Đề cương ôn giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

doc 2 trang thuongdo99 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_giua_hoc_ki_i_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn giữa học kì I Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN : NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020 - 2021 A. YÊU CẦU 1. Học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. 2. Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc cảm thụ và tạo lập văn bản. 3. Có kĩ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, hợp lí. 4. Có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. B. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1. Truyện kí Việt Nam: Tôi đi học; Trong lòng mẹ; Tức nước vỡ bờ; Lão Hạc 2. Văn học nước ngoài: Cô bé bán diêm; Chiếc lá cuối cùng; Hai cây phong * Yêu cầu chung: - Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản trên. - Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể loại của các văn bản trên. - Nêu được ý nghĩa của các chi tiết đặc sắc. II. Phần Tiếng Việt: 1. Từ tượng thanh, từ tượng hình 2. Trợ từ, thán từ 3. Tình thái từ * Yêu cầu chung: - Nắm được khái niệm, đặc điểm, phân loại. - Tìm và nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh. - Sử dụng trợ từ. III. Phần Tập làm văn: 1. Nghị luận văn học 2. Nghị luận xã hội * Yêu cầu chung: - Nắm được dạng bài và có kĩ năng làm bài. - Vận dụng các kĩ năng để viết đoạn văn. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tôi đi học”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”. Câu 2: Chỉ ra từ tượng thanh, từ tượng hình và nêu tác dụng: a. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà (Qua Đèo Ngang- Bà huyện Thanh Quan) b. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) c. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. lão hu hu khóc . (Lão Hạc- Nam Cao) Câu 3: Nêu ý nghĩa của các chi tiết:
  2. a. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: - Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được (Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố) b. Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. (Lão Hạc- Nam Cao) c. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng) d. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. (Cô bé bán diêm- An-đéc- xen) Câu 4: Viết đoạn văn a. Bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu, em hãy làm rõ tình yêu thương con của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Trong đoạn có sử dụng trợ từ (gạch chân, chú thích rõ). b. Bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu, em hãy làm rõ lòng tự trọng của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Trong đoạn có sử dụng trợ từ (gạch chân, chú thích rõ). c. Bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu, em hãy làm rõ tình yêu thương chồng của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố. Trong đoạn có sử dụng trợ từ (gạch chân, chú thích rõ). d. Bằng đoạn văn tổng phân hợp khoảng 10 câu, em hãy làm rõ tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn nói chuyện với bà cô trích từ văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng. Trong đoạn có sử dụng trợ từ (gạch chân, chú thích rõ). Câu 5: Liên hệ a. Đọc đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri, chúng ta cảm động biết bao trước tình cảm yêu thương của Xiu dành cho Giôn -xi. Từ tình cảm trong sáng, thiêng liêng đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. b. Đọc đoạn trích “Cô bé bán diêm” của An- đéc- xen, mỗi người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho cô bé bán diêm bất hạnh. Từ văn bản, em nghĩ mình cần làm gì để thể hiện lòng nhân ái trong cuộc sống hôm nay. c. Đọc văn bản “Hai cây phong” của Ai- ma- tốp, ta thấy tình cảm yêu thương quê hương da diết của nhân vật “tôi”- người hoạ sĩ. Từ đó, em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu quê hương, đất nước trong cuộc sống hiện nay. BGH duyệt Tổ trưởng chuyên môn duyệt Người ra đề cương Phạm Thị Hải Vân Trương Thị Thanh Xuân Nguyễn Thu Hà