Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

doc 7 trang Đăng Bình 06/12/2023 470
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Trần Ngọc Quế (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS TRẦN NGỌC QUẾ GIÁO VIÊN: BÙI MINH NGỌC MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI – MÔN VẬT LÝ 6 Năm học: 2018 – 2019 I. BẢNG TRỌNG SỐ (HÌNH THỨC: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN) Tổng TS Số tiết quy đổi Số câu Điểm số h 0,7 Nội dung số tiết lý tiết BH VD BH Làm tròn VD Làm tròn BH VD SỐ CÂU 20 thuyết 1. Đo độ dài. Đo thể tích 3 3 2,0 1,1 5,6 5,0 3,0 3,0 2,5 1,5 ĐIỂM/CÂU 0,5 2. Khối lượng và lực 4 4 2,6 1,4 7,4 7,0 4,0 5,0 3,5 2,5 Tổng số tiết 7 7 4,6 2,5 13,0 12,0 7,0 8,0 6,0 4,0 II. BẢNG TRỌNG SỐ (HÌNH THỨC: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN KẾT HỢP TỰ LUẬN) 1. Đo độ dài. Đo thể tích 3 3 2,0 1,1 5,6 5,0 3,0 1,0 2,5 1,5 2. Khối lượng và lực 4 4 2,6 1,4 7,4 7,0 4,0 1,0 3,5 2,5 Tổng số tiết 7 7 4,6 2,5 13,0 12,0 7,0 2,0 6,0 4,0
  2. III. MA TRẬN CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên chủ đề Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TNKQ TL TL 1. Đo độ dài. 1.Nêu được một số dụng cụ đo độ 2. Xác định được GHĐ và ĐCNN của Đo thể tích dài, đo thể tích với GHĐ và dụng cụ đo độ dài, đo thể tích. (3 tiết) ĐCNN của chúng. 3. Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường. 4. Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. 5 1 Số câu hỏi 6 C1,2,3,4,5.ch1 C13.ch2 Số điểm 2,5 1,5 4 (40%) 2. Khối 5. Nêu được khối lượng của một 10. Đo được khối lượng bằng cân. lượng và lực vật cho biết lượng chất tạo nên 11. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, (4 tiết) vật. kéo của lực. 6. Nêu được ví dụ về một số lực. 12. Nêu được ví dụ về vật đứng yên 7. So sánh được độ mạnh, yếu của dưới tác dụng của hai lực cân bằng và lực dựa vào tác dụng làm biến chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh dạng nhiều hay ít. yếu của hai lực đó. 8. Nêu được trọng lực là lực hút 13. Nêu được ví dụ về tác dụng của lực của Trái Đất tác dụng lên vật và làm vật biến dạng hoặc biến đổi độ lớn của nó được gọi là trọng chuyển động (nhanh dần, chậm dần, lượng. đổi hướng). 9. Nêu được đơn vị lực. 7 1 Số câu hỏi C6.ch5 ; C7,8.ch6 ; C9.ch7 8 C14.ch10,12 C10,11.ch8 ; C12.ch9 Số điểm 3,5 2,5 6 (60%) TS câu hỏi 12 2 14 TS điểm 6 4 10 (100%)
  3. KIỂM TRA GHKI Điểm Chữ ký Chữ ký Họ và Tên: NH: 2018 - 2019 giám thị giám khảo Môn: Vật Lý 6 Lớp: 6A Thời gian: 45 phút ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM: (6đ) Hãy đọc kỹ và chọn câu trả lời đúng (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) Câu 1. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dùng để đo độ dài? A. Bình tràn. B. Thước thẳng. C. Cân đồng hồ. D. Bình chia độ. Câu 2. Để lấy số đo của khách hàng khi may quần áo, cô thợ may thường dùng loại thước đo nào sau đây? A. Thước thẳng dài 1 m. B. Thước cuộn dài 20 m. C. Thước thẳng dài 50 cm. D. Thước dây dài 1,5 m. Câu 3. Giới hạn đo của thước là A. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. C. độ dài lớn nhất được ghi trên thước. D. độ dài gần bằng 100 cm. Câu 4. Kết quả đo thể tích của một chất lỏng là 20,1 cm 3. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng để đo thể tích là A. 0,1 cm3 B. 0,2 cm3 C. 0,5 cm3 D. 1 cm3 Câu 5. Dùng một bình chia độ có GHĐ 20 ml và ĐCNN 1 ml để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13 ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước dâng lên đến vạch 17. Thể tích của vật rắn không thấm nước là A. 4 ml B. 13 ml C. 17 ml D. 30 ml Câu 6. Trên hộp bánh có ghi 450 g. Con số đó cho biết: A. khối lượng của hộp bánh. B. sức nặng của hộp bánh. C. khối lượng bánh có trong hộp. D. thể tích của hộp bánh. Câu 7. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn vì nó A. chịu lực nâng của mặt bàn. B. chịu tác dụng của hai lực cân bằng. C. không chịu tác dụng của lực theo phương ngang. D. không chịu tác dụng của lực nào. Câu 8. Công việc không cần dùng đến lực là A. đọc một trang sách. B. xách một xô nước. C. nâng một tấm gỗ. D. đẩy một chiếc xe. Câu 9. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng? A. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. C. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng. Câu 10. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi. B. Lực tác dụng lên một khinh khí cầu đang bay. C. Lực tác dụng lên cái đèn treo ở trần nhà. D. Lực dây treo tác dụng lên cái đèn treo trên trần nhà. Câu 11. Một vật có khối lượng 3 kg thì trọng lượng của vật là A. 0,03 N B. 0,3 N C. 3 N D. 30 N Câu 12. Đơn vị của lực là A. mét (m) B. mét khối (m3) C. niutơn (N) D. kilôgam (kg)
  4. II. TỰ LUẬN: (4đ) Bài 1. (1,5đ) Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của các dụng cụ sau? Hình a Hình b Bài 2. (2,5đ) Giải các bài tập sau: a) Một vật nặng có khối lượng 600 g, được treo trên một sợi dây. Lúc này vật nặng đứng yên. - Giải thích vì sao vật nặng đứng yên? Kể tên các lực tác dụng lên vật nặng. - Khi cắt đứt sợi dây, thấy vật rơi xuống. Hãy giải thích hiện tượng này. - Tính trọng lượng của vật nặng. b) Người ta sử dụng cân Rô béc van để xác định khối lượng của một gói bánh như sau: Hai gói bánh và 1 quả cân 10 g được đặt trên một đĩa cân bên trái, còn đĩa cân bên phải có các quả cân 100 g, 50 g, 50 g, 10 g. Lúc này cân ở vị trí thăng bằng. Hãy tìm khối lượng của một gói bánh. BÀI LÀM TTCM
  5. KIỂM TRA GHKI Điểm Chữ ký Chữ ký Họ và Tên: NH: 2018 - 2019 giám thị giám khảo Môn: Vật Lý 6 Lớp: 6A Thời gian: 45 phút ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM: (6đ) Hãy đọc kỹ và chọn câu trả lời đúng (A, hoặc B, hoặc C, hoặc D) Câu 1. Để lấy số đo của khách hàng khi may quần áo, cô thợ may thường dùng loại thước đo nào sau đây? A. Thước thẳng dài 1 m. B. Thước cuộn dài 20 m. C. Thước thẳng dài 50 cm. D. Thước dây dài 1,5 m. Câu 2. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào dùng để đo độ dài? A. Bình tràn. B. Thước thẳng. C. Cân đồng hồ. D. Bình chia độ. Câu 3. Kết quả đo thể tích của một chất lỏng là 20,1 cm 3. Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng để đo thể tích là A. 0,1 cm3 B. 0,2 cm3 C. 0,5 cm3 D. 1 cm3 Câu 4. Dùng một bình chia độ có GHĐ 20 ml và ĐCNN 1 ml để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước. Ban đầu mực nước trong bình là 13 ml, sau khi bỏ vật rắn vào bình thì mực nước dâng lên đến vạch 17. Thể tích của vật rắn không thấm nước là A. 4 ml B. 13 ml C. 17 ml D. 30 ml Câu 5. Trên hộp bánh có ghi 450 g. Con số đó cho biết: A. khối lượng của hộp bánh. B. sức nặng của hộp bánh. C. khối lượng bánh có trong hộp. D. thể tích của hộp bánh. Câu 6. Một vật có khối lượng 3 kg thì trọng lượng của vật là A. 0,03 N B. 0,3 N C. 3 N D. 30 N Câu 7. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn vì nó A. chịu lực nâng của mặt bàn. B. chịu tác dụng của hai lực cân bằng. C. không chịu tác dụng của lực theo phương ngang. D. không chịu tác dụng của lực nào. Câu 8. Giới hạn đo của thước là A. độ dài giữa hai vạch bất kỳ ghi trên thước. B. độ dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. C. độ dài lớn nhất được ghi trên thước. D. độ dài gần bằng 100 cm. Câu 9. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mặt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng? A. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. C. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng. Câu 10. Đơn vị của lực là A. mét (m) B. mét khối (m3) C. niutơn (N) D. kilôgam (kg) Câu 11. Công việc không cần dùng đến lực là A. đọc một trang sách. B. xách một xô nước. C. nâng một tấm gỗ. D. đẩy một chiếc xe. Câu 12. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi. B. Lực tác dụng lên một khinh khí cầu đang bay. C. Lực tác dụng lên cái đèn treo ở trần nhà. D. Lực dây treo tác dụng lên cái đèn treo trên trần nhà.
  6. II. TỰ LUẬN: (4đ) Bài 1. (1,5đ) Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của các dụng cụ sau? Hình a Hình b Bài 2. (2,5đ) Giải các bài tập sau: a) Một quả bóng có khối lượng 400 g, được treo trên một sợi dây. Lúc này quả bóng đứng yên. - Giải thích vì sao quả bóng đứng yên? Kể tên các lực tác dụng lên quả bóng. - Khi cắt đứt sợi dây, thấy quả bóng rơi xuống. Hãy giải thích hiện tượng này. - Tính trọng lượng của quả bóng. b) Người ta sử dụng cân Rô béc van để xác định khối lượng của một túi kẹo như sau: Hai túi kẹo và 1 quả cân 20 g được đặt trên một đĩa cân bên trái, còn đĩa cân bên phải có các quả cân 100 g, 50 g, 50 g, 20 g. Lúc này cân ở vị trí thăng bằng. Hãy tìm khối lượng của một túi kẹo. BÀI LÀM TTCM
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI MÔN: VẬT LÝ 6 Năm học: 2018 – 2019 ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM: (6đ) (Mỗi câu đúng được 0,5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B D C A A C B A B D D C II. TỰ LUẬN: (4đ) Bài 1. (1,5đ) - Hình a: GHĐ: 100 cm (0,25đ) và ĐCNN: 0,5 cm (0,5đ) (0,75đ) - Hình b: GHĐ: 100 cm3 (0,25đ) và ĐCNN: 2 cm3 (0,5đ) (0,75đ) Bài 2. (2,5đ) a) - Vì vật nặng chịu tác dụng của hai lực này cân bằng. (0,25đ) - Lực giữ của sợi dây và trọng lực tác dụng lên vật nặng (0,5đ) - Vật nặng rơi xuống do chỉ còn trọng lực tác dụng lên vật. (0,25đ) - Khối lượng vật nặng là 600 g thì trọng lượng là 6 N (0,5đ) b) Khối lượng của hai gói bánh là 100 g + 50 g + 50 g + 10 g – 10 g= 200 g (0,5đ) Khối lượng của một gói bánh là 100 g (0,5đ) ĐỀ II I. TRẮC NGHIỆM: (6đ) (Mỗi câu đúng được 0,5đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B A A C D B C B C A D II. TỰ LUẬN: (4đ) Bài 1. (1,5đ) - Hình a: GHĐ: 100 cm (0,25đ) và ĐCNN: 0,5 cm (0,5đ) (0,75đ) - Hình b: GHĐ: 100 cm3 (0,25đ) và ĐCNN: 2 cm3 (0,5đ) (0,75đ) Bài 2. (2,5đ) a) - Vì quả bóng chịu tác dụng của hai lực này cân bằng. (0,25đ) - Lực giữ của sợi dây và trọng lực tác dụng lên quả bóng. (0,5đ) - Quả bóng rơi xuống do chỉ còn trọng lực tác dụng lên vật. (0,25đ) - Khối lượng quả bóng là 400 g thì trọng lượng là 4 N (0,5đ) b) Khối lượng của hai túi kẹo là 100 g + 50 g + 50 g + 20 g – 20 g= 200 g (0,5đ) Khối lượng của một túi kẹo là 100 g (0,5đ)