Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh

ppt 23 trang Đăng Bình 05/12/2023 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_84_thuyet_minh_ve_mot_phuong_ph.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 84: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) - Lê Thị Anh Linh

  1. GD Giáo viên:LÊ THỊ ANH LINH
  2. Hình ảnh sau Một kiểu văn bản đây liên quan nhằm cung cấp Kể tên một số Văn bản thuyết tới kiểu văn những triminh thức về kiểu văn bản đặc điểm, tính thuyết minh thuyết minh mà chất, nguyên nào? Thuyết minh Thuyết minh về em đã được nhân của hiện về một vật một vật dụng học? tượng, sự vật trong dụng, loài tự nhiên, xã hội (đồ dùng) bằng phương pháp hoa, loài cây, giới thiệu, giải thuyết minh thích? về một thể loại văn học. BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
  3. a/ Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng bằng quả khô” (1) Nguyên vật liệu : - Quả thông; - Các loại hạt : nhãn, vải; - Cành cây khô ; - Miếng gỗ nhỏ, tăm tre, keo dán và một số phụ liệu khác. (2) Cách làm : - Lấy một quả thông (hình hơi thon dài) để làm thân em bé và dùi một lỗ nhỏ ở đầu cuống quả thông đó. - Lấy một hạt vải để làm đầu em bé, dùi một lỗ nhỏ ở đầu hạt vải; vẽ mắt, mũi, mồm người vào hạt vải. Sau đó dùng tăm tre chắc, dài 2,5 cm cắm vào lỗ vừa dùi ở hạt vải và quả thông (gắn đầu vào thân sao cho chắc); phía trên đỉnh đầu, dùng miếng vải nhỏ cuốn làm thành cái mũ cho em bé. - Lấy cành cây nhỏ có hình dạng cánh tay, dùng keo gắn hai cành cây này vào phía trên quả thông làm thành hai cánh tay em bé. Lấy hai hạt nhãn nhỏ, dùi một lỗ nhỏ trên mỗi hạt nhãn và cắm vào mỗi cánh tay một hạt nhãn để làm bàn tay. - Lấy hai cành cây nhỏ khác để làm chân (hai cành cây này dài hơn hai cành cây làm cánh tay ). Sau đó, dùng keo gắn hai cành cây này vào phía dưới quả thông (gắn một chân đứng thẳng, một chân co); lấy hai miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật, dùi một lỗ vào một phía của miếng gỗ, cắm mỗi chân vào một miếng gỗ để làm bàn chân; phía trên miếng gỗ ở chân co gắn một hạt nhãn to để làm quả bóng. - Sau đó, gắn hình em bé đá bóng lên một miếng ván (gắn bàn chân của chân đứng thẳng vào miếng ván) để em bé đứng chắc chắn trên mặt phẳng. (3) Yêu cầu thành phẩm : Các phần thân, đầu và tay chân con người phải có tỉ lệ phù hợp, lại phải ghép các bộ phận sao cho cầu thủ có dáng tâng bóng thì mới đẹp.
  4. b/ Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc (1) Nguyên liệu đủ cho 2 bát : - Rau ngót : 300 g (2 mớ); - Thịt lợn nạc thăn : 150 g - Nước mắm, mì chính, muối. (2) Cách làm : - Rau ngót chọn loại lá nhỏ, tươi, non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập. - Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (hoặc băm nhỏ). - Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối cho vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay. (3) Yêu cầu thành phẩm : - Trạng thái : Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1-1; - Màu sắc : rau xanh, nước trong; - Mùi vị : Canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.
  5. THẢO LUẬN NHÓM 1. Hai văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào? 2. Khi thuyết minh người ta thường nêu những nội dung gì? nội dung nào quan trọng nhất? 3. Nhận xét về trình tự của các nội dung trên? 4. Tại sao người viết lại giới thiệu được phương pháp (cách làm) của hai văn bản trên?
  6. Nguyên vật liệu ( điều kiện) Cách làm ( cách thức, trình tự ) Yêu cầu thành phẩm (yêu cầu chất lượng sản phẩm)
  7. .Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm) nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó. .Khi thuyết minh cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự, làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó. .Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.
  8. CHIA SẺ CẶP ĐÔI (2 PHÚT) Hãy trao đổi và nêu dàn bài khái quát :Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
  9. A.Mở bài: - Giới thiệu chung về phương pháp (cách làm),sản phẩm. B.Thân bài:Trình bày theo các bước: -Nguyên vật liệu cần có ( nêu đầy đủ chính xác các số liệu, định lượng cụ thể) -Cách làm: trình bày từng bước làm ra sản phẩm -Yêu cầu thành phẩm: nêu rõ được những yêu cầu chất lượng cụ thể. C.Kết bài: Đánh giá chung về phương pháp (cách làm), sản phẩm
  10. BÀI TẬP 1: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng mạch lạc.
  11. BÀI TẬP 1: Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi, món ăn quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm , cách chơi. Yêu cầu trình bày rõ ràng mạch lạc.
  12. Bài tập 2: Đọc văn bản “Phương pháp đọc nhanh” và hãy chỉ ra: - Cách đặt vấn đề - Các cách đọc - Nêu nội dung và hiệu quả phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài - Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với phương pháp đọc nhanh.
  13. *Phương pháp đọc nhanh: - Là cách đọc thầm, không theo từng câu mà thu nhận ý. - Đọc ý chung chứa trong bài viết qua các từ chủ đề, từ chìa khoá. - Đọc không theo đường ngang mà mắt chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. *Hiệu quả : - Thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian. - Giúp ta nhìn được toàn bộ thông tin chứa trong trang sách, trong toàn bài viết, tiếp thu toàn bộ nội dung. - Cơ mắt ít mỏi.
  14. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1.Học thuộc lòng phần ghi nhớ SGK/ 26 2.Viết bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em yêu thích. 3.Làm tiếp các ý bài tập còn lại. 4.Soạn bài “Tức cảnh Pác Bó”. - Đọc bài thơ - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - Trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk/ 29