Bài giảng Tiếp cận phương pháp Montessori Khối Mầm non - Phạm Hoài Thu

pptx 20 trang thuongdo99 4750
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếp cận phương pháp Montessori Khối Mầm non - Phạm Hoài Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_tiep_can_phuong_phap_montessori_khoi_mam_non_pham.pptx

Nội dung text: Bài giảng Tiếp cận phương pháp Montessori Khối Mầm non - Phạm Hoài Thu

  1. HỘI THẢO TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC NHỮNG NGÓN TAY BAY Phạm Hoài Thu – Chứng chỉ chuyên môn do HH Montessori Hoa Kỳ cấp
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH STT Nội dung Thời gian I Triết lý Montessori 8h15-9h00 II Quan sát một lớp học Montessori tại FFS 9h00-10h00 III Thực hành 10h00-11h00 IV Trao đổi sau hội thảo 11h00-11h30
  3. MARIA MONTESSORI  Sinh năm 1870 tại Italia.  Là người phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp Y khoa - Đại học Roma (1894). Là nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Italia.  3 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình cho những cống hiến trong lĩnh vực giáo dục trẻ em và là người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực giáo dục lứa tuổi mầm non.  Hiện tại, Phương pháp giáo dục Montessori có mặt tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, được áp dụng trong khoảng hơn 24.000 trường học; trong đó, nhiều nhất tại Hoa Kỳ: 7.000 trường – 400 trường công lập.
  4. TRIẾT LÝ MONTESSORI Hay còn gọi là: Lý thuyết về sự tôn trọng Theo Montessori, mỗi trẻ em đều là một tặng phẩm đặc biệt và đều chứa trong mình những năng lực kỳ diệu mà không một người lớn nào có được. Trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, các em có: ✓ Tình yêu đối với việc học và khả năng học tập không giới hạn: “Trí tuệ thẩm thấu”, ✓ Các giai đoạn nhạy cảm (“cửa sổ cơ hội”) mà sẽ vĩnh viễn mất đi khi giai đoạn này đi qua. Và nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn này là: ✓ Tìm hiểu trẻ: năng lực, các giai đoạn phát triển, phong cách và tốc độ học tập của trẻ. ✓ Không so sánh trẻ với bất cứ một quy tắc hay chuẩn mực nào. ✓ Tìm cách thúc đẩy niềm vui trong học tập của trẻ. ✓ Dạy trẻ sự tự chủ và độc lập. Trao cho trẻ tự do để học tập không với bất kỳ một giới hạn hay phê bình nào.
  5. TRÍ TUỆ THẨM THẤU Maria nghiên cứu và kết luận rằng con người chỉ có 3 giai đoạn phát triển: ➢ 0 – 6 tuổi: giai đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người – Maria gọi đây là giai đoạn sáng tạo hay “thời kỳ hình thành” vì ở đây diễn ra quá trình kiến thiết nhân cách và trí tuệ của trẻ, là giai đoạn phát triển nền tảng cho sự phát triển trí tuệ và tâm lý sau này của trẻ. Theo Maria, trong giai đoạn này, tâm trí của trẻ có một năng lực vô cùng đặc biệt là “trí tuệ thẩm thấu” – trẻ có thể thẩm thấu một lượng thông tin khổng lồ về môi trường xung quanh bằng các giác quan của mình. Bà tin rằng đây là một sức mạnh vô thức mà chỉ có ở thời thơ ấu của trẻ. ➢ 6 – 12 tuổi: Giai đoạn phát triển nhưng không có sự biến đổi lớn về mặt tâm lý. ➢ 12 – 18 tuổi: Biến đổi tâm lý lớn, nhân cách không vững vàng, luôn có sự bất tuân và nổi loạn. Theo sách “Trí tuệ thẩm thấu” – Maria Montessori
  6. TRÍ TUỆ THẨM THẤU – HAI GIAI ĐOẠN ❖ 0 - 3 tuổi: Sự sáng tạo vô thức hay sự thẩm Một trong thấu vô thức những điều Đứa trẻ vô thức thu được những khả năng cơ quan trọng nhất bản của mình, giống như một miếng bọt biển là chúng ta cần thấm nước, học tất cả mọi thứ xung quanh tận dụng lợi thế chúng, bao gồm: cách thức chúng được đối xử, của “trí tuệ thái độ, cách hành xử, thói quen, chuẩn mực thẩm thấu” để văn hóa, ngôn ngữ của người lớn, làm phong phú ❖ 3 – 6 tuổi: Làm việc có ý thức hay trí tuệ thêm nền tảng thẩm thấu có ý thức trí tuệ và cơ thể Việc học trở nên có ý thức hơn giúp trẻ hoàn của trẻ thiện chính mình
  7. THỜI KỲ NHẠY CẢM Theo Maria Montessori, giai đoạn 0-6 tuổi cũng là lúc mà “Cửa sổ cơ hội” trẻ trải qua một loạt “thời kỳ nhạy cảm”, hay nói theo được mở ra và cũng ngôn ngữ hiện đại là “cửa sổ cơ hội” sẽ đóng lại. Và khi Trong “thời kỳ nhạy cảm” đối với mỗi một lĩnh vực nào đó, nó đóng lại, việc trẻ sẽ: học hỏi sẽ trở nên + Đặc biệt yêu thích/hứng thú với lĩnh vực đó, có khát khao vô cùng khó khăn. nội tại đối với việc tìm hiểu lĩnh vực đó; + Có khả năng tiếp thu các kiến thức về lĩnh vực đó một Điều quan trọng là cách dễ dàng (giống như miếng bọt biển thấm nước). chúng ta cần phải Như vậy, thay vì ép trẻ học và gây căng thẳng cho cả giáo tận dụng lợi thế của viên và học sinh vì sự không hứng thú/sẵn sàng của trẻ, có các giai đoạn này để một cách khác hiệu quả hơn để thực hiện việc giáo dục, đó là giúp trẻ học tập và chời đợi đến giai đoạn nhạy cảm đối với một lĩnh vực nhất phát huy tối đa tiềm định của trẻ và cung cấp cho trẻ đầy đủ các điều kiện thuận năng của mình lợi để học tập về lĩnh vực đó; sau đó, cùng trẻ tận hưởng niềm vui trong học tập này.
  8. CÁC THỜI KỲ NHẠY CẢM  Thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ: 0-6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lúc này có ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ suốt đời của trẻ. Hơn thế nữa, sự phát triển ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với trí tuệ của trẻ.  Thời kỳ nhạy cảm về trình tự: 0-4 tuổi Trẻ cảm thấy thỏa mãn, vui vẻ và an toàn khi mọi việc được thực hiện theo một trật tự nhất định, và sự vật ở đúng vị trí của nó. Và trẻ cảm thấy bất an khi các nề nếp bị thay đổi.  Thời kỳ nhạy cảm về giác quan: 0-6 tuổi Thị giác: dưới 1 tuổi – hữu dụng thì phát triển, vô dụng thì suy yếu Thính giác: Dưới 1 tuổi – xây dựng “sơ đồ phản ánh thính giác” Thị giác và khứu giác: ảnh hưởng tới khẩu vị suốt đời của trẻ Xúc giác: thời kỳ nhạy cảm khoang miệng đến trước và khi được thỏa mãn thì thời kỳ nhạy cảm xúc giác ở các ngón tay mới bắt đầu
  9. CÁC THỜI KỲ NHẠY CẢM  Thời kỳ nhạy cảm với các vật nhỏ bé xung quanh: 1,5-4 tuổi Cánh cửa đầu tiên mở ra kho tàng trí tuệ cho trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tư duy, sự kiên nhẫn, tập trung  Thời kỳ nhạy cảm về các động tác: 0-6 tuổi Bắt đầu từ thời kỳ nhạy cảm của các cơ lớn tới thời kỳ nhạy cảm của các cơ nhỏ.  Thời kỳ nhạy cảm về các mối quan hệ xã hội: 2,5-6 tuổi Bắt đầu từ cái tôi (2 tuổi) đến việc quan tâm tới người khác (2,5 tuổi) và xã hội – những nhóm nhỏ (5 tuổi).  Thời kỳ nhạy cảm về tập đọc: 4,5 – 5,5 tuổi Nếu trẻ thường xuyên được đọc sách cho nghe từ nhỏ thì thời kỳ này sẽ tới sớm hơn. Trẻ thích đọc sách thường thông minh hơn.
  10. TÌM HIỂU TRẺ Theo quan điểm của Montessori, một giáo viên phải có trách nhiệm:  Nghiên cứu và hiểu biết một cách sâu sắc về trẻ em; trân quý giá trị của trẻ và các giai đoạn cơ hội của trẻ nói chung.  Quan sát cá nhân từng trẻ một cách chi tiết để: • Nhận ra các thời kỳ nhạy cảm của trẻ. • Tìm hiểu phong cách cũng như tốc độ học tập của riêng trẻ. • Nắm vững mức độ phát triển, trình độ nhận thức hiện tại của trẻ. → Từ đó mới có thể xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp cho từng trẻ cũng như kiến thiết được môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
  11. KHÔNG SO SÁNH PP giáo dục Montessori nói chung cũng như một người giáo viên theo quan điểm của Montessori nhận thức sâu sắc rằng mỗi đứa trẻ đều là một tặng phẩm tuyệt vời và có một giá trị riêng. Và nếu được cung cấp một môi trường thuận lợi thì mỗi trẻ đều có thể giống như mỗi nụ hoa nở thành một bông hoa rực rỡ với màu sắc và hương thơm riêng có của mình. Với lòng tin đó, PP Montessori không so sánh trẻ với bất cứ một quy tắc hay chuẩn mực nào, cũng như không so sánh trẻ với bất cứ ai. Mà chỉ so sánh trẻ với chính trẻ trước đó để nhận ra sự phát triển và khích lệ trẻ trên con đường phát triển tiềm năng của mình. Và giúp trẻ nhận ra giá trị nội tại của chính bản thân mình.
  12. THÚC ĐẨY NIỀM VUI TRONG HỌC TẬP Trong một lớp học theo PP Montessori, trẻ không bị ép Những đứa trẻ được trải buộc phải tham gia bất cứ một hoạt động nào khi trẻ nghiệm niềm vui trong không muốn. học tập là những đứa trẻ Nhiệm vụ chính của người giáo viên là thúc đẩy niềm vui h nh phúc, t tin và phát trong học tập của trẻ, giúp trẻ học tập với niềm say mê. ạ ự Giáo viên phải: triển toàn diện ✓ Nắm bắt được thời kỳ nhạy cảm – lĩnh vực trẻ thực sự hứng thú vào thời điểm đó ✓ Sắp xếp các hoạt động thích hợp với hứng thú học tập của trẻ trong môi trường của trẻ. ✓ Các giáo cụ phải được trình bày một cách mời gọi nhất có thể: đẹp mắt, thuận tiện ✓ Bài học phải được trình bày một cách lôi cuốn – giáo viên chính là một nghệ sĩ ✓ Bản thân giáo viên cần hấp dẫn, quyến rũ trẻ: trang phục, động tác, giọng nói
  13. TỰ CHỦ, ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO Montessori mang đến cho trẻ món quà vô giá, đó là sự tự chủ và độc lập. Montessori giúp trẻ trở thành những người độc lập thông qua các kỹ năng được gọi là Thực hành cuộc sống. Montessori cũng được xây dựng dựa trên niềm tin là trẻ cần phải được tự do để học tập và thành công. (không phải thứ tự do mà trẻ chưa thể kiểm soát được) Nguyên tắc duy nhất mà trẻ cần tuân thủ trong lớp học, đó là TÔN TRỌNG: ✓ Tôn trọng chính bản thân mình ✓ Tôn trọng người khác ✓ Tôn trọng môi trường
  14. LỚP HỌC MONTESSORI DIỄN RA NHƯ NÀO?  Giáo cụ: • Được sắp xếp sẵn sàng (đầy đủ và phù hợp) với mức độ phát triển và sự hứng thú của từng trẻ trong lớp học. • Trình bày một cách hấp dẫn nhất có thể.  Giáo viên: • Là người hướng dẫn • Luôn sẵn sàng với hơn 1.000 hoạt động nhóm nhỏ/hoạt động cá nhân để đáp ứng nhu cầu của trẻ • Luôn quan sát và ghi chép để có thể xây dựng kế hoạch học tập chính xác cho riêng từng trẻ • Tôn trọng trẻ. Tin vào việc mỗi trẻ đều sẽ là một con người tuyệt vời trong tương lai nếu được hỗ trợ đúng cách.  Phân bổ thời gian: Hai trường phái
  15. Montessori truyền thống Montessori theo cách của người Mỹ (AMI) (Tiêu biểu: AMS) Các hoạt động chỉ bao gồm: Các hoạt động bao gồm: - Hoạt động cá nhân; và - Hoạt động chung lần 1: 30-45’ đầu giờ - Các hoạt động nhóm nhỏ Là thời gian để giáo viên và học sinh cùng chia sẻ về một diễn ra tự phát trong giờ vấn đề quan tâm chung, theo chủ đề của tuần, phù hợp với học nếu giáo viên nhận ra thời điểm diễn ra bài học đó. có 1 nhóm nhỏ học sinh - Hoạt động cá nhân/hoạt động nhóm nhỏ: 1h35’-1h45’ cùng quan tâm tới một vấn - Hoạt động chung lần 2: 15-20’ cuối giờ đề (hoặc do trẻ tự thành Là thời gian để nhắc lại kiến thức nếu đó là phần kiến thức lập) khó; hoặc ôn lại các nguyên tắc của lớp học nếu trong giờ có trẻ chưa tuân thủ nguyên tắc; chơi các trò chơi Giáo viên chỉ hướng dẫn trẻ Giáo án hoạt động chung do giáo viên chủ động xây dựng, sáng chính xác theo các hoạt động tạo dựa trên một số nguyên tắc chung (về giao tiếp hoặc các nguyên gốc và với các giáo cụ kiến thức cần cung cấp cho trẻ ) được xây dựng và thiết kế bởi Thời gian hoạt động cá nhân/nhóm nhỏ giáo viên hướng dẫn Maria Montessori. hoạt động theo các cách được tổ chức hướng dẫn. Nhưng các Trẻ có thể sáng tạo sau khi đã hoạt động này liên tục được tổ chức phát triển và cập nhật bởi thuần thục các hoạt động cơ các nhà nghiên cứu hoặc chính các giáo viên xuất sắc trên toàn bản. thế giới. Trẻ có thể sáng tạo sau khi đã thuần thục hoạt động cơ bản.
  16. TRẺ EM TRONG LỚP HỌC Trong lớp học truyền thống Trong lớp học Montessori Sự vâng lời Trẻ em vâng lời do người lớn sử Tự nguyện do: dụng quyền lực để ép buộc: • Những nguyên tắc được xây dựng • Trẻ có xu hướng yêu thương dựa trên sự thỏa thuận và tất cả cùng và muốn làm vừa lòng người thực hiện chúng lớn • Các bài học được sắp xếp nhằm thỏa • Tình yêu và sự đánh giá mãn nhu cầu nội tại của chính trẻ • Sức mạnh Trung tâm của Hướng tới việc lấy trẻ em làm Thực sự lấy trẻ làm trung tâm hoạt động trung tâm Phương tiện Hướng tới sử dụng giáo cụ trực Sử dụng giáo cụ trực quan học tập quan Trẻ làm việc với giáo cụ thật và dựa trên quá trình làm việc với giáo cụ để lĩnh ngộ kiến thức
  17. ÁP DỤNG PP MONTESSORI TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY FFS CÁCH KHÁC Chương trình • Lồng ghép lĩnh vực phát triển Toàn bộ chương trình giáo dục mầm giáo dục mầm nhận thức trong hoạt động chung non mới đều có thể được thực hiện non mới lần 1 của Montessori trong giờ hoạt động chung lần 1 • Thực hiện riêng biệt và đầy đủ các bài học thuộc các lĩnh vực phát triển khác Giáo cụ Đầy đủ 8 lĩnh vực trong 1 lớp học: Cung cấp các giáo cụ hoạt động cá Montessori giác quan, thực hành cuộc sống, nhân/nhóm nhỏ theo từng chủ đề/chủ toán, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, khoa điềm vào lớp học - giống như thêm 1 học, nghệ thuật góc hoạt động cho hoạt động góc của trẻ Giáo viên Đào tạo chính thức bởi Hiệp hội Tìm hiểu và làm theo TINH THẦN Montessori Hoa Kỳ Montessori Đánh giá trẻ Theo cả 2 hệ thống
  18. MONTESSORI Phát triển giác quan Thực hành cuộc sống Ngôn ngữ Vật chất Hoạt động Montessori Toán Khoa học Động vật Văn hóa Lịch sử Thực vật Nghệ thuật Địa lý Âm nhạc, vận động
  19. CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Hoạt động cá nhân/nhóm nhỏ để giúp trẻ phát triển toàn diện 5 giác quan Montessor có thể hỗ trợ Hoạt động giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân
  20. LĨNH VỰC ĐỊA LÝ Các hình thái của đất và nước Phương hướng, la bàn Địa lý Địa cầu và bản đồ Địa lý văn hóa