Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 3)

docx 4 trang thuongdo99 5431
Bạn đang xem tài liệu "Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_tinh_huong_su_pham_thuong_gap_va_cach_xu_ly_khoi_mam_non.docx

Nội dung text: Các tình huống sư phạm thường gặp và cách xử lý Khối Mầm non (Phần 3)

  1. 1. Tình huống 1:Giờ trả trẻ có 2 bạn đều đựơc mẹ đón và 2 con đều nhận 1 đôi dép là cuả mình. 2 mẹ cũng nhận đó là dép cuả con mình. Là bạn-bạn sẽ xử lý như thế nào? * Cách xử lý: Thứ nhất cô sẽ gọi 2 bạn vào lớp mang theo đôi dép vào và hỏi: đôi dép này là của ai?Nếu 2 bạn vẫn nhận là của mình thì cho 2 bạn đi thử vì chân các bạn là khác nhau khi mua chắc bố mẹ cũng phải cho con đi thử rồi mới mua thứ 2 cô quan sát đôi dép có dấu hiệu gì khả nghi vd như mất 1 bông hoa, hay rách 1 chỗ nào đó rồi hỏi trẻ thứ 3 hỏi các bạn trong lớp vì các bạn trong lớp cực nhớ rất tốt đó là dép của bạn nào? thứ 4 vui vẻ trao đổi với phụ huynh về kết quả cô điều tra và nhờ phụ huynh còn lại về nhà tìm lại. 2. Tình huống 2:Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo bé, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ khám bệnh. Một bạn bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết bạn đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc, bạn bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ. Bác sĩ vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thoả mãn nhu cầu chơi của bé bế búp bê? * Cách giải quyết: - Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé bế búp bê cùng đi. - Cô chào bác sĩ và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân bế búp bêvào khám. - Cô quan sát, nếu bạn bế búp bê không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bệnh nhân để thực hiện ý tượng chơi “mẹ bệnh nhân”. 3.Tình huống 3: Ở lớp mẫu giáo bé, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi với cát, với nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi lì ra, tiếp tục bốc cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào? *Cách xử lí: + Giải thích: Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại yêu cầu của cô. + Cách giải quyết: - Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo (hoạt động góc). - Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu cháu thích chơi thì cháu sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này). - Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm và giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân
  2. xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn 4. Tình huống 4: Khi đang dạy trẻ bài “Cây xanh và môi trường sống” (đối tượng 5 - 6 tuổi), một số cháu cho rằng: cần phải tưới nước thường xuyên cho cây nếu không cây sẽ không sống được, không ra hoa, kết quả. Một số cháu khác cho rằng: Không đúng vì nhà cháu có cây bàng mẹ cháu không tưới mà nó vẫn không chết, vẫn ra hoa, kết quả, nhưng không ăn được quả. Bạn sẽ xử lí như thế nảo? * Cách giải quyết: - Cô không vội kết luận ai đúng, ai sai, hẹn trẻ giờ sinh hoạt chiều cô cháu mình cùng làm thí nghiệm “cây xanh có cần nước không ?”. - Khi làm cô chú ý chọn cây đỗ đang trong thời kì sinh trưởng để mau có kết quả. - Khi thấy hiện tượng héo lá, cô dừng thí nghiệm và cho trẻ so sánh một cây được tưới nước và cây không được tưới nước khác nhau như thế nào ? - Cho trẻ tự rút ra kết luận và cô giải thích cho trẻ: trường hợp cây bàng là cây không ưa nước nhiều do đó không phải tưới cây thường xuyên, nhưng nếu để quá lâu mà không tưới nươc, không có mưa thì cây cũng sẽ có thể bị chết. 5. Tình huống 5: Khi khái quát về động vật nuôi trong gia đình nhóm gia cầm ở lớp mẫu giáo lớn, cô nói: Gà trống, gà mái, vịt, ngan, ngỗng đều có hai cánh, hai chân, có mỏ, đẻ trứng và được nuôi ở trong gia đình nên được gọi là gia cầm. Cháu Bình giơ tay và đứng lên nói: Cô ơi, gà trống không đẻ trứng. Bạn sẽ xử lí như thế nào? * Cách giải quyết: Cô nêu thắc mắc của trẻ cho cả lớp (hoặc nhóm) thảo luận và cô chính xác lại: Những con vật có hai cánh, hai chân, có mỏ, được nuôi trong gia đình để lấy thịt, lấy trứng làm thức ăn cho con người được gọi là gia cầm. Gà trống cũng là một loại gà giống như các con gà khác trong đàn, gà trống không để trứng nhưng cũng có hai cánh, hai chân, có mỏ, nuôi trong gia đình để lấy thịt nên cũng là gia cầm. 6. Tình huống 6: Khi dạy trẻ làm quen với một số con vật nuôi ở gia đình (chủ đề thế giới động vật một bạn hỏi: “Cô ơi ! Tại sao con mèo lại rửa mặt?”. Bạn sẽ giải thích như thế nào để khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh và thoả mãn nhu cầu của trẻ ? * Cách giải quyết: - Cô giải thích cho trẻ biết mèo là con vật ưa sạch sẽ. - Loài mèo khi sinh ra biết tự chăm sóc cho bộ lông của mình bằng cách liếm lông ở bụng, lưng - Còn ở mặt mèo dùng lưỡi liếm vào chân trước rồi xoa lên mặt giống như người rửa mặt - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh và biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi. 7. Tình huống 7: Trong giờ làm quen với một số loài chim (phần củng cố, mở rộng và giáo dục), cô giáo khái quát về đặc điểm, môi trường sống, lợi ích . Và mở rộng cho trẻ biết có một số loài chim thường bay đi trú đông. Có trẻ hỏi: “Tại sao chim lại bay đi trú đông hả
  3. cô?”. Bạn xử lí như thế nào? * Cách giải quyết: - Cho trẻ thảo luận, nêu ý kiến nhận xét về mùa đông. - Mùa đông con người thường mặc quần áo gì? Cho trẻ kể quần áo mùa đông mà cháu có (nếu mùa đông cho trẻ đếm xem cháu mặc bao nhiêu, cảm nhận về tiết trời ngày hôm đó) - Cô giải thích cho trẻ biết có một số loài chim do không chịu được rét, nên mùa đông thường bay đi tránh rét (đi trú đông). - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo vệ sức khoẻ, mặc đủ ấm khi trời lạnh. 8. Tình huống 8: Khi dạy trẻ 4 - 5 tuổi học bài số 5, cô yêu cầu trẻ “Tìm cho cô một nhóm đồ vật có số lượng là 5”. - Cháu Kiên: lấy một lá cờ ở giữa có ngôi sao. - Cháu Hà: Lấy một xe đạp 3 bánh và một xe máy 2 bánh. Bạn hãy cho biết cách xử lí tình huống này như thế nào? * Các giải quyết: - Cô cho cháu Kiên và cháu Hà nhắc lại yêu cầu của cô - Cho trẻ nêu kết quả của mình đã lấy được? Và cho trẻ giải thích vì sao cháu làm như vậy. Nếu trẻ không giải thích được cô gợi ý ngôi sao có mấy cánh? Hai xe đạp có mấy bánh? - Cô kết luận và đánh giá kết quả 9.Tình huống 9: Khi dạy trẻ 5 - 6 tuổi bài số 5 (tiết 2) trong phần luyện tập cô gắn thẻ số 5 lên bảng và yêu cầu trẻ tìm một số đứng trước số 5. Có 3 trẻ chọn số 6. Nêu cách xử lí của bạn trong tình huống này. * Cách giải quyết: - Cô cho trẻ gọi lại tên từng số từ 1 đến 5 + Gợi ý để cho trẻ nhận xét số 5 và số 6 số nào lớn hơn + Số lớn hơn đứng ở phía nào? Số nhỏ hơn đứng ở phía nào của số cho trước + Gợi ý để trẻ tìm được số thích hợp theo yêu cầu của cô - Cho trẻ xếp thứ tự từ 1 đến 7, sau đó cho trẻ nhận xét để trẻ thấy đã chọn sai và hướng dẫn trẻ chọn đúng 10. Tình huống 10:Trong giờ dạy đọc thơ cháu Hùng giơ tay xin đọc. Cô gọi trẻ lên đọc. Cháu đọc chậm quávà còn sai một vài chỗ. Một lúc sau cháu lại giơ tay xin đọc nữa. Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào để các cháu khác cũng được đọc thơ. * Cách giải quyết: - Cô động viên khen ngợi cháu Hùng mạnh dạn, xung phong đọc thơ - Nhắc nhở cháu chú ý nghe bạn, nghe cô đọc để đọc hay, đọc đúng - Cô cho một trẻ đọc mẫu hoặc cô đọc lại cho Hùng và cả lớp cùng nghe - Cho cháu Hùng đọc lại với một vài bạn đọc đúng, đọc hay 11. Tình huống 11: Trong giờ làm quen với tác pẩm văn học (dạy trẻ kể chuyên) cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng có cháu kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được cháu đó? * Cách giải quyết: - Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu cả lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
  4. - Cô giao nhiệm vụ cho bạn lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ. - Cô đưa cháu bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc giải chiếu cho cháu nằm, hỏi cháu đã ăn những thức ăn gì. Có thể xoa dầu cho cháu và theo dõi. - Nếu cháu thấy không đỡ thì cô nhờ cô giáo phụ lớp bên cạnh quản lí lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường để theo doic và xử lí kịp thời, hợp lí.