Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_7_nam_hoc_2013_2014_truo.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Trần Quý Cáp (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HKI – NĂM HỌC 2013-2014 TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ – LỚP 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Học sinh làm bài trên giấy thi) Câu 1: (3 điểm) Nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa. Những giải pháp khắc phục? Câu 2: (2 điểm) Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì? Câu 3: (2,5 điểm) Giải thích vì sao ở Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới? Câu 4: (2,5 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1: (3 điểm) Ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa: - Thực trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. (0,25đ) - Nguyên nhân: + Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.(0,25đ ) + Do cháy rừng, các vụ nổ hạt nhân. (0,25đ) - Hậu quả: + Tạo nên những trận mưa axit. (0,25đ) + Tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái Đất nóng lên. (0,25đ) + Khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao. (0,5đ ) + Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn. (0,25đ) - Giải pháp: + Cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm từ các nhà máy. (0,5đ) + Hạn chế sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân. (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) Đặc điểm địa hình châu Phi: - Là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m. (0,5đ) - Các dạng địa hình chủ yếu: (Mỗi ý đúng 0,25đ) + Sơn nguyên lớn (Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi) ở Đông Nam. + Phía Tây Bắc có dãy At-lat, phía Đông Nam có dãy Đrê-ken-béc. + Các bồn địa thấp và rộng ở giữa chạy từ Bắc xuống Nam. + Đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. - Hướng nghiêng chính của địa hình là Đông Nam-Tây Bắc. (0,5đ) Câu 3: (2,5 điểm) - Châu Phi là châu lục nóng vì: Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng giới hạn giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam. (1,0đ) - Châu Phi là lục địa khô vì:
- + Là 1 lục địa hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị chia cắt nên ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền. (0,5đ) + Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến. (0,5đ) + Ven biển châu Phi có các dòng biển lạnh chảy qua. (0,5đ) Câu 4: (2,5 điểm) - Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió (0,5đ) + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C và trên 290C vào cuối mùa khô. (0,5đ) + Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm nhưng thay đổi theo mùa; mùa mưa tập trung đến 70% đến 90% lượng mưa cả năm. (0,5đ) - Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây ra tình trạng hạn hán, lũ lụt. (1,0đ)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2013 - 2014 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi) ĐỀ DỰ BỊ Câu 1: (3 điểm) Nêu thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm nước ở đới ôn hòa. Từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục. Câu 2: (2 điểm) Thực vật và động vật thích nghi với môi trường hoang mạc bằng cách nào? Câu 3: (2 điểm) Giải thích vì sao ở Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới? Câu 4: (3 điểm) Trình bày đặc điểm cơ bản của đô thị hóa ở đới ôn hòa và nêu vấn đề môi trường, kinh tế xã hội đặt ra do đô thị hóa là gì? Để giải quyết các vấn đề trên người ta thường làm gì? Hết
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (ĐỀ DỰ BỊ) Câu 1: (3 điểm) Ô nhiễm nước ở đới ôn hòa: - Thực trạng: nguồn nước biển; sông, hồ và nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (0,25đ) - Nguyên nhân: + Do chất thải từ các nhà máy và sinh hoạt của người dân đô thị. (0,25đ) + Lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên các đồng ruộng.(0,25đ) + Tai nạn từ các con tàu chở dầu. (0,25đ) - Hậu quả: + Thuỷ triều đen, thuỷ triều đỏ (0,25đ) + Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. (0,25đ) + Thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. (0,25đ) + Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. (0,25đ) - Giải pháp: + Các nhà máy phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường (0,5đ) + Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân (0,5đ) Câu 2: (2 điểm) Động, thực vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường bằng cách: - Tự hạn chế sự mất hơi nước: + Thực vật: rút ngắn chu kì sinh trưởng hoặc lá biến thành gai, lá bọc sáp.(0,5đ) + Động vật: sống vùi mình trong cát, hốc đá hoặc kiếm ăn vào ban đêm.(0,5đ) - Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể: + Thực vật: dự trữ nước trong thân hoặc có thân thấp lùn, rễ to và dài để hút được nước dưới sâu. (0,5đ) + Động vật: có khả năng chịu đói khát hoặc đi xa để tìm thức ăn, nước uống. (0,5đ)
- Câu 3: (2 điểm) - Châu Phi là châu lục nóng vì: Phần lớn lãnh thổ nằm trong đới nóng giới hạn giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam (0,5đ) - Châu Phi là lục địa khô vì: + Là 1 lục địa hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị chia cắt nên ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền (0,5đ) + Chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến (0,5đ) + Ven biển châu Phi có các dòng biển lạnh chảy qua (0,5đ) Câu 4: (3 điểm) * Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa: +Tỉ lệ dân đô thị cao (trên 75%), là nơi tập trung nhiều đô thị trên thế giới.(0,5đ) + Các đô thị phát triển theo quy hoạch. (0,25đ) + Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư. (0,25đ) * Các vấn đề môi trường,kinh tế xã hội của đô thị: + Ô nhiễm môi trường (0,25đ) + Ùn tắc giao thông (0,25đ) + Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (0,25đ) + Thiếu chỗ ở và các công trình công cộng (0,25đ) * Cách giải quyết Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” (0,25đ) + Xây dựng các thành phố vệ tinh (0,25đ) + Chuyển các vùng sản xuất công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (0,25đ) + Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn (0,25đ)