Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_lich_su_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TỔ XÃ HỘI MÔN LỊCH SỬ 7- TIẾT 36 NĂM HỌC 2016 - 2017 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày KT: 6/12/2016 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức nhà Lí đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước đời sống văn hóa thời nhà Lí, khái quát cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Rút ra được nguyên nhân thắng lợi và ý nghia lịch sử ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên 2. Kĩ năng: - HS biết phân tích. - HS biết đánh giá sự kiện lịch sử. 3. Thái độ : - Học sinh có ý thức yêu thích môn học. - Bồi dưỡng lòng quê hương, đất nước và tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. II. Ma trận đề kiểm tra Nội dung Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng số cao câu/số TN TL TN TL TN TL TN TL điểm 1. Nước Đại C1,3/I C 1a/II C1b/II 3/5đ Việt thời Lí ( (1đ) (3đ) (1đ) thế kỉ XI – XII) 2. Nước Đại C2,4/ I C 2a/II C2b/ 3/5đ Viêt thời Trần ( (1đ) (3đ) II thế kỉ XIII – (1đ) XIV) Tổng số điểm 2đ 6đ 1đ 1đ 6/10đ
- TỔ XÃ HỘI MÔN LỊCH SỬ 7- TIẾT 36 NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày KT: 6/12/2016 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Ghi lại ra giấy kiểm tra sự kiện (thời gian) tương ứng với sự kiện (thời gian) cho trước Thời gian Sự kiện 1) a. Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. 2) b. Ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta lần thứ nhất 3) Năm 1009 c. 4) d. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1 (4 điểm) a. Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống dưới thời kì nhà Lí? b. Qua cuộc chiến đấu này, em có nhận xét gì về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt. Câu 2 (4 điểm) a. Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. b. Từ đây, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần xây dưng đất nước ? Đáp án - biểu điểm (Đề số 1)
- Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi ý trả lời đúng, đủ nội dung được 0,5 điểm Thời gian Sự kiện 1) Năm 1070 a. Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long 2) Tháng 1 năm 1258 b. Ba vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta 3) Năm 1009 c. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý 4) Năm 1042 d. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1 (4 điểm) a Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm - Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt nhưng bị quân ta đẩy lùi. - Quân Tống chán nản, chết dần mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to. - Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “ giảng hòa” quân Tống chấp thuận, vội đem quân về nước. b. Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt (1 điểm) - Nhân đạo, tránh đổ máu cho nhân dân và giảm mâu thuẫn giữa hai nước. Không làm tổn thương danh dự của nước lớn, đảm bảo một nền hòa bình lâu dài. - Đây là việc làm cao cả, sáng suốt mà sau này ở một số cuộc kháng chiến ta vẫn duy trì Câu 2 (4 điểm) a. Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng, đủ nội dung được 0,5 điểm - Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc. - Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần về mọi mặt . - Sự đoàn kết của dân tộc tạo ra sức mạnh. - Tinh thần chiến đấu hi sinh của quân dân. - Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, đứng đầu là Trần Quốc Tuấn - Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy. b. Từ đây, em rút ra được bài học cho bản thân. Em cần phải làm những việc để góp phần xây dưng đất nước là: (1 điểm)
- - Bài học cho bản thân: Tinh thần đoàn kết , lòng yêu nước của nhân dân ta, lòng biết ơn đối với những vị anh hùng đã chiến đấu hết mình sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập tự do cho đất nước, và niềm tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. (0,5 điểm) - Em cần: Biết ơn những vị anh hùng đã hi sinh cho đất nước, lấy đó là những tấm gương sáng nhằm rèn luyện đạo đức và tu dưỡng bản thân không ngừng học tập, để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội (0,5 điểm) BGH duyệt Tổ/Nhóm trưởng CM Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Lê Thị Hồng Đăng Vũ Thị Hồng Nhung