Bài giảng Tuyên truyền Về an toàn thực phậm và phòng chống dịch bệnh Khối Mầm non

ppt 34 trang thuongdo99 3850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tuyên truyền Về an toàn thực phậm và phòng chống dịch bệnh Khối Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tuyen_truyen_ve_an_toan_thuc_pham_va_phong_chong_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tuyên truyền Về an toàn thực phậm và phòng chống dịch bệnh Khối Mầm non

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN PHÒNG Y TẾ TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2018
  2. NỘI DUNG 1. Một số điểm mới tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP 2. Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 3. Biện pháp phòng, chống dịch bệnh
  3. PhầnPHẦN 1: 1: MỘT MỘT SỐ SỐ NỘI NỘI DUNG DUNG MỚI MỚI TẠI TẠI NGHỊ NGHỊ ĐỊNH ĐỊNH 15/2018/NĐ 15/2018/NĐ-CP-CP Nghị định 15/2018 được xây dựng căn cứ vào Luật ATTP, trong đó mục tiêu then chốt là đảm bảo sức khỏe của người dân. ❖ Trước đây, tất cả các sản phẩm kể cả sản phẩm bao gói sẵn, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia sản xuất thực phẩm phải có xác nhận của Cơ quan quản lý Nhà nước thì nay doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản công bố đó. ❖ Căn cứ công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện sai phạm, đặc biệt sẽ nâng cao mức độ xử phạt.
  4. PHẦNPhần 1:1: MỘTMỘT SỐSỐ NỘINỘI DUNGDUNG MỚIMỚI TẠITẠI NGHỊNGHỊ ĐỊNHĐỊNH 15/2018/NĐ15/2018/NĐ CPCP Bản tự công bố sản phẩm: ❖ Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự công bố theo mẫu. ❖ Lưu tại cơ sở (có thể công khai bằng nhiều hình thức) và nộp 01 bản đến cơ quan nhà nước để lưu trữ. ❖ Không mất phí
  5. Phần 1: MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TẠI NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP Cải cách tối đa về thủ tục hành chính: ❖ Theo Nghị định 15/2018 sẽ có 8 nhóm sản phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Chỉ có 3 nhóm sản phẩm thuộc đối tượng phải đăng ký bản công số sản phẩm là: ➢ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe; ➢ Thực phẩm dinh dưỡng y học; ➢ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm. Thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế TW, ước tính sẽ có trên 90% sản phẩm thực phẩm không cần phải thực hiện các thủ tục hành chính như hiện nay. Nhà nước sẽ tiết kiệm được khoảng 4,8 triệu ngày công và hơn 600 tỷ đồng cho việc tự công bố.
  6. Phần 1: MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TẠI NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP Đổi mới trong việc Cấp Giấy chứng nhận cơ sở ĐĐKATTP: ❖ Nghị định 15/2018 tiếp cận với phương thức quản lý của thế giới. Đối với những doanh nghiệp đã đạt tiêu chuẩn HACCP, GMP, đạt các chứng chỉ ISO quốc tế sẽ không phải có GCN cơ sở ĐĐKATTP. ❖ Mở rộng nhóm đối tượng không thuộc diện cấp GCN cơ sở ĐĐKATTP: ➢ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; ➢ Nhà hàng trong khách sạn; ➢ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; ➢ Kinh doanh thức ăn đường phố;
  7. Phần 1: MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI TẠI NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP Phân công rõ trách nhiệm quản lý của 3 Bộ gồm Y tế, Công Thương, NN&PTNT theo hướng các Bộ quản lý theo nhóm ngành hàng, quản lý sản xuất theo chuỗi từ đầu đến cuối. ❖ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý. ❖ Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản. ❖ Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
  8. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 1. Tiêu chuẩn đánh giá chung: Xác định rõ: địa chỉ hoạt ❖ Đánh giá sơ bộ động; danh mục sản phẩm đăng ký tham gia cung cấp; năng lực, kinh nghiệm cung cấp của từng mặt hàng đăng ký. Có cam kết các nội dung: Đơn đăng ký cung cấp TP + Cung cấp thực phẩm đảm bảo ATTP theo quy định. + Thực hiện đúng quy định về đảm bảo ATTP trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm. + Đảm bảo địa điểm sản xuất/ kinh doanh và nguồn gốc thực phẩm như hồ sơ đã đăng ký.
  9. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 1. Tiêu chuẩn đánh giá chung: ❖ Đánh giá sơ bộ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Do cơ quan có thẩm quyền cấp, trong đó có đăng ký ngành nghề phù hợp với nội dung đăng ký tham gia cung cấp thực phẩm (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu).
  10. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 1. Tiêu chuẩn đánh giá chung: ❖ Đánh giá sơ bộ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP Hoặc Giấy cam kết ATTP Do cơ quan có thẩm quyền cấp, phù hợp với nội dung đăng ký tham gia cung cấp thực phẩm (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu).
  11. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 1. Tiêu chuẩn đánh giá chung: ❖ Đánh giá sơ bộ Trụ sở làm việc Phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  12. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 2. Các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm: ❖ Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp TP tươi sống có nguồn gốc động vật ❑ Đối với các cơ sở trực tiếp giết mổ, nhập khẩu: có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP, GCN đủ điều kiện vệ sinh thú y phù hợp với nội dung đăng ký do các cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu); bản cam kết bảo vệ môi trường. ❑ Đối với các cơ sở không trực tiếp giết mổ, nhập khẩu: phải có hợp đồng mua bán một cấp với các nhà máy, cơ sở giết mổ, kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP, GCN đủ điều kiện vệ sinh thú y (bản sao có chứng thực).
  13. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm
  14. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 2. Các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm: ❖ Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật ❑ Đối với các cơ sở trực tiếp sản xuất: có GCN đủ điều kiện sản xuất rau an toàn do các cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu). ❑ Đối với các cơ sở không trực tiếp sản xuất: phải có hợp đồng mua bán một cấp với các cơ sở sản xuất có GCN đủ điều kiện sản xuất rau an toàn do các cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực).
  15. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm
  16. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 2. Các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm: ❖ Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp thực phẩm ăn ngay hoặc đã qua chế biến ❑ Đối với các cơ sở trực tiếp sản xuất: có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp; Xét nghiệm định kỳ sản phẩm(bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu). ❑ Đối với các cơ sở không trực tiếp sản xuất: phải có hợp đồng mua bán một cấp với cơ sở sản xuất có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp; Xét nghiệm định kỳ sản phẩm (bản sao có chứng thực).
  17. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm
  18. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 2. Các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm: ❖ Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp thực phẩm bao gói sẵn (sữa, nước uống đóng chai, bánh dinh dưỡng, ) ❑ Đối với các cơ sở trực tiếp sản xuất: có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp; kết quả xét nghiệm định kỳ sản phẩm, (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu). ❑ Đối với các cơ sở không trực tiếp sản xuất: phải có hợp đồng mua bán một cấp với cơ sở sản xuất có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc cơ sở kinh doanh có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP/Giấy xác nhận cam kết ATTP do cơ quan có thẩm quyền cấp; kết quả xét nghiệm định kỳ sản phẩm, (bản sao có chứng thực).
  19. Phần 2: Tiêu chuẩn đánh giá đơn vị cung cấp thực phẩm 2. Các điều kiện về nguồn gốc thực phẩm: ❖Yêu cầu đối với cơ sở cung cấp gạo, lương thực, hàng khô, nước mắm, dầu ăn và các loại gia vị khác ❑ Đối với các cơ sở trực tiếp sản xuất, chế biến: ✓ Có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp; ✓ Kết quả xét nghiệm định kỳ sản phẩm, (nếu có) (bản sao có chứng thực hoặc bản sao và bản chính để đối chiếu). ❑ Đối với các cơ sở không trực tiếp sản xuất, chế biến: phải có hợp đồng mua bán một cấp với cơ sở sản xuất có GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP/cam kết ATTP phù hợp do các cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực).
  20. Phần 3: Biện pháp phòng chống dịch bệnh
  21. Phần 3: Biện pháp phòng chống dịch bệnh 1. Bệnh sốt xuất huyết: Đường lây truyền SXH
  22. Phần 3: Biện pháp phòng chống dịch bệnh Vòng đời của muỗi Aedes
  23. Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết 1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. 2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. 3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá 4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. 5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. 6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
  24. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
  25. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Khái niệm: là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do nhóm vi rút đường ruột gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi.
  26. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 1. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước;
  27. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 2. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm và các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường;
  28. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 3. Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng ) với trẻ em bị bệnh Tay chân miệng cũng có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh;
  29. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG 4. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám kịp thời.
  30. BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
  31. BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG Khái niệm: Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do siêu vi sởi gây ra, có khả năng lây nhiễm mạnh. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thường hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và ít gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bệnh sởi lây rất nhanh, 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Virus sởi có thể theo nước bọt người bệnh bắn ra ngoài truyền trực tiếp cho người khác.
  32. BỆNH SỞI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG Cách phòng ngừa: Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh sởi. Vệ sinh môi trường: Tẩy trùng sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ, vật dụng của trẻ Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ. Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.