Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2016-2017

ppt 26 trang thuongdo99 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_bai_14_dau_ngoac_kep_nam_hoc_2016_20.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Bài 14: Dấu ngoặc kép - Năm học 2016-2017

  1. ? KIỂM TRA BÀI CŨ Đặt dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn trích sau và nêu tác dụng? Ngô Tất Tố ( 1893 - 1954) : một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn Việt Nam trước cách mạng. Các tác phẩm chính của ông : tiểu thuyết “ Tắt đèn” ( 1939 ) , “ Lều chõng” (1940 ) và các phóng sự “ Tập án cái đình” (1939) ,“ Việc làng ” (1940 ) 1
  2. TIẾNG VIỆT 2
  3. Xét ví dụ: ? Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì ? acdb ThánhTreNhìnHàngvớitừloạtGăngngườixa,vởcầu- đikịchnhưLongcó thếnhưmộtBiênđãphương“Taymấynhưngườinghìnmộtchâmđàndảinăm: “lụabàChinh. ”Một,uốn“Giácphụcthếlượn đượckỷngộvắt“”ngangvăn,mọi“Bênminhngườisôngkia”,sôngaiHồng,“khaicũngĐuốnghóanhưngcho””là,của thựckhó,rathựcđờinhưngra.dân“dảitạocũnglụađược” khôngấy tìnhnặng thương,làmtới 17ranghìnđượclòng tấnnhânmột. tấcđạo,sắtsự. Trethôngvẫncảmphảigiữacònconvấtngườivả mãivới con người lại càng khó hơn”. (Ngữ văn 7, tập hai) với người. (Thép(CầuMới,LongCâyBiêntre-ViệtchứngNam)nhân lịch sử) (Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế) 3
  4. Công dụng: ? Dấu ngoặc kép có công dụng như thế nào? 4
  5. Công dụng của dấu ngoặc kép
  6. Bài tập nhanh: ? Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết cho đúng chính tả. 1: Bốn văn bản truyện kí Việt Nam vừa ôn tập là Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. 2: Hình như tức quá không thể chịu nổi, chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng mà thách thức cai lệ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! 3: Lê Nin từng khuyên chúng ta Học, học nữa, học mãi! 6
  7. Bài tập nhanh: ? Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết cho đúng chính tả. 1: Bốn văn bản truyện kí Việt Nam vừa ôn tập là Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc. => Bốn văn bản truyện kí Việt Nam vừa ôn tập là: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. 7
  8. Bài tập nhanh: ? Thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ cần thiết cho đúng chính tả. 2: Hình như tức quá không thể chịu nổi, chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng mà thách thức cai lệ Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! => Hình như tức quá không thể chịu nổi, chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng mà thách thức cai lệ: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”! 3: Lê Nin từng khuyên chúng ta Học, học nữa, học mãi! => Lê Nin từng khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”! 8
  9. Bài tập nhanh: * Giải thích công dụng dấu ngoặc kép trong phần giới thiệu sau: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” (Nguyên tiêu) được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1) => Đánh dấu tên tác phẩm. 9
  10. Bài tập nhanh: * Giải thích công dụng dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau: BT-1a) Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Nam Cao, Lão Hạc) => Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. 10
  11. Lưu ý: - Trong văn bản in, tên tác phẩm, tập san có thể in đậm, in nghiêng hoặc gạch chân, nhưng trong văn bản viết tay cần dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu. - Lời dẫn trực tiếp được đặt trong ngoặc kép cần chính xác cả về từ ngữ, dấu câu. - Khi chuyển từ dẫn trực tiếp sang dẫn gián tiếp, không dùng dấu ngoặc kép và cần thay đổi một số từ ngữ cho phù hợp. 11
  12. Vì sao hai câu có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? a) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “TôiTôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” => Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ) b) Chủ tịch Hồ Chí Minh nói NgườiNgười chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. => Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép như trên vì câu nói không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp). 12
  13. Lưu ý: - Khi chuyển từ dẫn trực tiếp sang dẫn gián tiếp, không dùng dấu ngoặc kép và cần thay đổi một số từ ngữ cho phù hợp. 13
  14. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép: b) Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố, Tắt đèn) => Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai. c) Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. ( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu) => Từ ngữ được dẫn trực tiếp. 14
  15. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép: d) Trước năm 1914, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. (Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu) => Từ ngữ được dẫn trực tiếp và cũng có hàm ý mỉa mai. e) (Về nhà làm tương tự như các bài trên). 15
  16. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong đoạn trích và giải thích lí do. a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi. (Theo Treo biển) 16
  17. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo : - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá“cátươi tươi?” Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươitươi” đi. (Theo Treo biển) => Đặt dấu hai chấm sau “cười bảo” (đánh dấu (báo trước) lời đối thoại), dấu ngoặc kép ở “cá tươi” và “tươi” (đánh dấu từ ngữ được dẫn lại). 17
  18. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong đoạn trích và giải thích lí do. b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu. (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) 18
  19. LUYỆN TẬP: Bài tập 2: b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “ Ccháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.” (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi) => Đặt dấu hai chấm sau “chú Tiến Lê” (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.” (đánh dấu câu nói đựơc dẫn trực tiếp). - Lưu ý viết hoa từ “Cháu” vì mở đầu một câu. 19
  20. LUYỆN TẬP: Bài tập 4: Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Giải thích công dụng của các loại dấu câu này trong đoạn văn đó. (Về nhà làm vào vở bài tập) 20
  21. LUYỆN TẬP: Bài tập 5: Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép trong một bài học ở SGK Ngữ văn 8 tập 1 và giải thích công dụng của chúng. 21
  22. LUYỆN TẬP: Bài tập 5: *Ví dụ: Văn bản: “Ôn dịch thuốc lá” (SGK/118) + Ngày trước, Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”. Dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp. + Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi ! Dấu hai chấm đánh dấu lời giải thích (gián tiếp). + Người ta cấm hút thuốc (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). Dấu ngoặc đơn (dẫn chứng) đánh dấu phần giải thích.22
  23. BÀI TẬP CỦNG CỐ Dấu ngoặc kép có công dụng là: A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, được dẫn. D. Cả 3 ý trên. 23
  24. SƠ ĐỒ TƯ DUY
  25. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Học thuộc ghi nhớ. * Hoàn thành bài tập. * Soạn bài “Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng”. 25
  26. Hẹn gặp lại Quý thầy cô và các em!!! 26