Bài giảng Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm - Nguyễn Văn Thanh

pdf 83 trang thuongdo99 10923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm - Nguyễn Văn Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_xay_dung_truong_mam_non_lay_tre_lam_trung_tam_nguy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm - Nguyễn Văn Thanh

  1. XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Giảng viên: Thạc sỹ Nguyễn Văn Thanh Điện thoại: 0987167822 Email: thanhkynangmem@gmail.com 1
  2. XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 2
  3. MỤC TIÊU CỦA MƠ ĐUN 1 2 3 KIẾN THỨC KỸ NĂNG THÁI ĐỘ Phân tích được khái Vận dụng quan điểm giáo -Ý thức được tầm quan niệm: việc học, sự dục lấy trẻ làm trung tâm trọng của giáo dục lấy khác biệt cá nhân, giáo vào việc thực hiện trẻ làm trung tâm dục lấy trẻ làm trung chương trình giáo dục Tơn trọng sự khác biệt tâm và lập kế hoạch mầm non một cách hiệu của của trẻ giáo dục dựa trên quan quả, đảm bảo chất lượng Tích cực thực hiện giáo điểm tiếp cận này và sự phát triển tồn diện dục lấy trẻ làm trung nghĩa là gì phù hợp với từng cá nhân tâm trẻ 3
  4. NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu 2. Học tập 3. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 4. Thiết kế mơi trƣờng học tập lấy trẻ làm trung tâm 5. Lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 6. Kết luận 7. Kế hoạch hành động cá nhân 4 4
  5. HỌC TẬP  Học là gì?  Làm thế nào để chúng ta biết được khi nào thì việc học diễn ra? 5
  6. HỌC TẬP Học nghĩa là sự thay đổi tƣơng đối thƣờng xuyên của những gì mà ngƣời ta biết, hiểu hoặc làm  Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm.  Việc học sẽ thuận lợi hơn khi chúng ta xây dựng nĩ trên cơ sở những gì chúng ta đã biết hoặc cĩ thể làm  Việc học cĩ thể diễn ra khi chúng ta tự làm việc gì đĩ và cĩ thể diễn ra khi chúng ta tương tác với người khác.  Tất cả trẻ em sinh ra đều cĩ khả năng học tập 6
  7. NHỮNG CƠ HỘI CHO TRẺ HỌC TẬP Hãy hồn thiện câu sau: “ Trẻ cĩ thể học khi.trẻ đang Hãy thảo luận với người khác và liệt kê ra các thời điểm hoặc các cách khác nhau mà trẻ em cĩ thể học, xem anh/chị cĩ thể xác định được bao nhiêu cách. Ví dụ: Trẻ em cĩ thể học khi chúng chơi 7
  8. VIỆC HỌC CỦA TRẺ DIỄN RA KHI Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè và với thế giới xung quanh  Trẻ khám phá và tìm tịi  Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau  Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan ( sờ, ngửi,nếm )  Quan sát và lắng nghe  Khi bắt chước và thực hành  Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn  Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất  Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng  Khi nĩi chuyện  Khi nhớ mọi thứ  Khi liên hệ với những hiểu biết đang cĩ hoặc với cách thức đang thực hiện điều gì đĩ  Khi giải quyết một vấn đề nào đĩ  Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sĩc 8
  9. VUI CHƠI Trẻ nhỏ cĩ mong muốn tự nhiên được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Vui chơi là một hoạt động cĩ ý nghĩa như vậy 9
  10. Ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ nhỏ? 10
  11. TẤT CẢ CÁC TRÕ CHƠI ĐỀU CĨ TIỀM NĂNG HỖ TRỢ CHO VIỆC HỌC CỦA TRẺ  Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ  Mắc lỗi, thất bại và luyện tập  Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề  Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề  Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo  Phát triển ngơn ngữ và các kỹ năng giao tiếp  Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội  Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của người khác  Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng  Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe  Trẻ học nhiều thứ theo nhiều cách khác nhau 11
  12. HỌC TẬP và VUI CHƠI  Học là mang lại sự thay đổi đối với những gì trẻ biết và cĩ thể làm  Trẻ cĩ thể học theo nhiều cách khác nhau  Vui chơi là cách thức quan trọng để trẻ học  Trẻ học qua tương tác với bạn bè 12
  13. GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 13
  14. BẢN THÂN TƠI Khi tơi cịn nhỏ (dƣới 6 tuổi)  Điều mà tơi thích làm nhất là Khi tơi lớn:  Tơi thường học tốt nhất bằng cách 14
  15. MỖI CHƯNG TA LÀ SỰ KHÁC BIỆT  Cĩ những thứ chúng ta thích làm và cĩ những thứ nhiều người chúng ta khơng thích làm  Cĩ những thứ chúng ta làm tốt và cĩ những thứ chúng ta lại thấy rất khĩ Với trẻ em cũng vậy 15
  16. Đọc bài viết “Mỗi em bé là một con người riêng biệt” của PGS-TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm “Giáo dục mầm non những vấn đề lí luận và thực tiễn” – NXB Đại học sư phạm – 2005 và hãy tìm ra thơng điệp về trẻ nhỏ và việc giáo dục trẻ mà bài báo đề cập đến. 16
  17. TRẺ EM VÀ VIỆC HỌC TẬP Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt  Khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý Trẻ em cĩ hồn cảnh gia đình và văn hĩa khác nhau:  Văn hĩa và tơn giáo  Hồn cảnh gia đình: điều kiện vật chất, kinh tế  Mơi trường sống (Thành phố hay nơng thơn, đồng bằng hay miền núi )  Dân tộc Mỗi trẻ em cĩ hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng Mỗi đứa trẻ đều cĩ thể thành cơng Những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ cĩ ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ 17
  18. TRẢI NGHIỆM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI Những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng trển cơ sở những gì trẻ đã biết và cĩ thể làm Điều này cĩ nghĩa là chúng ta phải cận trọng để khơng cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khĩ đối với trẻ để cĩ thê hiểu hoặc làm Ví dụ:  cố gắng dạy trẻ thêm 2 chữ số trước khi trẻ hiểu về số lượng và ý nghĩa của con số  cố gắng dạy một đứa trẻ viết trước khi trẻ cĩ thể tạo được các nét thẳng, nét xiên, trước khi trẻ biết cầm và sử dụng bút chì, và nhận ra được các con chữ trong bảng chữ cái  mong đợi một đứa trẻ hợp tác tốt với trẻ khác khi trẻ đĩ vẫn cịn hạn chế về kỹ năng ngơn ngữ tiếng Việt 18
  19. GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO  hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu , đánh giá đúng và được tơn trong.  mỗi đứa trẻ đều cĩ cơ hội tốt nhất cĩ thể để thành cơng  mỗi đứa trẻ đều cĩ các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thơng qua vui chơi. 19
  20. VAI TRÕ CỦA GIÁO VIÊN KHI TRẺ HOẠT ĐỘNG Trong khi trẻ hoạt động, vai trị của giáo viên vơ cùng quan trọng. Giáo viên cần di chuyển xung quanh các gĩc hoạt động của trẻ thật hợp lý để:  quan sát,  lắng nghe,  trị chuyện với trẻ  đơi khi tham gia hoạt động cùng trẻ 20
  21. HỌC BẰNG CHƠI, CHƠI MÀ HỌC Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi cĩ người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện, bằng cách:  đặt những câu hỏi mang tính tư duy  lắng nghe trẻ  trị chuyện và giao tiếp với trẻ  chỉ dẫn  đưa ra gợi ý  khuyến khích, động viên trẻ  chơi cùng trẻ  củng cố kiến thức và các kĩ năng khác 21
  22. HỖ TRỢ VÀ MỞ RỘNG VIỆC HỌC CỦA TRẺ Giáo viên nên suy nghĩ thận trọng về những gì mình nĩi và làm Một số thì cĩ thể đã được lập kế hoạch trước nhưng phần lớn sự tương tác mà giáo viên thực hiện với trẻ sẽ mang tính tình thế và trong khi đáp lại những gì trẻ đang nĩi hoặc đang làm. Xem đoạn video sau đây và hãy xác định những cách khác nhau mà giáo viên đang hỗ trợ trẻ học và giúp trẻ thành cơng. 22
  23. Nếu bạn là giáo viên trong trường hợp trên, bạn cĩ thể đặt câu hỏi gì để tìm hiểu xem trẻ đã biết gì và để phát triển tư duy, mở rộng việc học cho trẻ? 23
  24. TÌM HIỂU VỐN KINH NGHIỆM CỦA TRẺ  Tại sao nước lại chảy ra từ những chiếc lỗ trên vỏ chai?  Làm thế nào để chai nước nhẹ đi?  Con cĩ cách nào khác để đổ nước vào chai khơng?  Con cĩ thể làm thế nào để cho nước chảy nhanh hơn hoặc chậm hơn?  Nước cĩ thể tạo ra âm thanh khơng? Làm thế nào để chúng ta phát hiện ra điều đĩ?  Nước đến từ đâu? 24
  25. KHI TRẺ VUI CHƠI, GIÁO VIÊN CĨ THỂ PHÁT TRIỂN TƢ DUY VÀ VIỆC HỌC CỦA TRẺ BẰNG CÁCH  Khuyến khích trẻ thiết lập mỗi quan hệ với những gì trẻ đã biết và cĩ thể làm hoặc với những kinh nghiệm cĩ sự tương đồng  Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm  Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trị chơi tưởng tượng  Sử dụng các tình huống cĩ vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quá trình chơi để khuyến khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết  Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi  Giúp đỡ trẻ  Đơi lúc cần duy trì hội thoại và thảo luận giữa cơ và trẻ, cả cơ và trẻ cùng đưa ra các ý kiến và lắng nghe lẫn nhau 25
  26. VỊ TRÍ CỦA GIÁO VIÊN  Một điều rất quan trọng là vị trí của giáo viên cần ngang bằng với trẻ khi chúng ta tương tác với trẻ.  Điều này bao gồm cả việc chúng ta ngồi trên sàn hoặc trên những đồ dùng thấp hoặc là quỳ xuống sao cho dễ dàng tạo ra sự giao tiếp bằng mắt với trẻ.  Điều đĩ cũng thuận lợi hơn cho giáo viên khi tham gia vào chơi cùng với trẻ 26
  27. KHI NÀO GIÁO VIÊN TÁC ĐỘNG Giáo viên cần suy nghĩ cẩn trọng về quyết định khi nào thì tham gia vào hoạt động của trẻ khi nào thì khơng nên quấy rầy trẻ Xem đoạn clip sau đây và xác định xem giáo viên cĩ cần can thiệp hay khơng? Giải thích vì sao? Thảo luận trong nhĩm của các anh/chị về điều này 27
  28. CHIẾN LƢỢC GIƯP TRẺ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VÀ THÀNH CƠNG TRONG HỌC TẬP Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thơng qua các hoạt động trải nghiệm.  Phối hợp hài hịa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần- điều chỉnh nội dụng cho phù hợp với mức độ phát triển và nhu cầu khác nhau của trẻ  Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập.  Sử dụng hội thoại và đặt câu hỏi để tìm thơng tin và giúp trẻ thể hiện và phân loại những gì chúng biết và hiểu  Sử dụng cách động viên, khuyến khích và khen trẻ phù hợp với tình huống và tính cách của trẻ.  Đưa trẻ đến các gĩc học tập, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành, vui chơi, tìm tịi, khám phá.  Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động mang tính tưởng tượng và sáng tạo  Quan sát, tương tác với trẻ.  Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa ra các ý kiến 28
  29. CHIẾN LƢỢC GIƯP TRẺ  Linh hoạt, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu, trình độ phát triển của trẻ.  Cung cấp cho trẻ địa điểm, thời gian hoạt động và đầy đủ phương tiện hoạt động. Cần tận dụng nguồn vật liệu cĩ sẵn ở địa phương.  Thiết kế bài học mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ  Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi cĩ sự hướng dẫn của giáo viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch  Tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạn khác 29
  30. GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM LÀ  Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻ đều cĩ thể thành cơng và tiến bộ  Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi  Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám pha, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè  Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và cĩ thể làm 30
  31. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM  Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia  Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn  Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề  Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau  Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ  Cho trẻ thời gian để học  Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu 31
  32. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH  Giáo viên trị chuyện với trẻ và lơi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp cĩ ý nghĩa  Giáo viên sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thơng tin và để giúp trẻ diễn đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu  Sự tương tác tích cực giữa Nhà trường- Gia đinh- Cộng đồng  Giáo viên cĩ tri thức, kinh nghiệm, luơn luơn tư duy linh hoạt và học tập khơng ngừng. 32
  33. KẾT LUẬN GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO  Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tơn trọng  Mỗi đứa trẻ đều cĩ cơ hội tốt nhất để thành cơng  Mỗi đứa trẻ đều cĩ các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thơng qua vui chơi 33
  34. THIẾT KẾ LẬP KẾ HOẠCH MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 34
  35. THIẾT KẾ MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 35
  36. THIẾT KẾ MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Mơi trường xã hội & Mơi trường vật chất Mơi trường bên Trong & Ngồi lớp học 36
  37. MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC Cách thức mà mơi trường giáo dục trong trường MN được thiết kế, sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến:  việc học của trẻ,  cách học của trẻ  cách mà giáo viên dạy. Mơi trường giáo dục cĩ sự ảnh hưởng đến sự thành cơng trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi cĩ đạt được hay khơng. 37
  38. MƠI TRƢỜNG BÊN TRONG VÀ NGỒI LỚP HỌC ĐỀU RẤT QUAN TRỌNG Chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ Trong lớp  khoảng khơng gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung hơn  việc học thường xuyên diễn ra một cách hàn lâm hơn, hệ thống hơn  thường bao gồm các trị chơi xây dựng lắp ghép cũng như hoạt động nghệ thuật hay các hoạt động phát triển vận động tinh. Ngồi trời Trẻ được tự do hơn để:  khám phá  sử dụng các giác quan  hịa mình vào thế giới tự nhiên  cĩ nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thơ 38
  39. MƠI TRƢỜNG VẬT CHẤT Khơng gian và đồ dùng các gĩc, các khu vực khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau Vật liệu và phương tiện các loại đồ chơi, nguyên vật liệu và phương tiện để trẻ làm hoặc để thao tác với đồ chơi Để kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi và học tập của trẻ 39
  40. MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM  Phong phú các gĩc hoạt động trong nhà và ngồi trời  Nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo  Cĩ nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ cĩ thể: o chủ động o vui chơi o tìm tịi khám phá o thực hành o trải nghiệm o sáng tạo o hợp tác với bạn bè o trị chuyện và chia sẻ ý kiến 40
  41. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG  Trẻ cĩ thể học gì trong gĩc này?  Giáo viên cĩ thể làm gì? 41
  42. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG Ý nghĩa của sự đa dạng các gĩc cho trẻ hoạt động trong cùng một thời điểm là gì? 42
  43. GIÁ TRỊ CỦA CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG  Trẻ cĩ thể “học bằng chơi, chơi mà học”  Trẻ cĩ nhiều cơ hội để thực hành và học hỏi nhiều thứ  Trẻ cĩ nhiều lựa chọn  Trẻ cĩ thể thực hiện theo hứng thú của mình  Tất cả trẻ khơng phải làm cùng một thứ trong cùng một thời điểm  Giáo viên cĩ thể sử dụng các gĩc chơi để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học  Giáo viên cĩ thể hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhĩm nhỏ 43
  44. THIẾT KẾ MƠI TRƢỜNG Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các gĩc học tập chính được duy trì thường xuyên, chúng khơng cần phải di chuyển đi hoặc đĩng lại. cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các gĩc này. Cũng rất quan trọng là việc sắp xếp phải rất linh hoạt để cĩ thể sắp xếp lại. 44
  45. KHI THIẾT KẾ CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG CẦN  Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động)  Giới hạn khơng gian: chiếu, giá, đồ dùng  Nhiều gĩc sẽ ở trong phịng , nhiều gĩc sẽ ở ngồi trời  Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phịng hay ngồi trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở . Đảm bảo rằng trẻ cĩ thể di chuyển dễ dàng giữa các gĩc mà khơng va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật  Cĩ đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng gĩc  Các gĩc phải được bày biện hấp dẫn  Khơng gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những khơng gian nhỏ  Khơng cần thiết phải cĩ một khơng gian rộng thống cố định vì nĩ cĩ thể sẽ làm giảm khơng gian của các gĩc học tập thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các gĩc hoạt động này 45
  46. • Trong phịng học này cĩ rất nhiều gĩc hoạt động khác nhau như gĩc lắp ghép- xây dựng, tạo hình, sách truyện, gĩc đĩng vai • Mỗi gĩc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi các lối đi giữa các gĩc 46
  47. HỌC LIỆU VÀ PHƢƠNG TIỆN TRONG GĨC HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ Cĩ thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần Được bày biên một cách hấp dẫn Sắp đặt hợp lý và thuận tiện 47
  48. HỌC LIỆU VÀ PHƢƠNG TIỆN TRONG GĨC HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ Sắp đặt hợp lý và thuận tiện Mang tính mở, khơng cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu Phản ánh rõ sự khác biệt văn hĩa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng. Đảm bảo rằng trẻ cĩ thể thể hiện các ý tưởng và khơng bị gị bĩ 48
  49. MƠI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI Xem đoạn clip, hãy liệt kê: các gĩc hoạt động khác nhau cĩ trong đĩ các loại học liệu cũng như phương tiện mà trẻ cĩ thể sử dụng Mơi trường hoạt động bên ngồi này là do phụ huynh và cộng đồng tạo ra cho trẻ từ các loại vật liệu tái chế 49
  50. CẦN ĐÁNH GIÁ CAO MƠI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI Khơng cĩ việc gì chúng ta thực hiện trong nhà mà lại khơng thể làm ngồi trời. Song, cĩ rất nhiều việc chúng ta cĩ thể làm ở ngồi trời nhưng lại khơng thể thực hiện được ở trong nhà 50
  51. MƠI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI Xem đoạn video, quan sát và lắng nghe xem giáo viên làm và nĩi gì để hỗ trợ trẻ tư duy và học về sự bay hơi của nước? 51
  52. Tình huống 1  Một giáo viên phàn nàn “Thật là khĩ để hướng dẫn trẻ chơi mà học, làm thế nào để tơi hướng dẫn được?”  Anh/chị cĩ lời khuyên gì cho giáo viên này ? Tình huống 2  Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì các gĩc hoạt động cĩ nên cho phép trẻ vào mọi thời điểm khơng, hay chỉ nên giới hạn một số gĩc trong một số thời điểm cố định?  Vì sao? Tình huống 3  Một giáo viên phàn nàn rằng phịng lớp cơ ấy quá nhỏ mà trẻ thì quá đơng nên cơ ấy khơng thể tổ chức các hoạt động cho trẻ học qua chơi được.  Vậy nên làm như thế nào? 52
  53. TÌNH HUỐNG 1 Một giáo viên phàn nàn “Thật là khĩ để kiểm sốt được trẻ chơi mà học, làm thế nào để tơi thực hiện được?” Anh/chị cĩ lời khuyên gì cho giáo viên này? 53
  54. GIƯP TRẺ THAM GIA VÀO CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG  Cho trẻ lựa chọn gĩc mà trẻ muốn chơi hoặc thu hút trẻ vào các gĩc khác nhau  Giúp trẻ ổn định tại các gĩc  Nĩi chuyện với trẻ tại các gĩc và giúp trẻ tham gia – giúp hỗ trợ việc học của trẻ  Đặt ra vài quy tắc đơn giản rõ ràng về sự an tồn và tơn trọng lẫn nhau. Nên để trẻ cùng xây dựng những quy tắc ấy  Đảm bảo rằng các hoạt động thú vị và cĩ đủ học liệu, vật liệu và dụng cụ cho trẻ 54
  55. TÌNH HUỐNG 2 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì các gĩc hoạt động cĩ nên cho phép trẻ vào mọi thời điểm khơng hay chỉ nên giới hạn một số gĩc trong một số thời điểm cố định? Vì sao? 55
  56. SỬ DỤNG CÁC GĨC HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG NGÀY  Thỉnh thoảng giáo viên sẽ dạy cả lớp và trẻ sẽ khơng chơi ở các gĩc  Các gĩc hoạt động thì luơn ở đĩ những trẻ thì khơng phải lúc nào cũng sử dụng chúng  Trong suốt thời gian học tập và vui chơi trẻ sẽ sử dụng tất cả các gĩc  Đơi khi giáo viên sẽ yêu cầu nhĩm nhỏ chơi ở một gĩc, nhĩm khác chơi ở gĩc khác và sau đĩ trẻ sẽ đổi gĩc hoạt động cho nhau 56
  57. TÌNH HUỐNG 3 Một giáo viên phàn nàn rằng phịng lớp cơ ấy quá nhỏ mà trẻ thì quá đơng nên cơ ấy khơng thể tổ chức các hoạt động cho trẻ học qua chơi được. Vậy nên làm như thế nào? 57
  58. SỬ DỤNG MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC HỢP LÝ  Tổ chức nhiều hoạt động ngồi trời thậm chí là cả trị chơi đĩng vai ở ngồi trời  Chia trẻ thành các nhĩm và kiểm sốt chúng  Phân cơng nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp  Sắp xếp lại các gĩc trong lớp để lấy phịng cho trẻ chơi 58
  59. HỌC LIỆU ĐƠN GIẢN 59
  60. NGỒI TRỜI Nhà chịi, gĩc gia đình 60
  61. CÁT 61
  62. CÁT 62
  63. LỐP XE CŨ 63
  64. GĨC ÂM NHẠC Đây là gĩc âm nhạc ngồi trời, cĩ thể được làm từ những phế liệu như vỏ hộp sữa, hoặc vỏ chai cĩ thể tạo ra các loại âm thanh khi đổ vào các vỏ hộp đĩ các vật liệu khác nhau như nước hoặc cát 64
  65. MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Những vấn đề quan trọng mà anh/chị học được về mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì? 65
  66. MƠI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM  Là mơi trường giáo dục mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh gĩc chơi  Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ cĩ thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau  Phong phú các gĩc học tập trong lớp và ngồi trời  Tận dụng nguyên vật liệu sẵn cĩ của địa phương  Cĩ nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động  Giáo viên trị chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy  Trẻ cĩ thể chủ động, tích cực  vui chơi  tìm tịi khám phá  trải nghiệm  thực hành  sáng tạo  hợp tác  trị chuyện và chia sẻ ý tưởng 66
  67. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 67
  68. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Việc học của trẻ cĩ thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn nếu việc kế hoạch của giáo viên được thức hiện tốt. LẬP ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN Quá trình phát triển chương trình giáo dục địi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch -> Thực hiện-> Đánh giá -> Điều chỉnh -> Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo, để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ 68
  69. NHIỆM VỤ 1 Khi lập kế hoạch giáo viên thường gặp phải những khĩ khăn gì? Vì sao? NHIỆM VỤ 2 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì loại kế hoạch nào trong các loại kế hoạch: năm, tháng, tuần, ngày là quan trọng hơn? (kế hoạch nào thể hiện rõ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hơn?) Hãy giải thích tại sao? NHIỆM VỤ 3 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một bản kế hoạch cần thể hiện rõ những vấn đề nào? Vì sao? 69
  70. NHIỆM VỤ 1 Khi lập kế hoạch giáo viên thường gặp phải những khĩ khăn gì? Vì sao? 70
  71. NHIỆM VỤ 2 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì loại kế hoạch nào trong các loại kế hoạch: năm, tháng, tuần, ngày là quan trọng hơn? (kế hoạch nào thể hiện rõ quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hơn?) Anh/chị hãy giải thích tại sao? 71
  72. KẾ HOẠCH NGÀY VÀ KẾ HOẠCH TUẦN RẤT QUAN TRỌNG, BỞI VÌ:  Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp  Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay khơng tiến bộ của trẻ để cĩ biện pháp giáo dục cĩ hiệu quả  Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ  Kế hoạch càng ngắn hạn càng địi hỏi giáo viên luơn phải suy nghĩ đến đứa trẻ  Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ  Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn, sẽ cho giáo viên tốt hơn để đạt mục tiêu đặt ra 72
  73. NHIỆM VỤ 3 Theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một bản kế hoạch cần thể hiện rõ những vấn đề nào? Vì sao? 73
  74. LẬP KẾ HOẠCH Cần phải cĩ suy nghĩ trƣớc và bao gồm các quyết định về:  Mục tiêu và kết quả mong đợi với việc học của trẻ  Các trải nghiệm và các cơ hội hỗ trợ những kết quả mong đợi đĩ  Vật liệu và đồ dùng  Địa điểm và thời gian cho trẻ trải nghiệm  Vai trị của giáo viên – họ sẽ làm gì và nĩi gì Nếu một hoạt động khơng đi theo kế hoạch hoặc nĩ khơng diễn ra, giáo viên cĩ thể đánh giá xem liệu hoạt động đĩ cĩ phù hợp với trẻ khơng và cĩ thể tìm kiếm các cơ hội khác để đạt được hoạt động học tập như đã kỳ vọng cho trẻ. 74
  75. LẬP KẾ HOẠCH 1 MỤC TIÊU: 2. NỘI DUNG  Xác định theo các lĩnh vực phát triển: Trả lời các câu hỏi:  Phát triển thể chất  Dạy trẻ hiểu gì, biết gì? (Kiến thức gì?)  Phát triển nhận thức  Dạy trẻ những kỹ năng nào? ( Kỹ năng  Phát triển ngơn ngữ nào?)  Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội  Giáo dục trẻ cĩ thái độ như thế nào với thế giới xung quanh?  Phát triển thẩm mỹ 3. HOẠT ĐỘNG: Triển khai thực hiện nội dung trên thơng 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: qua những hoạt động nào cĩ nhiều cách để trình bày, tùy vào từng  Các mơn học: Tốn, khám phá MTXQ, giáo viên. Cĩ thể : tạo hình, Âm nhạc)  Lập kế hoạch theo các lĩnh vực hoạt  Gĩc hoạt động: Đĩng vai, Xây dựng- lắp động ghép, Tốn và Khám phá, Biểu diễn, Sách- truyện, Chữ cái  Lập kế hoạch dựa trên nội dung  Hoạt động ngồi trời  Lập kế dựa vào lịch sinh hoạt hàng ngày  Tham quan  Lễ hội 75
  76. LẬP KẾ HOẠCH Các kế hoạch này phải được dựa trên những hiểu biết về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo dục và đảm bảo rằng:  Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình  Trẻ học thơng qua chơi  Trẻ học hỏi bằng nhiều cách khác nhau 76
  77. GỢI Ý LẬP KẾ HOẠCH THEO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Mục tiêu: Theo các lĩnh vực phát triển ( Thể chất, Ngơn ngữ, Tình cảm- Kỹ năng xã hội, thẩm mỹ) Nội dung: Kiến thức gì, kỹ năng gì , thái độ Các hoạt động: Học, linh hoạt lựa chọn cho phù hợp với trẻ và điều kiện của trường, lớp Kế hoạch thực hiện Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ghi chú Đĩn trẻ Trị chuyện đầu ngày Giờ học Hoạt động ngồi trời Hoạt động gĩc Ăn trƣa Ngủ trƣa Hoạt động chiều Trả trẻ 77
  78. LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì:  Cĩ những nội dung khơng đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hồn cảnh thực tế xảy ra.  Cĩ những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng cĩ sự thay đổi, nên khơng thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nội dung khác . Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển Việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học” 78
  79. Trong mỗi nhĩm, các anh/chị hãy thảo luận và lập ra một bản kế hoạch thể hiện rõ những vấn đề chúng ta đã xác định về một bản kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 79
  80. KẾT LUẬN  Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non để đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non cĩ hiệu quả, cĩ chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này.  Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng mơi trường giáo dục . Mọi hoạt động đều hƣớng tới từng trẻ cũng nhƣ từng nhĩm trẻ nhỏ và nhĩm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ đƣợc học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.  Thực tiễn giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay địi hỏi nhà quản lí cần hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơng tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên mơn cho GVMN. Việc hỗ trợ chuyên mơn của nhà quản lí cần rất cụ thể, sát thực, linh hoạt, khơng áp đặt. Cần khuyến khích sự sáng tạo của GV, tơn trọng giáo viên (bởi giáo viên là người hiểu trẻ rõ nhất ) 80
  81. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN Thực tế giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường anh/chị làm việc/ làm với, hãy chỉ ra:  Một điều gì đĩ mà anh/chị cĩ thể làm để cải thiện: • mơi trường hoạt động trong lớp • mơi trường hoạt động ngồi trời  Một điều gì đĩ mà anh/chị cĩ thể làm để thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và anh/chị sẽ làm như thế nào? 81
  82. GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 82
  83. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHƯ Ý LẮNG NGHE 83