Chuyên đề Tiếp cần học qua chơi và ứng dụng Steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non

doc 54 trang thuongdo99 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tiếp cần học qua chơi và ứng dụng Steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_tiep_can_hoc_qua_choi_va_ung_dung_steam_trong_to_c.doc

Nội dung text: Chuyên đề Tiếp cần học qua chơi và ứng dụng Steam trong tổ chức các hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON PHỤ LỤC TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ TIẾP CẬN HỌC QUA CHƠI VÀ ỨNG DỤNG STEAM TRONG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON. ( Khóa học 10 ngày gồm lý thuyết và thực hành) Mục đích: Hỗ trợ, củng cố kiến thức cho học viên sau khóa học, giúp học viên ứng dụng xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục theo tiếp cận phương pháp STEAM tại trường, lớp mầm non. Nội dung bao gồm: TT Nội dung Trang 1 Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục STEAM 2 2 Các bước thiết kế một bài giảng STEAM 6 3 Đánh giá hoạt động STEAM 14 4 Lồng ghép STEAM theo các chủ đề 17 5 Xây dựng kế hoạch tháng, tuần giáo dục tích hợp STEAM 18 6 Một số tài liệu giáo án tham khảo 43 1
  2. I. Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục STEAM 1/ Mục đích: Tận dụng các không gian trong và ngoài lớp học thiết kế các khu vực, các góc chơi với các học liệu phong phú tạo mọi cơ hội giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. 2/ Nguyên tắc sắp xếp: Có 5 yêu cầu - Góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ chơi; Có tính kích thích, gợi mở, cuốn hút trẻ tò mò khám phá. - Nguyên học liệu sử dụng vật thật, vật tự nhiên và các phế liệu tái sử dụng đảm bảo an toàn. - Thiết kế gồm có 3 khu vực: Giá để nguyên vật liệu, học liệu; Nơi trẻ chế tạo và trải nghiệm tạo ra sản phẩm; Nơi trưng bày sản phẩm. - Trẻ phải được hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn các đồ chơi khác nhau. - Góc chơi sắp xếp khoa học, dễ quản lý, bảo quản và thuận tiện vệ sinh. Cần sắp xếp góc chơi theo góc nhìn của trẻ (độ cao vừa phải để trẻ dễ thao tác với đồ dùng trong góc ) 3/ Cách sắp xếp không gian sáng tạo 3.1 Tận dụng các khu vực trong trường Môi trường là người thầy thứ 3 dành cho học sinh (Đảm bảo cho chúng tiếp cận được một cách dễ dàng, trẻ tự tìm hiểu, tự khai thác). Căn cứ vào diện tích, khuôn viên nhà trường để xây dựng các khu vực và các góc chơi sau: - Khu vực chơi tĩnh như góc sách (thư viện cộng đồng). - Khu vực chơi động như góc chơi cát, nước, các đồ dùng phát triển thể chất (khúc quân cầu, bóng, gậy, ván, bóng rổ, ) - Góc chơi theo chủ đề (toán, ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học ) - Góc không gian sáng tạo. - Góc thuyết trình - Góc chăm sóc vườn cây - Góc chăm sóc các con vật nuôi 3.2 Thiết kế phòng riêng biệt Trường có nhiều phòng chức năng có thể thiết kế thành 01 phòng STEAM riêng bao gồm các khu vực (các góc) sau: - Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật 2
  3. - Nghệ thuật - Toán 3.3. Tạo một góc chơi trong lớp STEAM có thể đưa vào trong góc tạo hình, khám phá khoa học Nếu làm một góc riêng thì phải đảm bảo tiêu chí sáng tạo, tò mò, hứng thú của trẻ. Lớp học rộng có thể sắp đặt khoảng không gian dành riêng cho việc chế tạo và trải nghiệm, sáng chế với tên gọi là góc khám phá khoa học, những khu vực này thường có giá kệ để trưng bày và cất giữ vật liệu và dụng cụ, nguồn điện và bàn học lớn có thể để sát với góc nghệ thuật. Nếu lớp học không đủ rộng để tạo một không gian sáng tạo riêng biệt có thể tạo tại 1 bàn học của trẻ. Sắp xếp gần góc tạo hình, lắp ráp để trẻ kết hợp sử dụng nguyên vật liệu. Hãy tạo không gian sáng tạo và không gian cất giữ vật liệu gần nhau để trẻ có thể lấy vật liệu dễ dàng. Điều quan trọng nhất là trẻ phải biết được nơi cất giữ vật liệu chúng cần để hoàn thành nhiệm vụ. Khi bạn quan sát trẻ thực hiện thử thách, bạn có thể gợi ý và giúp trẻ sắp xếp các vật liệu theo hướng có lợi cho việc giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ để trưng bày. Trẻ em cần rất nhiều vật liệu có thể sử dụng lâu dài và các bộ phận rời rạc để phục vụ cho quá trình chế tạo, điều chỉnh và hoàn thiện. Hãy sắp xếp và trưng bày các vật liệu một cách bắt mắt hấp dẫn để trẻ có thêm động lực sử dụng trí tưởng tượng của mình để sáng chế dựa trên những vật liệu đó. 4/ Cách tập hợp nguyên vật liệu Các nguồn học liệu từ: - Đóng góp của các gia đình hoặc doanh nghiệp tại địa phương - Đồ phế liệu. Chợ hoặc cửa hàng đồ cũ. - Giáo viên và trẻ sưu tầm. Để khuyến khích các gia đình đóng góp vật liệu, hãy viết thông báo ghi rõ nội dung trong tháng cần cho trẻ làm sáng tạo gì? Cần nguyên học liệu là gì? các vật dụng tái sử dụng đều phải sạch sẽ. (giáo viên đưa ra yêu cầu: Tên nguyên liệu, chất liệu, số lượng .) đặt 1-> 2 thùng chứa ở nơi tiện lợi nhất ghi tên nguyên liệu hoặc chất liệu để phụ huynh phân loại (cửa lớp dưới bảng tuyên truyền). Các thành viên trong gia đình có thể bỏ các đồ dùng cũ vào đó khi họ đưa đón con đến trường. 3
  4. Lưu ý: Trước khi cho trẻ sử dụng giáo viên phải rà soát loại bỏ các nguyên vật liệu không phù hợp và không đảm bảo sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Ví dụ về các vật liệu cho quá trình chế tạo và hoàn thiện sản phẩm Các công cụ Kính bảo hộ dành cho trẻ em, súng bắn keo nhiệt độ thấp, dao cắt bìa cứng dành cho trẻ em, thước và thiết bị cơ dây, thước kẻ, bút lông, kéo, nhíp, kính lúp, đèn pin, phễu, kẹp tài liệu, ghim bấm, kính chống vỡ, bản cho góc máy bấm giờ luộc trứng, lọ thuốc nhỏ mắt, cốc đo thể tích, khay, nam châm, cân thăng bằng, bóng, STEAM đá cẩm thạch, ống nhựa PVC, ròng rọc, khay đá, búa trẻ em, kìm, tua vít, dây điện . Đồ xây dựng: Gậy thủ công, tăm, ống các tông, ống hút, tấm cách nhiệt cách âm, bìa cứng, cây cọ ống, bánh xe, mảnh gỗ nhỏ, ống cuộn gỗ, cốc nhựa, đĩa giấy, đũa và que xiên gỗ, phao bần, lego. Đồ dùng để kết nối: Đồ dùng, Băng dính (băng ngăn cách, băng keo dày, băng dính trong, băng dính điện, băng dính giấy), ghim và nguyên vật bấm ghim, hồ dán, hồ khô, đinh không mũi, dây, chỉ, dây bện, dây điện, keo gắn bìa, khóa dán liệu Velcro, kẹp kim loại, kẹp phơi quần áo, dây thun. Đồ dùng để chạm trổ và đúc khuôn: Đất sét, chất dẻo hóa học, đất nặn, mẫu vật (ví dụ: trục cán, cái cạo, ) Đồ dùng để trộn và khảo sát hóa học: Cốc không vỡ, bát, bình đựng chất lỏng, cốc dùng trong phòng thí nghiệm, ống nghiệm, thìa, lọc cà phê, màu thực phẩm, một số vật liệu nấu ăn (dấm, baking soda, men bia), bóng bay, keo sữa, bột ngô để tạo ra các chất trùng hợp như gak, viên nhựa dẻo, chất lỏng hóa rắn. Đồ dùng để trang trí: Quả cầu len, lông vũ, mắt giả, hình dán, bột nhũ, bọt biển, vòng hạt. 4
  5. Đồ dùng với vải và các sản phẩm dệt may: Chỉ dây, chỉ màu, kim mạng, vải bạt, khung cửi, máy dệt, cúc, chỉ thêu, vải nỉ, máy khâu. Đồ dùng để viết hoặc vẽ: Bút chì, bút sáp màu, bút dạ, bút chì màu, bút viết, bảng mica cá nhân, giấy trắng Đồ điện tử và Pin, hộp đựng pin, động cơ mini, bóng đèn pin, đi-ốt phát quang, đồ lắp vi mạch điện tử, nút công công nghệ tắc, kèn chuông Đồ cố định Bàn ghế, máy tính hoặc vô tuyến, giá, kệ, máy in, máy chiếu (Giá có một ngăn đóng có khoá để giáo viên để những đồ dùng nhọn hoặc dễ vỡ ) Các nguyên vật liệu cho vào hộp, để lên cao để đảm bảo an toàn cho trẻ Không cần phải có đủ tất cả những vật liệu này ngay từ ban đầu! Mấu chốt là hãy bắt đầu khi còn thiếu. Hãy thu thập đủ vật liệu bạn cần dùng cho một vài thử thách cụ thể, và trẻ em sẽ học cách sử dụng, và có thể kết hợp chúng trong những thử thách khác. Bộ sưu tập vật liệu của bạn sẽ ngày một đầy đủ khi có thêm những thử thách mới. 5/ Sắp xếp và trưng bày vật liệu Cách sắp xếp: Phân loại từng nguyên vật liệu để riêng từng rổ có dán tên nguyên liệu kèm hình ảnh để trẻ dễ tìm. Ví dụ: Rổ đựng lõi giấy, rổ đựng que kem, rổ dựng vải vụn, len Khi vật liệu được sắp xếp và trưng bày hợp lý, trẻ em sẽ thấy rõ và dễ dàng sử dụng hơn. Ví dụ, trẻ có thể tìm kiếm một vật liệu nào đó sẵn có để gắn một thanh gỗ với 1 chiếc kẹp phơi quần áo. Khi thấy một cách thức nào đó không thành công, trẻ sẽ quay lại với các món vật liệu và tìm giải pháp thay thế. Trẻ cũng sẽ thấy rằng mỗi vật liệu đều được sắp xếp ở một nơi hợp lý và điều đó giúp cho việc tìm kiếm và dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn. Các hộp nhựa hoặc giỏ nhựa trong rất thích hợp để cất giữ vật liệu. Hãy để tất cả các vật liệu ở ngang tầm nhìn của trẻ. Khay sáng chế cũng là một cách để trưng bày các vật liệu. Khay sáng chế khuyến khích trẻ chế tạo và phát minh, giúp phát triển tính độc lập và quyết đoán của trẻ. Các tủ vật liệu được chia thành nhiều ngăn, ví dụ như tủ mặt kính, ngăn kéo, khay dao kéo, hộp thiếc, hộp cứng đựng trứng rất thích hợp để làm khay sáng chế. Trong mỗi ngăn hãy đặt những vật dụng 5
  6. nhỏ, có thể sử dụng lâu dài hoặc các bộ phần rời rạc dùng để xây dựng và chế tạo. Đặt khay sáng chế ở giữa bàn để trẻ em có thể dễ dàng nhìn thấy và sử dụng. Hãy bổ sung hoặc thay thế các vật liệu ngay khi cần thiết. Khay sáng chế không chỉ để dùng trong các thử thách chế tạo mà có thể đơn thuần chỉ là đồ dùng cho các hoạt động chế tạo và tinh chỉnh. Khi giới thiệu khay chế tạo cho trẻ em, hãy nhớ phổ biến một số quy định như, chỉ được lấy những vật liệu mà mình cần dùng đến, luôn giữ nguyên vị trí của khay chế tạo ở chính giữa bàn hoặc để người lớn giúp di chuyển khay chế tạo. Hãy chỉ cho trẻ thấy mỗi vật liệu đều được đặt ở một nơi riêng biệt và hướng dẫn trẻ cách đặt vật liệu về đúng nơi quy định. Hãy giới thiệu các sản phẩm mà trẻ đã hoàn thiện để các bạn khác có thể học hỏi. Điều này sẽ khuyến khích trẻ chia sẻ với mọi người về quy trình chế tạo sản phẩm và truyền cảm hứng sáng tạo cho các bạn khác. Một dự án có thể phải mất nhiều ngày để hoàn thiện. Hãy chọn một khu giá kệ để trưng bày các sản phẩm đang trong quá trình chế tạo và hoàn thiện để trẻ có thể tiếp tục và dần hoàn thành sản phẩm. 6/ Sự an toàn Để đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng các công cụ thật đòi hỏi trẻ phải biết chấp nhận và xử lý các tình huống rủi ro. Cho phép trẻ sử dụng công cụ thật sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin và độc lập vì nó đồng nghĩa với việc người lớn đặt niềm tin vào khả năng của trẻ. Vai trò của một người giáo viên là dạy trẻ sử dụng công cụ một cách an toàn và hướng dẫn trẻ kiểm soát công cụ đó. Ví dụ, hãy đặt ra các quy định về việc sử dụng súng bắn keo nhiệt độ thấp với một vài lưu ý khi sử dụng và hướng dẫn trẻ đặt súng bắn keo vào hộp thiếc khi không sử dụng. Khi thấy có rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, hãy chỉ rõ và dạy trẻ cách sử dụng đồ vật một cách an toàn. II. Các bước thiết kế một bài giảng STEAM 1. STEAM: Khái niệm STEAM: STEAM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học – theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên tắc quan trọng trong STEAM là trẻ là người sáng tạo trong tương lai, tự tin chứ không phải copy, bắt chước người khác. 2. Thiết kế hoạt động steam bao gồm các lĩnh vực ( môn): - Khoa học: Khái niệm ( vật lý, hóa học ) 6
  7. - Công nghệ (Máy tính, Internet, Robot ) - Kỹ thuật (tư duy thiết kế, tạo dựng, kiểm tra ) - Nghệ thuật (Tô, vẽ, trang trí sản phẩm; choa sẻ nói về sản phẩm) - Toán ( đo lường, tính toán: Thêm bớt vật liệu; phân tích số liệu) * Cách xác định các yếu tố S – T – E – A - M trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục Steam: 2. 1. Scien (S): Khoa học Là những vấn đề có tính lý thuyết khoa học Lưu ý: * Với trẻ mầm non chỉ nên đưa ra 1 lý thuyết khoa học trong 1 hoạt động. * Một số gợi ý về việc ứng dụng lý thuyết khoa học để dạy trẻ trong các chủ đề giáo dục: a. Chủ đề “Bản thân”: - Cấu trúc của cơ thể con người (Làm thế nào để con người có thể di chuyển cân bằng với khung xương của mình? Tại sao con người phải có 2 chân mà không phải là 3 chân hay 4 chân như các loài đông vật?) => Dạy trẻ lý thuyết về sự cân bằng. Và có thể tổ chức hoạt động tiếp theo là chế tạo khung xương con người (E + A) - Dạy về phép tiến hóa của loài người. - Lý thuyết về đòn bẩy (Việc sử dụng búa để nhổ đinh cũng như cơ chế hoạt động của cánh tay có thể nâng lên được đều dựa trên lý thuyết về đòn bẩy) - Tìm hiểu về cấu tạo của mắt và nguyên lý khúc xạ ánh sáng để tạo ra hình ảnh của mắt => sáng tạo ra cầu vồng (A). - Cấu tạo của tai và sự dẫn truyền âm thanh, sóng âm thanh => Thiết kế ra các sản phẩm dẫn truyền âm thanh. b. Chủ đề “Gia đình”: - Kết cấu 1 ngôi nhà và sự cân bằng của nó. - Yếu tố di truyền (Cây gia đình) => Tạo ra cây gia đình và lên giới thiệu (E, A) - Các thiết bị điện => Thiết kế và làm 1 số thiết bị điện cho gia đình (E, A). 7
  8. c. Chủ đề “Nghề nghiệp” - Nguyên lý sử dụng lực đẩy, lực kéo trong 1 số dụng cụ lao động. - Tan hay không tan trong nước. - Vòng đời của cây, sự nảy mầm (Nghề nông) d. Chủ đề “Động vật”: - Nguyên lý nhìn của động vật khác với con người ( Tại sao có những động vật có mắt nhìn thẳng giống như con người nhưng lại có những loài vật mắt hơi hướng sang 2 bên như bò, ngựa? Đó là vì những con vật đó ăn cỏ và không phải săn mồi) - Sự khác nhau về bộ răng giữa các con vật (Con vật ăn thịt rang nanh sắc nhọn hơn để nó giữu chặt con mồi => tăng độ ma sát. - Cấu tạo cơ thể khác nhau. - Động vật phải có đuôi để tạo ra sự cân bằng. e. Chủ đề “Thực vật”: - Vòng đời của cây - Quá trình quang hợp. - Sự thụ phấn. g. Chủ đề “Giao thông”: - Lực. - Ma sát. - Cân bằng. - Sử dụng năng lượng sạch. h. Chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên”: - Vòng tuần hoàn của nước. 8
  9. - Ngày và đêm. - Thiên tai (sóng thần, núi lửa) i. Chủ đề “Thể thao”: - Tác dụng của lực, hướng của lực. - Trải nghiệm: Đặt vạch cho trẻ đá bóng ở những vị trí khác nhau. 2.2. Technology (T): Kỹ thuật Là các công nghệ tiên tiến hỗ trợ hoạt động như robot, máy tính, Ipad Có 2 cách ứng dụng công nghệ trong tổ chức họat động: * Cách 1: Dùng công nghệ giúp học sinh hiểu và tiếp cận với kiến thức đó. VD: Vừa xem video vừa trò chuyện, đàm thoại về vấn đề cần trao đổi. * Cách 2: Áp dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm. VD: Cho học sinh dùng những hình ảnh đã thu được hoặc có sẵn và sử dụng công nghệ để thiết kế và sắp xếp trong quá trình tạo ra sản phẩm. 2.3. Engineering (E): Chế tạo Là việc chế tạo sản phẩm. - Hoạt động chế tạo phải được thực hiện theo 5 bước của tư duy thiết kế. - Hoạt động này thường chứa đựng trong nó 2 yếu tố nghệ thuật (A) và toán (M). VD: - Lập bảng theo dõi sự phát triển của cây trong những điều kiện khác nhau bằng cách đo chiều cao của cây qua 10 ngày và rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các yếu tố. - Làm mô hình hàm răng hay kính đeo mắt cũng cần phải có bố cục hợp lý và đảm bảo tính thẩm mỹ. 2.4. Art (A): Nghệ thuật Là việc trang hoàng, trang trí theo cách riêng của mình hoặc diễn thuyết thể hiện ý tưởng của bản thân mình về sản phẩm. 9
  10. 2.5. Marth (M): Toán học Là việc đếm, đo lường và phân tích kết quả thu được 3. Trí tuệ nhân tạo - Trí tuệ nhân tạo là gì. - Tác động của trí tuệ nhân tạo đối với cuộc sống. - Thao tác với Robot Dash, Robot Kubo, Lego Wedo và các miếng nam châm 4. Tư duy thiết kế - Các bước để thiết kế một sản phẩm gồm : + Bước 1 : Hiểu và đồng cảm + Bước 2 : Xác định mục tiêu + Bước 3 : Đưa ra ý tưởng + Bước 4 : Thiết kế và thử nghiệm + Bước 5 : Kiểm tra, đánh giá - Thực hành thiết kế một sản phẩm 5. Thiết kế giờ học STEAM: - Các thông tin cơ bản trong giáo án: Tên trường, Năm học, Lớp, Độ tuổi, GV thiết kế giờ học. - Nội dung chương trình: Học kì, Chủ điểm, Chủ đề, Thời lượng bài học; Kiến thức đã có, Mục tiêu giờ học. + Mục tiêu tập trung vào những gì học sinh sẽ mô tả được ở cuối giờ học + Mục tiêu phải quan sát được. + Trong một giờ học có từ 1-3 mục tiêu. Trong mục tiêu ghi rõ: “Đến cuối buổi học, trẻ có thể ” (làm được gì, thực hiện được gì) - Thông tin về giờ học: Gồm 5 nội dung: Nhắc lại, Lí thuyết, Ứng dụng, Giải thích, Kết luận - Giáo án STEAM tại Việt Nam được triển khai theo các bước: 10
  11. Bước 1: Khám phá Bước 2: Tưởng tượng và thiết kế Bước 3: Thực hiện Bước 4: Kiểm tra, đánh giá * Hoạt động trong kế hoạch cần rõ ràng để nếu GV thiết kế bài dạy vắng mặt thì GV khác thay thế có thể thực hiện được. VD1: Tổ chức họat động STEAM ở ngoài sân trường: Hoạt động “gieo hạt” 1. Khoa học: Muốn cây phát triển thì cần ánh sáng, không khí, nước 2. Công nghệ: Làm cách nào để nước chuyển đến tưới cây 3. Kỹ thuật: Làm thế nào để thiết kế đường dẫn nước cho cây 4. Nghệ thuật: Làm lưới bảo vệ không để cho các động vật khác ăn được hoặc là làm các người hình nộm 5. Toán: Tính toán trong khoảng đất ấy có thể trồng được bao nhiêu cây để cây có thể lớn lên và phát triển ( VD: Cắt tán lá rộng nhất của cây để làm thước đo; khoảng cách giữa các cây bằng 1 tán lá) VD2: Các bước tiến hành 1 tiết học STEAM Tên hoạt động: “Làm dù bay” Lứa tuổi: 5- 6 tuổi Thời gian: Số lượng trẻ: Mục tiêu - Trẻ hiểu dù hoạt động như thế nào? - Sau khi học xong trẻ biết làm thế nào để tạo ra một cái dù có thể hoạt động được. Chuẩn bị - 1 túi nilon to - 2 quả trứng - 1 quả bóng bay - dây, kéo, giấy, băng dính các loại - Phần ghi nhớ: (Ôn lại thông tin bài trước): 02 phút Giáo viên cho trẻ ôn lại thông tin trong bài trước để hỗ trợ cho hoạt động stream Giới thiệu, gợi mở (2- 3ph ): GV thu hút học sinh để học sinh thấy tò mò, muốn tìm hiểu: VD: Cho trẻ xem video về một chiếc máy bay đang bay thì gặp sự cố, cô nêu vấn đề: 11
  12. + Làm thế nào để cứu được người phi công? -> trẻ tư duy, tìm cách giải quyết. Sau đó phi công mở cửa Các bước nhảy dù ra ngoài (1-2 phút) tiến hành Từ video đó giáo viên hướng trẻ đến nội dung bài học làm cái dù Kỹ thuật(2-3ph): GV nhắc lại lý thuyết cho trẻ hiểu dù hoạt động như thế nào? Lưu ý nhấn mạnh để dù tiếp đất chậm, trứng không vỡ cần lưu ý dù phải mở rộng và phần tiếp xúc mặt đất khi hạ cánh phải mềm. Thực hành (15-20ph): Cho học sinh là dù bằng các nguyên liệu tự chọn ở trên Để phát triển kĩ năng xã hội của học sinh nên cho học sinh làm theo nhóm 2-4 người. Hơn nữa nếu mỗi trẻ 1 dù sẽ mất thời gian và khó kiểm soát. Trong quá trình trẻ thực hiện, giáo viên đến các nhóm quan sát và không nhận xét, chỉ đặt câu hỏi cho trẻ và đặt lưu ý khi thấy có vấn đề. Chỉ hỏi 1- 2 câu để không ảnh hưởng đến thiết kế và tư duy của trẻ. Một số mẫu câu hỏi như: + Câu hỏi so sánh: quả bóng to hay nhỏ hơn thì tốt? + Câu hỏi tư duy: Tại sao chọn túi nilon/ bóng? Không hỏi loại câu hỏi trẻ trả lời có hoặc không Giáo viên động viên và giúp trẻ cố gắng thực hiện làm dù theo ý tưởng của mình, tránh nhìn sang bắt chước nhóm khác bởi mỗi người có ý tưởng khác nhau và đều hay. Nguyên tắc trong Steam là hướng trẻ trở thành 1 người sáng tạo trong tương lai chứ không phải là đi bắt chước người khác. Trẻ phải giới thiệu và thuyết minh để mọi người thấy chiếc dù mình làm ra đẹp và hiệu quả nhất. Thử nghiệm: Sau khi trẻ thực hiện, cho trẻ thả thử các dù mình vừa làm xem nó rơi nhanh hay chậm? Có làm rơi vỡ quả trứng trong cốc không? Chọn 1-2 trẻ bấm giờ khi thả dù (tích hợp toán) *Phần kết luận: Giáo viên kết luận nguyên lí hoạt động của dù và làm thế nào để dù bay trong thời gian dài. Giáo viên giải thích lý thuyết vì sao các phương tiện, thiết bị lại có thể đi được trên không. VD: GV cho trẻ làm thí nghiệm thả một tờ giấy từ trên cao xuống đất xem nó rơi nhanh hay chậm và lấy một tờ giấy vo lại rồi thả từ trên cao xuống xem nó rơi chậm hay nhanh? Từ đó giáo viên cho trẻ tìm lý do rồi giáo viên giải thích lại. - Tuần 1: Tìm hiểu về phương tiện giao thông 12
  13. - Tuần 2: Giải thích các phương tiện giao thông trên không di chuyển được (vẽ mây, cho trẻ làm thí Kế hoạch 8 nghiệm: vo giấy, gấp máy bay, thả xuống xem tốc độ bay trên không như thế nào? tuần cho - Tuần 3: Tìm hiểu các loại dù khác nhau theo ý thích của trẻ hoạt động - Tuần 4: Trẻ tự nghĩ làm thế nào để thiết kế một cái dù theo cách của mình. STEAM làm - Tuần 5: Trẻ tự làm dù (xem nó có chạy được không?) cái dù - Tuần 6: Cho học sinh xem lại các thiết kế về cái dù để giúp trẻ thu thập thông tin - Tuần 7: Trẻ sửa lại thiết kế của mình hoặc có thể thiết kế lại chiếc dù khác - Tuần 8: Kết luận và giải thích - Tuần 9: Chuẩn bị cho học sinh thuyết trình - Tuần 10: Học sinh thuyết trình (có sân khấu., khán giả có mời phụ huynh, hoặc quay video gửi phụ huynh) 6. Hệ thống câu hỏi khi tổ chức hoạt động STEAM - Câu hỏi khai thác hiểu biết: + Con đã biết gì về cái đó? Con muốn biết điều gì? + Muốn biết điều đó thì phải làm gì? Con sẽ tìm hiểu ở đâu? - Câu hỏi so sánh: Cái nào to hơn – cái nào nhỏ hơn? Cái nào nặng hơn- cái nào nhẹ hơn? - Câu hỏi dự đoán (phán đoán): + Điều gì sẽ xảy ra? + Nếu như thế này thì điều gì sẽ xảy ra? - Câu hỏi trong lúc trẻ làm: + Các con đang làm gì? Làm qua bao nhiêu bước? Các bước đó là gì? Bước tiếp theo là gì? Các con thấy kết quả ra sao? - Câu hỏi hoàn thành (giải thích): + Tại sao kết quả lại ra thế này? + Tại sao kết quả lại không thế kia? Phải làm gì để ? 13
  14. + Hôm nay các con học được gì? Con sẽ chia sẻ gì với cô, và các bạn? III. Đánh giá hoạt động STEAM: - Mục đích đánh giá hoạt động STEAM: Đánh giá nội dung hoạt động, phương pháp thực hiện của giáo viên và đánh giá kết quả trển trẻ. (giống với mục đích đánh giá các hoạt động hàng ngày trong hướng dẫn quy chế chuyên môn năm học 2018-2019 của phòng GDMN) * Giáo viên thực hiện đánh giá hoạt động STEAM và ghi vào phần nhận xét hàng ngày trong sổ soạn bài theo cách đánh giá của hoạt động steam: chỉ ghi những nội dung, phương pháp giáo viên không thực hiện được và ghi kết quả những trẻ đạt được kỹ năng ở cấp độ thấp (cấp độ 1,2) từ đó giáo viên có định hướng thiết kế cho các bài giảng STEAM tiếp theo. - Nội dung hoạt động Giáo viên sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá xem nội dung tiết dạy có đúng là bài giảng STEAM hay không? Nội dung Có Không 1 Phần khoa học có đưa ra khái niệm khoa học chính xác, phù hợp hay không? 2 Phần công nghệ có giúp học sinh hiểu và đúc kết được kiến thức cho chính mình hoặc tạo ra sản phẩm nào đó hay không? 3 Phần chế tạo có áp dụng phương pháp tư duy thiết kế không? 4 Phần Nghệ thuật có phát huy được khả năng sáng tạo và khả năng thể hiện bản thân của học sinh không ? 5 Phần Toán có cho phép học sinh được đếm, tính toán và phân tích số liệu hay không? 6 Học sinh có đủ thời gian để thiết kế và xây dựng/lắp ghép/tạo ra sản phẩm mô hình không? - Phương pháp thực hiện 14
  15. Để xem phương pháp của mình hay của giáo viên khác có phù hợp với hoạt động STEAM hay không, giáo viên có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá sau: Nội dung Có Không 1 Các câu hỏi gợi mở có giúp trẻ hiểu/nắm bắt nội dung kiến thức mới không? 2 Giáo viên có tránh đưa ra câu trả lời cho học sinh không? 3 Giáo viên có cho trẻ đủ thời gian để thực hiện phần thiết kế hay không? - Kết quả trên trẻ Giáo viên có thể sử dụng những tiêu chí sau để đánh giá kỹ năng đạt được của trẻ sau một bài học STEAM Đánh giá theo cấp độ từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất). Khi đánh giá giáo viên không được bỏ qua bước nào vì trẻ chỉ đạt được mức độ 5 khi trẻ đã vượt qua được các mức từ 1 đến 4. Bản đánh giá này không dùng cho phụ huynh và chỉ được dùng cho giáo viên nhằm đánh giá quá trình tiến bộ của học sinh, để từ đó giáo viên có định hướng thiết kế cho các bài giảng STEAM tiếp theo. Nội dung Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4 Cấp độ 5 1 Khả năng Trẻ thực hiện/ hoạt Trẻ có thể ngồi Trẻ có thể hợp tác Trẻ có thể cùng Trẻ có thể tự hoàn làm việc động một mình. hoạt động bên hoặc cùng làm/ trao đổi, lựa chọn thành nhiệm vụ được nhóm Trẻ chưa có sự cạnh một bạn cùng lắp ghép / và đưa ra các quyết giao, và sau đó kết hợp hợp tác với các khác hoặc ngồi cùng xây dựng một định quan trọng với phần của các bạn bạn khác cùng trong mô hình/dự án với cùng các bạn khác khác để hoàn thành sản nhóm các bạn khác trong nhóm. phẩm/ dự án chung. 2 Khả năng Trẻ không hiểu nội Trẻ hiểu nội Trẻ tự hiểu nội Trẻ hiểu và áp Trẻ hiểu và áp dụng rất nhận dung kiến thức kể dung kiến thức dung bài học qua dụng kiến thức vào nhiều kiến thức khác thức cả khi giáo viên đã khi giáo viên các câu hỏi của dự án STEAM nhau (toán, ngôn ngữ, 15
  16. giải thích chi tiết giải thích cho trẻ giáo viên khoa học ) trong quá cho trẻ trình thực hiện các dự án steam 3 Kỹ năng Trẻ không thể đưa Trẻ có thể đưa ra Trẻ có thể đưa ra Giải pháp mà trẻ Trẻ có thể trình bày về giải quyết ra giải pháp 1 hoặc 1 vài giải giải pháp và hiểu đưa ra có thể áp giải pháp của mình vấn đề pháp về giải pháp của dụng trong cuộc hoặc thực hiện giải trong mình dựa trên bản sống thực tế pháp đó cho một người cuộc sống tư duy thiết kế của lớn có khả năng thực thực tế trẻ hiện nó 4 Kỹ năng Trẻ không biết sử Trẻ có thể nắm Trẻ có thể sử dụng Trẻ biết tự mình sử Trẻ sử dụng công nghệ sử dụng dụng công nghệ bắt kiến thức khi công nghệ nhưng dụng công nghệ và để tạo ra giải pháp công nghệ (máy tính, điện giáo viên sử cần giáo viên có thể tự tìm hiểu STEAM (sử dụng công thoại hoặc các dụng công nghệ hướng dẫn , gợi kiến thức mà nghệ để tạo ra sản thiết bị điện tử ) để dạy mở bằng các câu không cần sự hỗ phẩm hoặc sản phẩm hỏi để hiểu kiến trợ của giáo mô hình) thức viên/người lớn 5 Kỹ năng Trẻ không thể nói, Trẻ có thể nói, Trẻ có thể trình Trẻ có thể Trẻ có thể nói/ thuyết giao tiếp chia sẻ hoặc thuyết trình bày bày, thuyết trình, nói/thuyết trình về trình như mức độ 4, trình. mô tả về sản phẩm/ dự án/ sản phẩm tuy nhiên trẻ có thể dự án STEAM STEAM của mình, làm được việc đó trước trong đó sử dụng ít một người lạ. nhất 1 trong những yếu tố hỗ trợ như hình ảnh, bảng biểu hoặc video 16
  17. IV. Lồng ghép STEAM theo các chủ đề 1. Gợi ý hoạt động theo chủ đề cho các lứa tuổi Chủ đề MGB MGN MGN Trường mầm Làm bàn học đứng được Làm bàn học gấp được chân Làm bàn học di chuyển được non Giao thông Làm ô tô đứng được Làm ô tô chuyển dộng được Làm ô tô mở cửa được Bản thân Làm robot 2D Robot 2d cử động được Robot 3D cử động được Nước và Làm chong chóng Làm dù Làm guồng nước HTTN Động vật Làm máng thức ân cho gà Làm nhà sưởi ấm cho gà Làm máng nước uống tự động cho gà 2. Gợi ý các lĩnh vực trong một hoạt động STEAM Painter Hoạt động Khoa học - Các nguyên vật liệu có thể sử dụng để làm chổi sơn - Trộn màu làm màu mới. Công nghệ - Sử dụng công nghệ giúp trẻ biết phối màu này với màu khác thành màu mới. - Các dụng cụ của nghề họa sĩ Chế tạo - Làm con lăn sơn Nghệ thuật - Sử dụng con lăn sơn để trang trí bức tường Toán - Đếm bao nhiêu lần lăn sơn thì kín bức tường - Đếm mấy thìa màu xanh da trời + mấy thìa màu vàng để tạo thành thành màu xanh lá 17
  18. Builder Hoạt động Khoa học - Khái niệm sự ổn định (nhà phải vững) Công nghệ - Sử dụng công nghệ giúp trẻ biết yêu cầu của một công trình (VD: ngôi nhà khác tòa tháp như thế nào) Chế tạo - Làm nhà 2 tầng đứng được, có ban công Nghệ thuật - Làm cho ngôi nhà đẹp hơn và đưa vào sử dụng trong góc chơi Toán - Đếm số hình khối cần để xây dựng. - Tính kích thước nền móng, tường của ngôi nhà V. Xây dựng kế hoạch tháng, tuần giáo dục tích hợp STEAM (Tham khảo) - Giáo viên có thể tham khảo Kế hoạch tháng, ngày, tuần của Just kids để đưa nội dung giáo dục tích hợp STEAM vào Kế hoạch tháng theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch tháng của phòng GDMN Sở GDĐT. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 9 - LỨA TUỔI MGB 3 -4 TUỔI Giáo viên: Hoạt động Thời gian Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV 04 – 08/9 10/9 - 14/9 17/9 - 21/9 24/9 – 28/9 Chủ đề- sự kiện Khai giảng: Chào mừng Nội quy trường lớp, Đồ dùng và các hoạt Môi trường xung quanh bé và các bạn. Bé tự giới các đồ dùng học tập. động trong lớp, góc em: các phòng học, sân thiệu và các bạn trong chơi vườn, các cô bác trong 18
  19. lớp trường mầm non Thu dọn đồ chơi, sách Nhặt rác vào thùng Giới thiệu về bản thân. Bê ghế. Xin phép cô Các kỹ năng sống vở đồ dùng sau khi sử Xếp hàng, đi lên xuống giáo khi đi ra vào lớp thực hành dụng. Sắp xếp đồ vào ba cầu thang học lô - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ. Trò chuyện, - Cô nhắc trẻ chào bố mẹ và cô giáo (hướng dẫn trẻ nói đủ câu) đón trẻ - Cô quan sát, nhắc nhở trẻ để giầy dép và đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định. - Trò chuyện khám phá, tìm hiểu về Đồ chơi ngoài trời, vòng tuần hoàn của nước và các kỹ năng an toàn khi có mưa bão xảy ra. Hoạt động khám Khám phá: Khám phá: Khám phá: phá Thảo luận, trò chuyện về nội Đồ dùng, đồ chơi và Môi trường học quy trường, lớp học. các hoạt động trong xung quanh em: lớp, góc chơi. Phòng học, sân chơi, Chia nhóm: Steam: Làm xích đu vườn cây. Các cô Nghỉ lễ Quốc Khánh Làm poster về nội quy có mặt ghế hình vuông bác trong trường. trường, lớp học cho 2 người ngồi đu Steam: Làm xích đu đưa, đứng được. có mái che, cho 1 Kỹ năng: Làm việc hoặc 2 người ngồi. nhóm Kỹ năng: Làm việc nhóm 19
  20. - Phát triển ngôn Rèn nền nếp LQVH: LQVH: LQVH: ngữ Thơ:Chơi bán hàng, Bạn Thơ:Chơi bán hàng, Thơ:Chơi bán hàng, - Kỹ năng tinh trong mới đến trường, Giờ đi ngủ. Bạn mới đến trường, Bạn mới đến trường, quá trình chơi góc. Truyện:Thỏ Trắng đi học, Giờ đi ngủ. Giờ đi ngủ. Học sinh ở trường Mẫu Giáo, Truyện:Thỏ Trắng đi Truyện:Thỏ Trắng Lola ở thư viện, Spot đi học. học, Học sinh ở trường đi học, Học sinh ở Bu bu đi học. Mẫu Giáo, Lola ở thư trường Mẫu Giáo, viện, Spot đi học. Bu Lola ở thư viện, bu đi học. Spot đi học. Bu bu đi học. Khai Giảng LQVT: LQVT: LQVT: Phát triển nhận Ôn Nhận biết, phân biệt màu Nhận biết hình tròn, Xếp tương ứng 1 – 1 thức xanh , đỏ, vàng. hình vuông. Vận động: Vận động: Vận động: Phát triển vận động VĐCB:Ném trúng VĐCB: Đập và bắt bóng tại VĐCB: Đi trong đích đứng (xa 1,5 m chỗ đường hẹp Ổn định nề nếp lớp học x cao 1,2 m TCVĐ: Nhảy bật vào ô TCVĐ: Truyền bóng TCVĐ: Nhảy qua qua đầu suối mang đồ về cho thỏ. Phát triển thẩm mỹ Ổn định nền nếp lớp học Tạo hình: Tạo hình: Tạo hình: Làm poster nội quy lớp học. Vẽ/ tô màu đồ chơi bé Cắt và dán đồ chơi Âm nhạc: thích/ trường mầm non ngoài trời trong NDC : Hát “ Ngày vui của của bé trường mầm non. bé” Âm nhạc: Âm nhạc: TCAN: Bạn nào hát. NDC: Hát và vận NDC: Vận động động “ Vườn trường theo nhạc “Ngày vui 20
  21. mùa Thu” của bé” TCVĐ: Nghe phát NDTH: Trò chơi âm hiện âm thanh to – nhạc nhỏ. Giáo dục cảm xúc Cảm xúc vui Đàn Múa Gym NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 3: Ngày 1: Khám phá và STEAM Hoạt động 1: Trò chuyện về cảm xúc, về các hoạt động ở trường, lớp/ Chơi ngoài trời Hoạt động 2: Hoạt động khám phá: Đồ dùng, đồ chơi và các hoạt động trong lớp, góc chơi. Hoạt động steam: Làm xích đu cho 2 người ngồi đu đưa, đứng được Kỹ năng: Hợp tác, chơi cùng bạn, Thực hành kỹ năng: Cất dọn đồ chơi sau khi chơi 1. Khám phá về các đồ chơi: Trẻ biết các đồ dùng đồ chơi đa dạng và nhiều màu sắc khác nhau, có đồ chơi ngoài trời và đồ chơi trong nhà, các đồ chơi có kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Trẻ biết cách chơi của 1 số đồ chơi ngoài trời, gọi tên đồ chơi ngoài trời. Sử dụng hình ảnh, video để cho trẻ quan sát và cùng thảo luận với cô. Đặt đầu bài: Làm xích đu cho 2 người ngồi đu đưa, đứng được Kỹ năng chú trọng: Hợp tác với bạn. HÌnh ảnh cho trẻ xem trong khi thảo luận Làm xích đu cho 2 người ngồi 21
  22. 2. Thảo luận, tưởng tượng: Học sinh tưởng tượng xích đu sẽ có màu sắc gì, mấy chỗ ngồi chơi, trông như thế nào, có những gì 3. Lên kế hoạch: Thảo luận các phần của xích đu và vật liệu. 4. Thiết kế, xây dựng: Học sinh tô màu hoặc vẽ tiếp thêm 1 chỗ ngồi xích đu vào tranh và tô màu thành bản thiết kế và xây dựng từ đó. Các lứa tuổi 4-5, 5-6 khác lứa tuổi 3-4 ở mục 4 này .Các lứa tuổi 4-5 và 5-6 thì trẻ tự vẽ thiết kế lên giấy. 22
  23. 5. Đánh giá: Xích đu có đứng đc không? Có đu đưa được không? Có mấy chỗ ngồi chơi? 23
  24. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 4: Ngày 1: Hoạt động khám phá: Môi trường học xung quanh em: Phòng học, sân chơi, vườn cây. Các cô bác trong trường. Hoạt động steam: Làm xích đu có mái che, cho 1 hoặc 2 người ngồi. Kỹ năng: Hợp tác, chơi cùng bạn 1. Khám phá về các đồ chơi: Trẻ biết các đồ dùng đồ chơi đa dạng và nhiều màu sắc khác nhau, có đồ chơi ngoài trời và đồ chơi trong nhà, các đồ chơi có kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Trẻ biết cách chơi của 1 số đồ chơi ngoài trời, gọi tên đồ chơi ngoài trời. Sử dụng hình ảnh, video để cho trẻ quan sát và cùng thảo luận với cô. Hình ảnh cho trẻ xem về xích đu có mái che Đặt đầu bài: Làm xích đu có mái che nắng Kỹ năng chú trọng: Hợp tác với bạn. 2. Thảo luận, tưởng tượng: Học sinh tưởng tượng xích đu sẽ có màu sắc gì, mấy chỗ ngồi chơi, mái như thế nào, hình gì, có những gì 24
  25. 3. Lên kế hoạch: Thảo luận các phần của xích đu và vật liệu. 4. Thiết kế, xây dựng: Học sinh vẽ tiếp thêm mái che cho xích đu vào tranh và tô màu thành bản thiết kế và xây dựng từ đó Các lứa tuổi 4-5, 5-6 khác lứa tuổi 3-4 ở mục 4 này.Các lứa tuổi 4-5 và 5-6 thì trẻ tự vẽ thiết kế lên giấy . 5. Đánh giá: Xích đu có đứng được ko? Có mấy chỗ ngồi? Mái che có vững không? Có che được nắng/ mưa không? Chỉnh sửa nếu cần 25
  26. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 10 - LỨA TUỔI MGN 4 - 5 TUỔI Giáo viên: Hoạt Thời gian Mục động tiêu Tuần I Tuần II Tuần III Tuần IV (Từ ngày 01/10 đến (Từ ngày 08/10 đến (Từ ngày 15/10 đến (Từ ngày 22/10 đến Ngày 05/10/2018) ngày 12/10/2018) ngày 19/10/2018) ngày 26/10/2018) Chủ đề/ Các thành viên trong Ngôi nhà của bé Chào mừng ngày Các công việc bé Sự kiện gia đình 20/10 giúp đỡ gia đình Đón trẻ, * Cô đón trẻ: Quan tâm đến sức khỏe của trẻ; Quan sát, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và 60 trò từ lễ phép phù hợp với tình huống chuyện * Cô trò chuyện: Trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé. Tên, tuổi, công việc, nghề nghiệp của bố mẹ, các hoạt động, món ăn, trò chơi các thành viên trong gia đình yêu thích, địa chỉ của gia đình. Thể dục * Tập thể dục theo nhạc chung của trường: 1 sáng + Hô hấp: Hai tay đưa lên cao- đưa xuống dưới + Tay: 2 tay đưa sang 2 bên- đưa ra trước + Bụng: 2 tay lên cao đưa xuống chạm gối - chạm mũi chân + Chân: 1 chân bước lên trước 2 tay sang ngang- khịu gối 2 tay trước + Bật: Bật chụm tách chân Nhảy dân vũ theo nhạc bài “Rửa tay” Hoạt động Thứ Steam: Làm khung Steam: Xây nhà có 3 Khám phá: Trò Steam: Làm bộ 60, 61, học 2 ảnh gia đình hình tầng, 5 bậc cầu thang. chuyện về bà, mẹ, bàn ăn cho gia đình 52, 54, vuông, hình chữ chi. Các hoạt động có 4 người, mặt ghế 38, 71, nhật có thể đứng chào mừng 20/10 hình tròn/vuông. 72, 93, được. Thực hành kỹ năng 94, 106, sống: Chia nhóm cho 128. 26
  27. trẻ thực hành các công việc bé giúp trong gia đình: Quét nhà, rót nước, cắm hoa, bày bàn ăn, nhặt rau . Thứ GDTC: GDTC GDTC GDTC 3 - VĐCB: Bước Đi - VĐCB: Đi chạy bước - VĐCB: Đi trong - VĐCB: Chạy theo theo liên tục trên qua chướng ngại vật đường ngoằn ngoèo đường zíc zắc ghế thể dục. - TCVĐ: Tung và bắt - TCVĐ: Bắt bướm - TCVĐ: Mèo và - TCVĐ: Tung cao bóng với người đối diện chim sẻ hơn nữa. Thứ Âm Nhạc: NDC: Dạy Âm nhạc: NDC: 3 4 hát: Niềm vui gia đình DH: Cả thế giới ở Thơ: Mẹ và con NDKH: TCAN: Tai ai Văn học: Thơ: Lấy trong túi bố. tinh? tăm cho bà NDKH: TCAN: (30) Chiếc ghế âm nhạc. (30) Thứ Toán: Ôn Nhận Toán: Nhận biết số Toán: Sắp xếp theo Toán: So sánh sắp 5 biết hình dạng ( lượng phạm vi 5. Đếm quy tắc 2-1. xếp thứ tự về chiều hình vuông, hình trên đối tượng theo khả (BT vở NBLQT trang cao 3 đối tượng tròn, hình chữ nhật, năng. 17) hình tam giác) (Bt vở NBLQT trang 14,15) Thứ Tạo hình: Đi dã ngoại NTST:Vẽ chân dung Giáo dục cảm xúc 6 Giáo dục cảm xúc mẹ (Trang 10 vở HĐTH) ( Tiết mẫu) 27
  28. Hoạt động ngoài trời Hoạt động Góc ngôn ngữ: Kể theo tranh về hoạt động cuối tuần của gia đình bé/ Đọc sách truyện về gia đình các con vật, góc gia đình bé Góc Toán: Chắp ghép các hình, hình học để tạo ra các hình mới theo ý thích/ Đổ xúc xắc và nhặt thẻ số tương ứng với số chấm trên xúc xắc Góc NTST: Cắt hình người từ họa báo, sắp xếp để tạo thành bức tranh với các thành viên trong gia đình/ Làm thiệp/Vẽ tranh tặng người phụ nữ trong gia đình bé. Góc khám phá: Chất Lỏng- Chất rắn Góc STEAM: - Làm cái giường hình chữ nhật có 4 chân bằng gỗ, chứa được 1 búp bê vải - Lắp/ làm xe ô tô 4 bánh lăn được - Làm cây có chiều cao bằng 2 gang tay, đứng được và có 3 quả tròn. - Xây/ lắp ngôi nhà của bé có phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp ( hoạt động nhóm) Đánh giá kết quả thực hiện Nội dung các mục tiêu đánh giá trong tháng 10 Mục tiêu Nội dung mục tiêu 1 Thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh. 3 Giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động: Bước đi liên tục trên ghế thể dục hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn. Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m. 28
  29. 38 Sử dụng cách thức thích hợp để giải quyết vấn đề đơn giản. Ví dụ: Làm cho ván dốc hơn để ô tô đồ chơi chạy nhanh hơn. 52 Nhận biết hình dạng 54 Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. 60 Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ, các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. 61 Nói địa chỉ của gia đình mình (số nhà, đường phố/thôn, xóm) khi được hỏi, trò chuyện. 71 Hiểu nghĩa từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ 72 Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. 93 Tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích. 94 Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi). 106 trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung (chơi, trực nhật ). 128 Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN I Giáo viên: Kế hoạch hoạt động ngày 1 ( Tuần 1 ) Tên hoạt Mục đích - Chuẩn bị Cách tiến hành độnghọc yêu cầu Steam: Làm 1. Kiến thức: - Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức khung ảnh để - Trẻ biết các - Tranh ảnh - Cho trẻ hát bài “ Tổ ấm gia đình” bàn gia đình thành viên về gia đình Trò chuyện với trẻ hướng tới các thành viên trong gia đình hình vuông, trong gia đình cô, gia đình 2. Phương pháp, hình thức tổ chức hình chữ và biết cách trẻ, Steam: Làm khung ảnh để bàn gia đình hình vuông, hình chữ nhật có thể 29
  30. nhật có thể giới thiệu về - Bìa các đứng được. – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. đứng được. thành viên của tông, que a) Khám phá – S (Khoa học): Các thành viên trong gia đình, các loại gia đình qua kem, que đè khung ảnh để bàn của gia đình) S: Khám các bức ảnh lưỡi, cành - Giới thiệu về gia đình của trẻ qua ảnh gia đình (Cho cho trẻ đặt câu hỏi về phá: Các - Trẻ gọi tên cây khô trẻ gia đình bạn: Ảnh chụp từ khi nào hoặc dịp nào? Gđ có mấy người? Có ai? thành viên chính xác hình đã thu lượm Trẻ trả lời và giới thiệu về các thành viên trong gia đình qua ảnh trong gia dạng và nêu được, các Mở rộng: GV giúp trẻ nhận biết gia đình đo đình ít con và gia đình đông đình, các loại được đặc điểm nguyên vật con, gia đình đa thế hệ. khung ảnh để của hình liệu tự nhiên - Cho trẻ kể về các hoạt động của gia đình mà trẻ yêu thích: Xem phim, đi bàn của gia - Trẻ biết 1 số - Len, vải dã ngoại, đi du lịch, công viên, nấu ăn, chụp ảnh Cho trẻ xem lại các hình đình chất liệu như vụn, khuy, ảnh/ video về các hoạt động của gia đình của trẻ T: Công nhựa, gỗ, vải, màu, - Để lưu giữ được những kỷ niệm và những hoạt động của gia đình mà trẻ nghệ: Sử len, sắt. Hiểu - Băng dính, vừa xem thì mọi người đã chụp ảnh và in thành những tấm ảnh để có thể dụng Ipad, nghĩa từ khái hồ dán, băng xem lại được. Các tấm ảnh thường được để như thế nào ở gia đình? ( Treo, Máy tính quát: đồ gỗ keo, kéo để bàn, to hay nhỏ?) xem ảnh và - Biết trao đổi, Các đồ dùng - Cho trẻ xem và nêu nhận xét về các khung ảnh khác nhau. ( sử dụng Ipad, video về các thoả thuận với ở góc giá máy tính, TV) hoạt động bạn để cùng Steam. Khung ảnh có cấu tạo như thế nào? Màu sắc ? Khung ảnh được làm bằng của gia đình, thực hiện hoạt chất liệu gì? Khung có những dạng khung hình gì? Vì sao nó đứng được? về các loại động chung khung ảnh 2. Kỹ năng: T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, E: Chế tạo: - Quan sát, khung ảnh thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi Quá trình trẻ thảo luận, đối ( các hình ảnh ví dụ) sử dụng các thoại với nguyên vật người đối diện liệu để chế - Lắng nghe tạo ra khung và trao đổi ảnh sao cho với người đối 30
  31. khung đứng thoại. được. - Vẽ phối hợp A: Nghệ các nét thuật: Vẽ/ thẳng,nét Làm khung xiên, nét ảnh gia đình ngang M: Toán: - Sử dụng các Ôn nhận biết vật liệu khác hình tròn, nhau để tạo ra hình vuông, các hình đơn hình chữ giản. nhật, hình - Kĩ năng làm tam giác việc độc lập 3. Thái độ: - Chú ý quan sát lắng nghe Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm Khung ảnh có dạng hình vuông và trả lời câu hoặc hình chữ nhật và đứng được. hỏi của cô - Cố gắng b. Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: hoàn thành (E- Chế tạo): Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm công việc khung ảnh hình gì, khung ảnh cho ảnh ai? Sẽ làm khung ảnh đó ntn? Trang được giao trí khung ảnh thế nào? M-Toán: Khung ảnh đó phải hình gì? Hình vuông? Vậy hình vuông có đặc điểm thế nào? Hình chữ nhật? Làm thế nào để làm khung ảnh có hình chữ nhật? Đặc điểm của hình chữ nhật là gì? Hình tròn thì sao, hình tròn có đặc điểm gì? (E- Chế tạo): Làm thế nào để khung ảnh đứng được, không bị đổ. 31
  32. c.Thiết kế - (A – Tạo hình): Mỗi trẻ sẽ tự lựa chọn và quyết định để vẽ 1 bản thiết kế về khung ảnh mà trẻ sẽ làm là dạng vuông hay chữ nhật. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí khung ảnh Kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang d. Trẻ thực hiện – E-Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ làm khung ảnh. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn ( ví dụ: Cách dính băng dính để cho chân đỡ đc giá khung ảnh đứng được), sử dụng đa dạng vật liệu để trang trí khung ảnh và họa tiết. M: Toán: GV lưu ý hướng dẫn trẻ đo, cắt các cạnh của hình, GV hướng dẫn trẻ cách đo và cắt các cạnh của hình khung khi trẻ chọn làm khung hình vuông, hình chữ nhật thì các cạnh phải ntn? ( hình chữ nhật hai cạnh dài bằng nhau, có 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình vuông thì cắt 4 cạnh bằng nhau. Nếu trẻ lựa chọn các tấm bìa hoặc giấy màu có sẵn dạng hình để làm thì cần gọi tên hình và nếu đặc điểm của hình đó để làm viền khung. đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về khung ảnh trẻ đã làm: Khung hình gì, bằng chất liệu gì? Có đáp ứng đúng đầu bài đặt ra không? ( là khung hình vuông hoặc hình chữ nhật, đứng được). Trẻ tự đánh giá theo tiêu chí cô nêu. Nếu trẻ làm chưa xong hoặc làm khung chưa đứng được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc: Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ: S: Khám phá: Trẻ đã giới thiệu được các thành viên trong gia đình khi được hỏi chưa? Tên tuổi, nghề nghiệp? Sở thích? Các hoạt động mà trẻ thích làm cùng gia đình? Trẻ biết Chụp ảnh là cách để lưu giữ lại các hình ảnh, các kỷ niệm về hoạt động cùng với gia đình 32
  33. Trẻ biết các loại khung ảnh để bàn khác nhau, khung ảnh để bàn phải có đế hoặc chân chống để đứng được. T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học: Trẻ thích thú xem và tìm hiểu qua Ipad, TV, máy tính về các hình ảnh E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách chắp ghép, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? Biết cách tạo đế cho khung ảnh và chân chống khung ảnh phía sau khung? A: Nghệ thuật- Tạo hình: Trẻ vẽ và làm được khung ảnh gia đình chưa? Trẻ đã thực hiện được các kỹ năng vẽ ? Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo thành hình, thành khung chưa? M: Toán: Trẻ có nhận dạng được các hình không? Có nêu được đặc điểm của hình không? Có thực hiện được việc vẽ/cắt hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật đúng đặc điểm của các hình. Chỉnh sửa năm Kế hoạch hoạt động ngày 1 (Tuần 2) Tên hoạt Mục đích - Chuẩn bị Cách tiến hành độnghọc yêu cầu Steam: Xây 1. Kiến thức: - Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức nhà có 3 - Trẻ nhận - Slide về các - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” tầng, 5 bậc biết được các kiểu nhà biệt Trò chuyện với trẻ hướng tới ngôi nhà của trẻ đang ở cầu thang. kiểu nhà, cấu thự, nhà liền 2. Phương pháp, hình thức tổ chức tạo của ngôi kề, nhà 2-3 Steam: Xây nhà có 3 tầng, 5 bậc cầu thang. S: Khám nhà, các tầng mái – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. phá: Cấu tạo phòng và tên bằng, mái a) Khám phá – S (Khoa học): Khám phá ngôi nhà của bé của ngôi nhà, gọi, chức năng dốc, chung - Cho trẻ kể về ngôi nhà trẻ đang ở, số nhà mấy? GV sử dụng thêm hình các kiểu nhà, của từng cư cao tầng. ảnh về các kiểu nhà khác nhau để trẻ quan sát, mô tả qua Ipad, tranh ảnh 33
  34. các phòng và phòng. - Lego, bìa trên TV, máy tính. chức năng - Trẻ nhận biết catton, nam (Kiểu dáng nhà như thế nào? Nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng? Nhà mấy tầng? của các con số và ý châm, khối Tường nhà có màu gì? Vì sao tường nhà đứng vững, không bị đổ? phòng trong nghĩa con số gỗ, màu nước Với nhà tầng, làm thế nào để lên được tầng? Cầu thang được xây ntn? ngôi nhà. trong cuộc que kem, que Mái nhà ntn? Có sân, vườn không? Các phòng bố trí ntn? Liên kết giữa sống ( số nhà ) đè lưỡi, cành Nhà xây bằng vật liệu gì? Vì sao nhà chung cư, nhà cao tầng đứng vững? các tầng của - Trẻ biết 1 số cây khô trẻ Nhà được xây dựng như thế nào? Mái nhà được xây thế nào? ngôi nhà là chất liệu như đã thu lượm Cửa ra vào và cửa sổ ntn? Cửa hình gì? gì? gạch, xi măng, được, các Các con số trên mỗi ngôi nhà có ý nghĩa gì? T: Công nhựa, gỗ, sắt. nguyên vật T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, nghệ: Sử - Biết trao đổi, liệu tự nhiên để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi khám phá về các kiểu dáng nhà dụng Ipad, thoả thuận với - Len, vải khác nhau, cách xây nhà Máy tính bạn để cùng vụn, khuy, ( Xem 1 số nhà thật, video thợ xây nhà đặt những viên gạch xây, đổ mái xem ảnh và thực hiện hoạt màu, nhà , và 1 số hình ảnh cho trẻ làm ) video về các động chung - Băng dính, các kiểu nhà 2. Kỹ năng: hồ dán, băng khác nhau. - Quan sát, keo, kéo E: Chế tạo: thảo luận Các đồ dùng Quá trình trẻ - Lắng nghe ở góc giá sử dụng các và trao đổi Steam. nguyên vật với người đối liệu để chế thoại. tạo ra ngôi - Vẽ phối hợp nhà có các các nét thẳng, tầng gắn kết nét xiên, nét với nhau, ngang trong nhà đứng bản vẽ tạo vững được. thành ngôi 34
  35. Có 5 bậc cầu nhà. thang lên - Kĩ năng làm xuống. việc theo A: Nghệ nhóm. thuật: Vẽ 3. Thái độ: thiết kế ngôi - Chú ý quan nhà 3 tầng, sát lắng nghe có 5 bậc cầu và trả lời câu thang. hỏi của cô M: Toán: - Cố gắng Ôn nhận biết hoàn thành Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ xây “Ngôi nhà 3 tầng đứng vững, có 5 con số, số công việc bậc cầu thang”. điếm. được giao. b. Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: (E- Chế tạo): Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu để lắp ghép, xây dựng ngôi nhà. Xây nhà mấy tầng, xây ntn? Có mấy cửa sổ, cửa ra vào? Cửa hình gì? Các cửa bố trí ntn? Tường nhà màu gì? Ngăn các tầng ( đổ mái) bằng vật liệu gì? Làm thế nào để ngăn tầng? Làm mái nhà kiểu dáng gì? Mái bằng hay mái dốc? Làm mấy bậc cầu thang và làm thế nào? Gắn số nhà mấy? M-Toán: Ôn nhận biết con số, ( gắn số nhà ), số đếm 3 tầng, 5 bậc cầu thang. Hình dạng. (E- Chế tạo): Làm thế nào để nhà đứng được, không bị đổ. Mái nhà phải che hết được tường nhà, làm thế nào tạo được khung nhà, kết nối các tường nhà với nhau tạo thành khung. Dựng khung, lắp ghép từ Lego, từ bộ đồ chơi que nhựa, gỗ, bìa, gạch. c.Thiết kế - (A – Tạo hình): Mỗi trẻ sẽ tự lựa chọn và quyết định để vẽ 1 bản thiết kế về nhà mà trẻ sẽ 35
  36. làm. - Vẽ thêm, dán cửa, mái nhà tạo thành bức tranh ngôi nhà của bé. Kỹ năng tạo hình: Vẽ nét xiên, nét ngang, sơn, tô màu trang trí, chấm hồ và dán, phết màu d. Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để làm ngôi nhà. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn ( ví dụ: Cách xếp, đính các bậc cầu thang của tòa nhà), sử dụng đa dạng vật liệu để trang trí cho ngôi nhà. M: Toán: GV lưu ý hướng dẫn trẻ đo, cắt các cạnh của hình, GV hướng dẫn trẻ cách đo và cắt các cạnh của hình khung khi trẻ chọn làm khung hình của ngôi nhà. Nhà khung hình vuông, khung hình chữ nhật thì các cạnh phải ntn? ( hình chữ nhật hai cạnh dài bằng nhau, có 2 cạnh ngắn bằng nhau, hình vuông thì cắt 4 cạnh bằng nhau. - Khi xếp chồng các tầng của tòa nhà thì các tầng phía trên cần như thể nào với các tầng bên dưới để nhà có thể đững vững. - Trẻ ước lượng rồi đo đạc chiều cao của mỗi tầng để làm cầu thang đủ 5 bậc, các bậc cầu thang cao bằng nhau, dài bằng nhau. đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về ngôi nhà trẻ đã làm: Khung nhà hình gì, các tầng hình gì? nhà làm bằng chất liệu gì? Nhà có mấy tầng? Cầu thang có mấy bậc? Có đáp ứng đúng đầu bài đặt ra không? (Xây nhà có 3 tầng, 5 bậc cầu thang). Trẻ tự đánh giá theo tiêu chí cô nêu. Nếu trẻ làm chưa xong hoặc làm khung chưa đứng được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc: Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ: S: Khám phá: 36
  37. - Trẻ đã biết các kiểu nhà chưa? Nắm được cấu tạo của ngôi nhà chưa? Các vật liệu xây nhà - Trong ngôi nhà có những phòng nào? Để di chuyển giữa các tầng cần có gì? Cầu thang có đặc điểm gì? - Trẻ nhận biết con số và ý nghĩa con số trong cuộc sống ( số nhà ) T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học: Trẻ thích thú xem và tìm hiểu qua Ipad, TV, máy tính về các hình ảnh sinh động, đa dạng. E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách chắp ghép, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? Xếp chồng các tầng, kết nối các bậc cầu thang? Dán trang trí thêm các đồ dùng trong các phòng. Khi tiến hành thực hiện trẻ biết chắp ghép các tầng với nhau với nguyên liệu kết dính chưa? A: Nghệ thuật- Tạo hình: Trẻ tô vẽ, chắp chép, cắt dán được ngôi nhà Trẻ đã thực hiện được các kỹ năng vẽ ? Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo thành hình, thành khung ngôi nhà chưa? Có vẽ đủ 3 tầng nhà và cầu thang trong bản vẽ chưa? M: Toán: Trẻ có nhận dạng được các con số không? Nhận dạng các hình Chỉnh sửa năm Kế hoạch hoạt động ngày 1 (Tuần 4) Tên hoạt Mục đích - Chuẩn bị Cách tiến hành độnghọc yêu cầu Steam: Làm 1. Kiến thức: - Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức bộ bàn ăn - Trẻ nhận - Slide về các - Cho trẻ hát bài “ Nhà của tôi” cho gia đình biết được các kiểu bàn ghế Trò chuyện với trẻ hướng tới phòng ăn, bộ bàn ghế trong phòng ăn gia có 4 người, đồ dùng trong với cấu tạo đình. mặt ghế hình gia đình khác nhau về 2. Phương pháp, hình thức tổ chức 37
  38. tròn/vuông. - Nhận biết số, hình dáng, Steam: Làm bộ bàn ăn cho gia đình có 4 người, mặt ghế hình tròn/vuông. số lượng và chất liệu, – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. S: Khám đếm chính xác màu sắc, a) Khám phá – S (Khoa học): Các đồ dùng trong gia đình, bàn ghế phá: Cấu tạo - Biết các chất trang trí. phòng ăn trong gia đình của bộ bàn liệu gỗ, nhựa, - Lego, bìa - Cho trẻ kể về các phòng trong gia đình, đồ dùng của mỗi phòng mà trẻ ghế, các kiểu sắt, vải, đệm, catton, nam biết, đồ dùng trong phòng ăn bàn ghế. và tính chất châm, khối - Quan sát và kể về phòng ăn gia đình trong ngôi nhà, kể về bộ bàn ghế nơi Liên kết giữa của nó gỗ, màu nước gia đình trẻ sử dụng trong phòng ăn. các phần của - Hiểu nghĩa que kem, que GV sử dụng thêm hình ảnh về các kiểu bàn ghế khác nhau để trẻ quan sát, bàn ghế theo từ khái quát: đè lưỡi mô tả qua Ipad, tranh ảnh trên TV, máy tính. cấu tạo và đồ gỗ, đồ - Các vỏ chai, ( Các kiểu bàn ghế? Ghế có tựa, ghế không có tựa, ghế có mặt ngồi hình bản vẽ. nhựa nắp chai, vỏ tròn/ vuông? Chất liệu của bàn ghế: gỗ, sắt, nhựa, inox, dọc da, nỉ Màu T: Công - Biết trao đổi, lon bia, hộp sắc của bàn ghế? nghệ: Sử thoả thuận với diêm, cốc Ngồi ghế Sắt, gỗ cảm nhận thế nào? Ghế có nệm nỉ, xốp ntn? dụng Ipad, bạn để cùng giấy, màu, Vì sao bàn, ghế đứng vững ? Máy tính thực hiện hoạt - Băng dính, Kích thước của bàn và ghế như thế nào với nhau? xem ảnh và động chung hồ dán, băng Chiều cao của bàn và ghế như thế nào với nhau? Mặt bàn và mặt ghế có video về các 2. Kỹ năng: keo, kéo dạng hình gì? Kích thước mặt bàn như thế nào với ghế để ghế có thể xếp các kiểu bàn - Quan sát, - Các đồ xung quanh bàn? ghế khác thảo luận dùng ở góc - Để ngồi lên được thì mặt ghế cần như thế nào? Lồi/lõm hay bằng phẳng? nhau. - Lắng nghe giá Steam. trải đệm hay không trải đệm? E: Chế tạo: và trao đổi Mặt bàn như thế nào để có thể đặt đồ lên đó: lọ hoa, các đĩa đựng thức ăn, Quá trình trẻ với người đối cốc chén ? sử dụng các thoại. - Bàn ghế có mấy chân? Bàn và ghế có thể có 1 chân không? Chân đó đặt ở nguyên vật - Vẽ phối hợp vị trí nào để bàn ghế có thể đứng vững? liệu để chế các nét thẳng, T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, tạo ra bộ bàn nét cong, nét để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi khám phá về các kiểu bàn ghế ghế có các ngang trong khác nhau. 38
  39. bộ phận bảng vẽ được gắn kết - Sử dụng với nhau, kéo thành bàn ghế thạo để cắt đứng vững - Sử dụng các được. Có vật liệu khác mặt bàn/ ghế nhau để tạo ra hình vuông/ các hình đơn tròn. Các giản. chân bàn cao - Kĩ năng làm bằng nhau và việc theo các chân ghế nhóm. cao bằng 3. Thái độ: nhau. - Chú ý quan A: Nghệ sát lắng nghe thuật: Vẽ và trả lời câu thiết kế bộ hỏi của cô bàn ghế cho - Cố gắng 4 người ngồi, hoàn thành mặt bàn ghế công việc hình được giao. vuông/tròn. M: Toán: Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Ôn 39
  40. số đếm, so sánh cao bằng nhau, cao hơn, thấp hơn. Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ “Làm bộ bàn ăn cho gia đình có 4 người, mặt ghế hình tròn/vuông”. b. Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: (E- Chế tạo): Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu để làm bàn ghế? Có mấy bàn? Có mấy ghế? Mặt bàn/ ghế hình gì? Mặt bàn như thế nào với mặt ghế để ghế có thể xung quanh bàn? - Bàn có mấy chân? Ghế có mấy chân? Để bàn và ghế có thể đứng vững các chân bàn như thể nào với nhau? Các chân ghế như thế nào với nhau? Chân bàn và chân ghế như thế nào với nhau? - Làm thế nào để chân bàn, và mặt bàn dính chặt với nhau? Mặt ghế và chân ghế gắn liền với nhau? - Ghế có tựa hay không có tựa? Có đệm ngồi hay không có đệm ngồi? M-Toán: Ôn số đếm 1 bàn, 4 ghế, số chân bàn, chân ghế. Hình dạng mặt bàn, ghế. Cách đo, cắt chân bàn, chân ghế bằng nhau để bàn ghế đứng vững được. (E- Chế tạo): Làm thế nào để bàn/ ghế đứng được, không bị đổ? Mặt bàn và mặt ghế găn kết với chân bàn/ghế? Chiều cao của chân bàn và chân ghế 40
  41. như thế nào với nhau? c.Thiết kế - (A – Tạo hình): Mỗi trẻ sẽ tự vẽ 1 bản thiết kế về bộ bàn ghế mà trẻ sẽ làm nhưng có đủ số lượng 4 ghế, 1 bàn, mặt bàn và mặt ghế trẻ tự lựa chọn dạng hình gì - Vẽ trang trí tạo thành bức tranh về bô bàn ghế trong ngôi nhà của bé. Kỹ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, sơn, tô màu trang trí. Kĩ năng cắt và dán, gắn dính, kĩ năng đo, cắt. d. Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để làm ngôi nhà. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn ( ví dụ: Cách đo, cắt mặt bàn, chân bàn/ ghế. Cách gắn đính mặt bàn với chân bàn/ghế), sử dụng đa dạng vật liệu để trang trí cho bộ bàn ghế. M: Toán: GV lưu ý hướng dẫn trẻ đo, cắt các chân bàn/ghế, mặt bàn/ghế, các chân bàn và ghế cao bằng nhau. Đếm và kiểm tra số lượng chân và chân ghế theo bản thiết kế? - Hình dạng: Mặt bàn và mặt ghế có dạng hình gì? So sánh ghế của bạn và của mình, ghế nào cao hơn, thấp hơn. đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về bộ bàn ghế trẻ đã làm: Trẻ làm bộ bàn ghế bằng nguyên liệu gì? Bộ bàn ghế có mấy bàn/ mấy ghế? Mặt bàn/ghế hình gì? Bàn /ghế có mấy chân? Bàn/ghế có đứng vững không? Có giống với bản vẽ không? Mặt bàn/ghế gắn chắc chắn với các chân ghế không? Các chân bàn/ ghế có cao bằng nhau không? Trẻ tự đánh giá theo tiêu chí cô nêu. Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đáp ứng được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc: 41
  42. Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ: S: Khám phá: - Trẻ nhận biết được các đồ dùng trong gia đình, đồ dùng để phù hợp ở các phòng - Biết các chất liệu gỗ, nhựa, sắt, vải, đệm, và tính chất của nó. Biết các đồ dùng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học: Trẻ thích thú xem và tìm hiểu qua Ipad, TV, máy tính về các hình ảnh sinh động, đa dạng. E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách chắp ghép, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? Trẻ biết gắn kết các bộ phận của bàn ghế chưa? Trẻ biết cách đo và tính toán để bàn và ghế có kích thước cân đối với nhau chưa? Từng chiếc ghế đã đủ các bộ phận chưa? A: Nghệ thuật- Tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét cong, nét xiên, nét ngang để tạo thành bản vẽ đầy đủ 1 bộ bàn ghế - đồ dùng trong gia đình chưa? Trẻ chắp chép, cắt dán mặt ghế với chân bàn, chân ghế để tạo thành sản phẩm chưa? M: Toán: Trẻ có nhận dạng được các hình không? Có nêu được đặc điểm của hình không? Có thực hiện được việc vẽ/cắt hình vuông, hình chữ nhật, tam giác theo đúng đặc điểm của các hình. Chỉnh sửa năm 42
  43. VI. Một số tài liệu giáo án tham kháo (phụ lục đính kèm) KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC STEAM LỚP :CHUỘT TÚI LỨA TUỔI: 3 – 4 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THỊ HẢI ĐƯỜNG Tên hoạt Mục đích - yêu Chuẩn bị Cách tiến hành độnghọc cầu Steam: Làm ô tô 1. Kiến thức: -Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức buýt có thể di - Trẻ biết tên, - Chai lavie, - Cho trẻ hát bài : ”The wheels on the bus” chuyển được. màu sắc, số hộp giấy, hộp 2. Phương pháp, hình thức tổ chức bánh xe, số cửa sữa, que xiên Steam: Làm ô tô buýt có thể di chuyển được. – Các bước STEAM thể hiện S: Khám phá: xe, kích thước thịt, đất nặn, xen kẽ trong quá trình hoạt động. Khám phá ô tô to-nhỏ của xe keo sữa a.Khám phá – S (Khoa học): Khám phá ô tô buýt buýt và nguyên lý buýt - Các hình Khám phá ô tô buýt vì sao xe đi được. - Ôn lại hình vuông, chữ Cô mở bài bằng cách hỏi trẻ đã đi xe buýt, đã thấy xe buýt bao giờ tròn, hình nhật bằng bìa chưa. Sau đó cô cho trẻ làm ô tô buýt, không cần đặt ra đầu bài gì cả, T: Công nghệ:Sử vuông, số 4, màu. Các chỉ là làm xe buýt từ trải nghiệm trẻ đã biết về xe buýt. Cho trẻ dụng Ipad, Máy kích thước to – hình tam khối gỗ, giấy, lego hay bất cứ cái gì trong phòng học, bảo trẻ làm tính xem ảnh và nhỏ giác, hình một cái xe buýt (chia 3 nhóm, nhưng mỗi bạn tự làm một cái xe buýt). video về hình - Trẻ biết 1 số tròn, hình T: Technology – Công nghệ: ảnh, hoạt động chất liệu, vuông từ bìa của ô tô buýt. nguyên vật liệu: cattong Cô cho trẻ xem video về xe buýt và so sánh với các xe buýt trẻ khám E: Chế tạo: Quá như chai nhựa, - Video về sự phá trên video—Xe buýt của trẻ có gì, thiếu gì: trình trẻ sử dụng hộp giấy, que di chuyển của các nguyên vật xiên thịt, đất ô tô buýt. Đàm thoại: liệu để chế tạo ra nặn - Các con vừa xem video về cái gì? ô tô có thể di 2. Kỹ năng: - Con thấy ô tô buýt có mấy bánh? chuyển được - Quan sát, thảo - Ô tô buýt chạy ở đâu? Ô tô buýt chở gì? 43
  44. A: Nghệ thuật: luận, đối thoại - Ô tô buýt chở được nhiều người hay ít người? Di màu và dán với người đối - Vì sao ô tô buýt chở được nhiều người? hình tròn làm diện - Vì sao ô tô buýt đi được? Bánh xe buýt có dạng hình gì? bánh xe ô tô buýt. - Di màu và - Vì sao bánh xe lại có hình tròn? M: Toán: Ôn dán hình tròn Các bánh xe thế nào, có bằng nhau không hay bánh to bánh nhỏ? nhận biết hình làm bánh xe. - Ô tô buýt các con làm có giống ô tô buýt trong video không? Nó có đi tròn, số lượng 4 - Sử dụng các được không? Vì sao ô tô của con đi được/ không đi được? vật liệu khác Vậy: Muốn làm ô tô buýt đi được, chúng mình phải làm như thế nào? (đàm nhau để tạo ra thoại) các hình đơn Chốt vấn đề: Xe buýt phải di chuyển được và phải chở người được. giản. Vậy để xe buýt di chuyển được xe buýt phải có 4 bánh và có bánh xe - Kĩ năng làm hình tròn. việc độc lập Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm ô tô buýt có thể đi được. 3. Thái độ: (Cho trẻ về 3 bàn) - Chú ý quan sát b.Thiết kế, tưởng tượng lên kế hoạch: lắng nghe và trả * Thiết kế: Trẻ di màu và dán hình tròn làm bánh xe lời câu hỏi của - Cô phát bài và trẻ di màu, lấy hình tròn để dán bánh xe ô tô. cô - Cô và trẻ cùng tìm hiểu về các nguyên vật liệu(cô để rổ nguyên vật liệu - Cố gắng hoàn phía dưới gầm bàn, cô đưa từng thứ lên bàn để giới thiệu) thành công việc E-Chế tạo: được giao - Các con sẽ làm xe buýt bằng nguyên liệu gì? - Con sẽ lắp xe buýt như thế nào? - Con gắn bánh xe ở đâu? - Làm thế nào để bánh xe không rơi ra ngoài? Lưu ý: Giáo viên chuẩn bị thêm các bánh hình tròn để cho những nhomsoo tô hình vuông hay tam giác thay, chuẩn bị thêm trục ( Ống hút) để trẻ gắn bánh xe vào trục để ôn tô buýt lăn được. c. Đánh giá:Giáo viên cho trẻ nói về ô tô mà mình vừa làm: Con làm cái 44
  45. gì? Ô tô buýt của con có đi được không? Vì sao nó đi được? Trẻ trải nghiệm cho xe ô tô đi trên ván trượt. 3. Kết thúc: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Giáo viên: Mai Anh Lớp: Ngựa Vằn ( 4 -5 T ) Tên hoạt Mục đích - Chuẩn bị Cách tiến hành động học yêu cầu Steam: 1. Kiến thức: - Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức Làm ngôi - Trẻ nhận - Tranh ảnh - Kể truyện 3 chú lợn con nhà 2 tầng, biết được các về các kiểu Trò chuyện với trẻ về câu Truyện và hướng vào bài. có thể đứng kiểu nhà. nhà Vì sao ngôi nhà của chú lợn anh cả và chú lợn 2 bị đổ mà nhà của chú lợn út được. - Trẻ hiểu - Bìa thì không sao?( Hướng trẻ trả lời về chất liệu và sự liên kết của ngôi nhà) S: Khám được vì sao cattong, que 2. Phương pháp, hình thức tổ chức phá: Khám mà nhà không Steam, khối Steam: Làm ngôi nhà 2 tầng, có thể đứng được. phá về các bị đổ. gỗ, gạch, xốp kiểu nhà. - Trẻ biết 1 số cắm hoa. – Các bước STEAM thể hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. Khám phá chất liệu như - Bìa màu, a) Khám phá – S (Khoa học): Khám phá các kiểu nhà cách để ngôi nhựa, gỗ, bút chì, màu. * Khám phá về các kiểu nhà nhà có thể giấy, Hiểu - Băng dính, - Cho trẻ kể về ngôi nhà mà trẻ đang ở (Nhà chung cư, nhà tầng ) đứng vững. nghĩa từ khái hồ dán, đất - Cho trẻ xem tranh ảnh về các kiểu nhà trên máy tính. Trò chuyện đàm thoại T: Công quát: đồ gỗ nặn, kéo về các kiểu nhà (hình dáng, vật liệu) nhà chung cư, nhà 3 tầng, nhà 4 tầng. nghệ:Sử -Biết trao đổi, Các đồ dùng Sau đó dùng lại ở ngôi nhà 2 tầng. dụng Ipad, thoả thuận với ở góc giá - Các câu hỏi đàm thoại: máy tính bạn để cùng Steam. Ngôi nhà có dạng hình gì, mái nhà hình gì? Nhà mấy tầng? 45
  46. xem ảnh về thực hiện hoạt Cửa sổ có dạng hình gì? Cửa chính có dạng hình gì? Vì sao nó đứng được các kiểu nhà. động chung. mà không bị đổ? Vì sao các thân nhà nó gắn liền với nhau? E: Chế tạo: 2. Kỹ năng: (Cho trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ) Quá trình trẻ - Quan sát, Cho trẻ xem video về cách người ta có thể xây dựng nên được ngôi nhà có sử dụng các thảo luận, đối thể đứng được mà không bị đổ. nguyên vật thoại với (Vừa xem cô vừa dừng video và đàm thoại với trẻ) liệu để chế người đối diện Trước khi xây nhà sẽ làm gì ? tạo ra ngôi - Lắng nghe Khi có bề mặt vững chắc rồi thì sẽ làm gì tiếp theo? nhà 2 tầng và trao đổi Sau khi dựng khung nhà xong thì xây tiếp gì? Và làm thế nào để các bức đứng được. với người tường gắn vào nhau mà không bị đổ? Khi xây lên tầng 2 họ đã làm gì? A: Nghệ đối thoại. T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua Ipad, qua TV, thuật: Vẽ/ - Vẽ phối hợp ngôi nhà thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi; Làm nhà 2 tầng có Làm ngôi các nét thẳng, thể đứng được ( các hình ảnh ví dụ) nhà. nét xiên, nét M: Toán: ngang - Đo chiều - Sử dụng các cao của ngôi vật liệu khác nhà bằng 1 nhau để tạo thước đo. thành ngôi nhà – Chắp ghép 2 tầng đứng các nguyên vững. vật liệu để - Kĩ năng làm tạo thành các việc nhóm. khối vuông, 3. Thái độ: chữ nhật, - Chú ý quan ngôi nhà. sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô 46
  47. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. Chốt đầu bài: Hôm nay lớp mình sẽ làm ngôi nhà có 2 tầng, có thể đứng vững được. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: (E- Chế tạo):Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm, làm ngôi nhà đó như thế nào? Ngôi nhà có mấy tầng? Làm thế nào để ngôi nhà đứng 47
  48. vững và thân nhà được gắn vào nhau. Khi làm nhà xong con có cần cho thêm gì nữa không? M-Toán: Thân nhà các con sẽ ghép thành dạng hình gì ( Vuông, chữ nhật, tròn ) Mái nhà có dạng hình gì? Ngôi nhà phải có mấy tầng? Làm thế nào để các tường bao bằng nhau và ngôi nhà có thể đứng được. c.Thiết kế - (A – Tạo hình): Các nhóm tự thảo luận và đưa ra ý tưởng thiết kế của nhóm mình. Một trẻ sẽ vẽ theo ý tưởng của cả nhóm. Trẻ vẽ, GV gợi ý cho trẻ thêm về các họa tiết, chi tiết trang trí ngôi nhà Kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện. d.Trẻ thực hiện – E-Chế tạo: Làm thế nào để nhà đứng được, không bị đổ. Mái nhà phải che hết được tường nhà, làm thế nào tạo được khung nhà, kết nối các tường nhà với nhau tạo thành khung. Dựng khung, lắp ghép từ bìa catoong, từ xốp, gạch nhựa . M: Toán: Gv lưu ý hướng dẫn trẻ chắp ghép các nguyên liệu để tạo thành ngôi nhà có thể đứng được. Cửa sổ khung hình gì? đ. Đánh giá: Trẻ có chắp ghép được các nguyên liệu thành các dạng khối tạo thành hình ngôi nhà không? Thân nhà và mái nhà đã gắn chắc chưa, có bị đổ không? Có cần sửa lại gì không? Đã giống ngôi nhà chưa? Có cửa chưa? Và ngôi nhà có đứng vững không? - Cho trẻ đo đạc chiều cao của ngôi nhà? ( Vì sao nhà này bị đổ ? vì tường nhà chưa cao bằng nhau ) GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa. 3. Kết thúc: 48
  49. Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ: S: Khám phá: Trẻ có biết các kiểu nhà không? T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học: Trẻ thích thú xem và tìm hiểu qua Ipad, TV, máy tính về các hình ảnh. E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách chắp ghép, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? Biết cách tạo đế cho ngôi nhà đứng vững. A: Nghệ thuật- Tạo hình: Trẻ vẽ và làm được ngôi nhà chưa? Trẻ đã thực hiện được các kỹ năng vẽ ? Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang để tạo thành hình, thành ngôi nhà chưa? M: Toán: Trẻ có chắp ghép được các nguyên liệu thành các dạng khối tạo thành hình ngôi nhà không, Thân nhà và mái nhà đã gắn chắc chưa, có bị đổ không? Có cần sửa lại gì không? Đã có đủ 4 cửa sổ chưa? - Cho trẻ đo đạc chiều cao của ngôi nhà? ( Vì sao nhà này bị đổ ? vì tường nhà chưa cao bằng nhau ) Chỉnh sửa năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Lứa tuổi: 5-6 tuổi CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG – HOẠT ĐỘNG STEAM: LÀM GARA ĐỖ XE Ô TÔ 3 TẦNG Tên hoạt Mục đích - Chuẩn bị Cách tiến hành độnghọc yêu cầu 49
  50. STEAM: Làm 1. Kiến thức: - Chuẩn bị: 1. Ổn định tổ chức Gara đỗ ô tô, có - Trẻ có kiến + Nhạc bài - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố” kết hợp đèn 10 chỗ để xe trở thức về gara hát: em đi qua xanh đèn đỏ. lên, có lối lên để ô tô là nơi ngã tư đường Trò chuyện với trẻ vào bài học: xuống sao cho đỗ xe, chứa phố. + Hỏi trẻ: Khi đi qua ngã tư đường phố, các con có thấy đông xe cộ đi xe không đụng được nhiều + Đèn xanh, lại không? nhau. xe đèn đỏ bằng + Đưa ra câu hỏi để trẻ giải quyết VĐ: Nếu càng ngày càng nhiều S: Khám phá: -Trẻ ôn lại số bìa. PTGT trong thành phố, mà thành Phố thì chật hẹp vậy: Các con có Gara đỗ xe ô lượng, chữ số + 18 ô tô cách gì để tất cả các PTGT có nơi đỗ không? tô . trong phạm vi nhựa. Nguyên nhân – 10 (hoặc hơn +Tranh ảnh, 2. Phương pháp, hình thức tổ chức kết quả: vì thành 10 tùy khả video về gara Steam: Làm gara đỗ xe ô tô có 10 chỗ để xe trở lên, có lối lên xuống, phố chật hẹp, năng trẻ) để xe ô tô và và đường phân làn cho xe không đụng nhau. – Các bước STEAM thể nhiều xe cộ nên - Trẻ biết 1 số đường lên hiện xen kẽ trong quá trình hoạt động. xây garage. chất liệu, vật xuống cho xe. a) Khám phá – S (Khoa học): Gara đỗ xe ô tô. Nguyên lý làm liệu rời như: + Bìa carton, - Cho trẻ xem hình ảnh và video về gara ô tô. sao Gara ô tô đỗ bìa, thùng băng dính, hồ được nhiều xe. carton, lõi dán, băng T: Công nghệ: giấy vệ sinh, keo, kéo chất Sử dụng Ipad, giấy, gạch liệu, vật liệu Máy tính xem nhựa băng rời như: ảnh và video về dính 2 mặt, + Các đồ gara đỗ xe ô tô keo sữa . dùng ở góc để được 10 ô tô - Hiểu ý nghĩa giá Steam. trở lên và có lối của việc: tại - Câu hỏi chung: Gara có cấu tạo như thế nào? Nó có mấy tầng? Vì sao lên xuống sao sao phải xây nó đứng được? Các con đoán gara được xây bằng gi? cho xe không dựng gara ô - Câu hỏi để trẻ giải quyết vấn đề: đụng nhau. tô . + Để đỗ được nhiều xe cho thành phố, các con sẽ làm thế nào? – xây 50
  51. E: Chế tạo: Quá - Biết trao gara nhiều tầng/ trình trẻ sử dụng đổi, thoả + Nếu xây gara 3 tầng, thì làm sao ô tô, lên và xuống được tầng 2, và các nguyên vật thuận với bạn tầng 3? liệu để chế tạo ra để cùng thực + Làm cách nào để ô tô lên, xuống. Đi ra, đi vào trong gara mà không gara đỗ xe ô tô hiện hoạt đụng nhau? có 10 chỗ để xe động chung. trở lên và có lối 2. Kỹ năng: T: Technology – Công nghệ: GV cho trẻ xem hình ảnh qua TV, hình lên xuống cho xe - Quan sát, ảnh thật để trẻ cùng thảo luận và trả lời các câu hỏi (kết hợp với bước không đụng thảo luận, đối S phía trên) nhau. thoại với ( các hình ảnh ví dụ) A: Nghệ thuật: người đối Vẽ thiết kế gara. diện Trang trí gara. - Lắng nghe Sử dụng gara và trao đổi cho các hoạt với người động chơi tiếp đối thoại. theo trong tháng. - Vẽ phối M: Toán: hợp các nét Đếm, nhận biết thẳng, nét số lượng, chữ số xiên, nét trong phạm vi ngang Chốt đầu bài: Làm Gara đỗ ô tô, có 10 chỗ để xe trở lên, có lối lên 10. Ôn định - Sử dụng các xuống, và đường phân làn cho xe không đụng nhau. hướng trái, vật liệu khác phải nhau để tạo ra các tầng của gara ô tô. b.Tưởng tượng lên kế hoạch và ý tưởng: - Kĩ năng làm (E- Chế tạo): việc nhóm. - Con sẽ chọn nguyên vật liệu gì để làm gara ô tô? 51
  52. 3. Thái độ: - Con định làm, gara có mấy tầng? - Chú ý quan - Làm thế nào để tạo ra các tầng của gara? Các cột đỡ của gara phải như sát lắng nghe thế nào với nhau? – phải cao bằng nhau, phải cách đều nhau và trả lời câu - Làm thế nào để các phần của gara ô tô dính được với nhau? Nếu hỏi của cô các con không làm cột đỡ cho gara thì các con định là thế nào? - Cố gắng hoàn thành -Các con sẽ bố trí chỗ để xe trong ô tô như thế nào? Các xe sẽ đỗ linh công việc tinh à? Muốn mỗi xe có 1 ô để xe các con sẽ làm như thế nào ? (sẽ vẽ, được giao. hay cắt giấy dán lên ? - Gara có nhiều tầng, các con sẽ làm thế nào giúp xe lên xuống ? Làm sao để ván dốc gắn vào được gara cho chắc chắn ? - Khi lên xuống, nhỡ xe đâm vào nhau thì sao ? Các con định làm thế nào ? M-Toán: Trẻ cần ghi lại được: gara có tầng chứa được 10 ô tô – trẻ sẽ đánh số 1 đến 10 hoặc hơn 10 và học cách ghi số. *Giới thiệu nguyên vật liệu: Cô giới thiệu nguyên vật liệu với trẻ như thế nào ? c.Thiết kế: (A – Tạo hình): Mỗi trẻ sẽ tự lựa chọn và quyết định để vẽ 1 bản thiết kế gara ô tô sau đó các con và cô cùng lựa chọn 1 bản thiết kế phù hợp với yêu cầu đề bài nhất để làm bản vẽ chung. - Cùng trẻ phân công công việc: đi lấy nguyên vật liệu, bạn làm gara, bạn làm dốc lên xuống, bạn làm 10 điểm đỗ xe . - Kỹ năng tạo hình: Vẽ phối hợp các nét thẳng, nét xiên, nét ngang, chồng hình thành các khối lên nhau. Sử dụng gara ô tô để học, 52
  53. chơi, trải nghiệm với ô tô và các PTGT. d.Trẻ thực hiện: E-Chế tạo: Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu để trẻ làm gara đỗ xe ô tô. GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn ( ví dụ: Cách dính băng dính để cho chân đỡ đc cột chống gara đứng được), sử dụng đa dạng vật liệu để làm gara ô tô 3 tầng. M: Toán: GV lưu ý hướng dẫn trẻ bố trí đều các cột chống sàn gara cho đều, bố trí các ô để xe cho đều nhau, nếu trẻ lựa chọn các tấm bìa hoặc giấy màu có sẵn dạng hình để làm thì dán cạnh nhau, nếu trẻ không sử dụng giấy thì có thể dùng bút kẻ lên bìa. Hướng dẫn trẻ cắt ván dốc lên xuống có dốc phù hợp để xe lên xuống được. Hướng dẫn trẻ cách phân làn bằng cách dán băng dính hay vẽ đ. Đánh giá: Giáo viên cho trẻ nói về gara ô tô: Gara làm bằng chất liệu gì? Gara ô tô có mấy tầng, có bao nhiêu chỗ để xe? Có đáp ứng đúng đầu bài đặt ra không? Trẻ tự đánh giá theo tiêu chí cô nêu. Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc gara không đúng vững được, GV hỏi trẻ, nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì. Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa 3. Kết thúc: Lưu ý Đánh giá lại các nội dung với từng trẻ: S: Khám phá: Trẻ đã hiểu được gara ô tô là gì? Nó có cấu tạo thế nào? Nó dùng để làm gì? Hiểu được ỹ nghĩa tại sao phải xây gara nhiều tầng . T: Công nghệ: Ứng dụng CNTT trong quá trình học: Trẻ thích thú xem và tìm hiểu qua TV, máy tính về các hình ảnh. E: Chế tạo: Quá trình trẻ thực hiện, trẻ biết cách chắp ghép, sử dụng vật liệu để ghép nối chưa? Biết 53
  54. cách tạo ra gara ô tô bằng các vạt liệu khác nhau, tạo ra các tầng của gara và làm đứng vững được Biết bố trí, sắp xếp các ô để xe trong gara theo đúng số lượng 10 hoặc hơn. Đồng thời xe có thể lên xuống dốc, có các làn đường để không đụng nhau. A: Nghệ thuật- Tạo hình: Trẻ vẽ các nét thẳng, xiên ngang, khối hình để tạo ra bản thiết kế chưa? M: Toán: ôn sô lượng, chữ số trong phạm vi 10 hoặc hơn 10. Học cách ghi số. Chỉnh sửa năm 54