Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_lop_8_bai_12_thuc_hanh_tap_so_cuu_va_bang.ppt
Nội dung text: Bài giảng Sinh học Lớp 8 - Bài 12: Thực hành Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đức Giang
- Tiết 12 THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG Mục tiêu: - Biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương. - Biết băng bó cố định xương bị gãy (xương cẳng tay) - Từ nguyên nhân gãy xương→có cách thức bảo vệ xương * GÃY XƯƠNG: - Gãy xương hay rạn xương là hiện tượng làm mất tính nguyên vẹn ban đầu của xương.
- Tiết 12 THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG II, CHUẨN BỊ - Mỗi nhóm học sinh (4 đến 5 em) có: + 1 thanh nẹp dài 30cm – 40cm, rộng 4 – 5cm, dày 0,5 – 1cm. Bằng gỗ hoặc tre vót nhẵn + 2 cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m + 4 miễng vải sạch, kích thước 20 x 20cm, hoặc bằng gạc y tế + 4 sợi dây buộc cố định nẹp + 1 dây tam giác buộc đeo cổ
- Tiết 12 THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG III, NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH. ? Em đã được nhìn người khác hay bạn mình bị gãy xương chưa? Xương bị gãy thường là loại xương nào? ? Em hãy kể những nguyên nhân dẫn đến gãy xương?
- 1. Những nguyên nhân dẫn tới gãy xương. Tai nạn Chạy, nhảy Chơi thể thao
- Chơi giỡn Vi phạm ATGT
- Lao động Mang vác nặng
- Thứ 3, ngày 1 tháng 10 năm 2013 ? Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? ? Theo em có mấy trường hợp xương bị gãy? Hãy phân biệt 2 trường hợp này? Gãy xương hở Gãy xương kín ? Khi gặp nạn nhân bị gãy xương chúng ta có nên tự ý nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao?
- Thứ 3, ngày 1 tháng 10 năm 2013 Tiết 12 THỰC HÀNH: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG ? Vậy khi gặp nạn nhân bị gãy xương, ta cần thực hiện ngay các thao tác nào?
- 2, Sơ cứu và băng bó gãy xương cẳng tay Bước 1: Đặt nạn nhân nằm yên ( hoặc ngồi yên) Bước 2: Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương Bước 3: Tiến hành sơ cứu: - Đặt nẹp dưới chỗ xương gãy. - Lót giữa 2 đầu nẹp với tay bằng gạc hay vải sạch. - Buộc cố định nẹp ở 2 đầu nẹp và 2 đầu xương gãy. - Dùng băng quấn chặt từ khuỷu tay ra cổ tay - Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ
- BIỂU ĐIỂM THỰC HÀNH CHO TỪNG NHÓM + Chuẩn bị đủ 2 điểm + Tiến hành đúng trình tự các bước, đẹp 4 điểm + Ý thức tốt trong và sau khi thực hành 2 điểm + Vệ sinh sạch sẽ trong và sau khi thực hành 1 điểm + Viết bản tường trình thực hành (về nhà) 1 điểm
- YÊU CẦU CÁC NHÓM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LẪN NHAU Nhóm 1 Kiểm tra Nhóm 5 Kiểm tra Nhóm 2 Nhóm 2 KT Nhóm 6 KT Nhóm 3 Nhóm 3 KT Nhóm 7 KT Nhóm 4 Nhóm 4 KT Nhóm 8 KT Nhóm 1
- Yêu cầu nhóm học sinh thực hành theo biểu điểm: Nội dung Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm I II III IV V VI VII VIII Chuẩn bị (2đ) Tiến hành đúng (4đ) Ý thức (2đ) Vệ sinh (1đ) Viết bản tường trình (1đ)
- Mẫu BẢN TƯỜNG TRÌNH Tên bài: Nhóm Gồm 5 thành viên là: I, MỤC ĐÍCH : II, CHUẨN BỊ: III, CÁCH TIẾN HÀNH: Bước 1 Bước 2 Bước 3 * Cần chú ý :
- CỦNG CỐ ? Em cần làm gì khi tham gia giao thông, khi lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác bị gãy xương? ? Theo em công tác sơ cứu ban có tầm quan trọng như thế nào?
- 10 Hướng dẫn bài tập về nhà - Về làm bản tường trình. - Chuẩn bị bài 13: “Máu và môi trường trong cơ thể”