Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_truong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Long Biên
- TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 7 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2016 - 2017 TIẾT: 98 ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 17/ 02 /2016 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 điểm ) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi ra giấy chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng: 1. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất khái niệm tục ngữ ? A. Là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm mọi mặt, được vận dụng trong đời sống và giao tiếp. B. Là lời thơ của dân ca. C. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của đời sống. D. Là câu nói diễn đạt trọn vẹn một phán đoán, lời khuyên về tự nhiên, xã hội, được nhân dân đúc kết. 2. Đoạn trích: « Bác Hồ sông đời sống giản dị thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống dôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân» thuộc văn bản nào ? A. Ý nghĩa văn chương B. Một thức quà của lúa non: cốm. C. Đức tính giản dị của Bác Hồ. D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3. Tác giả của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ? A. Đặng Thai Mai. B. Phạm Văn Đồng. C. Thạch Lam. D. Hồ Chí Minh. 4. Câu tục ngữ « Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối » sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? A. Nói quá. B. Gieo vần lưng. C. Hoán dụ. D. Dùng những cặp từ trái nghĩa. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác hai câu tục ngữ đã học thuộc chủ đề “Tục ngữ về con người và xã hội”. Nêu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung chính của hai câu tục ngữ đó. b. Cho câu văn sau: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khan, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. - Câu văn trên trích từ văn bản nào, của ai? - Nêu luận điểm chính của văn bản em vừa tìm được? Câu 2 (5 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu chứng minh nhân dân ta luôn sống theo truyền thống “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): mỗi đáp án đúng, đủ được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A C B A, B, D II. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Chép chính xác 2 câu tục ngữ thuộc chủ đề Tục ngữ về con người và xã hội (mỗi câu đúng được 0,5 đ). - Chỉ ra được đặc sắc nghệ thuật của hai câu (0,5 đ, mỗi câu đúng được 0,25 đ), và nêu được nội dung của hai câu tục ngữ đó (0,5 đ, mỗi câu đúng được 0,25 đ) b. Câu văn trên trích từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh (0,5 đ) Luận điểm chính của văn bản là: tinh thần yêu nước của nhân dân ta (0,5 đ) Câu 2 (5 điểm): * Về hình thức: (1 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu. - Đúng kiểu bài nghị luận. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. * Về nội dung: (4 đ): đảm bảo các nội dung chính sau: - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: + Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. + Nghĩa chuyển: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước -> Đây là đạo lý sống đẹp, quý báu, được nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác - Chứng minh:. HS có thể đưa một vài dẫn chứng hợp lí để chứng minh + Phong tục thờ cúng tổ tiên; ngày 10/3 Âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng vương; truyền thống kính trọng, yêu thương và biết ơn ông bà, cha mẹ trong gia đình. + Các công trình đền thờ các vị anh hùng dân tộc; các đài tưởng niệm liệt sĩ + Những ngày kỉ niệm của toàn dân: Ngày thầy thuốc VN 27/2: tôn vinh biết ơn những người thầy thuốc; Ngày thương binh liệt sĩ 27/7: ghi nhớ công ơn những chiến sĩ ngã xuống vì độc lập dân tộc; Ngày Nhà giáo VN 20/11 tôn vinh và biết ơn những người thầy có công vun trồng cho thế hệ mầm non; + Phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhớ ơn các bà mẹ Việt Nam anh hùng + Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc. - Bàn luận: phê phán thái độ vô ơn, bạc bẽo - Bài học: liên hệ những việc làm cụ thể thể hiện cách sống đúng đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ở học sinh. * Duyệt đề Người ra đề Nhóm trưởng Ban giám hiệu Trần Thúy An Tô Thị Kim Thoa Hoàng Thị Tuyết