Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

docx 4 trang thuongdo99 3850
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_6_nam_hoc_2019_2020_truong.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Cự Khối

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN: SINH HỌC 6 NĂM HỌC 2019 – 2020 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của thực vật về các chương tế bào thực vật, rễ, thân, lá. 2. Kĩnăng: - Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trình bày bài. - Kĩ năng nhận biết vai trò của thực vật rễ, thân, lá. 3. Tháiđộ: - Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của HS khi giải quyết vấn đề. - HS nghiêm túc, tự giác, trung thực khi làm bài. II. Hình thức kiểm tra - Kết hợp cả hai hình thức TNKQ (50%) vàTL (50%). III. Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 4 4 1 9 Thân 1 1 2 4 8 1 9 Lá 2 2 4 Sinh sản 4 1 5 sinh dưỡng 1 1 2 16 5 1 1 23 Tổng 4 3 2 1 10
  2. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 01 Ngày kiểm tra: 9/12/2019 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) (Ghi ra bài làm chữ cái đứng trước đáp án đúng) Câu 1. Sự giống nhau giữa chồi hoa và chồi lá là gì? A. Đều phát triển thành cây. B. Đều phát triển từ chồi nách của thân. C. Đều phát triển thành cành mang hoa. D. Đều phát triển từ chồi ngọn của thân. Câu 2. Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp như thế nào trong thân non? A. Mạch rây và mạch gỗ xếp vuông góc với nhau. B. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau. C. Mạch rây nằm bên trong, mạch gỗ nằm phía ngoài. D. Mạch gỗ nằm bên trong, mạch rây nằm phía ngoài. Câu 3 :Lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ xuất hiện hiện tượng gì tại vị trí này? A. Phần mép vỏ ở phía dưới phình to ra. B. Phần mép vỏ ở phía trên phình to ra. C. Mép vỏ ở phía trên và phía dưới phần vỏ bị bóc đều phình to ra. D. Phần thân đã bị bóc vỏ bị phình to ra. Câu 4. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì? A. Vận chuyển nước. B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây. C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Vận chuyển muối khoáng. Câu 5. Thân cây gỗ to ra do đâu? A. Tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ. B. Biểu bì, thịt vỏ. C. Vỏ, trụ giữa. D. Thịt vỏ, ruột. Câu 6. Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây? A. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất. B. Có tua cuốn phát triển mạnh. C. Cứng, cao, có cành. D. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất. Câu 7.Khi trồng cây lấy sợi, để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường làm gì? A. Bón thúc liên tục cho cây. B. Cắt bỏ hết hoa và lá. C. Bấm ngọn cho cây. D. Tỉa cành xấu, cành bị sâu. Câu 8. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? A. Cây quang hợp tốt, tổng hợp nhiều chất hữu cơ. B. Cây hô hấp tốt. C. Cây hấp thụ nước, muối khoáng cây phát triển tốt. D. Cây thoát hơi nước tốt. Câu 9. Trong trồng cây, việc tỉa cành có ý nghĩa gì? A. Loại bỏ cành xấu, cành sâu . B. Để cành còn lại phát triển tốt hơn. C. Giúp cây mọc thẳng. D. Giúp cây mọc thẳng, bỏ cành xấu, tập trung dinh dưỡng vào cành còn lại. Câu 10. Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
  3. A. Làm thức ăn cho cá. B.Tạo vẻ đẹp thêm cho bể nuôi cá. C.Tăng thêm khí oxi và hút bớt khí cacbônic trong nước của bể kính. D. Trang trí bể và tăng oxi, giảm khí cacbonic trong bể cá. Câu 11. Nhóm nào dưới đây gồm những cây có lá biến thành tua cuốn? A.Đậu Hà Lan, nho, mướp, gấc. B.Nắp ấm, mướp, bèo đất, nho. C.Củ dong ta, cải, đậu bắp, mướp. D. Riềng, bí, bèo đất, hạt bí. Câu12 . Nhóm nào dưới đây gồm những cây có thể trồng bằng cách chiết cành ? A.Cam, chanh, nhãn, ổi, bưởi. B.Cam, mía, rau ngót, vải. C.Cà phê, dâu tằm, sắn, rau muống, xoài. D.Phật thủ, sắn, dâu tằm, rau muống. Câu 13. Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới là nội dung của hình thức nhân giống nào ? A.Chiết cành B.Giâm cành C.Nhân giống vô tính D.Ghép cây Câu 14. Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Cây thân gỗ có đặc điểm là thân cứng, cao, có cành. (2) Cây thân cỏ có đặc điểm là thân mềm, yếu, thấp. (3) Cây thân cột có đặc điểm là thân cứng, cao, không cành. (4) Cây thân leo leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn (5) Thân đứng có ba dạng : thân gỗ, thân cột, thân cỏ. A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 15. Lá thường xếp trên cây theo mấy kiểu? A. 1 kiểu B. 2 kiểu C. 4 kiểu D. 3 kiểu Câu 16. Cây nào dưới đây không có lá kép ? A. Cây hoa hồng B. Cây rau ngót C. Cây phượng vĩ D. Cây súng Câu 17. Mỗi lỗ khí ở phần biểu bì lá được tạo thành bởi mấy tế bào hình hạt đậu? A. 5 tế bào B. 4 tế bào C. 3 tế bào D. 2 tế bào Câu 18. Lá của cây nào dưới đây có thể mọc ra những cây non khi đặt vào đất ẩm trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp? A. Thuốc bỏng B. Trầu không C. Bưởi D. Hồng Câu 19. Cây khoai lang sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bằng bộphậnnào? A. Lá B. Rễ củ C. Thân củ D. Thân rễ Câu 20. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Chỉ hô hấp vào ban đêm B. Chỉ hô hấp vào buổi sáng C. Hô hấp suốt ngày đêm D. Chỉ hô hấp vào ban ngày PHẦN II: TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1(2 điểm): Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp? Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp? Câu 2(2 điểm ):Giải thích vì sao đối với cây lấy hoa quả trước khi cây ra hoa người ta thường bấm ngọn? Còn đối với cây lấy gỗ, lấy sợi người ta thường tỉa cành? Câu 3 (1 điểm):Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?
  4. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mã đề 01 PhầnI: Trắc nghiệm(5 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D B B A A D A D D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A A D D D D A C C II. Tự luận (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM - Sơ đồ tóm tắt quang hợp: /푠, 푖ệ 푙ụ Khí cacbonic + Nước Tinh bột + Khí oxi 1,0đ - Điều kiện quang hợp: Câu 1 0,25đ (2điểm) + Ánh sáng + Nhiệt độ 0,25đ + Độ ẩm 0,25đ + Không khí 0,25đ - Thường bấm ngọn cây trước khi cây ra hoa vì: + Khi bấm ngọn, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn 0,5đ xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển. + Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn 0,5đ Câu 2 dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát (2điểm) triển. - Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi, thì không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Nhưng cũng cần thường 1,0đ xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính. Câu 3 - Người ta trồng khoai lang bằng dây 0,5đ (1điểm) - Không trồng bằng củ mà trồng bằng dây vì trồng bằng dây tiết kiệm và nhanh được thu hoạch 0,5đ BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người ra đề