Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_giao_duc_cong_dan_lop_9_ma_de_111_nam_ho.docx
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân Lớp 9 - Mã đề 111 - Năm học 2018-2019
- 20 CÂU TRẮC NGHIỆM GDCD 9 Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1 : Từ hoặc cụm từ sau thể hiện thiếu tự chủ? A. Tự tin B. A dua C. Bình tĩnh D. Kiềm chế cảm xúc Câu 2 : Hãy lựa chọn các từ và cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau. “Kỉ luật là những của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung”. Phương án lựa chọn: A. mục tiêu chung B. tiêu chuẩn chung C. quy định chung D. định hướng chung Câu 3 : Trong một cuộc họp lớp, An thấy ý kiến chống tiêu cực, gian lận trong thi cử của bạn Lan là rất đúng, nhưng lại có nhiều bạn làm ngơ hoặc dè bỉu, chỉ trích bạn Lan. Theo em, An sẽ hành động như thế nào? Hãy chọn một trong các phương án sau A. Bắt mọi người phải nghe theo ý kiến của Lan. B. Lên tiếng tán thành ý kiến của Lan. C. Im lặng vì sợ phải tranh luận với nhiều người. D. Bảo vệ ý kiến của Lan bằng cách giải thích để các bạn hiểu rõ. Câu 4 : Lựa chọn cụm từ thích hợp trong các phương án cho trước, điền vào chỗ trống trong câu dưới đây sao cho đúng nhất. “Bảo vệ hoà bình là giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; dùng để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang”. Phương án lựa chọn: A. vũ khí, tài nguyên B. lời nói, tình cảm C. thương lượng, đàm phán D. quan hệ, hợp tác Câu 5 : Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính dân chủ? A. Chỉ lặng yê lắng nghe các bạn nêu ý kiến. B. Thảo luận và xây dựng bản nội quy của lớp. C. Ngại góp ý vì không phải là cán bộ lớp. D. Quyết định công việc không cần thông qua bàn bạc tập thể. 1
- Câu 6 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ. B. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý riêng mình. C. Để phát huy dân chủ không cần có tính kỉ luật. D. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Câu 7 : Tan học về, mấy đứa bạn lớp Duy tập trung trước cổng trường thì thầm to nhỏ. Duy vừa đi tới thì mấy đứa kéo ngay lại rủ chiều trốn học đi chơi điện tử. Chúng giải thích rằng chiều nay không có giờ của cô giáo chủ nhiệm, lại có trò chơi mới rất hay mà tiền thì có đứa trả cho rồi. Nếu em là bạn Duy trong tình huống trên thì em sẽ hành động như thế nào? Hãy lựa chọn một trong các cách dưới đây mà em cho là phù hợp nhất. A. Trả lời dứt khoát không đi, khuyên các bạn không trốn học và báo cho cô giáo chủ nhiệm. B. Không đi và báo cho cô giáo chủ nhiệm. C. Đắn đo suy tính, cân nhắc và không nỡ từ chối vì sợ các bạn chế giễu. D. Nhất trí đi luôn mặc dù có hơi lo sợ. Câu 8 : Biểu hiện nào dưới đây là không chí công vô tư? A. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. B. Đối xử công bằng. C. Không ủng hộ những người hay phê bình mình. D. Giải quyết công việc một cách linh hoạt. Câu 9 : Hãy cho biết quan điểm nào dưới đây là đúng về chí công vô tư? A. Chí công vô tư là phẩm chất của các vị quan chức, học sinh còn nhỏ thì rèn luyện đức tính ấy là không cần thiết. B. Muốn làm người có đạo đức thì phải hành động và giải quyết công việc cho mọi người một cách công bằng. C. Người chí công vô tư là người không hiểu biết, không thức thời. D. Đối với các bạn chơi thân với mình trong lớp, ta không nêu khuyết điểm của bạn khi bạn vi phạm nội quy. Câu 10 : Biểu hiện nào dưới đây trái với trí công vô tư? A. Mọi việc cần giải quyết thấu tình, đạt lí. B. Công việc cứ theo phép công mà làm. C. Mọi hành động đều vì dân, vì nước. D. Có lợi cho mình thì mới làm. 2
- Câu 11 Các biểu hiện dưới đây biểu hiện nào là sai về bảo vệ hoà bình? : A. Tìm hiểu tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác. B. Giao lưu nghệ thuật với thiếu nhi quốc tế. C. Gửi quà, viết thư thăm hỏi cho trẻ em ở nơi đang xảy ra chiến tranh. D. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Câu 12 Em tán thành quan niệm nào sâu đây? : A. Chỉ có người có chức có quyền mới chí công vô tư. B. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình. C. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người. D. Học sinh còn đi học chưa cần rèn luyện chí công vô tư. Câu 13 Biểu hiện nào dưới đây là đúng về chí công vô tư? : A. Dành tiêu chuẩn đi học ở nước ngoài cho người trong dòng họ. B. Đề cử người có tài, có tâm làm cán bộ. C. Ủng hộ ý kiến của người đã giúp đỡ mình. D. Bỏ qua khuyết điểm của bạn thân. Câu 14 Trong các câu sau, câu nào thể hiện thiếu tự chủ? : A. Giận cá chém thớt B. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân C. Ăn có chừng, chơi có độ D. Ăn có nhai, nói có nghĩ Câu 15 Trong các câu sau, câu nào là không thể hiện chí công vô tư? : A. Cầm cân nảy mực. B Chớ dong kẻ gian, chớ oan người . ngay. C. Tha kẻ gian, oan người ngay. D Bênh lí, không bênh thân. . Câu 16 Biểu hiện nào sau đây là sai về tính tự chủ? : A. Lúng túng mỗi khi trả lời trước đám đông. B. Tự tin trong giao tiếp với mọi người. 3
- C. Trong mọi tình huống biết đưa ra cách giải quyết phù hợp. D. Khi tức giận biết kiềm chế cảm xúc, hành động. Câu 17 Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây? : A. Người tự chủ luôn hành động theo ý muốn của mình. B. Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác. C. Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động. D. Cần bình tĩnh khi gặp khó khăn. Câu 18 Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng : ngày? A. Phân biệt đối xử. B. Lắng nghe và cảm thông với người khác. C. Kì thị chủng tộc. D. Sống tách biệt, cô lập. Câu 19 Biểu hiện nào dưới đây là đúng về dân chủ và kỉ luật? : A. Tự đề ra nội quy yêu cầu mọi người phải thực hiện. B. Nói tự do, tuỳ ý phát biểu không xin phép trong cuộc họp. C. Chỉ mời người đã chỉ định sẵn phát biểu. D. Bàn bạc trong tập thể trước khi quyết định công việc. Câu 20 Hành vi nào sau đây không phải là tự chủ? : A. Luôn nghe theo ý kiến của mọi người, không có quan điểm riêng. B. Bình tĩnh suy xét mọi việc trước khi nêu ý kiến của mình. C. Cân nhắc cẩn thận trước khi làm mọi việc. D. Cân nhắc kĩ lưỡng khi đánh giá người khác. Mã đề Câu Đáp án 111 1 B 111 2 C 111 3 D 111 4 C 111 5 B 4
- 111 6 D 111 7 A 111 8 C 111 9 B 111 10 D 111 11 D 111 12 C 111 13 B 111 14 A 111 15 C 111 16 A 111 17 A 111 18 B 111 19 D 111 20 A 5