Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

doc 3 trang Đăng Bình 08/12/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2016_2017_so.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Sở GD và ĐT Thành phố Đà Nẵng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Năm học 2016-2017 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG MÔN SINH HỌC Lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (3,00 điểm) a. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật. b. Số lượng nhiễm sắc thể ở mỗi loài có phản ảnh mức độ tiến hóa của loài hay không ? Cho ví dụ chứng minh. Câu 2: (2,00 điểm) Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù ? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật. Câu 3: (2,50 điểm) a. Hình bên mô tả một số dạng đột biến gen. Hãy mô tả sự thay đổi của (b), (c), (d) so với đoạn gen (a) chưa bị biến đổi. Hãy đặt tên cho từng dạng đột biến đó. b. Thế nào là đột biến gen ? Câu 4: (2,50 điểm) Ở cà chua, gen A qui định cây cao là trội so với gen a qui định cây thấp. a. Tìm kiểu gen của dạng cây cao. b. Cho cây cao thuần chủng lai với cây thấp, kết quả kiểu hình F 1 và F2 như thế nào ? Viết sơ đồ lai. Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ 1 Năm học 2016-2017 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC Lớp 9 Nội dung Điểm Câu 1: (3,00 điểm) a. T/b của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. - Về số lượng: ở mỗi loài, trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội, còn trong giao tử có bộ NST đơn bội mang tính đặc trưng với số lượng nhất định. Ví dụ : + Tế bào 2n của người có 46 NST, của tinh tinh có 48 NST, của gà có 78 NST, của ruồi giấm có 8 NST, của đậu Hà Lan có 14 NST + Tế bào n của người có 23 NST, của tinh tinh có 24 NST, của gà có 39 NST, 1,00 của ruồi giấm có 4 NST, của đậu Hà Lan có 7 NST - Về hình dạng : + Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của mỗi NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. + Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp NST đồng dạng. Trong mỗi cặp, 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước mang tính đặc trưng. Ví dụ: trong bộ NST lưỡng bội của ruồi giấm 2n = 8 NST xếp thành 4 cặp NST gồm 2 cặp NST hình V, 1 cặp NST hình hạt, 1 cặp NST giới tính hình que (XX) ở con cái hay 1 hình que và 1 hình móc (XY) ở con đực. 1,00 b. Số lượng NST và mức độ tiến hóa của loài: - Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài. - V/d: Sinh vật có số lượng NST nhiều nhưng có thể không tiến hóa hơn sinh vật có số lượng NST ít, ví dụ gà có 78 NST kém tiến hóa hơn tinh tinh có 48 NST 1,00 Câu 2: (2,00 điểm) - ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù: Do cấu trúc theo nguyên tắc đa phân cùng với số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN. 1,00 - Ý nghĩa của tính đa dạng và đặc thù của ADN: Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật. 1,00 Câu 3: (2,50 điểm) a. Mô tả: - Đoạn gen của (b) đã mất một cặp nuclêôtit X-G so với đoạn gen (a) chưa bị biến đổi. Gọi tên: Đột biến mất một cặp nuclêôtit. 0,50 - Đoạn gen của (c) có thêm một cặp nuclêôtit T-A so với đoạn gen (a) chưa bị biến đổi. Gọi tên: Đột biến thêm một cặp nuclêôtit. 0,50 - Đoạn gen của (d) đã thay một cặp nuclêôtit A-T ở đoạn gen (a) bằng cặp G-X. Gọi tên: Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. 0,50 b. Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hay một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen là biến dị di truyền được. 1.00
  3. Câu 4: (2,50 điểm) a. Kiểu gen cây cao: AA hoặc Aa 1,00 b. Kết quả lai cây cao (TC) vơi cây thấp: Kiểu hình F1: 100% cây cao Kiểu hình F2: 75% cây cao : 25% cây thấp Sơ đồ lai: P : AA (cây cao thuần chủng) × aa (cây thấp) GP : A a F1 KG : 100% Aa ; KH F1 : 100% cây cao F1 × F1 : Aa (cây cao) × Aa (cây cao) GF1 : A : a A : a F2 KG : 1AA : 2Aa : 1aa ; KH F2 : 3 cây cao : 1 cây thấp 1,50 Lưu ý: GV trong tổ (nhóm) thảo luận thêm để thống nhất cho điểm phù hợp.