Bài tập tự ôn tại nhà môn Ngữ văn Lớp 7

docx 4 trang Đăng Bình 05/12/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự ôn tại nhà môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_tu_on_tai_nha_mon_ngu_van_lop_7.docx

Nội dung text: Bài tập tự ôn tại nhà môn Ngữ văn Lớp 7

  1. PHẦN 1. ÔN TẬP LÝ THUYẾT I.VĂN BẢN: - Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. tục ngữ về con người và xã hội. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. ( Nắm ghi nhớ, ôn phần ghi trong tập, làm luyện tập) II. TIẾNG VIỆT: 1. CÂU RÚT GỌN Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích sau: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; Ví dụ: Bao giờ cậu đi Hà Nội? - Ngày mai. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Ví dụ: Học ăn, học nói, học gói, học mở.  Những điều cần lưu ý khi dùng câu rút gọn: - Không là cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đúng nội dung câu nói; - Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã. 2.CÂU ĐẶC BIỆT Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Tác dụng của câu đặc biệt: - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn; VD: Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng; VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. - Bộc lộ cảm xúc: VD: Trời ơi! - Gọi đáp. VD: Lan ơi!
  2. III. TẬP LÀM VĂN: - Tìm hiểu chung về văn nghị luận. - Đặc điểm của văn bản nghị luận. ( Nắm ghi nhớ và bài ghi trong tập, làm bài luyện tập) PHẦN 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG BÀI TẬP 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: - Khốn nạn Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! (Trích Lão Hạc,Nam Cao, Ngữ văn 8, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2014, tr.42) Câu 1.Xác định các câu đặc biệt có trong đoạn trích trên. Câu 2.Cho biết tác dụng của các câu đặc biệt mà em tìm được. Câu 3.Viết đoạn văn (từ 7 đến 10 dòng) (chủ đề về tình cảm gia đình) trong đó có sử dụng câu đặc biệt (gạch dưới câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đặc biệt mà em sử dụng). BÀI TẬP 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam – 2017, tr.25) Câu 1. Tìm các câu rút gọn có trong đoạn trích. Câu 2. Các câu rút gọn vừa tìm được trên nhằm mục đích gì?
  3. Câu 3.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu rút gọn. (Gạch dưới câu rút gọn và cho biết mục đích của việc rút gọn câu). BÀI TẬP 3 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này vỡ mất ” (Trích Sống chết mặc bay,Phạm Duy Tốn Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2017, tr.75) Câu 1. Tìm các câu đặc biệt có trong đoạn trích trên. Câu 2.Cho biết tác dụng của các câu đặc biệt trên. Câu 3.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu), chủ đề về tình yêu quê hương, đất nước. Trong đó có sử dụng một câu đặc biệt. BÀI TẬP 4 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: - Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: - Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? - Dạ, bẩm - Đuổi cổ nó ra! ” (Trích Sống chết mặc bay,Phạm Duy Tốn Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam – 2017, tr.78) Câu 1.Xác định các câu đặc biệt và câu rút gọn có trong đoạn trích trên. Câu 2.Cho biết tác dụng của các câu đặc biệt mà em tìm được. Câu 3. Các câu rút gọn vừa tìm được trên nhằm mục đích gì? Câu 4.Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một câu đặc biệt và câu rút gọn. (Cho biết tác dụng của câu đặc biệt và mục đích câu rút gọn em đã sử dụng).