Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

doc 11 trang Đăng Bình 05/12/2023 2040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thái Bình

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HK II Năm học 2018 -2019 . Môn Vật lý 8 A. LÝ THUYẾT 1. Nêu điều kiện để có công cơ học? Công thức tính công? Đơn vị? Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời. Công thức : A = F. s Trong đó: A : Công cơ học; F : Lực tác dụng vào vật (N); s: quãng đường vật dịch chuyển Đơn vị : J Phát biểu định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công.Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2.Nêu khái niệm công suất: Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất. - Công thức tính công suất: P = Trong đó: A là công thực hiện được ( đơn vị J ) t là thời gian thực hiện công đó ( đơn vị s ) P là công suất ( đơn vị W ) 3.Khi nào vật có cơ năng: Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học, ta nói vật có cơ năng. - Cơ năng có 2 dạng : Thế năng và động năng. * Thế năng trọng trường: - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng trọng trường.Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường càng lớn. * Thế năng đàn hồi : - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. * Động năng : - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. - Ví dụ: + Trái dừa rơi từ trên cao xuống có thế năng trọng trường và động năng. Vì có độ cao và chuyển động. + Mũi tên bắn ra từ cung tên chuyển động được do dây cung biến dạng tạo thế năng đàn hồi sinh công để đẩy mũi tên chuyển động. 4. Các chất được cấu tạo như thế nào ?Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động của phân tử liên quan đến nhiệt độ như thế nào? - Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Lưu ý: Các nguyên tử, phân tử của các chất khác nhau thì cấu tạo, kích thước, khối lượng của chúng cũng khác nhau. * Hiện tượng khuếch tán - Hiện tượng phân tử các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán. 1
  2. - Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. - Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng 5. Nhiệt năng là gì ? Các cách làm biến đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh họa? Nhiệt lượng là gì? Đơn vị nhiệt lượng? - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Nhiệt độ của vật càng cao, các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt năng của vật càng lớn. * Lưu ý: Nhiệt năng của một vật bất kỳ luôn lớn hơn 0.Hay vật nào cũng có nhiệt năng. Các cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật ? - Thực hiện công ( Lưỡi cưa nóng lên, xát gạo, vỗ tay , bơm xe làm ống bơm nóng lên, chà đồng xu lên bàn ) - Truyền nhiệt ( Thả thanh đồng nóng vào cốc nước ) Ví dụ: -Lưỡi cưa của người thợ mộc nóng lên sau một thời gian cưa do sự chuyển hóa năng lượng từ công của người thành cơ năng lưỡi cưa rồi một phần chuyển thành nhiệt năng của lưỡi cưa. Đây là sự thay đổi nhiệt năng do thực hiện công. -Khi ta đổ ca nước lạnh vào ca nước nóng thì nhiệt năng của nước lạnh tăng còn nhiệt năng của nước nóng giảm. Phần nhiệt năng tăng thêm của nước lạnh và giảm đi của nước nóng đều được gọi là nhiệt lượng và đây là quá trình thay đổi nhiệt năng do truyền nhiệt. * Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu, đơn vị nhiệt lượng. - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt, kí hiệu là Q - Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là Jun (J), kJ: 1 kJ = 1 000J 6.Các hình thức truyền nhiệt. Nêu đặc điểm và ví dụ minh họa cho mỗi hình thức? Nêu hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất? Có 3 cách truyền nhiệt : Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. + Dẫn nhiệt: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất rắn. + Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí. + Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không. 7. Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức, nêu rõ đơn vị, đại lượng trong công thức ? Nhiệt dung riêng của một chất cho biết gì? - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng(m), độ tăng nhiệt độ của vật (t ) và nhiệt dung riêng của chất làm vật(c) - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = mc t Q: nhiệt lượng (J) m: khối lượng của vật (kg) t: độ tăng nhiệt độ (0C) c : nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K) - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg chất đó tăng thêm 10C. 8. Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt, nêu rõ các đơn vị, đại lượng trong công thức. - Nguyên lí truyền nhiệt: 2
  3. + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn . + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào . - Phương trình cân bằng nhiệt . Qtoả = Qthu Qtoả cũng được tính bằng công thức: Q = m.c. t Q: nhiệt lượng tỏa ra (J) m: khối lượng của vật (kg) t: độ giảm nhiệt độ (0C) c : nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K) B.PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN: I . Làm hết các bài tập trong sách bài tập( Từ bài 14 đến bài 25) Trả lời lại các câu : C 3; C4; C5 trang 70 SGK. Câu C5;C6;C7 trang 73 SGK. Câu C8; C9;C10; C11; C12 trang78 SGK. Câu C10;C11;C12 trang 82 SGK. 1.Sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp: a/ Khi đặt cốc nước lạnh ngoài trời nắng. Nhiệt năng của cốc nước sẽ tăng lên do sự truyền nhiệt từ ánh nắng mặt trời vào cốc nước. b/Khi vỗ tay liên tục, hai bàn tay nóng lên là do sự thực hiện công. Khi ta vỗ tay có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. 2. Khi bơm xe đạp, thân ống bơm nóng lên. Sự thay đổi nhiệt năng này là do nguyên nhân nào? Giải thích Khi bơm xe đạp, thân bơm nóng lên là do sự thực hiện công. Pít-tông dịch chuyển liên tục trong ống bơm cọ xát lên thân bơm và do khí bị nén trong thân bơm tạo ra nhiệt năng. 3. Vì sao thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Trả lời: - Khi ta khuấy lên, đường tan các phân tử nước và các phân tử đường chuyển động hỗn độn không ngừng sau một thời gian chúng tự hòa lẫn vào nhau nên ta nếm nước thấy ngọt. 4. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? - Những hạt thuốc tím trong cốc đựng nước nóng sẽ tan nhanh hơn vì nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh và do đó hiện tượng khuếch tán cũng xảy ra nhanh hơn. - Tương tự như vậy khi ta giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng các nguyên tử, phân tử xà phòng sẽ chuyển động nhanh hơn trong nước, hòa tan nhanh hơn và làm sạch quần áo hơn. 5. Vì sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ? Tác dụng của việc mặc nhiều áo trong mùa lạnh là để giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. 6.Mở lọ nước hoa trong lớp. Sau vài giây cả lớp đều gửi thấy mùi nước hoa. Vì sao? - Đó là do hiện tượng khuếch tán, các phân tử nước hoa hòa trộn với các phân tử không khí trong phòng và chuyển động hỗn độn về nhiều phía trong phòng. - Chuyển động của các phân tử nước hoa không theo đường thẳng mà hỗn độn va chạm vào các phân tử khác trong không khí theo đường díc dắc có phương chiều hỗn độn, 3
  4. đường đi của các phân tử nước hoa lớn hơn chiều dài lớp học rất nhiều nên từ lúc mở lọ phải sau vài giây cả lớp mới gửi thấy mùi nước hoa. 7.Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào? Trả lời: -Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra trong khi đó lớp thủy tinh ở thành bên ngoài của cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra. Sự giãn nở không đều của thủy tinh làm cho cốc vỡ. Cốc có thành mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước nóng trước khi rót nước sôi vào. 8. Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh? - Vào mùa hè, không khí ngoài trời nóng hơn không khí trong nhà. Mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh nên dẫn nhiệt từ ngoài trời vào nhà nhanh hơn khiến không khí trong nhà mái tôn nóng hơn. - Vào mùa đông, không khí trong nhà ấm hơn không khí ngoài trời, mái tôn dẫn nhiệt từ trong nhà ra ngoài nhanh hơn làm nhiệt độ không khí trong nhà giảm nhanh hơn nhà tranh, nên không khí trong nhà tôn lạnh hơn. 9.Vào ngày trời nắng, nếu sờ vào yên xe, ta thấy yên nóng hơn các bộ phận khác. Tại sao? Do vật có màu càng sẫm và sần sùi thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Yên xe đạp thường có có màu đen nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn và nóng hơn các bộ phận khác. 10. Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộng các màu khác lại với nhau. Hãy giải thích cách làm trên. Trả lời: Khi vẽ tranh muốn có được màu như ý muốn thì ta hòa trộn các màu khác lại với nhau. Cách làm trên là dựa vào đặc điểm phân tử của các chất. Do giữa các phân tử có khoảng cách nên các phân tử có thể xen kẽ vào khoảng cách của nhau để tạo ra các màu sắc khác. 11. Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ không? Trả lời: Vì đồng dẫn nhiệt tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt từ cơ thể truyền vào miếng đồng và phân tán trong miếng đồng nhanh nên ta cảm thấy lạnh, còn gỗ dẫn nhiệt kém hơn nên khi sờ vào miếng gỗ ta thấy ít bị lạnh hơn. 12. Giải thích tại sao ruột xe còn tốt , sau khi đã bơm căng , để lâu ngày ruột xe xẹp dần ? Trả lời: Ruột xe xẹp dần vì các phân tử khí trong ruột xe đã thoát ra ngoài qua khoảng trống của các phân tử cao su. 13 . Trong một thí nghiệm hóa học ở lớp ; cô giáo mở lọ cồn trên bàn giáo viên , một lúc sau cả lớp ngửi thấy mùi cồn .Giải thích ? Trả lời: Cồn được cấu tạo từ các phân tử và các phân tử này chuyển động không ngừng. Khi mở lọ cồn ra, các phân tử cồn sẽ bay ra khỏi lọ khuếch tán vào không khí. Các phân tử khí cũng chuyển động không ngừng nên sẽ va chạm với các phân tử cồn và đẩy cho các phân tử cồn đi khắp nơi. Vì vậy, sau khi mở lọ cồn trên bàn giáo viên , một lúc sau cả lớp ngửi thấy mùi cồn. 14. Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn nhà mái tranh. Còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh? 4
  5. Trả lời: Do mái tôn dẫn nhiệt tốt hơn mái tranh. 15. Tại sao trong cùng điều kiện như nhau ,nấu nước trong ấm nhôm bao giờ cũng sôi nhanh hơn so với khi nấu bằng ấm đất ? Trả lời: Vì nhôm là kim loại dẫn nhiệt tốt hơn đất nên nấu nước trong ấm nhôm bao giờ cũng sôi nhanh hơn so với khi nấu bằng ấm đất. 16. Tại sao nồi , xoong thường làm bằng kim loại . Còn bát đĩa , ly ,cốc thường làm bằng sành sứ hoặt thủy tinh ? Trả lời: Nồi, xoong dùng để nấu thức ăn. Làm nồi, xoong thường làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín. Bát, đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội và không làm bỏng tau khi cầm thì bát đĩa làm bằng sứ vì sứ là chất dẫn nhiệt kém. 17. Khi rót nước sôi vào một cốc thủy tinh người ta thường cho vào cốc một muỗng kim loại rồi rót nước từ từ vào . Làm như thế có tác dụng gì ? Trả lời: Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi rót nước sôi vào một cốc thủy tinh lớp thủy tinh bên trong thành cốc nóng lên nhanh và sẽ nở ra; trong khi đó lớp thủy tinh bên ngoài của cốc chưa kịp nở ra. Kết quả là sự giãn nở không đều của thủy tinh (bị cản trở) sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc. Khi cho vào cốc một muỗng kim loại rồi rót nước từ từ vào thì thìa kim loại dẫn nhiệt tốt se lấy đi một phần nhiệt của nước nóng nên nhiệt độ cốc nước sẽ giảm, thành cốc thủy tinh giãn nở đều hơn nên cốc không bị vỡ. 18. Về mùa đông ta nên mặc quần áo màu sẫm , còn về mùa hè ta nên chọn quần áo sáng màu Tại sao có sự lựa chọn đó ? Trả lời: Vì các vật màu sáng hấp thụ các tia nhiệt kém hơn các vật màu tối. Về mùa đông ta nên mặc quần áo màu sẫm để tăng khả năng hấp thụ các tia nhiệt từ mặt trời làm cho ta có cảm giác ấm hơn. Mùa hè ta nên chọn quần áo sáng để giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt từ mặt trời làm cho ta có cảm giác mát hơn. II.Dạng bài về công thức tính nhiệt lượng( bài tập tham khảo) 1.Người ta cung cấp cho 5l nước một nhiệt lượng là 600kJ. Hỏi nước sẽ nóng lên bao nhiêu độ? Tóm tắt: m = 5l Q= 600 kJ = 600000J a/ t? b/Nói nhiệt dung riêng của nước là 4.200 J/kgK, con số này có nghĩa là gì? Bài làm: Q Áp dụng công thức ta có: Q = m.c. t t = m.c 600000 t = 28,570C 5.4200 Vậy độ tăng nhiệt độ của nước là: 28,570C 2.Một thỏi sắt có khối lượng 4,5 kg được nung nóng tới 320 0C. Nếu thỏi sắt nguội đến 700C thì nó tỏa ra nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của sắt là 460J/kgK Tóm tắt: m = 4,5 kg 0 t1 = 320 C 0 t2 = 70 C C = 460J/kgK Qtỏa? 5
  6. Bài làm: Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Qtỏa = 4,5.460.(320- 70) = 57500J Qtỏa = 57500J = 57,5 KJ 3. Người ta hạ nhiệt độ cho 400g nước sôi ở 100 0C và 12l nước ở 240C xuống cùng nhiệt độ là 100C. Hỏi trường hợp nào nhiệt lượng tỏa ra nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK Tóm tắt: m1 = 400g = 0,4 kg m2 = 12l 0 0 t1 = 100 C t2 = 24 C t = 100C t = 100C Qtỏa1? Qtỏa2? C = 4200J/kgK So sánh Qtỏa1? và Qtỏa2? Bài làm Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Áp dụng công thức ta có: Qtỏa = m.c. t Q tỏa1 = 0,4.4200.(100- 10) = Q tỏa2 =12.4200.(24 - 10) = 151200J 705600 Q tỏa1 = 151200J = 151,2 KJ Q tỏa2 = 705600J = 705,6 KJ Qtỏa2 > Qtỏa1 : 705,6 – 151,2 = 554,4 KJ 4. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ( bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường). Bµi gi¶i a) NhiÖt l­îng cÇn cung cÊp cho Êm: Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 0,5.880.80 = 35200 (J) NhiÖt l­îng cÇn cung cÊp cho n­íc: Q2 = m2.c2.(t2 – t1) = 1.4200.80 = 336000 (J) NhiÖt l­îng cÇn thiÕt lµ : Q = Q1 + Q2 = 35200 + 336000 = 371200 (J) III. Dạng bài về phương trình cân bằng nhiệt( bài tập tham khảo) Bài1: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 100 oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 27oC. a/Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra b/Tính khối lượng nước trong cốc. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt cho nhau. Tóm tắt: m1 = 0,2 kg 0 t1 = 100 C c1 = 880J/ kg. K 0 t2 = 20 C c2 = 4200 J/ kg. k t = 270C a/Qtỏa ? b/ mnước = ? 6
  7. Lời giải - Nhiệt lượng của quả cầu nhôm toả ra từ 1000C - 270C: Qtỏa = m1c1(t1 - t) Qtỏa = 0,2.880( 100- 27) = 12848 J - Nhiệt lượng của nước thu vào để tăng từ 200C - 270C: Qthu = m2c2(t - t2) Qthu = m2.4200( 27- 20) = m2.29400 - Nhiệt lượng của quả nhôm toả ra đúng bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q toả ra = Q thu vào 12848 = m2.29400 12848 m2 = = 0,44 (kg) 29400 Bài 2: Người ta pha một lượng nước ở 80 0C vào một bình chứa 9l nước đang có nhiệt độ 220C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 36 0C. Tính lượng nước đã thêm vào bình. Tóm tắt: m1= 9l 0 t1 = 22 C 0 t2 = 80 C t = 360C m2? Qthu = m1 4200(36 - 22) Qtỏa = m2 . 4200(80 - 36) Qthuvào = Q tỏa ra 9 4200(36 - 22) = m2 . 4200(80 - 36) m2.184880 = 529200 m2 2,86 lít Bài 3. Người ta thả một thỏi đồng nặng 0,6 kg ở nhiệt độ 85 0C vào 0.35kg nước ở nhiệt độ 200C. Hãy xác định nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K Tóm tắt m1 = 0,6 kg m2 = 0,35kg 0 0 t1 = 85 C t2 = 20 C Cđồng= 380J/kg.K Cnước = 4200J/kg.K 0 tcân bằng ? C Bài giải Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qthuvào = Q tỏa ra Ta có phương trình: 0,6.380.(85 - tcân bằng ) = 0,35. 4200. (tcân bằng – 20) 4870 = 1698.tcân bằng 0 tcân bằng = 28,72 C Bài4: Đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ 100 oC. Khi có cân bằng nhiệt , nhiệt độ của hỗn hợp là 360C, khối lượng hỗn hợp là 140g. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào, biết rằng nhiệt độ ban đầu của nó là 20oC. Tóm tắt m1 = 20g= 0,02kg m2 = (0,14- 0,02) 0 0 t1 = 100 C t2 = 20 C 0 t = 36 C Cclỏng = ? C = 4200 7
  8. Bài giải Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qthuvào = Q tỏa ra ta có phương trình: 0.12. Cclỏng.(36 – 20) = 0.02. 4200.( 100- 36) 1.92. Cclỏng = 5376 Cclỏng = 2800 J/kg.K Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng đó là : 2800 J/kg.K Bài 5: Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1, bình thứ hai có nhiệt độ t 2= 2t1. Sau khi trộn lẫn với nhau, nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là t = 360C. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình. Tóm tắt m1 = m2 t2 = 2t1 o t =36 C t ban đầu ? Bài giải Áp dụng công thức cân bằng nhiệt Qthuvào = Q tỏa ra ta có phương trình: m1.c.( 36 - t1 ) = m2.c.( 2t1- 36) ( 36 – t1 ) = ( 2t1 – 36) 0 t 1 = 24 C 0 t 2 = 48 C BÀI TẬP BỔ SUNG:( TỰ LÀM) 1. CƠ HỌC : Bài 1: Một chiếc xe gắn máy với lực kéo 600N chạy trên đường với vận tốc36km/h. Hãy tính công suất của xe máy kéo? Bài 2: Một chiếc ô tô có công suất 15kW và vận tốc trung bình 54km/h. Hãy tính công mà ôtô đã sinh ra khi chạy hết đoạn đường 15km ? Bài 3) Để cày một thửa ruộng, một con trâu với công suất 1000W thì phải làm việc trong 5 giờ. Nếu dùng máy cày làm công việc trên thì chỉ mất 75 phút. Tính công suất máy cày? 2. NHIỆT HỌC : Bài 1: Một ấm nhôm có khối lượng 450 gam chứa 1,2 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm? Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 880 J/ kg .K; c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của 2 vật là 240C. Bài 2 . Một vật làm bằng kim loại có khôi lượng 12 kg khi hấp thụ một nhiệt lượng 422,4 kJ thì nhiệt độ của vật tăng thêm 40 0C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại làm vật đó và cho biết kim loại đó là gì ? Bài 3 Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5 kg đã được nung nóng tới 120 0C vào một cốc nước ở 20 0C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 32 0C. a , Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra ? 8
  9. b , Tìm khối lượng nước trong cốc Cho nhiệt dung riêng của nhôm và nước là cnhôm = 880 J/kg.K và cnước = 4200J/kg .K. Bài 4: Một thỏi đồng 475g được đun nóng đến 100 0C rồi thả vào trong nhiệt lượng kế chứa 570g nước ở nhiệt độ 14 0C . Nhiệt độ cuối cùng của nước và đồng là 20 0C . Tính nhiệt dung riêng của đồng ( Bỏ qua sự mất mát nhiệt ) Biết cnước=4200 J/kg.k Bài 5. Người ta pha một lượng nước 80 0C vào bình chứa 9l nước đang có nhiệt độ 22 0C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 360C. Tính khối lượng nước đã pha thêm vào bình? C. TRẮC NGHIỆM: Học sinh làm lại toàn bộ các bài tập trắc nghiệm trong SBT Bài tập bổ sung: Câu 1 : Trườnghợp nào sau đây có công cơ học? Hãy chọn câu đúng nhất A) Khi có lực tác dụng vào vật B) Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực C) Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực D) Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên Câu 2 : Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học ? A) Một người đang kéo một vật chuyển động B) Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn C) Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao D) Máy xúc đất đang làm việc Câu 3 :Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học ? Hãy chọn câu đúng A) Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động B) Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên C) ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang D) Quả nặng rơi từ trên xuống Câu 4: Hãy chọn trường hợp không có công cơ học trong các trường hợp sau? A. Một người kéo thùng nước từ giếng lên bằng ròng rọc. B. Một cần cẩu đang cẩu hàng lên cao. C. Một người kéo khúc gỗ chuyển động trên đường. D. Một học sinh đang học bài. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? A. Các máy cơ đơn giản lợi về công. B. Các máy cơ đơn giản bị thiệt về lực và đường đi. C. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. D. Các máy cơ đơn giản cho lợi về lực và đường đi. Câu 6 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? A) Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công 9
  10. B) Ròng rọc động cho ta lợi hại lần về lực, thiệt hại lần về đường đi, không cho ta lợi về công C) Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công D) Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công Câu 7: Một ô tô chở hàng, đầu máy tác dụng vào xe một lực kéo 5000 N. Tính công lực kéo thực hiện khi nó đi được quãng đường 5 km? A. 2500 kJ. B. 250000 J. C. 25000 kJ. D. 25000 J. Câu 8 : Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu ? Hãy chọn câu đúng A) A = 1600J B) A =200J C) A = 180J D) A = 220J Câu 9: Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 300 N và đi được 6 km trong nửa giờ. Công suất trung bình của con ngựa là A. 60000 W. B. 1800 W. C. 1000 W. D. 3600 W. Câu 10: Đơn vị tính công suất là A. oát (W). B. kilô jun (kJ). C. calo D. jun (J). Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về thế năng hấp dẫn? A. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất. B. Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì thế năng càng lớn. C. Khi vật nằm trên mặt đất thế năng hấp dẫn của vật bằng không. D. Thế năng hấp dẫn không phụ thuộc vào mốc tính độ cao. Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động năng? A. Động năng là năng lượng do vật chuyển động mà có. B. Vật có khối lượng lớn thì động năng lớn. C. Động năng phụ thuộc vào vật tốc và khối lượng của vật. D. Vật có động năng thì có khả năng sinh công. Câu 13 : Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng ? A) Viên đạn đang bay B) Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C) Hòn bi đang lăn trên mặt đất D) Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 14 : Trong các vật sau, vật nào không có động năng ? A) Hòn bi nằm yên trên mặt sàn B) Hòn bi lăn trên sàn nhà C) Máy bay đang bay D)Viên đạn đang bay Câu 15: Trong cá vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A) Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà B) Chiếc lá đang rơi C) Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà D) Quả bóng đang bay trên cao Câu 16 : Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất A) Khối lượng B) Trọng lượng riêng C) Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất D) Khối lượng và vận tốc của vật Câu 17 : Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Hãy chọn câu đúng A) Khối lượng B) Độ biến dạng của vật đàn hồi C) Khối lượng và chất làm vật D) Vận tốc của vật Câu 18 : Động năng của vật phụ thuộc vào những Yếu tố nào ? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất A) Khối lượng B) Vận tốc của vật 10
  11. C) Khối lượng và chất làm vật D) Khối lượng và vận tốc của vật Câu 19 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng ? A) Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay B) Một ô tô đang đỗ trong bến xe C) Một máy bay đang bay trên cao D) Một ô tô đang chuyển động trên đường Câu 20: Trong ba chất: kim loại, nước và không khí thì chất dẫn nhiệt tốt nhất là: A. Không khí. B. Nước. C. Kim loại . D. Cả ba chất đều dẫn nhiệt như nhau. Câu 21: Thả đồng xu bằng kim loại vào một cốc nước nóng thì: A. Nhiệt năng của đồng xu tăng. B. Nhiệt năng của đồng xu giảm. C. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi. D. Nhiệt độ của đồng xu giảm. Câu 22: Trong chân không, sự truyền nhiệt thực hiện bằng hình thức : A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Bằng một hình thức khác. Câu 23: Mặt Trời truyền nhiệt đến Trái Đất bằng cách: A. Đối lưu cua không khí. B. Phát ra các tia nhiệt đi thẳng. C. Truyền nhiệt trong không khí. D. Cả ba cách trên. Câu 24: Về mùa hè ta mặc quần áo màu sáng mà không mặc quần áo màu tối vì quần áo màu sáng: A. Sạch hơn. B. đẹp hơn. C. Ít bám bụi hơn. D. Ít hấp thụ tia nhiệt hơn. CHÚC CÁC EM ÔN THI TỐT. 11