Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

doc 4 trang Đăng Bình 05/12/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD và ĐT huyện Thới Lai (Có đáp án)

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HKII Năm học: 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 MỨC ĐỘ VẬN DỤNG NHẬN THÔNG CẤP CẤP ĐỘ CAO CỘNG BIÊT HIỂU ĐỘ CHỦ ĐỀ THẤP I. ĐỌC- HIỂU Nêu nội VĂN BẢN dung của Quê hương đoạn thơ và xác định phương thức biểu đạt chính. Số câu Số câu 1,0 Số câu 1,0 Số điểm Số điểm 1,5 Số điểm 1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 15 % Tỉ lệ 15 % TIẾNG VIỆT Tìm câu cảm Câu cảm thán thán trong đoạn thơ và xác định cảm xúc được thể hiện trong câu đó Số câu Số câu 1,0 Số câu 1,0 Số điểm Số điểm 1,5 Số điểm 1,5 Tỉ lệ % Tỉ lệ 15 % Tỉ lệ 15 % II. LÀM VĂN Vận dụng kiến Văn nghị luận thức, kĩ năng, năng lực để viết bài văn nghị luận. Số câu Số câu 1,0 Số câu 1,0 Số điểm Số điểm 7,0 Số điểm 7,0 Tỉ lệ % Tỉ lệ 70 % Tỉ lệ 70 % Tổng số câu Số câu 1,0 Số câu 1,0 Số câu 1,0 Số câu 3,0 Tổng số điểm Số điểm 1,5 Số điểm 1,5 Số điểm 7,0 Số điểm 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ 15 % Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 70 % Tỉ lệ 100 %
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII Năm học 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Quê hương – Tế Hanh, Ngữ Văn 8, tập hai, NXB Giáo dục – 2012, Tr. 17) Câu 1: (1,5 điểm) Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: (1,5 điểm) Tìm câu cảm thán trong đoạn thơ. Cho biết câu cảm thán đó bộc lộ cảm xúc gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về sự gia tăng dân số ở nước ta.
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HKII Năm học 2016- 2017 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm cần chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực cố gắng của học sinh. - Học sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kỳ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) - Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh nêu được đúng nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn thơ. + Nội dung chính: Tác giả trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; qua hương vị: mùi nồng mặn, đó là nỗi nhớ da diết không nguôi của một người con xa quê. + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. - Mức chưa tối đa (0,25 1,0 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc sai nội dung yêu cầu. Câu 2: (1,5 điểm) - Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh tìm được câu cảm thán trong đoạn thơ trên và cho biết câu cảm thán đó bộc lộ cảm xúc gì?. + Câu cảm thán: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! + Làm nổi bật tình cảm trong sáng, tha thiết của con người với quê hương qua hương vị quen thuộc, nó đã trở thành một nét đặc trưng rất riêng của làng quê. - Mức chưa tối đa (0,25 1,0 điểm): Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để xem xét, đánh giá đúng theo mức điểm chưa tối đa. - Mức không đạt (0,0 điểm): Học sinh không làm được bài hoặc sai nội dung yêu cầu. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận, biết cách lập luận và nêu dẫn chứng.
  4. - Bài văn có bố cục chặt chẽ, cân đối, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp. 2. Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về sự gia tăng dân số ở nước ta. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Thân bài: - Giải thích: + Dân số là gì? Dân số là số dân trên một địa phương. + Sự gia tăng dân số là gì? Gia tăng dân số là sự tăng lên của số dân. - Thực trạng gia tăng dân số ở nước ta: Dân số tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng hơn một triệu người (năm 1945: khoảng 20 triệu người; năm 2010: hơn 85 triệu người; năm 2016: hơn 90 triệu người). - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng dân số: có nhiều nguyên nhân. + Do quan niệm lạc hậu: trọng nam khinh nữ, “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. + Do tình trạng du canh du cư. + Thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản. - Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến đời sống xã hội: + Thiếu việc làm dẫn đến chất lượng cuộc sống không đảm bảo. + Thiếu chỗ ở. + Tệ nạn xã hội. + Ô nhiễm môi trường - Giải pháp khắc phục: + Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản, đặc biệt là giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. + Tăng nguồn kinh phí cho giáo dục sức khỏe sinh sản. - Nhiệm vụ của bản thân (học sinh nêu ra được một số hành động của bản thân để góp phần giảm thiểu tình trạng gia tăng dân số ở nước ta). Kết bài: Đánh giá lại vấn đề cần nghị luận 3. Biểu điểm - Điểm 6 - 7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhưng không đáng kể. - Điểm 4 - 5,5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2 - 3,5: Hiểu đề, đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, trình bày chưa sâu sắc, mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0: Không trình bày được ý nào theo yêu cầu. - Hết -