Đề thi học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_i_vat_li_lop_6_nam_hoc_2017_2018_truong_thcs_b.doc
Nội dung text: Đề thi học kì I Vật lí Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Bồ Đề
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 6 Năm học 2017 - 2018 Thời gian : 45 phút Ngày thi: 08/12/2017 I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Hs nêu được cách đo độ dài đo thể tích chất lỏng - Xác định được GHĐ- ĐCNN của dụng cụ đo, đơn vị đo - Nêu được công thức tính trọng lượng, khối lượng riêng trọng lượng riêng - Nêu được khối lượng là gì - Nêu được phương, chiều của trọng lực - Giải thích được kết quả tác dụng của lực 2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập. 3. Thái độ: Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra. II. Ma trận đề: Nội Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung cao Tổng kiểm Trắc Tự Trắc Tự Tự luận TN Tự luận TN tra nghiệm luận nghiệm luận Dụng cụ Nêu Xác định GHĐ – đo, đơn vị được ĐCNN Đo độ đo cách đo độ dài GHĐ – dài. Đo đo thể ĐCNN thể tích tích chất lỏng 2 1 1 Số câu 1,0 2,5 0,5 4,0 đ Số điểm 40% Dụng cụ đo, đơn vị Xác định được Phát biểu Vận dụng ct tính Giải thích được Khối đo. khối lượng của được định trọng lượng riêng, hiện tượng kết một vật cho biết quả tác dụng của lượng nghĩa khối khối lượng riêng, lượng chất tạo lượng riêng trọng lượng lực và lực nên vật. Phương (D) và viết chiều của trọng được công lực. thức Số câu 1 2 1/2 1/2 1 Số 0,5 1,0 2,0 2,0 0,5 6,0 đ điểm 60% 10đ 4,0đ 3,0 đ 2,5 đ 0,5 đ Tổng 100% 40% 30% 25% 5%
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 6 Năm học 2017 – 2018 Thời gian : 45 phút Ngày thi: 08/12/2017 Đề 1 I. Tr¾c nghiÖm (3 ®iÓm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước? A. Thước B. Lực kế C. Bình tràn D. Bình chia độ Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước D. Khoảng cách giữa hai số liên tiếp trên thước Câu 3: Giới hạn đo của thước sau là bao nhiêu? A. 1 cm B. 2 cm 0 1 2 3 4 5 cm C. 5 cm D. 4 cm Câu 4: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp là: A. Mét (m) B. Kilogam (kg) C. Mét khối (m3) D. Niuton (N) Câu 5: Trên vỏ hộp sữa ông thọ có ghi 397g, đó chính là: A. Khối lượng của vỏ hộp B. Khối lượng của vỏ và sữa trong hộp C. Khối lượng sữa trong hộp D. Trọng lượng của sữa trong hộp Câu 6: Trọng lực có phương và chiều như thế nào? A. Phương nằm ngang, chiều hướng sang trái. B. Phương nằm ngang, chiều hướng sang phải. C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. II. Tự luận (7 điểm) Bài 1:( 2,5 đ) Nêu cách đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ. Bài 2:(4,0 đ) a) Khối lượng riêng của một chất là gì? b) Viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức? c) Tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5 m3 và khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Bài 3:(0,5 đ) Giờ ra chơi, bạn Hùng và Lâm rủ nhau chơi đá cầu. Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn luôn có một lực tác dụng lên quả cầu.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 6 Năm học 2017 – 2018 Ngày thi: 08/12/2017 Đề 1 TT Nội dung Biểu điểm Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 Mỗi câu nghiệm 0,5 đ Đáp án C-D A C B C D Bài 1 Cách đo thể tích chất lỏng: - Ước lượng thể tích cần đo 0,5 đ - Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp 0,5 đ - Đặt bình chia độ thẳng đứng. 0,5 đ - Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. 0,5 đ - Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng. 0,5 đ Bài 2 a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. 1,0 đ b) Công thức tính khối lượng riêng: D = m / V Trong đó: m: khối lượng (kg) D: khối lượng riêng (kg/m3) 1,0 đ V: thể tích(m3) c) Tóm tắt: 3 Vđá = 0,5m 3 Dđá= 2600 kg/m 0,25 đ mđá= ?kg Pđá= ? N Giải: Khối lượng của khối đá là: m = D. V = 2600.0,5= 1300 (kg) 1,0 đ Trọng lượng của khối đá là: P = 10.m = 10 . 1300 = 13000 (N) 0,75 đ Đ/s: 1300(kg) 13000(N) (HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Bài 3 Một quả cầu đang bay lên cao thì chuyển động của nó luôn đổi hướng. Điều 0,5 đ đó chứng tỏ luôn có lực tác dụng lên quả cầu. Lực này chính là lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí tác dụng lên quả cầu. BGH duyệt Tổ trưởng duyệt GV Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Phan Thị Thùy Linh
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 6 Năm học 2017 – 2018 Thời gian : 45 phút Ngày thi: 08/12/2017 Đề 2 I. Tr¾c nghiÖm (3 ®iÓm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Giới hạn đo của thước sau là bao nhiêu? A. 1 cm B. 2 cm 0 1 2 3 4 5 cm C. 5 cm D. 4 cm Câu 2: Giới hạn đo của thước là: A. Khoảng cách giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước C. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước D. Khoảng cách giữa hai số liên tiếp trên thước Câu 3: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước? A. Thước B. Lực kế C. Bình tràn D. Bình chia độ Câu 4: Trọng lực có phương và chiều như thế nào? A. Phương nằm ngang, chiều hướng sang trái. B. Phương nằm ngang, chiều hướng sang phải. C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. Câu 5: Trên vỏ hộp sữa ông thọ có ghi 397g, đó chính là: A. Khối lượng của vỏ hộp B. Khối lượng của vỏ và sữa trong hộp C. Khối lượng sữa trong hộp D. Trọng lượng của sữa trong hộp Câu 6: Đơn vị đo khối lượng hợp pháp là: A. Mét (m) B. Kilogam (kg) C. Mét khối (m3) D. Niuton (N) II. Tự luận (7 điểm) Bài 1:( 2,5 đ) Nêu cách đo độ dài. Bài 2:(4,0 đ) a) Khối lượng riêng của một chất là gì? b) Viết công thức tính khối lượng riêng? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức? c) Tính khối lượng và trọng lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5 m3 và khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Bài 3:(0,5 đ) Giờ ra chơi, bạn Hùng và Lâm rủ nhau chơi đá cầu. Hiện tượng gì chứng tỏ rằng trong khi một quả cầu đang bay lên cao thì luôn luôn có một lực tác dụng lên quả cầu.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THCS Bồ Đề Môn: Vật lí 6 Năm học 2017 – 2018 Ngày thi: 08/12/2017 Đề 2 TT Nội dung Biểu điểm Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 Mỗi câu nghiệm 0,5 đ Đáp án C B C-D D C B Bài 1 Cách đo độ dài: Ước lượng chiều dài cần đo 0,5 đ Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp 0,5 đ Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo sao cho một đầu của vật trùng với 0,5 đ vạch số không của thước. 0,5 đ Đặt mắt nhìn vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần đầu kia của vật. 0,5 đ Bài 2 a) Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một mét khối chất đó. 1,0 đ b) Công thức tính khối lượng riêng: D = m / V Trong đó: m: khối lượng (kg) D: khối lượng riêng (kg/m3) 1,0 đ V: thể tích(m3) c) Tóm tắt: 3 Vđá = 0,5m 3 Dđá= 2600 kg/m 0,25 đ mđá= ?kg Pđá= ? N Giải: Khối lượng của khối đá là: m = D. V = 2600.0,5= 1300 (kg) 1,0 đ Trọng lượng của khối đá là: P = 10.m = 10 . 1300 = 13000 (N) 0,75 đ Đ/s: 1300(kg) 13000(N) (HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) Bài 3 Một quả cầu đang bay lên cao thì chuyển động của nó luôn đổi hướng. Điều 0,5 đ đó chứng tỏ luôn có lực tác dụng lên quả cầu. Lực này chính là lực hút của Trái Đất và lực cản của không khí tác dụng lên quả cầu. BGH duyệt Tổ trưởng duyệt GV
- Lý Thị Như Hoa Đỗ Thị Thúy Giang Phan Thị Thùy Linh