léo hơn. Là cơ sở chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào lao động trí óc và có thể lực tốt đồng thời cũng bồi dưỡng giáo dục thói quen hoạt động tập thể, tích cực chủ động, sáng tạo. Trong sự phát triển vận động của trẻ, ngoài thể dục thì trò chơi vận động cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tốt đến sự phát triển thể lực cho trẻ, củng cố hoàn thiện các kỹ năng vận động, phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo, bền. Từ đó góp phần vào việc phát triển thể chất cho trẻ. Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn lâu năm tôi đã nhận thấy hết được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ. Vì vậy, năm học 2015 - 2016 tôi đã suy nghĩ và qua thực tế trải nghiệm trên trẻ tôi đã viết bản sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo”. Năm học 2017- 2018 này, tôi lại tiếp tục suy nghĩ, sưu tầm những trò chơi vận động để giúp trẻ tiếp cận một cách nhanh nhất thông qua “ học mà chơi, chơi mà học” trong việc luyện cơ thể trẻ đặc biệt là rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh - mạnh- bền- khéo ở trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” 2/27
  4. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trò chơi vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể lực toàn diện và bảo vệ sức khoẻ cơ thể trẻ. Sự hoạt động tích cực của trẻ trong quá trình chơi, nó kích thích trạng thái hoạt động của cơ thể, đẩy mạnh sự hoạt động của các cơ quan chức năng quan trọng trong cơ thể và các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực với sự hoạt động muôn hình muôn vẻ của trò chơi đòi hỏi sự lôi cuốn hoạt động của các nhóm cơ bắp tăng cường sự hoạt động của hệ thống tuần hoàn, hô hấp đáp ứng lượng ôxy ngày càng tăng của cơ thể. Trò chơi vận động được coi như hoạt động vận động để nắm vững các đặc tính: nó đòi hỏi trẻ phải có phản xạ thật nhanh nhẹn khi có hiệu lệnh và sự thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh chơi. Chính vì thề trò chơi vận động được sử dụng khá rộng rãi trong trường mầm non như một phương tiện quan trọng giáo dục thể lực cho trẻ, củng cố các thói quen vận động, phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực cho trẻ đặc biệt là các tố chất nhanh nhẹn và khéo léo cho trẻ trong các điều kiện luôn thay đổi. Vì vậy "trò chơi vận động là sự hoạt động đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của lứa tuổi, là phương tiện để giáo dục và phát triển toàn diện, phát triển ở trẻ các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, bền, khéo, các phảm chất đạo đức, thật thà, tự kiềm chế và ý thức tập thể”. Trong số các trò chơi vận động trong chương trình chăm sóc giáo dục của mẫu giáo lớn đều nhằm mục đích củng cố các thói quen vận động và phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Nhưng trong số đó cũng có không ít các trò chơi nhằm phát triển các tố chất nhanh nhẹn và khéo léo cho trẻ như một số các trò chơi: lăn bóng, chạy tiếp cờ, chuyền bóng, mèo bắt chuột, đổi đồ chơi cho bạn Các tố chất nhanh nhẹn và khéo léo không phải tự nhiên mà có, nó phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài bằng các động tác thể dục đặc biệt là bằng các trò chơi vận động. Khi tổ chức cho trẻ chơi bất kỳ một trò chơi vận động nào đều phải đặt ra cho trẻ một số các nhiệm vụ vận động cụ thể. Để thực hiện được các nhiệm vụ vận động đó đòi hỏi ở các trẻ phải biểu thị sự nhanh trí, tự tin, sáng tạo, phải biết phối hợp các vận động cơ bản, biết phối hợp đúng lúc và thực hiện một cách liên tục. Sự nhanh nhẹn và khéo léo của trẻ được diễn ra trên cơ sở linh hoạt của hệ thần kinh, của khả năng cảm giác vận động, và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự hoạt động của hàng loạt các cơ quan vận động trong cơ thể. 2. Thực trạng vấn đề 2. 1. Thuận lợi: a.Cơ sở vật chất: - Trường luôn luôn được sự quan tâm của phòng giáo dục Quận Hoàn Kiếm 3/27
  5. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. b. Giáo viên: - Bản thân là một giáo viên lâu năm, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, yêu nghề mến trẻ, thực hiện tốt các công việc mà trường phân công. - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức sáng tạo vươn lên trong chuyên môn. - Giáo viên đã tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn về nghiệp vụ do trường và Quận tổ chức. c. Học sinh: - Trẻ có sức khỏe, nề nếp, thói quen tốt trong các hoạt động. - Các cháu hồn nhiên, nhanh nhẹn, thông minh, mạnh dạn trong giao tiếp. d. Phụ huynh: - Được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh nên việc chăm sóc- giáo dục có nhiều thuận lợi. - Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc giáo dục con nên rất thuận lợi trong việc tuyên truyền kết hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. 2.2. Khó khăn a. Giáo viên: - Việc tích hợp các trò chơi dân gian, các trò chơi luyện tập các ngón tay còn gò bó và hạn chế. b. Học sinh: - Một số học sinh trong lớp còn nhút nhát hoặc quá hiếu động. - Một số học sinh yếu, hay nghỉ học nên có nhiều khó khăn trong việc cung cấp kiến thức kịp thời cho trẻ. c. Phụ huynh: - Trình độ dân trí không đồng đều nên ảnh hưởng nhiều đến việc kết hợp, tuyên truyền còn nhiều hạn chế. d. Cơ sở vật chất: - Đồ dùng, đồ chơi, các loại tài liệu sách về các trò chơi vận động chưa đủ chủng loại phục vụ chương trình - Trường lớp chật hẹp, không có không gian ngoài trời cho trẻ hoạt động. 3. Các biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động 3.1. Biện pháp 1 : Xây dựng kế hoạch các trò chơi vận động cho trẻ. Việc xây dựng kế hoạch là một việc không thể thiếu của người giáo viên. Có xây dựng tốt kế hoạch mới giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc phát triển các tố chất nhanh- mạnh- bền - khéo cho trẻ , có kế hoạch, có biện pháp tác động đến trẻ đảm bảo yêu cầu phát triển toàn diện cho trẻ. 4/27
  6. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Mục đích của việc xây dựng kế hoạch để nắm được những trò chơi vận động nào đã làm được và chưa làm được để có kế hoạch bổ sung vào chủ đề sau, những giai đoạn sau : Kế hoạch các trò chơi vận dộng cho trẻ năm học 2017 – 2018 Thời gian Nội dung Biện pháp Lưu ý - Trang trí góc vận - Nghiện cứu, sưu tầm các - Vận động Tháng 9 động. nguyên vật liệu làm đồ dùng phụ huynh đồ chơi. ủng hộ. -Nói rõ cách - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức cho trẻ chơi theo kế chơi , luật theo chủ đề: Trường hoạch các TCVĐ: chơi. mầm non +PT nhóm cơ nhỏ: - Sưu tầm, sáng tạo 1.Nu na nu nống. các trò chơi vận 2.Kéo cưa lừa xẻ. động theo chủ đề : 3.Tập tầm vông. Trường mầm non +PT nhóm cơ lớn: 1.Dung dăng dung dẻ. 2.Nhảy theo bóng. 3.Tiếng trống vang. (ST) - Giao lưu TCVĐ 4. Bật qua các chướng ngại - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi vật với phụ thực hiện chủ đề huynh. - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức cho trẻ chơi theo kế - Nói rõ cách Tháng 10 theo chủ đề: Bé và hoạch các TCVĐ: chơi, luật gia đình +Nhóm cơ nhỏ: chơi. 1.Ngón tay nhảy. - Tiếp tục sưu tầm 2.Tôi có thể đếm được hơn. các trò chơi vận 3.Chi chi chành chành động theo chủ đề: 4.Gia đình hạnh phúc. Bé và gia đình 5.Ai thế nhỉ. 6.Ngôi nhà của gia đình bé. 7.Xây nhà. +Nhóm cơ lớn: 1.Chuyền bóng qua chân. 2.Khiêng trứng 3. Chuyền thảm - Giao lưu TCVĐ 4. Đấm bốc - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi với phụ thực hiện chủ đề huynh. 5/27
  7. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 11 theo chủ đề : Ngày TCVĐ: chơi, luật hội của cô giáo. +Nhóm cơ nhỏ: chơi. - Sưu tầm, sáng tạo 1. Đồng hồ quả lắc. các TCVĐ theo chủ 2.Em làm nghệ sĩ đề : Ngày hội của cô 3. Bác đưa thư nhỏ tuổi giáo. +Nhóm cơ lớn: 1. Kéo co. 2.Ném bóng vào rổ. 3.Tôi là công nhân bốc xếp hàng. 4.Bô linh. 7.Bé làm thợ xây. - Giao lưu TCVĐ - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi với phụ huynh thực hiện CĐ - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 12 chủ đề : Động vật. TCVĐ: chơi, luật - Sưu tầm bổ xung +Nhóm cơ nhỏ: chơi. các trò chơi vận 1.Mèo con. động theo chủ đề: 2.Chú bò nhỏ. Động vật – Noel – 3.Năm chú chó nhỏ. Tết dương lịch 4.Tám chú lợn con. 5.Thỏ con của bé. 6.Chú vịt con. 7.Con nhện. 8.Con sên. 9.Con voi. 10.Con chim hải âu. +Nhóm cơ lớn: 1.Mèo đuổi chuột 2. Đua ngựa. 3.Cáo và thỏ. 4.Gấu đi lấy mật ong. 5.Rồng rắn lên mây. 6.Câu ếch. 7.Bịt mắt bắt dê. 8.Thả đỉa ba ba. - Giao lưu TCV Đ 6/27
  8. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Đánh giá sau khi - Phối kết hợp thực hiện chủ đề. với phụ huynh - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 1/ theo chủ đề: Nước, TCVĐ: chơi, luật 2018 hiện tượng tự nhiên, + Nhóm cơ nhỏ: chơi. thực vật 1.Lộn cầu vồng. - Sưu tầm bổ xung 2.Chăm sóc cây xanh. các trò chơi vận 3.Hái quả. động theo chủ đề: 4.Gieo hạt nảy mầm. Nước- HTTN- Thực 5.Trồng nụ trồng hoa vật + Nhóm cơ lớn: - Đánh giá sau khi 1.Trượt băng. thực hiện chủ đề. 2.Chạy hình chữ chi. 3.Chiếc phao kì diệu. - Phối kết hợp 4.Trời nắng trời mưa. với phụ huynh 5.Bong bóng bay. 6.Chạy cướp cờ. 7.Chuyển quả. 8.Lăn dưa hấu. - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Sửa sai cho Tháng 2 chủ đề : Tết và mùa TCVĐ: trẻ xuân. +Nhóm cơ lớn: - Sưu tầm, sáng tạo 1.Ném còn. các trò chơi vận 2.Ném vòng cổ chai. động theo chủ đề: 3. Đua thuyền. Tết và mùa xuân. 4.Khiêu vũ với bóng. (ST) - Giao lưu TCV Đ - Đánh giá sau khi - Phối kết hợp thực hiện chủ đề. với phụ huynh 7/27
  9. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Xây dựng kế hoạch - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 3 theo chủ đề : giao TCVĐ: chơi, luật thông +Nhóm cơ lớn: chơi. - Sưu tầm các trò 1.Ô tô vào bến. chơi vận động theo 2.Bánh xe quay. chủ đề Giao thông. 3. đèn xanh, đèn đỏ. 4.Máy bay. - Giao lưu TCV Đ 5.Tàu hỏa - Phối kết hợp - Đánh giá sau khi với phụ thực hiện chủ đề. huynh. - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 4 chủ đề : Quê hương- TCVĐ: chơi, luật đất nước +Nhóm cơ nhỏ: chơi. - Sưu tầm các trò 1. Ô ăn quan. chơi vận động theo 2.Gẩy que. chủ đề 3.Tết dây. +Nhóm cơ lớn: 1.Trốn tìm. 2.Ném loong. 3.Nhảy dây. 4.Đồ cứu. - Giao lưu TCV Đ 5. Đôi dép khổng lồ - Đánh giá sau khi - Phối kết hợp thực hiện chủ đề. với phụ huynh 8/27
  10. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - XD kế hoạch theo - Tổ chức theo kế hoạch các - Nói rõ cách Tháng 5 chủ đề : Bác Hồ TCVĐ: chơi, luật kính yêu - Trường +Nhóm cơ nhỏ: chơi. tiểu học 1.Chơi chuyền. - Sưu tầm các trò 2.Thắt dây chun. chơi vận động theo +Nhóm cơ lớn: chủ đề: Bác Hồ kính 1.Nhảy lò cò. yêu. 2.Đẩy bóng qua sân. 3. Đá bóng vào gôn - Đánh giá sau khi - Phối kết hợp thực hiện chủ đề. với phụ huynh * Kết quả : Nhờ có kế hoạch cụ thể sát với thực tế nên cũng giúp cho tôi tổ chức rèn luyện các tố chất vận động cho trẻ tốt hơn, dễ dàng phát hiện những gì đã làm được và chưa làm được. Những mặt mạnh, mặt yếu của từng trẻ để bổ sung vào chủ đề sau, những giai đoạn sau - Kế hoạch cũng chính là cái mốc giúp cho giáo viên thực hiện và phấn đấu nâng cao trình độ , từ đó các tố chất nhanh- mạnh- bền- khéo của trẻ được phát triển tốt hơn. 3.2. Biện pháp 2: Trang trí và làm thêm đồ dùng đồ chơi cho góc vận động. Ngay từ đầu năm học lớp tôi cùng với giáo viên trong lớp đã suy nghĩ để trang trí góc vận động đẹp, có nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ để khi trẻ chơi ở góc vận động không còn nhàm chán. Các đồ dùng đồ chơi đều được làm từ các nguyên vật liệu phế thải, dễ tìm, dễ kiếm, trang trí đơn giản mà đẹp, phù hợp với trẻ. Trẻ rất thích khi được cùng cô làm các đồ dùng, đồ chơi cho góc vận động của lớp mình.Sau 3 năm thuwch hiện chuyên đề tôi đã làm được một số đồ dùng sau: 2.1.Đồ chơi Bô linh: Sưu tầm vỏ hộp sữa tươi cô gái Hà Lan loại 1,5 l. Cách làm: Bóc hết lớp giấy bên ngoài, rửa sạch, phơi khô và dùng đề can các màu trang trí xung quanh. Bằng cách trang trí đơn giản như vậy tôi đã có đồ dùng cho trò chơi Bô linh. 2.2.Đồ chơi quả tạ: Bóng nhựa nhỏ các màu, sưu tầm ống nước bằng nhựa. Cách làm: Cắt ngắn ống nước khoảng 20cm, cắt đề can trang trí xung quanh ống nước. Bóng khoét lỗ tròn để cho ống nước vào. Làm hai đầu như vậy rồi dùng súng bắn keo xung quanh. Như vậy đã xong một quả tạ. Tương tự tôi 9/27
  11. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” làm nhiều quả tạ để trẻ có thể sử dụng tập các động tác thể dục chơi trong góc vận động. 2.3.Đồ chơi đấm bốc Cách làm: Lấy dạ cắt khâu bao hình khối trụ rồi nhồi bông, vải vụn 2.4.Đồ chơi bao cát. Cách làm: Lấy vải vụn may thành túi hình hoa,quả lộn đường may lại và cho cát hoặc sỏi nhỏ vào đầy bên trong, khâu kín miệng túi lại. 2.5.Đồ chơi đá bóng, đánh bóng vào gôn Cách làm: Tận dụng những ống sắt tủ bạt đã qua sử dụng lắp ráp khung thành. Sau đó lấy dây dù đan thành lưới buộc chặt xung quanh khung thành. 2.6. Đồ chơi nhảy, bật Cách làm: Tận dụng những ống sắt tủ bạt lắp tạo theo ý thích, sau đó gài lưới cho trẻ nhảy, bật theo yêu cầu của cô. 2.7. Đồ chơi ô dù Các làm: Lấy vải cắt tạo thành những chiếc ô dù đường kính từ 180m -> 2m 2.8. Đồ chơi những đôi dép Cách làm: Dùng thảm xốp đã qua sử dụng cắt thành những đôi dép 2.9. Đồ chơi bật tách - chụm Cách làm: Dùng những tấm thảm trải sàn trang trí thêm họa tiết hoặc dán chữ cái hoặc số, bàn chân 2.10. Hoa thể dục: Làm bằng những hộp sữa và vải dạ cắt thành bông hoa, trang kim thép * Kết quả : Nhờ có nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, hấp dẫn mà số lượng trẻ tham gia chơi góc vận động ngày càng đông. Trẻ rất mong muốn được chơi tại góc vận động để vừa được chơi vừa được giao lưu với các bạn. Ngoài góc vận động ra trẻ rất hứng thú chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động ngoài trời, cũng như các trò ngón tay. Hoa thể dục Bật theo yêu cầu 10/27
  12. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Bô linh Quả tạ Đôi dép Ném vòng Bao cát Nhảy, bật với độ cao khác nhau 11/27
  13. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Khung thành, đấm bốc ô dù 3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm và sáng tạo một số trò chơi vận động Phát triển nhóm cơ nhỏ: 1.Ngón tay nhảy. Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà.Hai bàn tay nắm lại giơ ra phía trước.Trẻ nghe, quan sát các động tác, đọc và làm cùng cô. - “Bạn có thể nhảy bằng môt chân chứ?” (Giơ các ngón trỏ lên) -“Tôi có thể lắm chứ.” (Chống các ngón trỏ xuống đất và làm động tác nhảy.) - “Bạn có thể vẫy một tay chứ” (Hai tay ra trước mặt,các ngón tay giơ thẳng và quay mặt hai lòng bàn tay vào nhau. Khi đọc câu văn, tay phải vẫy vẫy như đang hỏi tay trái.) - “Tôi có thể vẫy tay trái lắm chứ” (Tay trái vẫy vẫy như đang trả lời tay phải) - “Bạn có thể vẫy cả hai tay chứ?”(Tay trái vẫy vẫy như đang hỏi lại tay phải) - “Tôi có thể vẫy hai tay được lắm chứ”(Cả hai tay đều vẫy vẫy như nhau) Hiệu quả: - Tập nói câu ngắn tả đăc điểm của tay và chân - Tâp vận động các ngón tay và phát triển cơ nhỏ 2.Tôi có thể đếm được hơn Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Một,hai, ba, bốn(Giơ dần từng ngón tay theo số lượng đếm) - Tôi có thể đếm thêm chút nữa (Vươn thẳng các ngón tay đếm lên) - Năm, sáu, bẩy, tám (Giơ tiếp dần từng ngón tay theo số lượng đếm) - Các ngón tay đứng thẳng lên nào(Vươn thẳng các ngón tay đếm lên) - Chín, mười những ngón tay dũng cảm.( (Giơ tiếp dần từng ngón tay theo số lượng đếm) Hiệu quả: Tập vận động của các ngón tay, tập đếm trong phạm vi 10. 3. Gia đình hạnh phúc 12/27
  14. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Mẹ yêu của bé (Giơ tay phải đang nắm dùng tay trái kéo ngón cái lên) - Bố ngồi cạnh bên (Nhấc ngón trỏ lên) - Anh cao khỏe hơn (Nhấc ngón giữa lên) - Chị ngồi vờn bóng (Nhấc ngón nhẫn lên) - Em bé tí hon - Đang ngồi múa hát (Nhấc ngón út lên) - Cả nhà vui vẻ ( Cả năm ngón tay vẫy vầy) Hiệu quả: Tâp vận động các ngón tay và phát triển cơ nhỏ 4 .Ai thế nhỉ? Cách chơi: Trẻ ngồi trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Hãy nhìn xem gia đình tôi nhé! ( Giơ tay lên trước mặt) - Người thì cao( Giơ ngón giữa) - Người thì béo ( Giơ ngón cái) - Người tầm thước ( Giơ 2 ngón tró và ngón nhẫn) - Người bé tí tẹo tèo teo ( Giơ ngón út) Hiệu quả: - Tả về đặc điểm của các thành viên trong gia đình - Làm động tác phát triển cơ nhỏ của các ngón tay. 5. Ngôi nhà của gia đình bé Cách chơi: Trẻ đứng thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc theo và làm các động tác cùng cô. - Mái nhà che nắng che mưa (Giơ hai tay lên đầu, các ngón tay đan vào nhau tạo thành hình mái nhà) - Bức tường cao ngất chắn mưa tối ngày (Hai tay giơ thẳng lòng bàn tay quay trong song song với nhau) - Cửa xinh hứng nắng vào nhà (Hai ngón cái và hai ngón trỏ chụm vào nhau tạo thành hình khuôn cửa) - Cửa rộng để mở ra vào tự do (Hai tay đưa sang hai bên,gập khuỷu tay tạo thành hình vuông,bàn tay giơ thẳng quay vào phía trong) - Ống khói vươn thẳng lên cao. (Giơ cao cánh tay phải lên đầu). Hiệu quả: - Tập nói câu vắn vần và kết hợp vận động phù hợp. - Tâp vận động các ngón tay và phát triển cơ nhỏ 6. Mèo con Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Hai chú mèo cùng nhau vờn bóng.(Giơ hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải lên). 13/27
  15. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Chạy loăng quoăng đi khắp mọi nơi. (Để hai ngón trỏ và giữa lên mặt bàn và làm động tác như chạy). - Hai chú khác lại cùng chạy đến. (Giơ hai ngón tay trỏ và giữa của bàn tay trái lên). - Cùng chay theo chú mèo kia. (Để hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa của tay trái lên mặt bàn và làm động tác như chạy). - Cả bốn chú cùng nhau đùa giỡn. (Cả bốn ngón cùng làm như động tác như mèo chạy và đuổi nhau). Hiệu quả: - Tập nói những câu ngắn miêu tả đặc điểm của con mèo đang chơi. - Rèn luyện vận động cơ nhỏ của đôi bàn tay. 7.Chú bò nhỏ Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Chú bò ngồi gặm cỏ (Giơ một tay lên,sau đó gập một ngón xuống). - Chú bò ngồi nhai rơm (Gập thêm một ngón khác xuống) - Chú bò ngồi cúi uống nước (Gập thêm một ngón khác xuống) - Chú bò đã no nê (Gập thêm một ngón khác xuống) - Về nằm nhai tí tép (Gập thêm một ngón khác xuống) Hiệu quả: - Tập nói những câu ngắn để tả đặc điểm của con bò - Rèn luyện vận động cơ nhỏ của đôi bàn tay 8. Em làm nghệ sĩ Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà. Khi cô nói đến nhạc cụ nào, cô và trẻ làm động tác như chơi nhạc cụ đó: - Chơi đàn pi-a-nô ( Mười đầu ngón tay của trẻ đưa ngang trên mặt sàn như đang đánh đàn pi-a-nô. - Chơi đàn ghi ta ( Tay trái giơ cao ngang tầm vai và hơi gập. các ngón tay trái vận động nhẹ nhàng như đang đánh dây đàn. Tay phải để tầm ngang bụng, đầu ngón cái chạm vào đầu ngón trỏ như đang cầm móng gảy. tay phải làm đông tác gảy ở cổ tay) Hiệu quả: Tập luyên sự khéo léo của đôi bàn tay qua việc chơi nhạc cụ 9. Đồng hồ quả lắc Cách chơi: Mỗi trẻ ngồi cách nhau một sải tay trước mặt cô, vừa đọc lời thơ , vừa làm theo các động tác. Đồng hồ quả lắc: Trẻ đưa 2 tay cầm vào 2 tai. Tích tắc đêm ngày: lắc lư đầu sang 2 bên. Kim ngắn chỉ giờ: 1 tay đưa sang ngang. Kim dài chỉ phút: 1 tay giơ lên cao. Đồng hồ quả lắc, tích tắc tích tắc: Làm như câu 1-2. Hiệu quả: Giúp trẻ vận động cơ tay và cơ cổ. 10. Chăm sóc cây xanh 14/27
  16. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe, quan sát, đọc và làm các động tác cùng cô. - Một hạt đậu nằm sâu dưới đất (Bàn tay trái ngửa lên hơi khum. Các ngón tay phải chụm lại đặt vào giữa lòng bàn tay trái) - Mây bay qua gọi: Hạt đậu ơi! ( Bàn tay phải giơ lên cao rồi vẫy vẫy xuống lòng bàn tay trái) - Nắng chiếu xuống gọi: Hạt đậu ơi! (Bàn tay phải vuốt lòng bàn tay trái nhẹ nhàng) - Mưa rơi xuống tắm mát rồi gọi: Hạt đậu ơi! ( Hai bàn tay vỗ nhẹ vào nhau) - Hạt đậu lay động dậy vương người (Hai bàn tay chum lại rồi vương dần như các lá cây mọc) - Gió thổi nhẹ cho cây mau lớn ( Hai tay lên cao và lắc cổ tay như gió reo) - Cây lớn mau, lớn mau ( Đứng dần dậy tay vương lên cao, hai bàn tay vươn rộng dần ra) Hiệu quả: Luyện tập các cơ bắp bộ phận cơ thể, ngón tay , óc tưởng tượng 11. Hái quả Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn cô và trẻ vừa nói vừa làm động tác. - Đi vào vườn hái quả hái quả ( Tay trái chống hông làm như đang càm giỏ) - Một hồng đỏ - Cho vào giỏ ( Tay phải làm động tác hái quả từ cây cao xuống cho vào giỏ) - Hai táo xanh - Về làm bánh ( Làm 2 động tác hái quả tương tự) - Ba cam vàng - Mang về vắt (Làm 3 động tác hái quả tương tự) - Bốn quả lê và 1 số quả khác hái đến 10 quả - Mang về đếm ( Làm động tác tương tự) - Cùng đếm nào - Bao nhiêu quả?Vừa đếm vừa gập dần từng ngón tay xuống lòng bàn tay) - 10 quả chẵn xòe 10 ngón tay ra. Hiệu quả: Làm động tác phát triển cơ nhỏ của đôi bàn tay 2. Phát triển nhóm cơ lớn: 1.Nhảy theo bóng. Chuẩn bị: 2- 3 quả bóng cao su, sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ. Cách chơi: Trẻ quan sát và nhảy theo quả bóng. Cô đập bóng xuống sàn, bóng nảy cao, trẻ nhảy cao, bóng nảy thấp trẻ nhảy thấp, bóng không nảy thì trẻ dừng lại. Hiệu quả: Phát triển chú ý và tập trung của trẻ. 2.Tiếng trống vang. Chuẩn bị: vòng thể dục , trống nhỏ, sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ. 15/27
  17. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 8- 10 trẻ. Trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ lần lượt bật liên tục qua các vòng tròn, chạy đến đánh trống (Trẻ trước bật đến vòng cuối trẻ tiếp theo bật không cần hiệu lệnh). Đội nào nhanh hơn là đội chiến thắng. Hiệu quả: Phát triển cơ chân , tay và sự nhanh nhẹn của trẻ. 3.Trò chơi Mèo đuổi chuột. Chuẩn bị: Trẻ thuộc thơ Mèo đuổi chuột, sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng. Tay nắm chặt tay Trốn đâu cho thoát Xếp thành vòng rộng Thế là chú chuột Chuột luồn lỗ hổng Lại đóng vai mèo Chạy vội chạy mau Co cẳng đuổi theo Mèo chạy đằng sau Bắt mèo hóa chuột Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn rộng, tay giơ cao, một bạn làm chuột, một bạn làm mèo. Chuột chạy trước, mèo đuổi theo sau, vừa đuổi các bạn vừa đọc bài thơ Mèo đuổi chuột. Khi mèo bắt được chuột tất cả các bạn cùng ngồi xuống. Bạn làm chuột đổi thành mèo. Hiệu quả: Phát triển tố chất thể lực: nhanh nhẹn, bền, khéo. 4.Trò chơi Cáo và thỏ. Chuẩn bị: 1 Mũ cáo, nhiều mũ thỏ. Trên bãi cỏ Có cáo gian Các chú thỏ Đang rình đấy Nhảy tung tăng Cẩn thận nhé. Rất vui vẻ Kẻo cáo gian Thỏ nhớ nhé Tha đi mất. Cách chơi: Vẽ một đường thằng ngăn làm nhà của thỏ, cáo ngồi giả vờ ngủ, các bạn khác làm thỏ vừa đi vừa đọc thơ. Đọc hết bài thơ cáo tỉnh dậy và đi bắt thỏ, chú thỏ nào chạy chậm không về kịp nhà bị cáo bắt thì phải làm cáo. Hiệu quả: Phát triển tố chất thể lực: nhanh. 5. Trò chơi đua ngựa. Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, chân trước, chân sau, hai tay để trước ngực giả cầm dây cương. Khi cô lắc xắc xô chậm, ngựa phi chậm, cô lắc xắc xô nhanh ngựa phi nhanh. ( Có thể cho trẻ thi đua theo nhóm) Hiệu quả: Luyện tập các cơ cổ tay và phản xạ nhanh. 6.Trò chơi Gấu đi lấy mật ong. Chuẩn bị: Chướng ngại vật, túi cát, cổng chui, cây treo tổ ong. Cách chơi: Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm 5 trẻ, xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ bò chui qua cổng, tiếp tục bò zích zắc qua các chướng ngại vật. Sau đó lấy bao cát ném thật xa để đuổi ong đi và chạy lại cây nhảy cao lên để với túi mật, chạy nhanh về bỏ vào giỏ. Trẻ trước chui qua hầm thì trẻ sau bắt đầu xuất phát. Hiệu quả: Phát triển tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo. 16/27
  18. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” 7.Trò chơi Khiêu vũ với bóng. ( Sáng tạo) Chuẩn bị: Xắc xô (Có thể dùng nhạc). Cách chơi: Cho trẻ tìm bạn chơi của mình, dùng các bộ phận cơ thể để giữ bóng. Khi cô lắc xắc xô chậm trẻ nhún nhảy chậm, lắc nhanh nhảy nhanh. Đôi nào rơi bóng trước bị thua cuộc phải ra khỏi một lần chơi. Hiệu quả: Trẻ phản xạ nhanh và khéo léo không để bóng rơi. 8. Trò chơi Trượt băng. Chuẩn bị: Báo cũ. Cách chơi: Chơi theo 3 cách. + Cách 1: Chơi với cả tờ báo: trải rộng tờ báo xuống đất, trẻ đứng lên trên tờ báo, chân trước chân sau. Bắt đầu trượt: chân sau trượt trước, bàn chân trượt sát đất và đẩy báo theo, mũi bàn chân sau sát gần gót bàn chân trước, đến lượt bàn chân trước trượt giống như bàn chân sau, khi báo phẳng ra chân sau lại trượt lên. + Cách 2: Cắt đôi tờ báo thành 2 mảnh, trải xuống đất. Mỗi chân giẫm lên một mảnh báo và di chuyển Hiệu quả: Phát triển tố chất khéo léo, dẻo dai. 9.Chiếc phao kì diệu. Chuẩn bị: Phao hoặc lốp cũ. Cách chơi: + Nhảy chụm 2 chân: đặt nối tiếp những chiếc phao với khoảng cách đều nhau 40- 70 cm, chụm 2 chân nhảy vào trong phao thứ nhất rồi nhảy vào các phao tiếp theo. + Chui phao: Từ vạch xuất phát chạy tới chiếc phao đặt ở vị trí nhất định, chui phao qua đầu, luồn xuống chân rồi chạy về vạch xuất phát.Chơi theo luật tiếp sức. Nếu trẻ bỏ qua phao hoặc thực hiện không đúng động tác qui định bị mất lượt chơi. Đội nào có số thành viên làm đúng nhiều hơn là đội chiến thắng. Hiệu quả: Phát triển các tố chất thể lực: nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt. Trẻ có tinh thần kỉ luật và hợp tác. 10. TC: Đôi dép khổng lồ Chuẩn bị: 6-> đôi dép - Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 2m. Mỗi vạch dài 4-5m. Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội chơi đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. 2 bạn xỏ vào cùng một chiếc dép và phải khéo léo đi làm sao cho không bị tuột dép cho đến hết vạch. Sau đó 2 bạn tiếp theo của đội lại bắt đầu đi. Hết bản nhạc đội nào có số dép nhiều hơn đội đó dành chiến thắng Hiệu quả: Rèn trẻ tính khẩn trương, tinh thần đoàn kết, bền bỉ, khéo léo, cẩn thận 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường giao lưu vận động giữa các nhóm lớp. GIÁO ÁN 17/27
  19. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT ĐỀ TÀI: GIAO LƯU NGÀY HỘI THỂ THAO I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: * Kiến thức: - Trẻ nói được tên các vận động, nắm được kỹ thuật thực hiện các vận động: + Ném bóng vào rổ + Đánh bóng vào gôn + Bật qua các chướng ngại vật có kích thước khác nhau - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi các trò chơi vận động * Kỹ năng: - Trẻ thực hiện được các kỹ năng: Ném bóng vào rổ, đánh bóng vào gôn, bật qua các chướng ngại vật có kích thước khác nhau - Trẻ được phát triển các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo qua các hoạt động vận động - Trẻ có kỹ năng phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện vận động * Thái độ: - Trẻ chủ động, tích cực tham gia hoạt động - Trẻ có tinh thần tập thể, biết hợp tác với bạn trong khi tham gia thực hiện II. CHUẨN BỊ: - 2 cột bóng đứng, 12-15 quả bóng to - Gôn bóng, 12-15 quả bóng nhỏ, 1 gậy đánh gôn - 6 chướng ngại vật có kích thước khác nhau - 1 cúp vàng, 1 cúp bạc - Đĩa nhạc: + Khởi động bài hát “ Chào bình minh” + Nhạc không lời bài” Bé khỏe, bé ngoan” + Nhạc và lời bài “ Chuyện con cào cào” + Nhạc trao phần thưởng + Nhạc dân vũ ( Vũ điệu rửa tay) + Nhạc hồi tĩnh ( Nhạc nhẹ không lời) - Môi trường lớp học trang trí theo hội thi “ Ngày hội thể thao” - Trẻ mặc trang phục 2 màu ( da cam – trắng)gọn gàng, dễ vận động III. CÁCH TIẾN HÀNH: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Khởi động: Các con cùng nghe nhạc và đồng diễn theo nhạc ( Cô bật - Trẻ về đội hình nhạc bài: Chào bình minh) 4 hàng ngang và - Chào mừng tất cả các bạn lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm VĐ non 1-6 đã đến với “ Ngày hội thể thao” 18/27
  20. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Ngày hội thể thao là một trong những chùm hoạt động của lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non 1-6 để lập thành tích chào đón - Trẻ vỗ tay ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11. Đến với hội thi ngày hôm nay có các bác, các cô trong ban giám hiệu nhà trường chúng mình hãy dành một tràng vỗ tay chào đón các vị khách quý. - Và thành phần không thể thiếu được trong hội thi ngày hôm nay, đó là 18 vận động viên nhí của lớp mẫu giáo lớn A1. - Các cô giáo: Thanh Phương, Tuyết Lan và Nguyễn Thị Nhàn sẽ là những trọng tài giúp cho hội thi “ Ngày hội thể thao” thành - Trẻ vỗ tay công rực rỡ. 2. Trọng động: - Các vận động viên nhí sẽ được chia làm 2 đội gồm: - Trẻ vỗ tay + Đội “ Bé yêu” trong trang phục ỏo màu da cam + Đội “ Bé ngoan” trong trang phục áo màu trắng - Trong “ Ngày hội thể thao” sẽ diễn ra 3 trò chơi vận động - Trẻ vỗ tay quen thuộc mà chúng ta đã biết, đã chơi và ngày hôm nay không chỉ là cơ hội để thi đấu mà còn là dịp chúng ta thể hiện thật tốt kỹ thuật của những vận động cùng với : + Trò chơi “Ném bóng vào rổ”. Muốn ném được bóng vào rổ các vận động viên phải lưu ý đứng chân rộng bằng vai, người hơi ngả ra sau , dùng sức của thân và 2 tay để ném bóng + Trò chơi: “Đánh bóng vào gôn” đặt bóng vào vạch xuất phát, chân trái bước lên, 2 tay cầm gậy đánh thẳng bóng vào gôn + Trò chơi “ Bật qua các chướng ngại vật có kích thước khác nhau” đứng chụm chân dưới vạch xuất phát, hai tay chống hông, gối hơi khụy khi cú hiệu lệnh bật qua các chướng ngại vật Muốn thực hiện tốt 3 vận động này các vận động viên cố gắng phối hợp với nhau khéo léo, nhịp nhàng, nhanh nhẹn và chính xác. - Hội thi sẽ diễn ra làm 2 phần + Phần 1: Thử tài của bộ Mỗi đội sẽ chia làm 3 nhóm, các vận động sẽ diễn ra cùng một lúc. Khi hết bản nhạc là lượt chơi kết thúc và khi có hiệu lệnh trống là các nhóm chuyển vận động. + Phần 2: Chung sức Đứng thành 2 đội, các đội lần lượt thi đấu, mỗi thành viên trong đội lần lượt thể hiện 3 vận động liên hoàn, Cùng chung sức thực hiện thật tốt để dành giải cho đội mỡnh. - Mời các vận động viên cất hoa và về vị trí để hội thi được bắt đầu Phần thi thứ nhất: Thử tài của bé * Ném bóng vào rổ: 19/27
  21. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” . Cách chơi: Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 trẻ. Khi có hiệu lệnh lần lượt các thành viên hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, đứng chân rộng bằng vai, người hơi ngả ra sau , dùng sức của thân và tay để ném bóng vào rổ . Luật chơi: Người trước ném bóng xong, người sau mới được cầm bóng. Những quả bóng ném không vào rổ là những quả không được tính. Trong thời gian 1 bản nhạc nhóm nào ném được nhiều quả bóng vào rổ hơn là thắng cuộc * Bật qua chướng ngại vật: . Cách chơi: Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 trẻ. Khi có hiệu lệnh bật lần lượt các thành viên đứng chụm chân dưới vạch xuất phát - Trẻ chia thành hai tay chống hông, gối hơi khụy bật qua chướng ngại vật 2 đội, mỗi đội . Luật chơi: Người trước bật xong về đập tay bạn, người sau gồm 3 nhóm, mới tiếp tục bật . Thành viên nào bật qua 3 chướng ngại vật mỗi nhóm có 4 không làm đổ được thưởng một bông hoa. Trong thời gian 1 bản trẻ nhạc nhóm nào được nhiều hoa hơn là thắng cuộc * Đánh bóng vào gôn: . Cách chơi: Chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4 trẻ. Khi có hiệu lệnh đặt bóng vào vạch xuất phát đồng thời chân trái bước lên, 2 tay cầm gậy đánh thẳng bóng vào gôn . Luật chơi: Người trước đánh xong đưa gậy cho người sau. Những quả bóng đánh không vào gôn là những quả không được tính. Trong thời gian 1 bản nhạc nhóm nào đánh được nhiều quả bóng vào gôn hơn là thắng cuộc ( Sau mỗi lượt chơi: Các trọng tài làm nhiệm vụ nhận xét, thông báo kết quả. Các nhóm đổi vận động theo hồi trống) Phần thi thứ 2: Chung sức Đó kết thỳc phần thi thứ nhất Phần thi thứ 2: Chung sức Các đội đã sẵn sàng chưa? 3-2-1 bắt đầu ( Lần lượt từng đội thi) - Trẻ về 2 hàng Trao giải: Cô công bố kết quả của hội thi dọc Mời các quý vị đại biểu lên trao giải - Trẻ về đội hình Bật nhạc cho trẻ nhảy dân vũ 2 hàng ngang 3. Hồi tĩnh: - Trẻ nhảy dân Đi nhẹ nhàng ( cô bật nhạc nhẹ) vũ Ngày hội thể thao đến đây kết thúc. Xin trân trọng cảm ơn các - Trẻ nhẹ nhàng bác trong ban giám hiệu nhà trường và các vận động viên nhí của lớp A1 trường mầm non 1-6. GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG 20/27
  22. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Đề tài : Lăn bóng theo đường dích dắc qua 5 điểm Ôn : Chuyền bóng qua đầu TCVĐ: Ai nhanh nhất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài tập: Lăn bóng theo đường dích dắc qua 5 điểm - Trẻ biết cách lăn bóng theo đường dích dắc qua 5 điểm theo sự hướng dẫn của cô. - Trẻ biết tập thể dục để có một sức khỏe tốt. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phối hợp mắt, tay, chân để lăn bóng theo đường dích dắc qua 5 điểm - Luyện và phát triển vận động bật qua trò chơi - Biết chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô - Rèn luyện tính tự tin khi tham gia tập cá nhân hoặc cùng các bạn 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực trong giờ học. - Thực hiện theo yêu cầu của cô. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Trang phục gọn gàng, phù hợp với thời tiết. - Nhạc: khởi động (Hello how do you do ), BTPTC (nhạc không lời) và luyện tập VĐCB (nhạc không lời) , chơi trò chơi hồi tĩnh (nhạc không lời) 2. Chuẩn bị của trẻ. - Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết. - 20 bộ hoa cầm tay tập thể dục, 10 quả bóng - 5 điểm dích dắc (hoa tay thể dục của trẻ xếp vào, 4 bông thành 1 điểm) - Vạch chuẩn. - Hình bàn chân theo yêu cầu cho trẻ chơi trò chơi. - Rổ đựng hoa 3. Đội hình. - 2 hàng dọc , 4 hàng dọc, 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Chúng mình có biết sắp tới sẽ diễn ra hội thì gì không? - Bé khỏe bé - Để tham gia hội thi này chúng mình cần có 1 cơ thể khỏe mạnh, ngoan dẻo dai và nhanh nhẹn, vậy để có được điều đó chúng mình cần phải làm gì? - Để trở thành những bé khỏe bé ngoan thì hàng ngày chúng mình phải tập thể dục, luyện tập thật giỏi các bài vận độn. Và hôm nay cô - Trẻ trả lời 21/27
  23. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” sẽ hướng dẫn thêm cho chúng mình 1 bài tập vận động mới, nhưng trước khi đến với bài tập này các con hãy đi lấy hoa và khởi động cùng với cô nào. 2. Phương pháp hình thức tổ chức 2.1. Khởi động. - Trẻ đi lấy - Cho trẻ khởi động theo nhạc bài Hello how do you do hoa Cô cho trẻ đi các kiẻu chân theo hiẻu lẻnh cẻa cô: đi thường - > đi bằng mũi bàn chân-> đi thường -> đi bằng gót chân-> đi thường, đi vào đi ra->Đi khom lưng -> Đi thường chạy chậm -> - Trẻ nghe chạy nhanh-> chạy chậm dần-> đi thường. nhạc và khởi - Trẻ về 2 hàng dọc, điểm số 1-2, chuyển đội hình thành 4 hàng dọc, động cùng tập bài tập phát triển chung. cô 2.2. Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: Sau đây các con sẽ thực hiện bài tập phát triển chung nhé. (Trên nền nhạc không lời, kếp hợp cô đếm) - Động tác tay: ( 3 lần x 8 nhịp). - Trẻ về 2 + Hai tay đưa ra trước lên cao. hàng dọc, - Động tác bụng- lườn: ( 2lần x 8 nhịp) điểm số + Hai tay đưa lên cao, nghiêng người 2 bên. - Động tác chân: ( 3lần x 8 nhịp) - Trẻ tập + Hai tay đưa ra trước đồng thời khụy gối. cùng cô. - Động tác bật nhảy. ( 2l x 8 nhịp) + Hai tay đưa lên cao sang ngang đồng thời tách chụm chân. - Một màn đồng diễn thể dục rất là đều và đẹp cô khen tất cả các con - Cho trẻ chuyển thành 2 hàng dọc (các bạn số 2 bước về hàng), sau đó về hai hàng ngang quay mặt vào nhau. - Trước khi đến với bài tập cô mời các con hãy trồng hoa vào các luống hoa trước mặt nào (Hình vuông cô đã đánh dấu sẵn trên nền nhà để trẻ đặt hoa vào làm các điểm để thực hiện vận động cơ bản ) b.Vận động cơ bản * Ôn vận động: Chuyền bóng qua đầu - Trẻ vỗ tay - Các con thấy trên tay cô có gì đây? - Với quả bóng này chúng mình có thể thực hiện được vận động gì? Ai có thể nhắc lại cho cô cách chuyền bóng qua đầu? - - Trẻ về 2 ( Nếu trẻ thực hiện chưa đạt yêu cầu cô hướng dẫn lại: hàng quay Chân rộng bằng vai, cách nhau một cánh tay. Trẻ đứng đầu hàng mặt vào cầm bóng bằng 2 tay đưa lên đầu mình hơi ngả ra sau. Trẻ thứ 2 nhau đón bóng bằng 2 tay và chuyền cho bạn tiếp theo sau, tiếp tục như vậy cho đến hết bạn cuối hàng 22/27
  24. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” Lưu ý: Khi trẻ chuyền bóng cô nhắc trẻ đón bóng không cầm vào tay bạn - Cô cho trẻ chuyền bóng qua đầu 2 lần. * Vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay bàn chân qua 7 điểm - Quả bóng - Với quả bóng này chúng ta có thể thực hiện được rất nhiều vận - Trẻ trả lời. động khác nhau, nhưng hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng mình 1 vận động mới đó là lăn bóng theo đường dích dắc qua các khóm hoa. - Trẻ trả lời - Cô làm mẫu 2 lần. + Lần 1: Không giải thích + Lần 2: Cô làm mẫu toàn bộ vận động kèm giải thích đầy đủ các thao tác của vận động: - Từ vị trí đứng của mình, cô đi ra trước vạch xuất phát chân đứng tự nhiên. TTCB: Đặt bóng trên vạch, cúi khom người, đầu gối hơi khuỵ, hai bàn tay xoè rộng tiếp bóng vào 2 bên má của quả bóng sau - Trẻ chuyền đó bắt đầu lăn bóng về phía trước theo đường zích zắc qua 5 chướng bóng ngại vật đồng thời 2 chân di chuyển theo để lăn bóng. Lưu ý: Trong quá trình lăn bóng, bóng luôn tiếp xúc với bàn tay và lăn khéo léo không làm đổ các cây hoa) - Cô cho 1 trẻ lên làm thử, sau khi xong cô cho trẻ nhận xét. Bạn đã tập đúng chưa? Đã lăn bóng theo đường zích zắc chưa? Trẻ luyện tập: để luyện tập và thi đua nhau thực hiện vận động này, các bạn bên tay phải của cô sẽ là đội số 1, còn đội bên này sẽ lại đội - Trẻ xem số 2 nhé. Hai đội đã sẵn sàng chưa? - Trẻ nghe * Lần 1: Cô mời lần lượt mỗi đội 1 bạn lên thực hiện cho đến hết. và quan sát - Cô chú ý quan sát, nhắc nhở trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ. - Trẻ nhận * Lần 2 : Thi đua giữa hai đội. xét (2-3 trẻ) + Cô nhận xét công bố kết quả của hai đội chơi. - Trẻ luyện * Lần 3: Cô tăng độ khó lên: lăn bóng liên hoàn tập - Lần này cô sẽ tăng độ khó lên cô để 11 điểm cách nhau theo hình chữ U. Mỗi đội sẽ lăn bóng liên hoàn theo hình chữ U, thời gian cho mỗi đội là 1 bản nhạc, đội nào lăn đúng, lăn nhanh sẽ là đội chiến - 2 đội cùng thắng. thi đua - Cô nhận xét, công bố kết quả khen trẻ. - Hỏi trẻ chúng mình vừa tập bài tập gì? - Gọi 2 trẻ xuất sắc lên tập lại 1 lần nữa. - 2 đội lần c. Trò hơi vận động: Ai giỏi nhất. lượt lăn - Hôm nay cô tháy các con thi đua rất là giỏi cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi, trò chơi có tên Ai giỏi nhất. Để chơi được trò chơi - Trẻ trả lời này các con hãy lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi nhé! - 2 trẻ thực + Cách chơi: Các thành viên của hai đội sẽ lần lượt bật qua các ô, hiện. nhưng lưu ý khi bật qua các ô chúng mình chú ý phải bật đúng theo chỉ dẫn của hình bàn chân được dán trên ô, sau khi bật hết các ô, các - Trẻ nghe 23/27
  25. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” con sẽ lấy 2 bông hoa về rổ của đội mình, sau đó chạy thật nhanh về đập tay vào bạn tiếp theo để bạn tiếp tục bật. + Luật chơi : chơi trong vòng 1 bản nhạc đội nào cất hoa nhanh hơn sẽ là đội chiến thắng. Nếu bạn nào khi bật mà không đúng với chỉ dẫn bàn chân đã đưa ra thì bông hoa đó sẽ không được tính. - Rồi ạ - Hai đội đã sẵn sàng chơi chưa? - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi 1-2 lần. - Cô công bố kết quả của hai đội chơi. 2.3. Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng xung quanh lớp, kết hợp nhạc nhẹ 3. Kết thúc. 5. Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh rèn luyện các tố chất nhanh- mạnh- bền- khéo cho trẻ. Để đạt được kết quả giáo dục cao thì việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là điều cần thiết, nhất là rèn luyện vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi . Vì thế Ngay từ buổi họp đầu năm cô giáo đưa ra các chỉ số cần đánh giá đặc biệt các chỉ số của bộ môn phát triển thể chất để phụ huynh hiểu được các chỉ số cần đạt của con và cách đánh giá của giáo viên. Tôi luôn giành nhiều thời gian hơn để gặp gỡ trao đổi với phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ về việc kết hợp cùng giáo viên rèn luyện bằng cách có trò chơi vận động nào mới tôi ghi rõ cách chơi, luật chơi phát về để phụ huynh nắm được và cùng chơi với con ở nhà. Đồng thời tôi luôn sưu tầm những trò chơi dân gian với những lời đồng dao dễ nhớ rồi phô tô gửi cho phụ huynh để phụ huynh đọc cho trẻ nghe và chơi cùng con ở nhà từ đó sẽ tạo môi trường thuận lợi nhất giúp trẻ rèn luyện các tố chất nhanh- mạnh- bền - khéo tạo lòng tin cho trẻ giúp trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. Bên cạnh đó việc không thể thiếu là giáo viên đưa các chỉ số đánh giá kịp thời theo từng chủ điểm để phụ huynh nắm bắt được. Từ đó giáo viên đưa ra các biện pháp cụ thể, kịp thời để đánh giá trẻ một cách sát thực nhất. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Khi thực hiện biện pháp này tôi thấy phụ huynh học sinh lớp tôi rất nhiệt tình ủng hộ , phối hợp với cô giáo chặt chẽ hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ và cùng với cô rèn luyện các trò chơi vận động theo từng chủ đề. Tôi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi các TCV Đ trong 8 tháng tại lớp mẫu giáo lớn A1 và kết quả đạt được như sau: BẢNG KẾT QUẢ CỦA TRẺ Các tố chất Nhanh Mạnh Bền Khéo 24/27
  26. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” phát triển Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt CĐ thể chất Đầu năm 65% 35% 60% 40% 68% 32% 65% 35% Cuối năm 100% 0 95% 5% 95% 5% 97% 3% Qua bảng tổng kết ta thấy các trò chơi vận động đã gây được hứng thú, thu hút trẻ, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian mà cô giáo tổ chức. Nhằm phát triển các tố chất thể lực nhanh - Mạnh - Bền - Khéo giúp trẻ mạnh dạn , tự tin, có tâm thế vững vàng bước vào lớp một, tạo tiền đề giúp trẻ phát triển toàn diện. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Từ những kết quả đạt được bản thân tôi đã rút ra một số kết luận chính như sau: Trước hết, các cô giáo phải nắm vững các phương pháp hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi vận động cụ thể gồm 5 bước: Bước 1: Tập trung trẻ – giới thiệu trò chơi. Bước 2: Giải thích cách chơi – luật chơi. Bước 3: Phân vai chơi cho trẻ (nếu có). Bước 4: Theo dõi quá trình chơi của trẻ về cách chơi, luật chơi, mối quan hệ của trẻ, tình trạng sức khoẻ, lượng vận động của trẻ (số lần trẻ chơi) sau mỗi lần chơi có nhận xét để động viên, khuyến khích trẻ. Bước 5: Kết thúc chơi: Nhắc nhở, động viên, tuyên dương trẻ. Phải chú ý đến các thời điểm tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để đạt kết quả tốt nhất, ngoài giờ học thể dục, dạo chơi ngoài trời cô nên tổ chức cho trẻ chơi vào các thời điểm khác như chuyển tiếp giữa 2 tiết học, sinh hoạt chiều, trước khi trả trẻ để củng cố thêm cho trẻ các vận động cơ bản và qua đó có điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến những trẻ còn yếu kém. - Tăng cường làm thêm một số loại đồ dùng đồ chơi tự tạo phù hợp với từng trò chơi để gây hứng thú cho trẻ. - Nâng cao dần các yêu cầu vận động cho trẻ. - Thường xuyên thay đổi các hình thức chơi để thu hút trẻ tham gia tích cực vào trò chơi. - Cần quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ, những trẻ nhút nhát và những trẻ có thể lực yếu kém cần động viên khuyến khích trẻ trong khi chơi để gây hứng thú cho trẻ. - Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh. 2.KIến nghị. 25/27
  27. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” - Cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được dự giờ kiến tập, tổ chức các buổi mạn đàm trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. - Bồi dưỡng thêm cho giáo viên về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Cần bổ sung thêm các loại đồ dùng dụng cụ cho từng nhóm lớp cũng như các loại đồ chơi ngoài trời đa dạng và phong phú tạo điều kiện cho trẻ được tập luyện thường xuyên, củng cố lại những vận động đã được học. - Hiện nay, số lượng trẻ ở mỗi lớp rất động có lớp lên tới hơn 60 cháu. Điều này ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Vì vậy nhà trường cần có biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt số lượng cháu ở mỗi lớp tạo điều kiện cho cô giáo có thể quan tâm nhiều hơn đến những trẻ yếu kém. - Đòi hỏi sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp động bộ của xã hội - gia đình đối với giáo viên và trẻ em ở trường mầm non 1-6 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc rèn luyện các tố chất nhanh- mạnh- bền- khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các trò chơi vận động. Vì năng lực và kinh nghiệm của tôi còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý của Ban thi đua, chị em đồng nghiệp xem, góp ý để xây dựng bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 26/27
  28. SKKN: “Một số biện pháp rèn luyện các tố chất nhanh-mạnh-bền-khéo cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi vận động” 1. Trò chơi mẫu giáo – NXB Giáo dục 1979. 2. Trò chơi vận động mẫu giáo – Nguyễn Hợp Phát – NXB Thể dục thể thao 1986. 3. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nguyễn ánh Tuyết - ĐHSP I – 1984. 4. Giáo dục học mầm non T2 - Đào Thanh Âm, Trịnh Dần – Nhuyễn Thị Hoà - 1995. 5. Cơ sở khoa học của việc nuôi dưỡng chăm sóc trẻ (Tập 1), - Trần Thị Nhung – 1994. 6. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – Hoàng Thị Bưởi - Đặng Hồng Phương – NXB Hà Nội – 1995. 7. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non – Bùi Kim Tuyến – Trần Tân Tiến – Nguyễn Thị Hoà - NXB Hà nội – 1995. 8. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo – Trần Thị Trọng – NXB giáo dục – 1994. 9. Lý luận và phương pháp giáo dục thể dục cho trẻ trước tuổi đi học – AV. KENHEMAN – DV KHUC KHO LAI EVA – NXB thể dục thể thao – Hà nội 1976. 10. Tạp chí giáo dục Mầm non số 3 – Vụ giáo dục mầm non – 1995. 11. Tạp chí Vì trẻ thơ - Cơ quan TW của Uỷ ban bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em – 5 – 1999, 10 – 1998. 27/27