Chuyên đề ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Bích Thuận

pptx 18 trang thuongdo99 2070
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Bích Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_on_tap_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_ng.pptx

Nội dung text: Chuyên đề ôn tập học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Thị Bích Thuận

  1. Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thuận Tổ : Xã hội Trường: THCS Long Biên
  2. Phân công chuẩn bị ❖ Tổ 1, 2: Tóm tắt kiến thức tổng kết 3 văn bản truyện, kí Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. ❖ Tổ 3, 4: Tóm tắt kiến thức tổng kết 2 văn bản nhật dụng đã học .
  3. BẢNG TỔNG KẾT TRUYỆN, KÍ VIỆT NAM 1930-1945 TÊN VĂN BẢN – THỂ LOẠI, NGÔI TÌNH HUỐNG NỘI DUNG NGHỆ THUẬT TÁC GiẢ PTBĐ KỂ TRUYỆN Trong lòng - Hồi kí Ngôi -Trong - Nỗi cay đắng, tủi - Miêu tả tâm mẹ -Tự sự thứ cuộc nói nhục của Hồng lí nhân vật (Trích xen lẫn nhất chuyện với - Tình mẫu tử - Lời văn “Những ngày trữ tình số ít bà cô. thiêng liêng chân thực, thơ ấu”- - Khi được gần gũi Nguyên gặp mẹ Hồng Tức nước vỡ - Tiểu Ngôi - Cai lệ và - Tố cáo giai cấp - Tình huống bờ thuyết thứ 3 người nhà thống trị. truyện bất (trích: “Tắt - Tự sự lí trưởng - Số phận, phẩm ngờ đèn”) kết hợp đến đòi sưu chất của người - Miêu tả tâm Ngô Tất Tố miêu tả nông dân trong xã lí nhân vật hội cũ. Lão Hạc Truyện Ngôi - Lão Hạc - Số phận, phẩm - Tình huống Nam Cao ngắn thứ bán cậu chất cao quí của truyện bất - Tự sự nhất Vàng người nông dân ngờ xen trữ - Lão Hạc trước cách mạng - Miêu tả tâm tình lựa chọn lí nhân vật cái chết.
  4. TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG VĂN BẢN CHỦ ĐỀ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Thông tin về - Bảo vệ môi - Tác hại của bao - Thuyết minh ngày Trái Đất trường bì ni lông (giới thiệu, giải năm 2000 - Kêu gọi một thích, phân (Sở khoa học ngày không sử tích ) công nghệ) dụng bao bì ni lông. Ôn dịch, thuốc lá - Nạn nghiện - Tác hại của việc - Giải thích và (Nguyễn Khắc hút thuốc lá hút thuốc lá. chứng minh Viện) - Cần phải chống bằng những lí lẽ lại việc hút thuốc cụ thể, sinh lá – một loại ôn động, gần gũi . dịch nguy hiểm.
  5. Bài tập 1: Cho đoạn văn sau: “ Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu ”. a. Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình (1điểm) b. Tìm câu ghép và phân tích cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (1điểm) c. Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân trước Cách mạng tháng Tám”. Ý kiến của em? (1 điểm)
  6. - Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo - Từ tượng thanh: nham nhảm - Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện // chạy không kịp CN1 VN1 với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn// ngã CN2 VN2 chỏng quèo trên mặt đất, miệng // vẫn nham nhảm thét CN3 VN3 c. trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. ->Quan hệ nguyên nhân, đồng thời và nối tiếp.
  7. c. Ý kiến trên là đúng (0.25đ) - Hình ảnh tiêu biểu cho số phận nghèo khổ, bế tắc (dẫn chứng) (0.25đ) - Tiêu biểu cho những phẩm chất đẹp đẽ: yêu thương chồng con; có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ . (0,5đ)
  8. Bài tập 2: Cho đoạn văn “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) a. Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? b. Tìm câu ghép và phân tích cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. c. Tại sao nói: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt?
  9. a. Nghệ thuật: - Biện pháp so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể: “cổ tục lạc hậu – hòn đá, cục thủy tinh .” - Sử dụng động từ mạnh -> Đặc tả nỗi đau đớn, căm giận của bé Hồng b. Câu ghép - Cô tôi //chưa dứt câu, cổ họng tôi// đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. CN1 VN1 CN2 VN2 -> Quan hệ nối tiếp - Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi //là một vật như hòn đá hay cục CN1 VN1 thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi // quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà CN2 VN2 nghiến cho kì nát vụn mới thôi. -> quan hệ điều kiện – kết quả
  10. c. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt vì: - Dù bà cô dùng lời lẽ cay độc, miệt thị người mẹ của Hồng như thế nào thì em vẫn luôn yêu quí và bảo vệ mẹ - Em khát khao được gặp mẹ, cảm thấy sung sướng, ấm áp, hạnh phúc khi được nằm trong lòng mẹ. - Người mẹ cũng hết mực yêu thương con, trong ngày giỗ đầu của chồng, dù không ai báo tin nhưng bà vẫn quay về làm giỗ và thăm con.
  11. Không khí xuân ở làng nghề gói bánh chưng
  12. Bài 3: Lập dàn ý cho đề văn thuyết minh Đề bài: Thuyết minh về một món ăn dân tộc * Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu về món ăn định thuyết minh. b. Thân bài: Thuyết minh về món ăn: - Nguồn gốc - Đặc điểm (nguyên liệu, cách chế biến, cách thưởng thức ) - Ý nghĩa (trong ẩm thực, trong đời sống, văn học ) c. Kết luận: khẳng định giá trị của món ăn
  13. Câu 4: Nếu là người chứng kiến lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao”, em sẽ kể lại câu chuyện ấy như thế nào? * Gợi ý dàn bài a. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mình đóng vai và câu chuyện định kể: chứng kiến lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo. b. Thân bài: - Kể lại hoàn cảnh mình chứng kiến lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo. - Kể, tả và biểu cảm lời nói, hành động và diễn biến tâm lý của lão Hạc khi kể lại chuyện bán chó. - Kể, tả và biểu cảm diễn biến hành động của ông giáo khi nghe chuyện và động viên lão Hạc (xót xa, an ủi, động viên và cảm thông với người hàng xóm thân thiết ) - Thái độ của em sau khi chứng kiến cuộc đối thoại giữa ông giáo và lão Hạc. c. Kết bài:Cảm nghĩ về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong xã hội cũ qua nhân vật lão Hạc.
  14. Cảnh lão Hạc bán chó
  15. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại những nội dung đã được ôn tập - Hoàn thành các bài tập trong đề cương - Học và chuẩn bị bài đầy đủ - Chuẩn bị tâm lí tốt trước khi thi!
  16. CHÚ Ý! CHÚ Ý! ❖ÔN TẬP: - Làm các dạng bài trong đề cương -Tìm tư liêu liên quan đến các đề Tập làm văn - Luyện tập lập ý, viết bài để giáo viên sửa, học theo ❖KHI LÀM BÀI - Đọc kĩ yêu cầu của đề - Gạch chân vào những từ quan trọng - Lập dàn ý đại cương ra nháp để tránh sót ý - Sau khi làm phải kiểm tra, soát lại bài (lỗi về dùng từ, viết câu, lỗi chính tả, ) - Bình tĩnh, tự tin, làm chủ kiến thức
  17. CHÚC CÁC EM THI TỐT!