Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 3: Ghi số tự nhiên - Lê Hồng Hạnh

ppt 14 trang thuongdo99 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 3: Ghi số tự nhiên - Lê Hồng Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_so_hoc_lop_6_bai_3_ghi_so_tu_nhien_le_hong_hanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Số học Lớp 6 - Bài 3: Ghi số tự nhiên - Lê Hồng Hạnh

  1. §3: Ghi sè tù nhiªn
  2. Để ghi các số tự nhiên ta dùng mười chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9. Chú ý: - Khi viết các số tự nhiên có từ năm chữ số trở lên, người ta thường viết tách riêng từng nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái cho dễ đọc. - Cần phân biệt: số với chữ số, số chục với chữ số hàng chục, số trăm với chữ số hàng trăm .
  3. Chú ý: ab = a.10 + b (a0 ) abc = a.100 + b.10 + c (a0 ) abcd = a.1000 + b.100 + c.10 + d (a0 )
  4. Cách ghi số La Mã: Chữ I II III IV V VI VII VIII IX X số Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chữ XI XII XIII XIV XV XVI XVII XVIII XIX XX số Giá trị 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Chữ XXX XL L XC C CD D CM M số Giá trị 30 40 50 90 100 400 500 900 1000
  5. Dạng 1: Ghi các số tự nhiên. Bài 1: (B11/SGK-10) a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7. Số đó là: 1357 b) Điền vào bảng: Số đã cho Số trăm Chữ số hàng Số chục Chữ số trăm hàng chục 1425 14 4 142 2 2307 23 3 230 0
  6. Dạng 1: Ghi các số tự nhiên. Bài 2: (B13/SGK-10) a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số. b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau. Bài giải a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là: 1000. b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là: 1023.
  7. Dạng 2: Viết tất cả các số có n chữ số cho trước Bài 3: (B14/SGK-10) Dùng ba chữ số 0, 1, 2 hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau. Bài giải Theo bài ra ta có: Từ 0; 1; 2 ta có thể viết được các số có ba chữ số khác nhau sau: 102; 120; 201; 210
  8. Dạng 2: Viết tất cả các số có n chữ số cho trước Bài 4: (HSK) Viết số lớn nhất và nhỏ nhất bằng cách dùng cả năm chữ số 0; 2; 3; 8; 9 (Mỗi chữ số chỉ được viết một lần). Bài giải Theo bài ra ta có: Hai số đó có năm chữ số. Chữ số Chữ số Chữ số Chữ số Chữ số hàng hàng hàng hàng hàng vạn nghìn trăm chục đơn vị 9 8 3 2 0 Số lớn nhất: 98320 2 0 3 8 9 Số nhỏ nhất: 20389
  9. Dạng 3: Tính số các số có n chữ số cho trước Bài 5: (HSK-G) a) Có bao nhiêu số có năm chữ số. b) Có bao nhiêu số có sáu chữ số. Bài giải a) Số lớn nhất có năm chữ số là: 99 999. Số nhỏ nhất có năm chữ số là: 10 000. Số các số có năm chữ số là: 99 999 - 10 000 + 1 = 90 000. b) Tương tự câu a Số các số có sáu chữ số là: 999 999 - 100 000 + 1 = 900 000.
  10. Dạng 4: Sử dụng công thức đếm số các số tự nhiên PP: - Công thức đếm số các số tự nhiên từ a đến b, hai số kế tiếp cách nhau d đơn vị: b - a +1 d Bài 6: (HSG ) Tính số các số tự nhiên chẵn có hai chữ số. Bài giải Các số tự nhiên chẵn có hai chữ số là: 10; 12; 14; ; 96; 98 Có số lớn nhất: 98; Số nhỏ nhất: 10; Khoảng cách giữa hai số kế tiếp: 12 – 10 = 2 Vậy số các số tự nhiên chẵn có hai chữ số là: 98 - 10 +=1 45 (số) 2
  11. Dạng 5: Đọc và viết các số bằng chữ số La Mã Bài 7: (B15/SGK-10) a) Đọc các số La Mã sau: XIV; XXVI b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17; 25. c) Cho chín que diêm được xếp như hình 8 (SGK) Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng. Bài giải a) Mười bốn; hai mươi sáu b) 17 = XVII; 25 = XXV c) Cách 1: V = VI – I ; Cách 2: IV = V – I ; Cách 3: VI – VI = I.
  12. -Học kĩ lại lý thuyết, -Đọc mục “Có thể em chưa biết” (SGK/11) - Làm bài tập: 12 (SGK/10) bài 17; 18; 19; 20; 21; 22 (SBT/6-7) -Đọc trước bài “Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con”.