Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

docx 9 trang thuongdo99 3740
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trưng Vương

  1. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Họ và tên: NĂM HỌC 2020– 2021 Lớp: MÔN: SINH HỌC 7 Mã đề 101 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm): Chọn và tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời. Câu 1. Bộ phận số 1, 2 có tên là gì? A. Vỏ ốc, tua miệng B. Vỏ ốc, đỉnh vỏ C. Thân, chân D. Vỏ ốc, chân Câu 2. Mực tự vệ bằng cách A. Phun nước B. Đóng vỏ C. Phun mực D. Đổi màu vỏ Câu 3. Vỏ của con hàu có đặc điểm gì? A. Có 1 mảnh vỏ B. Có 2 mảnh vỏ C. Vỏ tiêu giảm D. Vỏ mỏng Câu 4. Tính tuổi trai sông căn cứ vào đặc điểm nào? A. Kích thước vỏ B. Màu sắc vỏ C. Vòng tăng trưởng vỏ D. Trọng lượng vỏ Câu 5. Loài thân mềm nào ấu trùng có tập tính kí sinh ở cá? A. Trai sông B. Mực C. Ốc sên D. Bạch tuộc Câu 6. Đặc điểm nào của vỏ giúp ta phân biệt trai cái và trai đực? A. Màu sắc B. Mức lồi/dẹp C. Vòng tăng trưởng D. Kích thước Câu 7. Những loài thân mềm nào dưới đây có hại? A. Ốc sên, ốc anh vũ, trai sông C. Vẹm xanh, ngao, tu hài B. Ốc bươu vàng, ốc gạo, ốc sên D. Mực, bạch tuộc, ốc mỡ Câu 8. Loài động vật này không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống tự do ở biển B. Có “hộp sọ” bảo vệ não C. Có 8 tua miệng D. Rình mồi, bắt mồi chủ động Câu 9: Vỏ trai có cấu tạo từ ngoài vào trong theo thứ tự là 1. Lớp xà cừ 2. Lớp đá vôi 3. Lớp sừng A. 1 2 3 B. 3 2 1 C. 2 1 3 D. 3 1 2 Câu 10. Đây là loài động vật Thân mềm nào? A. Trai sông B. Ốc mút C. Sò huyết D. Hến Câu 11. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là bộ phận nào? A. Phổi B. Mang C. Bề mặt cơ thể D. Lớp vỏ Câu 12. Giun đất sống ở đâu? A. Trong đất ẩm B. Nước ngọt C. Nước mặn D. Trên cây Câu 13. Cơ quan giúp nghiền nhỏ thức ăn ở giun đất là gì? A. Miệng B. Diều C. Ruột tịt D. Dạ dày cơ Câu 14. Giun chui lên mặt đất sau trận mưa lớn và kéo dài để A. kiếm ăn B. sinh sản C. bài tiết D. hô hấp Câu 15. Loài giun đốt nào sau đây được khai thác để nuôi cá cảnh? A. Giun đũa B. Giun đỏ C. Đỉa D. Rươi
  2. Câu 16. Loài động vậy nào sau đây có cơ thể phân đốt, chi bên có tơ phát triển? A. Giun đỏ B. Đỉa C. Vắt D. Rươi Câu 17. Những loài nào sau đây có lối sống kí sinh ngoài? A. Giun đất, giun đỏ B. Đỉa, vắt C. Giun đỏ, rươi D. Vắt, rươi Câu 18. Vì sao đỉa có giác bám và nhiều ruột tịt? A. Để bám, hút và chứa máu hút từ vật chủ B. Để dễ sinh sản C. Để dễ di chuyển D. Để thuận tiện thay đổi môi trường sống Câu 19. Hỏa mù do mực phun mực để che mắt kẻ thù nhưng bản thân mực nhìn rõ để trốn chạy không? A. Mực không thể nhìn rõ nên sẽ di chuyển theo phương hướng ngẫu nhiên B. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy. C. Mực di chuyển theo định vị của các tua miệng mà không cần phải nhìn thấy đường đi. D. Mực có thể nhìn thấy nhưng cảm nhận ánh sáng yếu nên di chuyển khá chậm. Câu 20. Ốc sên khi bò để lại dấu vết chất nhờn trên lá có tác dụng gì? A. Giảm ma sát khi di chuyển B. Giúp ốc sinh sản C. Tăng khả năng bám dính vào lá D. Ngụy trang Câu 21. Những đặc điểm nào thể hiện tính đa dạng, thích nghi rộng của Thân mềm? 1. Đa dạng về môi trường sống 4. Đa dạng về số loài lớn 2. Đa dạng về kích thước 5. Đa dạng về giới tính 3. Đa dạng về tập tính A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 Câu 22. Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng đều có? A. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khoang áo, ruột phân nhánh. B. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, ruột dạng túi. C. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa. D. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khả năng tái sinh cao. Câu 23. Thân mềm có đặc điểm gì khác cơ bản với giun đốt? A. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi bao bọc B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể C. Có vỏ bọc bằng kitin D. Cơ thể chia đốt, hệ tiêu hóa phân hóa Câu 24. Trình tự di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa giun đất là gì? 1. Miệng 3. Diều 2. Dạ dày cơ 4. Ruột A. 1 2 3 4 B. 1 3 2 4 C. 4 2 3 1 D. 3 2 1 4 Câu 25. Yếu tố nào là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển ở Thân mềm? A. Thần kinh phát triển. B. Lớp vỏ đá vôi bao bọc cơ thể. C. Thân mềm, không phân đốt. D. Hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 26. Cấu tạo nào của trai sông đảm bảo cách tự vệ hiệu quả? A. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể phá vỏ. B. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng di chuyển tích cực. C. Nhờ khả năng di chuyển chậm chạp, tránh sự chú ý của các động vật khác. D. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng lọc nước qua lỗ hút và lỗ thoát giúp tăng khả năng sống sót. Câu 27. Thân mềm có những đặc điểm chung nào? 1. Thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực. 2. Thân mềm, không phân đốt. 3. Khoang áo phát triển. 4. Có vỏ đá vôi 5. Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5
  3. Câu 28. Giun đỏ không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống thành búi ở cống rãnh C. Thân uốn sóng để hô hấp B. Đầu cắm xuống bùn D. Thân mềm, không phân đốt Câu 29. Loài động vật sau có tên gọi và ý nghĩa gì với đời sống con người? A. Mực, giá trị xuất khẩu cao B. Sên biển, dùng làm thực phẩm C. Bạch tuộc, giá trị xuất khẩu cao D. Đỉa biển, dùng làm thực phẩm Câu 30. Hoạt động nào của ốc sên phá hoại cây cối? A. Khi sinh sản, ốc sên đào lỗ đẻ trứng làm đứt rễ cây, đất mất dinh dưỡng. B. Ốc sên ăn lá cây, làm cây không phát triển được. C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các chồi cây. D. Ốc sên tiết chất nhờn trên bề mặt lá, làm lá cây không thể to ra được. Câu 31. Bạn Minh muốn mua được trai tươi ngon ở chợ, Minh nên lựa chọn A. con vỏ đóng chặt B. con vỏ mở rộng C. con vỏ bị vỡ D. con nhẹ và nổi lên Câu 32: Các biện pháp nào giúp hạn chế tác hại ốc bươu vàng gây ra cho lúa? 1. Dùng thuốc diệt ốc với liều lượng phù hợp 3. Phun thuốc trừ sâu liều cao 2. Thả vịt vào ăn ốc 4. Tiêu diệt trứng ốc 5. Phát động phong trào bắt và tiêu diệt A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 II. TỰ LUẬN (2 điểm): Làm vào phiếu trả lời phần tự luận. “Con gì râu thịt vươn dài, Gặp mồi thì bắt, gặp tai phun mù” Em hãy cho biết câu đố sau nói về loài Thân mềm nào và ý nghĩa của loài này với đời sống con người. Để bảo vệ loài động vật này, ta nên làm gì? Chúc em làm bài tốt
  4. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Họ và tên: NĂM HỌC 2020– 2021 Lớp: MÔN: SINH HỌC 7 Mã đề 303 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm): Chọn và tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời. Câu 1. Bộ phận số 3, 6 của mực có tên là gì? A. Tua ngắn, vây bơi B. Tua dài, vây bơi C. Giác bám, vây bơi D. Mai mực, chân Câu 2. Đặc điểm nào của vỏ giúp ta phân biệt trai cái và trai đực? A. Màu sắc B. Mức lồi/dẹp C. Vòng tăng trưởng D. Kích thước Câu 3. Những loài thân mềm nào dưới đây có hại? A. Ốc bươu vàng, ốc gạo, ốc sên C. Vẹm xanh, ngao, tu hài B. Ốc sên, ốc anh vũ, trai sông D. Mực, bạch tuộc, ốc mỡ Câu 4. Mực tự vệ bằng cách A. Đóng vỏ B. Phun nước C. Phóng độc D. Phun mực Câu 5. Vỏ của con hàu có đặc điểm gì? A. 1 mảnh vỏ B. Vỏ tiêu giảm C. 2 mảnh vỏ D. Vỏ mỏng Câu 6. Tính tuổi trai sông căn cứ vào đặc điểm nào? A. Kích thước vỏ B. Vòng tăng trưởng vỏ C. Màu sắc vỏ D. Trọng lượng vỏ Câu 7. Loài thân mềm nào ấu trùng có tập tính kí sinh ở cá? A. Trai sông B. Ốc sên C. Mực D. Bạch tuộc Câu 8. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là A. phổi B. bề mặt cơ thể C. mang D. lớp vỏ Câu 9. Loài động vật này không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống tự do ở biển B. Có 10 tua miệng C. Mai lưng tiêu giảm D. Săn mồi tích cực Câu 10. Vỏ trai có cấu tạo từ ngoài vào trong theo thứ tự là 1. Lớp đá vôi 2. Lớp xà cừ 3. Lớp sừng A. 1 2 3 B. 1 3 2 C. 2 1 3 D. 3 1 2 Câu 11. Đây là loài động vật Thân mềm nào A. Ốc hương B. Ốc mít C. Ốc anh vũ D. Ốc sên Câu 12. Giun đất sống ở đâu ? A. Nước ngọt B. Trong đất ẩm C. Nước mặn D. Trên cây Câu 13. Loài giun đốt nào được khai thác để nuôi cá cảnh? A. Giun đỏ B. Giun đũa C. Đỉa D. Rươi Câu 14. Loài nào có cơ thể phân đốt, chi bên có tơ phát triển? A. Giun đỏ B. Đỉa C. Vắt D. Rươi Câu 15. Những loài nào sau đây kí sinh ngoài? A. Giun đất, giun đỏ B. Đỉa, vắt C. Giun đỏ, rươi D. Vắt, rươi
  5. Câu 16. Cơ quan giúp nghiền nhỏ thức ăn ở giun đất là gì ? A. Miệng B. Diều C. Dạ dày cơ D. Ruột tịt Câu 17. Giun chui lên mặt đất sau trận mưa lớn và kéo dài để A. hô hấp B. kiếm ăn C. bài tiết D. sinh sản Câu 18. Vì sao đỉa có giác bám và nhiều ruột tịt? A. Để dễ di chuyển B. Để dễ sinh sản C. Để bám, hút và chứa máu hút từ vật chủ D. Để thuận tiện thay đổi môi trường sống Câu 19. Ốc sên khi bò để lại dấu vết chất nhờn trên lá có tác dụng gì? A. Giảm ma sát khi di chuyển B. Giúp ốc sinh sản C. Tăng khả năng bám dính vào lá D. Ngụy trang Câu 20. Những đặc điểm nào thể hiện tính đa dạng, thích nghi rộng của Thân mềm? 1. Đa dạng về môi trường sống 4. Đa dạng về giới tính 2. Đa dạng về kích thước 5. Đa dạng về số loài lớn 3. Đa dạng về tập tính A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 5 Câu 21. Hỏa mù do mực phun mực để che mắt kẻ thù nhưng bản thân mực nhìn rõ để chốn chạy không ? A. Mực không thể nhìn rõ nên sẽ di chuyển theo phương hướng ngẫu nhiên B. Mực di chuyển theo định vị của các tua miệng mà không cần phải nhìn thấy đường đi. C. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy. D. Mực có thể nhìn thấy nhưng cảm nhận ánh sáng yếu nên di chuyển khá chậm. Câu 22. Thân mềm có đặc điểm gì khác cơ bản với giun đốt? A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể B. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi bao bọc C. Có vỏ bọc bằng kitin D. Cơ thể chia đốt, hệ tiêu hóa phân hóa Câu 23. Trình tự của thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa của giun đất là gì? 1. Miệng 2. Ruột 3. Diều 4. Dạ dày cơ A. 1 2 3 4 B. 4 2 3 1 C. 1 3 4 2 D. 3 2 1 4 Câu 24. Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng đều có? A. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khả năng tái sinh cao. B. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, ruột dạng túi. C. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khoang áo, ruột phân nhánh. D. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 25. Yếu tố nào là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển ở Thân mềm? A. Thần kinh phát triển. C. Thân mềm, không phân đốt. B. Lớp vỏ đá vôi bao bọc cơ thể. D. Hệ tiêu hóa phân hóa Câu 26. Cấu tạo nào của trai sông đảm bảo cách tự vệ hiệu quả? A. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng di chuyển tích cực. B. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể phá vỏ. C. Nhờ khả năng di chuyển chậm chạp, tránh sự chú ý của các động vật khác. D. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng lọc nước qua lỗ hút và lỗ thoát giúp tăng khả năng sống sót. Câu 27. Thân mềm có những đặc điểm chung nào? 1. Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. 2. Thân mềm, không phân đốt. 3. Khoang áo phát triển. 4. Có vỏ đá vôi 5. Thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5
  6. Câu 28. Giun đỏ không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống thành búi ở cống rãnh C. Thân mềm, không phân đốt B. Đầu cắm xuống bùn D. Thân uốn sóng để hô hấp Câu 29. Loài động vật sau có tên gọi và tác hại gì? A. Ốc sên, hại cây trồng B. Ốc mút, trung gian truyền bệnh giun sán C. Ốc mít, làm thức ăn D. Ốc bươu vàng, gây hại cho lúa Câu 30. Hoạt động nào của ốc sên phá hoại cây cối? A. Khi sinh sản, ốc sên đào lỗ để trứng làm đứt rễ cây, đất mất dinh dưỡng. B. Ốc sên ăn lá cây, làm cây không phát triển được. C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các chồi cây. D. Ốc sên tiết chất nhờn trên bề mặt lá, làm lá cây không thể to ra được. Câu 31. Bạn Minh muốn mua được trai tươi sống ở chợ, Minh nên lựa chọn A. con vỏ đóng chặt B. con vỏ mở rộng C. con có vỏ bị vỡ D. con nhẹ và nổi lên Câu 32: Các biện pháp nào giúp hạn chế tác hại ốc bươu vàng gây ra cho lúa? 1. Dùng thuốc diệt ốc với liều lượng phù hợp 3. Phun thuốc trừ sâu liều cao 2. Thả vịt vào ăn ốc 4. Tiêu diệt trứng ốc 5. Phát động phong trào bắt và tiêu diệt A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5 II. TỰ LUẬN (2 điểm): Làm vào phiếu trả lời phần tự luận. “Không chân nên chỉ biết nằm Nhưng mà cày đất rất chăm mới tài” Em hãy cho biết câu đố sau nói về loài Giun đốt nào và vai trò của loài này với đời sống con người. Để bảo vệ loài động vật này, ta nên làm gì? Chúc em làm bài tốt
  7. TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Họ và tên: NĂM HỌC 2020– 2021 Lớp: MÔN: SINH HỌC 7 Mã đề 505 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm): Chọn và tô vào đáp án đúng nhất trong phiếu trả lời Câu 1. Bộ phận số 1, 4 có tên là gì? A. Vỏ ốc, tua miệng B. Vỏ ốc, tua đầu C. Thân, chân D. Vỏ ốc, chân Câu 2. Tính tuổi trai sông căn cứ vào đặc điểm nào? A. Cơ thể to nhỏ C. Màu sắc của vỏ B. Vòng tăng trưởng của vỏ D. Trọng lượng cơ thể Câu 3. Loài thân mềm nào ấu trùng có tập tính kí sinh ở cá? A. Mực B. Ốc sên C. Trai sông D. Bạch tuộc Câu 4. Mực tự vệ bằng cách A. Đóng vỏ B. Phun nước C. Phun mực D. Phóng độc Câu 5. Vỏ của con hàu có đặc điểm gì? A. có 1 mảnh vỏ B. có 2 mảnh vỏ C. vỏ tiêu giảm D. vỏ mỏng Câu 6. Đặc điểm nào của vỏ giúp ta phân biệt trai cái và trai đực? A. Màu sắc B. Mức lồi/dẹp C. Vòng tăng trưởng D. Kích thước Câu 7: Vỏ trai có cấu tạo từ ngoài vào trong theo thứ tự là 1. Lớp sừng 2. Lớp xà cừ 3. Lớp đá vôi A. 1 3 2 B. 1 2 3 C. 2 1 3 D. 3 1 2 Câu 8. Những loài thân mềm nào dưới đây gồm toàn loài có hại? A. Hến, ngao, tu hài C. Ốc bươu vàng, ốc gạo, ốc sên B. Ốc sên, ốc anh vũ, trai sông D. Mực, bạch tuộc, ốc mỡ Câu 9. Loài động vật này không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống tự do ở biển B. Có 10 tua miệng C. Mai lưng tiêu giảm D. Săn mồi tích cực Câu 10. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông là A. mang B. phổi C. bề mặt cơ thể D. lớp vỏ Câu 11. Đây là loài động vật Thân mềm nào? A. Ốc sên B. Ốc mỡ C. Ốc anh vũ D. Ốc hương Câu 12. Giun chui lên mặt đất sau trận mưa lớn và kéo dài để A. kiếm ăn B. hô hấp C. bài tiết D. sinh sản Câu 13. Loài giun đốt nào được khai thác để nuôi cá cảnh? A. Giun đũa B. Đỉa C. Giun đỏ D. Rươi Câu 14. Giun đất sống ở đâu ? A. Trên cây B. Nước ngọt C. Nước mặn D. Trong đất ẩm Câu 15. Cơ quan giúp nghiền nhỏ thức ăn ở giun đất là gì ? A. Miệng B. Dạ dày cơ C. Diều D. Ruột tịt
  8. Câu 16. Những loài nào sau đây kí sinh ngoài? A. Giun đất, giun đỏ B. Giun đỏ, rươi C. Đỉa, vắt D. Vắt, rươi Câu 17. Loài nào có cơ thể phân đốt, chi bên có tơ phát triển? A. Giun đỏ B. Đỉa C. Vắt D. Rươi Câu 18. Tác dụng của việc bò ốc sên để lại dấu vết chất nhờn trên lá gì? A. Ngụy trang B. Giúp ốc sinh sản C. Tăng khả năng bám dính vào lá D. Giảm ma sát khi di chuyển Câu 19. Những đặc điểm nào thể hiện tính đa dạng, thích nghi rộng của Thân mềm? 1. Đa dạng về giới tính 4. Đa dạng về số loài lớn 2. Đa dạng về kích thước 5. Đa dạng về môi trường sống 3. Đa dạng về tập tính A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 Câu 20. Vì sao đỉa có giác bám và nhiều ruột tịt? A. Để dễ sinh sản B. Để bám, hút và chứa máu hút từ vật chủ C. Để dễ di chuyển D. Để thuận tiện thay đổi môi trường sống Câu 21. Hỏa mù do mực phun mực để che mắt kẻ thù nhưng bản thân mực nhìn rõ để chốn chạy không ? A. Mực không thể nhìn rõ nên sẽ di chuyển theo phương hướng ngẫu nhiên B. Mực di chuyển theo định vị của các tua miệng mà không cần phải nhìn thấy đường đi. C. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy. D. Mực có thể nhìn thấy nhưng cảm nhận ánh sáng yếu nên di chuyển khá chậm. Câu 22. Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng đều có? A. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, hệ tiêu hóa phân hóa. B. thân mềm, cơ thể không phân đốt, có khoang áo, ruột dạng túi. C. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khoang áo, ruột phân nhánh. D. thân mềm, cơ thể phân đốt, có khả năng tái sinh cao. Câu 23. Trình tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa của giun đất là gì? 1. Ruột 2. Dạ dày cơ 3. Diều 4. Miệng Câu 24. Thân mềm có đặc điểm gì khác cơ bản với giun đốt? A. 1 2 3 4 B. 1 3 2 4 C. 4 3 2 1 D. 3 2 1 4 A. Có vỏ bọc bằng cuticun, thân mềm B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể C. Thân mềm, không phân đốt, có vỏ đá vôi bao bọc D. Cơ thể chia đốt, hệ tiêu hóa phân hóa Câu 25. Giun đỏ không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống thành búi ở cống rãnh C. Thân uốn sóng để hô hấp B. Đầu cắm xuống bùn D. Thân mềm, không phân đốt Câu 26. Cấu tạo nào của trai sông đảm bảo cách tự vệ hiệu quả? A. Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể phá vỏ. B. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng di chuyển tích cực. C. Nhờ khả năng di chuyển chậm chạp, tránh sự chú ý của các động vật khác. D. Nhờ vỏ cứng rắn và khả năng lọc nước qua lỗ hút và lỗ thoát giúp tăng khả năng sống sót Câu 27. Thân mềm có những đặc điểm chung nào? 1. Thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực. 3. Khoang áo phát triển. 2. Thân mềm, không phân đốt. 4. Có vỏ đá vôi 5. Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển thường đơn giản. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5 Câu 28. Yếu tố nào là cơ sở cho các giác quan và tập tính phát triển ở Thân mềm? A. Thần kinh phát triển. C. Thân mềm, không phân đốt. B. Lớp vỏ đá vôi bao bọc cơ thể. D. Hệ tiêu hóa phân hóa.
  9. Câu 29. Hoạt động nào của ốc sên phá hoại cây cối? A. Khi sinh sản, ốc sên đào lỗ đẻ trứng làm đứt rễ cây, đất mất dinh dưỡng. B. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các chồi cây. C. Ốc sên ăn lá cây, làm cây không phát triển được. D. Ốc sên tiết chất nhờn trên bề mặt lá, làm lá cây không thể to ra được Câu 30. Loài động vật sau có tên gọi và ý nghĩa gì với đời sống con người? A. Mực, giá trị xuất khẩu cao B. Sên biển, dùng làm thực phẩm C. Bạch tuộc, giá trị xuất khẩu cao D. Đỉa biển, dùng làm thực phẩm Câu 31. Bạn Minh muốn mua được trai tươi sống ở chợ, Minh nên lựa chọn A. con nhẹ và nổi lên B. con vỏ mở rộng C. con có vỏ bị vỡ D. con vỏ đóng chặt Câu 32: Các biện pháp nào giúp hạn chế tác hại ốc bươu vàng gây ra cho lúa? 1. Dùng thuốc diệt ốc với liều lượng phù hợp 3. Tiêu diệt trứng ốc 2. Thả vịt vào ăn ốc 4. Phun thuốc trừ sâu liều cao 5. Phát động phong trào bắt và tiêu diệt A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 5 D. 1, 3, 4, 5 II. TỰ LUẬN (2 điểm): Làm vào phiếu trả lời phần tự luận. “Con gì có ngọc trong lòng Ngọc trắng ngọc hồng đeo cổ đẹp thay.” Em hãy cho biết câu đố sau nói về loài Thân mềm nào và ý nghĩa của loài này với đời sống con người. Để bảo vệ loài động vật này, ta nên làm gì? Chúc em làm bài tốt