Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 357 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 357 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_giao_duc_cong_dan_lop_6_ma_de_357_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề thi học kì II Giáo dục công dân Lớp 6 - Mã đề 357 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Bồ Đề
- UUBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ II TTRƯỜNG THCS BỒ ĐỀ Môn: Công dân 6 NNăm học 2018- 2019 Mã đề 357 Thời gian: 45 Phút Ngày thi: 18 /4 / 2019 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đầu câu em chọn đáp án đúng Câu 1: Nếu tình cờ phát hiện có người đột nhập vào nhà bác hàng xóm, em sẽ làm gì? A. Em chạy sang để bắt quả tang kẻ đột nhập vào nhà bác hàng xóm. B. Em lờ đi coi như không trông thấy để tránh bị trả thù. C. Em báo cho cha mẹ hoặc người lớn khác, D. Em kêu to lên để đuổi kẻ đó đi. Câu 2: . Em hiểu thế nào về câu tục ngữ : “Học thầy không tày học bạn” : A. Không chỉ học tập ở thầy mà còn phải chú ý học tập ở bạn. B. Chỉ học thầy giáo, không học bạn. C. Chỉ học bạn, không học thầy giáo. D. Không học thầy giáo cũng không học bạn, Câu 3: Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? A. Nhặt được thư của người khác mở ra xem B. Tự ý vào nhà người khác khi không có ai ở nhà. C. Con đến tuổi đi học mà cha mẹ không cho đến trường. D. Chửi mắng, đánh đập người làm thuê. Câu 4: An và khoa tranh luận với nhau, An nói, học tập là quyền của mình, muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học. - Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng. Em hãy nêu suy nghĩ của mìnhvề ý kiến của An và Khoa?. A. Khoa nói đúng, An nói sai. B. Cả An và Khoa đều đúng. C. Suy nghĩ của An và Khoa đều sai. D. An nói đúng, Khoa nói sai. Câu 5: Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Nó giúp người ta tránh được hệ quả gì sau đây? A. Phát triển toàn diện cá nhân. B. Nghèo khổ không biết làm ăn. C. Làm giàu tri thức. D. Có hiểu biết. Câu 6: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tai nạn giao thông? A. Đường hẹp và xấu. B. Pháp luật xử lí các vi phạm chưa nghiêm. C. Người và phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. D. Người tham gia giao thông không chấp hành quy định của pháp luật về đi đường. Câu 7: Trẻ em ở độ tuổi nào bắt buộc hoàn thành chương trình Tiểu học? A. 6 đến 14 tuổi. B. 7 đến 14 tuổi. C. 6 đến 15 tuổi. D. 7 đến 15 tuổi. Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện tốt quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. A. Vượt đèn đỏ. B. Đá bóng dưới lòng đường. C. Đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. D. Không đi xe đạp vào đường ngược chiều. Trang 1/3 - Mã đề thi 357
- Câu 9: Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chồ ở của công dân? A. Cưỡng chế giải toả những nhà xây dựng trái phép trên đất công B. Xây nhà lấn chiếm sang đất vườn nhà hàng xóm C. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy. D. Công an vào khám xét nhà dân khi có lệnh của cơ quan chức năng Câu 10: Theo em, ở những nơi có đèn tín hiệu hoặc biển báo giao thông mà lại có người điều khiển giao thông, thì người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu nào? A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông B. Biển báo giao thông. C. Tín hiệu đèn D. Người tham gia giao thông không theo hiệu lệnh hoặc biển bảo vẫn lưu thông. Câu 11: Xâm phạm dến danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu: A. để làm thiệt hại đến lợi ích của người khác. B. để làm tổn thất kinh tế cho người khác. C. để gây hoang mang cho người khác. D. để gây thiệt hại về danh dự cho người khác. Câu 12: Cấp học nào bắt buộc công dân phải hoàn thành? A. Trung học cơ sở. B. Đại học. C. Trung học phổ thông. D. Tiểu học. Câu 13: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói vê ý nghĩa của việc học tập ? A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Câu 14: Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân? A. Tung tin bịa đặt nói xấu người khác. B. Báo cáo với người có trách nhiệm về vụ việc vi phạm của người khác. C. Phê bình người khác khi thấy có việc làm sai trái. D. Tố cáo với cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Câu 15: Theo em, hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân? A. Bắt giữ kẻ cướp giật trên đường phố B. Lái xe không có giấy phép, vượt đèn đỏ C. Chữa bệnh bằng bùa chú, gây hậu quả chết người D. Bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Câu 16: Trong trường hợp bị xâm hại thân thể, danh dự. Em sẽ làm gì? A. Mắng chửi người đã xâm hại mình. B. Rủ bạn bè đến đe dọa, trả thù. C. Báo cho cha mẹ và thầy cô biết để được sự giúp đỡ. D. Im lặng chấp nhận và tìm cách tránh mặt người đã xâm hại mình. Câu 17: Nhà hàng xóm không có ai ở nhà nhưng em lại thấy khói bốc lên từ trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy. Trong trường hợp đó, em sẽ làm: A. Mặc kệ nhà hàng xóm. B. Báo cho hàng xóm, cơ quan chức năng giúp đỡ để dập tắt đám cháy. C. Không thông báo cho ai. D. Đập cửa để vào nhà xem sao. Trang 2/3 - Mã đề thi 357
- Câu 18: Hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của con người là: A. Bênh vực bạn khi bị bắt nạt. B. Chạy xe đụng phải người đi đường rồi bỏ đi. C. Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi. D. Tỏ thái độ không đồng ý khi bạn trêu chọc quá mức. Câu 19: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền : A. quyền được bảo đảm về an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. quyền được chăm sóc sức khỏe. Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là đúng: A. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép. B. Nếu là bạn thân thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được. C. Nếu là công an thì bất cứ ỉúc nào cũng có thể vào nhà dân. D. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật. II. Tự luận (5 điểm) Câu 1(1 điểm) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Câu 2.(2,5 điểm) Việc học tập có ý nghĩa gì đối với bản thân, gia đình và xã hội ? Câu 3 (1,5 điểm) Tình huống Thấy bà Hường từ bên kia đường đem bịch rác sang ngay cạnh nhà mình đổ, ông Bình và vợ liền lên tiếng. Hai bên lời qua tiếng lại, càng lúc càng nặng nề hơn, họ chửi rủa nhau thậm tệ. Một cuộc hỗn chiến đã xảy ra giữa hai gia đình, hậu quả ông Bình bị thương tật vĩnh viễn 35%, mấy người kia phải hầu toà và lãnh án. Câu hỏi: 1/ Lí do gì khiến hai nhà cãi nhau, chửi nhau, dẫn đến đánh nhau? 2/ Em rút ra bài học gì qua trường hợp trên? HẾT Trang 3/3 - Mã đề thi 357