Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trưng Vương
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_tr.docx
Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trưng Vương
- UBND QUẬN HẢI CHÂU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, TỰ HỌC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ MÔN: NGỮ VĂN ; LỚP 7 TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2019-2020 Dựa trên hướng dẫn ôn tập, tự học tuần trước, các em vận dụng kiến thức làm các bài tập sau. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học dân gian B. Văn học viết C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ Câu 2: Em hiểu thế nào là tục ngữ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian D. Cả 3 ý trên Câu 3: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân Câu 4: Câu Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm thuộc thể loại văn học dân gian nào? A. Thành ngữ B. Tục ngữ C. Ca dao D. Vè Câu 5: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì? A. Các hiện tượng thuộc quy luật thiên nhiên B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
- D. Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Câu 6: Câu tục ngữ nào không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất? . A. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn B. Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa C. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo Câu 7: Những câu tục ngữ đồng nghĩa là những câu tục ngữ như thế nào? A. Có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. B. Có ý nghĩa trái ngược nhau. C. Có ý nghĩa mâu thuẫn với nhau. D. Có ý nghĩa gần giống nhau. Câu 8: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ? A. "Khoai đất lạ, mạ đất quen." B. "Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa." C. "Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân." D. "Một nắng hai sương." Câu 9: Câu nào dưới đây không phải là tục ngữ? A. "Vẽ đường cho hươu chạy". B. "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa". C. "Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy". D. "Rau nào sâu nấy". Câu 10: Câu tục ngữ "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa" được hiểu như thế nào? A. Đây là một kinh nghiệm rút ra từ sự quan sát thực tiễn: đêm nào trời nhiều sao, ngày hôm sau sẽ nắng; đêm nào trời ít sao, ngày hôm sau sẽ mưa. (1) B. Kinh nghiệm này không phải luôn luôn đúng. (3) C. Câu tục ngữ giúp cho con người có ý thức biết quan sát bầu trời để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. (2) D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. Câu 11: Câu tục ngữ nào không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất? A. "Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn". B. "Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa". C. "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo". D. "Làm ruộng ba năm không bằng chăm tằm một lứa". Câu 12: Câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" chỉ điều gì? A. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì làm vườn, thứ ba đào ao (nuôi cá). B. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm ruộng, thứ ba làm vườn.
- C. Thứ nhất đào ao (nuôi cá), thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. D. Thứ nhất làm ruộng, thứ nhì đào ao (nuôi cá), thứ ba làm vườn. Câu 13: Câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Nhân hóa. B. Nói quá. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 14: Câu tục ngữ: "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ" chỉ kinh nghiệm gì? A. Khi chân trời có ráng màu vàng thì nhà sẽ có trộm. B. Khi chân trời có ráng màu vàng thì sắp có dông bão. C. Khi chân trời có ráng màu vàng thì sắp có động đất. D. Khi chân trời có ráng màu vàng thì sắp có lụt. Câu 15: Em hiểu thế nào là tục ngữ? A. Là một thể loại văn học dân gian. (3) B. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. (1) C. Cả (1), (2), (3) đều đúng. D. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. (2) Câu 16: Câu tục ngữ: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối". nói lên điều gì? A. Vào tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn, vào tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài. B. Vào tháng năm (âm lịch) và tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài. C. Vào tháng năm (âm lịch) và tháng mười (âm lịch) ngày dài đêm ngắn. D. Vào tháng năm (âm lịch) ngày ngắn đêm dài, vào tháng mười (âm lịch) ngày dài đêm ngắn. II. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Tại sao tục ngữ lại dễ thuộc, dễ nhớ? Câu 2: Cho câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
- Ngày tháng mười chưa cười đã tối” a. Câu tục ngữ trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? b. Trên cơ sở các biện pháp nghệ thuật đã tìm được, hãy phân tích nội dung và nghệ thuật của câu tục ngữ này. Câu 3: Tìm thêm và giải thích một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ở địa phương em. Câu 4: Giải thích câu tục ngữ sau: Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy Cơn đàng tây vừa cày vừa ăn.
- * Yêu cầu: - HS học thuộc lòng tất cả các câu tục ngữ trong sách giáo khoa và nắm vững nội dung nghệ thuật của từng câu. - Phân biệt được thành ngữ với tục ngữ. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Trong câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" ta phải hiểu thế nào về đố và làm nên? A. Đố là không thể còn làm nên là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. B. Đố là yêu cầu còn làm nên là lên lớp, hoàn thành một đợt học. C. Đố là thách đố còn làm nên là hoàn thành một việc cụ thể. D. Đố là không thể còn làm nên là trưởng thành, có sự nghiệp. 2. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" nói về điều gì? A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. B. Con người phải có lòng nhân ái biết yêu thương, đùm bọc, quý trọng mọi người. (1) C. Câu tục ngữ nên lên bài học về lòng nhân ái bao la. (3) D. Con người phải biết thương yêu mọi người như thương yêu bản thân mình. (2) 3. Từ "mặt" thứ nhất trong câu "Một mặt người bằng mười mặt của" có nghĩa như thế nào? A. Hoán dụ, chỉ con người: một mặt người; nhân hóa, chỉ của cải. B. Một bộ phận của cơ thể (mặt người) - phía bên ngoài của sự vật (mặt của). C. Thay cho đơn vị tính toán. D. Sự hiện diện, có mặt. 4. Đối tượng phản ánh của Tục ngữ về con người và xã hội là A. thế giới tình cảm phong phú của con người. B. quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C. các quy luật của tự nhiên. D. con người và các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. 5.
- Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"? A. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con. B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là "của đi thay người". C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải. D. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn người. 6. Nội dung của hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" có mối quan hệ như thế nào? A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau. B. Hoàn toàn trái ngược nhau. C. Gần nghĩa với nhau. D. Hoàn toàn giống nhau. 7. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? A. "Uống nước nhớ nguồn". B. "Uống nước nhớ kẻ đào giếng". C. "Ăn cháo đá bát". D. "Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng". 8. Dòng nào sau đây nói không đúng về nội dung câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở"? A. Cách học làm người có nhân cách, có văn hóa. B. Cách ăn nói lễ độ, văn minh, lịch sự. C. Cách sống chu đáo, khôn ngoan, mực thước. D. Cách ăn mặc đẹp. 9. Nhận xét nào đúng với kết cấu câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"? A. Đối ứng giữa hai vế. B. Đối lập trong mỗi vế. C. Hai vế độc lập. D. Hai vế có mối quan hệ nhân quả. 10. Lời khuyên nào đúng với câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"? A. Khi đói, cần giữ cho sạch sẽ, thơm tho.
- B. Khi đói, có thể không cần sạch sẽ nữa. C. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn quần áo sạch sẽ. D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá trong sạch. 11. Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì? A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ C. Từ và câu có nhiều ý nghĩa D. Cả 3 ý trên 12. Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”? A. Không thầy đố mày làm nên B. Học thầy không tày học bạn C. Học đi đôi với hành D. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học 13. Nối nội dung ở cột A với cột B để được một nhận định đúng: A B 1. nhìn nhận các quan hệ giữa con người với tự nhiên 2. nhìn nhận giá trị con người, trong Dưới hình thức nhận xét, khuyên nhủ, cách học, cách sống và cách ứng xử tục ngữ về con người và xã hội truyền hàng ngày đạt rất nhiều bài học bổ ích về cách 3. nhận biết các hiện tượng thời tiết 4. khai thác tốt điều kiện,hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất. II. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Cho các câu tục ngữ sau đây: a. Có công mài sắt có ngày nên kim b. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ c. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã d.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - Tìm nghĩa của mỗi câu tục ngữ trên ? - Bài học mà mỗi câu tục ngữ đem lại ? Câu 2: Em hãy viết bài văn phê phán câu tục ngữ: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.
- PHẦN XEM TRƯỚC BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHO BÀI MỚI Tiết 93, 94 phân môn Văn học các em học bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cô có 1 video giúp các em xem tham khảo tư liệu để có thể học văn bản đó tốt hơn, để có thể hiểu hơn về vị Chủ tịch vĩ đại mà cũng rất đỗi giản dị, gần gũi của chúng ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em click chuột phải vào ảnh, chọn play để xem video.