Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_cac_hoat_do.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thu Hà
- phòng giáo dục và đào tạo quận hoàn kiếm. trường mẫu giáo tuổi thơ Đề cương: Đề tài:Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn đi thăm quan thực tế theo chủ đề. Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà. Lớp : Mẫu giáo lớn A3. Năm học 2010 - 2011.
- i.Lí do chọn đề tài: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.( Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 ). Mục đích của chương trình giáo dục mầm non mới là đứa trẻ được hoạt động một cách tích cực, không gò bó, không có sự áp đặt của giáo viên mà thông qua các hoạt động như: Luyện tập có chủ đích, hoạt động vui chơi Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên mang tính tích hợp phù hợp với các lĩnh vực nội dung giáo dục ( phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kĩ nẵng xã hội và thẩm mĩ ) trong chương trình và theo chủ đề để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Song song với các hoạt động của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Hoạc sinh tích cực”.Hoạt động tổ chức cho trẻ di thăm quan thực tế là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả của phong trào thi đua. Hoạt động này được nhà trường tổ chức 2 năm học gần đây. Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục tại lớp giáo viên còn đưa ra các hoạt động trải nghiệm hay tổ chức cho trẻ đi thực tế nhằm giúp trẻ tự mình khám phá, tự mình tìm tòi trải nghiệm các kiến thức mà mình thu lượm một cách tự nhiên.Chính vì vậy, khi tổ chức cho trẻ đi thực tế theo các chủ đề trong chương trình tôi thấy: _ Trẻ rất hứng thú khi được tham gia vào hoạt động đi thực tế. _ Trẻ được vận động một cách thoải mái, không bị gò ép như các hoạt động học tập ở lớp. _ Trẻ được trải nghiệm các kiến thức một cách hoàn toàn tự nhiên và hứng thú với các kiến thức mà mình thu lượm được nên trẻ dễ nhớ và những kiến thức đó được trẻ ghi nhớ lâu hơn và ấn tượng hơn. _ Tổ chức cho trẻ đi thực tế là một hình thức giúp trẻ giao lưu tốt nhất.Trẻ được gặp gỡ với nhiều người, giao tiếp và tiếp xúc với nhiều người nên kĩ năng sống của trẻ cũng dần dần được hình thành. Trên thực tế hoạt động rất ít khi được giáo viên lựa chọn vào kế hoạch khi xây dựng nội dung cho chủ đề bởi lẽ: Để tổ chức cho trẻ 1 buổi đi thực tế đòi hỏi người giáo viên
- phải chuẩn bị rất nhiều từ việc lựa chọn địa điểm đi thực tế sao cho phù hợp với chủ đề đang thực hiện, đảm bảo an toàn cho trẻ, phương tiện đi lại, liên hệ với điểm đi thực tế . lại phải đảm bảo hiệu quả cao nhất cho chuyến đi. Tôi đã suy nghĩ và đưa trẻ đi thực tế, tôi thấy rằng: Để tổ chức cho trẻ đi thực tế đạt hiệu quả phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: từ việc chuẩn bị, liên hệ và tổ chức cho trẻ đi cần sự chuẩn bị rất nhiều của giáo viên. Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ đi như vậy lại đem lại cho trẻ rất nhiều ý nghĩa: Đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và khám phá của trẻ, các chuyến đi thực tế được thay đổi theo chủ đề nên không tạo cho trẻ sự nhàm chán mà ngược lại trẻ hào hứng và kích thích được sự khám phá của trẻ với thế giới xung quanh mà trẻ ít được tiếp xúc. Đồng thời đây cũng là một hình thức giáo viên làm mới các hoạt động giảng dạy của mình tại trường tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu và tiếp xúc với nhiều người khác nhau.Sau đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm qua sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn đi thực tế theo chủ đề”. II.giải quyết vấn đề: Xã hội đang ngày càng phát triển, trẻ tiếp nhận các thông tin không chỉ từ trường, lớp hay cô giáo mà trẻ tiếp nhận thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau: ti vi, Intetnet hay từ người lớn (những người xung quanh trẻ) nhưng để những thông tin đến được với trẻ một cách có hệ thống phù hợp với sự phát triển của trẻ thì vai trò của người giáo viên là vô cùng lớn.Ngoài vai trò tổ chức các hoạt động kích thích sự tìm tòi , khám phá của trẻ giáo viên phải hệ thống những thông tin mà trẻ thu lượm từ thế giới xung quanh với mục đích biến những thông tin đó thành kiến thức của trẻ. Chính vì vậy, khi tổ chức cho trẻ đi trải nghiệm thực tế, giáo viên không chỉ tổ chức cho trẻ đi mà còn là người sẽ giúp trẻ củng cố lại những điều mình quan sát được, mình tìm hiểu được thành những kiến thức, vốn sống của mình, kinh nghiệm sống của mình.Vì vậy, tôi xin trình bày những nội dung sau để giúp cho việc tổ chức cho trẻ mẫm giáo lớn đi thực tế đạt hiệu quả và phù hợp với chủ đề trong chương trình: _ Lựa chọn các chủ đề cho trẻ đi thực tế. _ Lựa chọn địa điểm đi thực tế. _ Tổ chức cho trẻ đi thực tế.
- _ Kết quả sau chuyến đi. 1. Lựa chọn các chủ đề cho trẻ đi thực tế: Trên cở sở ngân hàng chủ đề nhanhscuar phòng và tổ chuyên môn nhà trường xây dựng nên, giáo viên phải lụa chọn chủ đề nhánh với các nội dung để tổ chức đi thực tế cho phù hợp. Trước khi năm học bắt đầu, tôi đã lập dự kiến kế hoạch tổ chức cho trẻ đi thăm quan thực tế theo các chủ đề và các sự kiến kiện lớn trong năm học 2010 - 2011 T/g thực hiện chủ đề Chủ đề thực hiện Dự kiến đi thực tế Trường mầm non T/q nhà bếp. Tham gia “Liên hoạn tiếng 13/0 - 1/10/2010 Trung thu hát dân ca – Trò chơi dân ( Chủ đề phát sinh ) gian.Vui tết trung thu. 04 - 22/10/2010 Quê hương - đất nước T/q nhà cổ 87 Mã Mây. 8/11 - 3/12/2010 Gia đình Dự tiệc sinh nhật bố 6/12 - 31/12/2010 Nghề nghiệp T/q xưởng vẽ 3/1 - 21/1/2011 Thực vật T/q của hàng rau sạch tết - Mùa Xuân T/q chợ hoa 24/1 - 18/2/2011 T/q Nhà hát Múa rối nước Trò chơi dân gian Thăng Long. Tới thăm gia đình bạn và 21/2 - 18/3/2011 Động vật chăm sóc các con vật nuôi. Quan sát các PTGT đi lại 21/3 - 8/4/2011 Giao thông trên đường. 11 - 29/4/2011 Nước và HTTN T/q nhà máy nước Yên Phụ T/q trường tiểu học 2/5 - 13/5/2011 Trường tiểu học Hồng Hà 16/5 - 27/5/2011 Bác Hồ - Vui tết 1/6 Vào lăng viếng Bác 2.Lựa chọn địa điểm đi thực tế.
- Từ kế hoạch dự kiến tổ chức cho trẻ đi thực tế, giáo viên cần: _ Liên hệ với các địa điểm cho trẻ đi thực tế: Giáo viên cần khảo sát trước các địa điểm đi thực tế để đảm bảo các yêu cầu sau: + Địa điểm đi thực tế có phù hợp với nội dung mà giáo viên cần chuyển tải trong chủ đề không. + Có không gian để giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát và triển khai các hoạt động không. + Giao thông đi lại có tiện lợi không. + Địa điểm đi thực tế có an toàn với trẻ không. + Địa điểm đi thực tế có rộng rãi không, có chỗ cho trẻ ngồi nghỉ không. + Đối với những địa điểm có hướng dẫn viên, có cần thiết thuê HDV không, kinh phí là bao nhiêu. _ Báo cáo với BGH nhà trường để có kế hoạch phân công giáo viên đi hỗ trợ. _ Lên lịch cho trẻ đi thực tế. 3.Tổ chức cho trẻ đi thực tế: Để 1 buổi đi thực tế của trẻ đạt hiệu quả, giáo viên cần: 3.1 Chuẩn bị cho trẻ đi thực tế: _ Lên kế hoạch chi tiết cho buổi đi thực tế. _ Thông báo với phụ huynh và học sinh từ những hôm trước về buổi đi thực tế. _ Máy ảnh, các phương tiện như: giấy màu, giấy vẽ, bút sáp, bút dạ để phục vụ cho các hoạt động mà giáo viên cần tổ chức tại địa điểm đi thực tế. _ Giáo viên cần chuẩn bị một số phương tiện cho trẻ khi đi thực tế.( Khăn mặt, nước uống, một số dụng cụ y tế ) 3.2 Kế hoạch chi tiết: Việc lên kế hoạch chi tiết cho buổi đi thực tế tương tự như việc giáo viên soạn giáo án cho một hoạt động học có chủ đích ở trường. Giáo viên đưa ra các hình thức tổ chức
- cho phù hợp với địa điểm thực tế, các hình thức tổ chức phải thu hút và gây được sức hấp dẫn với trẻ và phải phù hợp với nội dung cần chuyển tải đến trẻ. Một số giáo án chi tiết cho buổi tham quan thực tế: Tổ chức tham quan Nhà bếp Địa điểm: Tại trường. Chủ đề: Trường mầm non. I.Mục đích – yêu cầu: 1.Kiến thức: _ Trẻ biết vị trí của nhà bếp, đồ dùng – dụng cụ nhà bếp. _ Trẻ biết tên gọi của những người làm việc ở bếp ăn. _ Trẻ biết công việc thường ngày của các bác cấp dưỡng. 2.Kỹ năng: _ Rèn cho trẻ khả năng lắng nghe và trả lời câu hỏi. _ Tập cho trẻ biết cách đặt câu hỏi cho người khác. 3.Thái độ: _ Trẻ biết yêu quý, kính trọng những người làm việc trong trường mầm non. II. Chuẩn bị: _ Trước khi tổ chức cho trẻ lên thăm quan, giáo viên cần trao đổi với các bác, các cô nhà bếp về nội dung của buổi thăm quan và các bác, các cô sẽ hướng dẫn trẻ tập làm một số công việc mà thường ngày các bác vẫn làm. _ Tạp dề – Găng tay. _ Vị trí quan sát. III. Tiến hành: 1.Tìm vị trí nhà bếp. _ Cô cho trẻ đi thăm khu vực của nhà bếp.
- _ Trẻ quan sát xem nhà bếp nằm ở khu vực nào trong trường, gần với khu vực nào, cạnh lớp nào? 2.Thăm quan nhà bếp. _ Trẻ chào hỏi và trò chuyện với các bác, các cô nhà bếp. _ Giáo viên gợi ý để trẻ tự đặt câu hỏi: + Các bác, các cô làm việc ở nhà bếp có tên gọi là gì? + Hằng ngày các bác làm những công việc gì?( kể theo thứ tự ) + Các bác cần những đồ dùng, dụng cụ gì?dùng như thế nào? + Khi làm việc việc các bác mặc những trang phục gì? _ Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát cách sắp xếp đồ dùng ở trong bếp. _ Giới thiệu cho trẻ về bếp ăn một chiều. 3.Tập làm bác cấp dưỡng. _ Cô cho trẻ tập làm các bác cấp dưỡng. _ Trẻ được thử sức mình trong các công việc như: Vo gạo, rửa rau, nhặt rau, chia bát Tổ chức tham quan Nhà cổ 87 Mã mây Địa điểm: Nhà cổ 87 Mã Mây Chủ đề: Quê hương - đất nước. I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: _ Trẻ biết ngôi nhà số 87 Mã mây là ngôi nhà được xây theo kiến trúc nhà Hà Nội xưa. _ Trẻ biết các không gian sinh hoạt của người Hà Nội xưa. _ Trẻ biết kiểu nhà hình ống. 2. Kỹ năng: _ Rèn cho trẻ óc quan sát khi tham quan. 3. Thái độ:
- _ Trẻ cảm nhận được nếp sống ngăn nắp, gọn gàng của người Hà Nội xưa. _ Có ý thức gìn giữ và bảo tồn những ngôi nhà cổ của Hà Nội. II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: _ Liên hệ cho trẻ tham quan nhà cổ 87 Mã mây. _ Giấy trắng. * Chuẩn bị của trẻ: _ Bút dạ - bút sáp – bút chì. III. Tiến hành: 1.Giới thiệu cho trẻ nghe về phố cổ Hà Nội _ Cả lớp kể tên những phố cổ Hà Nội mà trẻ biết. _ Cô giới thiệu cho trẻ nghe về kiến trúc của những ngôi nhà nằm trên phố cổ. _ Cô giới thiệu cho trẻ nghe qua về nhà cổ 87 Mã mây. 2.Thăm quan nhà cổ _ Giáo viên gợi ý để trẻ quan sát toàn bộ bề mặt bên ngoài của ngôi nhà . _ Giải thích cho trẻ nghe về kiến trúc nhà hình ống. _ Giới thiệu cho trẻ nghe hoặc trẻ sẽ đoán các không gian sinh hoạt trong nhà:không gian gi? dùng để làm gì?được sắp xếp những đồ dùng gì?sắp xếp như thế nào? 3. Trò chuyện cùng “Ông Đồ”. _ Ông Đồ giới thiệu cho trẻ nghe về công việc hằng ngày ông thường làm tại ngôi nhà cổ. _ Ông cho trẻ xem những bức thư pháp, bức tranh ông vẽ bằng mực tàu. _ Trẻ đặt câu hỏi cho ông. 4.Cảm nhận trẻ _ Trẻ nói lên cảm nhận của mình sau khi thăm quan nhà cổ. _ Giáo viên có thể gợi ý để trẻ nói lên cách sống của người Hà Nội xưa. _ Giáo viên giới thiệu nét thanh lịch trong cách sống của người Hà Nội xưa.
- 5.Chụp ảnh lưu niệm cùng Ông Đồ. Tổ chức tham quan Cửa hàng rau sạch Địa điểm: Chủ đề: Thực vật I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức: _ Trẻ nhận biết , phân biệt được một số loại rau. _ Trẻ được làm quen với cách trồng rau sạch. 2. Kỹ năng: _ Trẻ biết sắp xếp các loại rau. _ Trẻ cách sơ chế một số loại rau. 3. Thái độ: _ Trẻ biết quý trọng những người trồng rau. II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: _ Liên hệ cho trẻ tham quan một của hàng rau sạch _ Máy ảnh. * Chuẩn bị của trẻ: _ Găng tay – tạp dề – khăn lau tay. III. Tiến hành: 1.Thăm quan của hàng rau sạch _ Cô cho trẻ thăm quan toàn bộ cửa hàng rau và cho trẻ quan sát các loại rau được bày và sắp xếp trong cửa hàng.
- _ Trẻ nhận xét và kể tên những loại rau được bày bán và cách sắp xếp của cửa hàng. 2.Rau sạch _ Trẻ trò chuyện cùng với các cô, các bác bán hàng và imd hiểu xem thế nào là rau sạch. _ Trẻ đặt câu hỏi cho các cô, các bác. Giáo viên gợi ý để giúp trẻ đặt câu hỏi: + Rau này được trồng ở đâu? ai trồng? + Được trồng như thế nào? + Hằng ngày, các bác nhận rau từ lúc mấy giờ? + Các bác đã bày rau bán luôn chưa? + Tại sao các bác lại sắp xếp của hàng rau như vậy? 3. Tập làm nhân viên bán rau sạch _ Trẻ sẽ tập làm các cô, các bác bán hàng dưới sự hướng dẫn của các bác, các cô: tham gia sắp xếp cửa hàng rau, tập bán rau, mời khách mua rau. 4. Món ăn từ rau _ Trẻ tập làm người bán hàng và cùng tìm hiểu xem những loại rau này có thể nấu những món gì? _ Trẻ sẽ hỏi thăm những người khách mua hàng xem các bác, các cô sẽ nấu món gì từ những loại rau này? sơ chế làm sao? Nấu như thế nào? 5.Cảm ơn các bác, các cô bán hàng.Trẻ ra về. Tổ chức tham quan Xưởng vẽ Địa điểm: Xưởng vẽ tại Trường ĐH Mỹ Thuật Chủ đề: Thực vật I.Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức : - Trẻ có những hiểu biết ban đầu về nghề họa sỹ : Môi trường làm việc, đồ dùng, dụng cụ cần thiết của các chú họa sỹ
- - Trẻ nắm được để vẽ được 1 bức tranh thì các chú họa sỹ phải làm những bước gì và làm như thế nào 2. Kỹ năng : - Trẻ trả lời câu hỏi của cô đúng cấu trúc câu - Trẻ thực hành làm họa sỹ bằng cách thể hiện trên bức tranh của chính trẻ dưới sự giúp đỡ của các chú họa sĩ 3. Thái độ : - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn những bức tranh là những sản phẩm của các chú họa sỹ làm ra cũng như sản phẩm của trẻ và của các bạn II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của cô: _ Liên hệ cho trẻ tham quan 1 xưởng vẽ _ Giấy trắng. 2. Chuẩn bị của trẻ: _ Bút dạ - bút sáp – bút chì - Màu nước, bút lông III. Tiến hành: 1. ổn định tổ chức - Cô cho trẻ đi tham quan phong tranh của các chú họa sỹ, trò chuyện với trẻ : + Con thấy bức tranh vẽ gì ? + Màu sắc các bức tranh như thế nào ? + Các con có biết những bức tranh này được vẽ bằng chất liệu gì không ? Và ai là người đã vẽ được nên những bức tranh đẹp như vậy ? + Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng cô vào thăm xưởng vẽ của các chú họa sỹ nhé 2. Tham quan xưởng vẽ _ Giáo viên gợi ý để trẻ quan sát toàn bộ quang cảnh của xưởng vẽ . + Các con nhìn thấy trong xưởng vẽ có những gì ?
- - Cô giới thiệu các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để các chú họa sỹ vẽ tranh : Màu vẽ, bút lông, bảng pha màu, giấy vẽ, giá vẽ + Các con quan sát xem trang phục của các chú họa sỹ mặc như thế nào? - Các chú họa sỹ dùng đến màu nên rất dễ bẩn vì vậy các chú thường mặc những bộ quần áo thoải mái và tối màu _ Giới thiệu cho trẻ xem các thao tác của các chú họa sỹ khi vẽ 1 bức tranh: + Để vẽ được tranh đầu tiên phải cần tới mẫu ví dụ như vẽ người phải có người làm mẫu. Và giấy của các chú họa sỹ cũng phải được căng trên khung và đặt lên giá vẽ. Các chú dùng bút lông để vẽ, và có thêm 1 đồ dùng rất quan trọng là bảng pha màu để các chú có thể pha những màu sắc đậm nhạt theo ý muốn - Cô hỏi lại trẻ để củng cố giúp trẻ những kiến thức cô đã cung cấp cho trẻ + Những dụng cụ cần thiết để chú họa sỹ vẽ tranh, trang phục của các chú như thế nào? + Cách các chú vẽ tranh như thế nào? 3. Cảm nhận trẻ _ Trẻ nói lên cảm nhận của mình sau khi thăm quan xưởng vẽ của các chú họa sỹ _ Giáo viên có thể gợi ý để trẻ nói lên cảm nghĩ khi được xem các bức tranh của các chú họa sỹ vẽ, và cảm nghĩ sau khi được trực tiếp xem các chú vẽ tranh 4. Thử làm họa sỹ _ Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ vẽ ngay tại xưởng vẽ _ Trẻ vẽ theo ý thích, có thể vẽ bằng màu nước hoặc bằng sáp màu 4.Kết quả sau mỗi chuyến đi thực tế. Sau mỗi chuyến đi thực tế giáo viên cần tổ chức một buổi trò chuyện ngắn để cùng trẻ củng cố và hệ thống lại những điều trẻ quan sát được cũng như những nội dung trẻ thu nhận được trong chuyến đi thực tế. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động này vào buổi chiều và không nhất thiết phải tổ chức như một hoạt động học. Có rất nhiều hình thức tổ chức buổi tổng kết này:
- + Giáo viên có thể cho trẻ kể lại những điều trẻ quan sát được hạy những điều trẻ ấn tượng trong buổi đi thực tế thông qua những bức ảnh giáo viên ghi lại trong chuyến đi thực tế. VD: Thăm quan nhà cổ 87 Mã Mây Cô và cháu đang bước vào Nhà cổ và đây là vị trí giếng trời. Cô và cháu gặp người đầu tiên trong nhà đó là Ông Đồ. Trẻ bắt đầu thăm quan các không gian riêng bên trong ngồi nhà. Đầu tiên là gian bếp với những vận dụng là bếp củi, ấm, nối được làm bằng đất Bước lên tầng 2 qua một cầu thang làm bằng gỗ, trẻ được tham
- quan phòng đầu tiên là phòng khách có ban thờ, bàn ống nước, bốc cốc chến để tiếp khách. Đi qua một đường hành lang có thể nhìn xuống tầng 1, trẻ được thăm quan phòng ngủ với những đồ dùng được làm bằng gỗ. Trẻ được trò chuyện với Ông Đồ và được ông cho xem rất nhiều tranh ông vẽ và những bức thư pháp do ông viết
- Trẻ còn được xem rất nhiều những sản phẩm của làng nghề truyền thống quanh Hà Nội như: Tranh Hàng Trống, tranh Đồng Hồ, gốm Bát tràng . Và đây bức ảnh lưu niệm được chụp cùng với Ông Đồ trước của của ngôi nhà 87 Mã Mây đấy. + Ngoài hình thức trên, giáo viên có thể cho trẻ ghi lại những ấn tượng của mình bằng cách vẽ lại những điều mình quan sát được. III. Kết quả: 1.Trẻ: _ Trẻ hào hứng tham gia vào các chuyến đi. _ Trẻ rất ấn tượng sau mỗi chuyến đi và hào hứng kể lại. _ Vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng. _ Trẻ được giao lưu và tiếp xúc với nhiều người. _ Trẻ được tự tìm hiểu những điều mà trẻ thắc mắc và trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi đặt câu hỏi. 2. Cô: _ Gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động. _ Giáo viên thu thập thêm được nguồn tư liệu vô cùng sinh động.
- _ Đây là hình thức giáo viên giúp trẻ tích lũy thêm kinh nghiệm sống một cách đơn giản nhất.