Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Phần Điện từ học - Phan Quang Mạnh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Phần Điện từ học - Phan Quang Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_9_phan_dien_tu_hoc_phan_quang_manh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Vật lí Lớp 9 - Phần Điện từ học - Phan Quang Mạnh
- Trường THCS Tây Sơn TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC BÀI ĐÃ HỌC PHẦN ĐIỆN TỪ HỌC VẬT LÝ 9 Giáo viên giảng dạy: Phan Quang Mạnh
- I. TÓM TẮT NỘI DUNG 1. Dòng điện xoay chiều. - Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà giảm hoặc đang giảm mà tăng. - Dòng điện luôn phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều. - Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hoặc nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín thì trong cuộc dây suất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. 2. Tác dụng của dòng điện xoáy chiều. - Dòng điện xoay chiều có các tác dụng như: nhiệt, quang và từ. - Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều. 3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. - Dùng ampe kế có kí hiệu AC hoặc () để đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều. Khi đo, mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện xoay chiều và không cần phân biệt chốt dương (+) và chốt âm (-) - Dùng vôn kế có kí hiệu AC hoặc () để đo giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều. Khi đo, mắc vôn kế song song vào mạch điện xoay chiều và không cần phân biệt chốt dương (+) và chốt âm (-) 4. Máy phát điện xoay chiều. - Máy phát điện xoay chiều gồm 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây. - Một trong hai bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
- I. MỘT SỐ BÀI TẬP A. Trắc nghiệm 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A. Luôn luôn tăng B. luôn luôn giảm C. luôn phiên tăng, giảm D. luôn luôn không đổi. 2. Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều? A. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây. B. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ. C. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi cho cả hai cùng quay quanh một trục. D. Đặt một thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó. 3. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều? A. Nam châm đang chuyển động thì dừng lại. B. Cuộn dây dẫn kín đang quay thì dừng lại. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.
- 4. Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có những bộ phận chính nào để hoạt động. A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây nối hai cực của nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây nối 2 cực của nam châm với đèn. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. 5. Trong thí nghiệm ở hình 35.1, có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Kim nam châm vẫn đứng yên. B. Kim nam châm quay một góc 900. C. Kim nam châm quay ngược lại. D. Kim nam châm bị đẩy ra. 6. Trong thí nghiệm ở hình 35.2, có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện? A. Kim sắt vẫn bị hút như trước. B. Kim sắt quay một góc 900. C. Khi sắt quay ngược lại. D. Kim sắt bị đẩy ra.
- 7. Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3? A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt. B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra. C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy. D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy. 8. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều? A. Không còn tác dụng từ. B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi. C. Tác dụng từ giảm đi. D. Lực từ đổi chiều. 9. Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều ? A. Giá trị cực đại. B. Giá trị cực tiểu. C. Giá trị trung bình. D. Giá trị hiệu dụng.
- B. TỰ LUẬN 1. Treo một thanh nam châm bằng một sợi dây mềm rồi thả cho nam châm đu đưa quanh vị trí cân bằng OA (hình 33.3). Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là dòng điện xoay chiều hay có chiều không đổi (một chiều)? Tại sao? 2. Lắp một bóng đèn dây tóc vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều. Khi máy quay, bóng đèn nhấp nháy (luân phiên sáng tối, xen kẽ). Vì sao?
- HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN A. TRẮC NGHIỆM 1C 2D 3C 4C 5C 6A 7D 8D 9D B. TỰ LUẬN. 1. Là dòng điện xoay chiều vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. 2. Dòng điện tạo ra của máy phát điện là dòng điện cảm ứng xoay chiều, đèn có hiện tượng nhấp nháy là do trong cuộn dây máy phát điện có sự đổi chiều liên tục. Quay càng chậm thì càng thấy rõ mức độ nhấp nháy.