Giáo án Hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Năm học 2014-2015 - Vương Cảnh Tuất

doc 11 trang thuongdo99 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Năm học 2014-2015 - Vương Cảnh Tuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_tao_hinh_khoi_mam_non_nam_hoc_2014_2015_vu.doc

Nội dung text: Giáo án Hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Năm học 2014-2015 - Vương Cảnh Tuất

  1. P a g e | 1 NỘI DUNG BỒI DƯỠNG MÔN TẠO HÌNH TRONG TRƯỜNG MN ( Các lứa tuổi: Nhà trẻ-MG Bé, Nhỡ, Lớn) Thời gian thực hiện: thứ 5, ngày 25 tháng 09 năm 2014 Người thực hiện: CN - Vương Cảnh Tuất GV môn Tạo Hình- Khoa Mỹ thuật-Trường CĐSP Trung Ương 1. Mục đích và nội dung HĐTH trong trường MN 1.1 Mục đích: - Giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của các vật, các SVHT trong cuộc sống và trong nghệ thuật tạo hình. - Trẻ hiểu và bộc lộ, chia xẻ sự hiểu biết, cảm xúc của mình về TGXQ bằng ngôn ngữ, chất liệu của NTTH - Trẻ học cách thể hiện cảm xúc của những người xung quanh được bộc lộ trong những SP, TP tạo hình. - Trẻ học và được trải nghiệm các KN, KT tạo hình, học cách sử dụng các phương tiện, nguyên vật liệu tạo hình. - Hình thành và PT các quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tượng tượng, sáng tạo. - Hình thành, duy trì và phát triển các phẩm chất: kiên trì, chăm chú, làm việc nhóm, làm việc có chủ động, có mục đích, kỹ năng giao tiếp với những người XQ, với cô giáo và các bạn. - Tận hưởng và thỏa mãn nhu cầu ham hiểu biết, cảm giác thành công, cảm giác khi hoàn thành công việc. 1.2 Nội dung 1.2.1 Lứa tuổi: MG: Bé, Nhỡ, Lớn ( Nhà trẻ không có HĐ tạo hình độc lập) 1.2.2 Các thể loại: Theo mẫu, theo đề tài, theo ý thích và trang trí 1.2.3 Các loại hình (được phân biệt khi sử dụng các nguyên vật liệu, chất liệu và các kỹ năng, kỹ thuật tạo hình ). - Tô màu - Xé dán - Nặn - Cắt dán - Vẽ - Gấp giấy - Chắp ghép, ghán ghép - Xâu hạt (nhà trẻ)
  2. P a g e | 2 - Trổ giấy - In, rập, thổi, thoa, lăn màu - Trổ, đồ, lăn bi, lăn bánh xe, vò giấy, búng màu . 1.2.4 Các hình thức: giờ học, đi dạo, HĐ góc, HD chiều, HĐ năng khiếu, tổ chức ngày hội 2. Phương pháp xây dựng giờ học tạo hình theo các thể loại ( thể loại được phân biệt nội dung trẻ thể hiện, phương pháp tổ chức - hướng dẫn của GV) 2.1 Giờ học tạo hình thể loại : Theo mẫu 2.1.1 Giờ học tạo hình theo mẫu là gì - Giờ học GV dạy trẻ 1 cách thức thể hiện đơn giản về 1 vật hoặc 1 SVHT. - GV cho trẻ được nhìn mẫu ( mẫu là SPTH của GV thể hiện về vật, SVHT. VD tranh vẽ mẫu ngôi nhà .) - GV thao tác trực quan cho trẻ quan sát trình tự, các KNKT khi thể hiện về vật, SVHT). - Sản phẩm mà trẻ tạo ra không rập khuôn, máy móc mà trẻ thể hiện được những đặc điểm của sự vật theo cách cảm của trẻ. 2.1.2 Mục tiêu (mục đích – yêu cầu) - Kiến thức + Củng cố cho trẻ biểu tượng về vật, sự vật hiện tượng (nếu vật, sự vật hiện tượng đã được cung cấp ở hoạt động khác). Cung cấp cho trẻ biểu tượng sự vật hiện tượng(nếu sự vật đó chưa được cung cấp ở hoạt động khác). + Cung cấp cho trẻ phương thức thể hiện đơn giản, đặc trưng cơ bản về các sự vật hiện tượng. - Kỹ năng: + Củng cố cho trẻ những kỹ năng, kỹ thuật có trong bài dạy nhưng đã được học ở bài dạy khác. + Cung cấp cho trẻ quy trình và những kỹ năng, kỹ thuật có trong bài mà trẻ chưa được học trong các bài học khác ( Kỹ năng mới). - Giáo dục: + Hình thành cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ về vẻ đẹp của vật, SVHT trong CS và trong SPTH của GV , của trẻ tạo ra. + Qua cách thức thể hiện mà GV dạy trẻ trong bài dạy giúp trẻ có cách thức thể hiện những vật, SVHT khác có các đặc điểm bên ngoài + Hình thành cho trẻ những hành vi, thái độ tích cực, chủ động, bước đầu có sáng tạo.
  3. P a g e | 3 2.1.3 Chuẩn bị - Đồ dùng trực quan: + Để cung cấp phương thức thể hiện cho trẻ, GV chuẩn bị mẫu : thường 3 mẫu, mẫu 1: cơ bản, mẫu 2 và 3 : mẫu mở rộng + Để cung cấp hoặc củng cố biểu tượng cho trẻ có thể thêm : Vật thật, mô hình, ảnh chụp, băng hình. - Phương tiện : Bảng, bàn ghế, giá trưng bày sản phẩm, rổ đựng màu dao chia đất, khăn lau tay, kéo, đĩa đựng hồ - Nguyên vật liệu : + Vẽ : Giấy, vở, sáp màu, hoặc chì màu, màu nước + Tô màu : Bài vẽ chưa tô màu + Nặn : Đất nặn, que tre, cành khô nhỏ + Xé, cắt dán : giấy màu kích thước nhỏ - Môi trường: thường có đủ 3 không gian: hướng dẫn trẻ, trẻ thể hiện, trưng bày-chia sẻ. 2.1.4 Tiến trình giờ học: - Ôn định : Giáo viên cho trẻ hát, đọc thơ, câu đố hoặc chơi trũ chơi có nội dung phù hợp với bài dạy. - Giáo viên củng cố biểu tượng về SVHT cho trẻ ( trò chuyện với trẻ về sự vật và được kết hợp với vật thật;ảnh; mô hình; băng hình.) - Giáo viên đặt nhiệm vụ cho trẻ. - Giáo viên cung cấp cho trẻ phương thức thể hiện đơn giản về SVHT (GV cho trẻ quan sát mẫu và trò chuyện với trẻ về cách thể hiện sự vật qua mẫu đó). - Giáo viên cung cấp quy trình, KN, KT (GV thao tác mẫu cho trẻ quan sát, vừa thao tác vừa giải thích vừa trò chuyện với trẻ giúp trẻ nhận ra quy trình thể hiện và các kỹ năng kỹ thuật). - Giáo viên nhắc lại quy trình (trình tự thể hiện) cho trẻ: + MGB nhắc lại bằng thao tác vờ trên không + MGN và lớn: giáo viên đàm thoại với trẻ - Trẻ thực hiện nhiệm vụ + Giáo viên không cất mẫu, nếu vẽ lên bảng thì cũng không xóa bảng.
  4. P a g e | 4 + Giáo viên cho trẻ nhận nguyên vật liệu. + Giáo viên bao quát trẻ giúp trẻ thể hiện theo mẫu không làm việc riêng, không làm mất sự tập trung của trẻ. - Trưng bày, chia sẻ + Giáo viên cho trẻ trưng bày sản phẩm: Với mẫu giáo bé giáo viên có thể giúp trẻ treo, trưng bày; mẫu giáo nhỡ và mẫu giỏo lớn giáo viên để trẻ tự treo, trưng bày. + Giáo viên tổ chức cho trẻ đến bên sản phẩm đă được trưng bày. + Giáo viên tổ chức cho trẻ xem sản phẩm của nhau, giới thiệu, nói chuyện, chia sẻ và nhận xét sản phẩm của nhau, sau đó giáo viên nhận xét chung và chuyển hoạt động. 2.1.5 Hướng đánh giá sản phẩm: - Trẻ thể hiện được đặc điểm đặc trưng của sự vật, hay nói cách khác là rõ sự vật thong qua các yếu tố tạo hình - Trẻ biết tạo không gian cho sự vật, - Có sự sắp xếp cân đối. - Trẻ có sự sáng tạo trong cách diễn tả hình dáng, tư thế, sắc thái, màu sắc và quan hệ của nó với không gian. 2.1 Giờ học tạo hình thể loại : Theo đề tài 2.1.1 Giờ học tạo hình thể loại theo đề tài là gì? + Là giờ học mà giáo viên cho trẻ thể hiện những vật, những SVHT nào đó trong cuộc sống xung quanh trẻ. VD: Nặn cỏc con vật, vẽ về cây xanh, vẽ vườn cây ăn quả, xé dán thuyền buồm trờn biển + Trẻ không được nhìn mẫu trong quá trình thể hiện + GV không thao tác trực quan cho trẻ quan sát trình tự, các KNKT khi thể hiện về vật, SVHT). 2.2.2 Mục tiêu (mục đích – yêu cầu) - Kiến thức: + GV củng cố cho trẻ biểu tượng và phương thức thể hiện đơn giản về các vật, các SVHT trong đề tài + GV gợi ý, mở rộng cho trẻ trong đề tài có nhiều nội dung và cách thức thể hiện khác nhau .
  5. P a g e | 5 - Kỹ năng: + GV củng cố cho trẻ những kỹ năng, kỹ thuật TH và quy trình cơ bản để trẻ thể hiện được các vật, các sự vật hiện tượng trong đề tài + Gv gợi ý, mở rộng cho trẻ các kỹ thuật riêng biệt để giúp trẻ thể hiện được mối quan hệ các vật, các SVHT tạo thành nội dung theo ý tưởng của trẻ. - Giáo dục: +Trẻ có cảm xúc thẩm mỹ về vẻ đẹp của các vật, các SVHT trong cuộc sống và trong cách thể hiện trên sản phẩm tạo hình do trẻ và cô tạo ra về đề tài. +Qua các giờ học đó trẻ học được các cách thức, các nội dung thể hiện khác nhau về đề tài của những người xung quanh, từ đó trẻ có thể thể hiện được các đề tài khác +Trẻ bộc lộ được cảm xúc trên SPTH, trong HĐ. Trẻ hứng thú, vui sướng, sáng tạo, độc lập khi thể hiện. 2.2.3 Chuẩn bị: - Đồ dùng trực quan : + Các SP của Gv gợi ý nội dung, cách thể hiện về đề tài cho trẻ: 3,4,5 bài hoặc nhiều hơn + Các trực quan khác: băng hình hoặc ảnh chụp hoặc mô hình hoặc vật thật - Nguyên vật liệu : + Cho cô : + Cho trẻ : - Phương tiện: - Môi trường: thường có đủ 3 không gian: hướng dẫn trẻ, trẻ thể hiện, trưng bày-chia sẻ. 2.2.4 Tiến trình giờ học: - Ổn định - Giáo viên cho trẻ hát ; đọc thơ ; chơi trũ chơi có nội dung phù hợp với đề tài (Dùng thủ thuật khộo lộo để giúp trẻ hứng thú và bước vào giờ học một cách tập trung thoải mái). - Gv củng cố cho trẻ biểu tượng về các vật, các SVHT (giáo viên trò chuyện với trẻ các sự vật trong đề tài, nhằm củng cố biểu tượng cho trẻ bằng những câu hỏi giáo viên xây dựng trước đó (có thể kết hợp với ảnh, tranh, băng hình, mô hình ) - Giáo viên đặt nhiệm vụ cho trẻ. - Gv củng cố và mở rộng cho trẻ nội dung và cách thức thể hiện về đề tài (GV cho trẻ quan sát các đồ dùng trực quan mà GV đó chuẩn bị và trò chuyện với trẻ về nội dung, cách thức thể hiện khác nhau trong mỗi đồ dùng trực quan giúp trẻ nhận ra trong đề tài có nhiều nội dung và cách thể hiện khác nhau).
  6. P a g e | 6 - GV củng cố và mở rộng cho trẻ các KH,KT hoặc quy trình thể hiện các SV hoặc MQH các SV (Giáo viên thao tác một vài cách thức thể hiện về các vật, các SVHT khác nhau nhằm củng có cho trẻ các kỹ năng, kỹ thuật, quy trỡnh cơ bản và mở rộng cho trẻ các kỹ năng, kỹ thuật riêng biệt). HĐ này có thể có hoặc không tùy theo mỗi GV, đề tài, lứa tuổi. - GV hình thành ý tưởng riêng cho trẻ về đề tài (Giáo viên hỏi ý định, ý tưởng của trẻ để giúp trẻ có nội dung thể hiện, cách thức thể hiện khác nhau, giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp sau đó gọi 2-3 trẻ bộc lộ ý định, khi trẻ bộc lộ ý định giáo viên có thể góp ý bổ sung cho trẻ). - Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ của giờ học cho trẻ. - Trẻ thực hiện nhiệm vụ + Giáo viên phải cất hết đồ dùng trực quan và xoá bảng. + Giáo viên cho trẻ nhận nguyên vật liệu để thể hiện. + Giáo viên bao quát và giúp đỡ cá nhân trẻ thể hiện theo ý định, ý tưởng của trẻ. - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên cho trẻ trưng bày sản phẩm: Với mẫu giáo bé giáo viên có thể giúp trẻ treo, trưng bày; mẫu giáo nhỡ và mẫu giỏo lớn giáo viên để trẻ tự treo, trưng bày. + Tổ chức cho trẻ đến bên sản phẩm + Giáo viên cho trẻ giới thiệu cùng nhau về sản phẩm, xem và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên chia sẻ cảm xúc, nhận xét chung và chuyển hoạt động của trẻ. 2.2.5 Hướng đánh giá sản phẩm: - Sản phẩm của trẻ phải thể hiện rõ vật hoặc các vật, các sự vật hiện tượng trong đề tài. - Trẻ biết sắp xếp các vây, các SVHT cân đối, hài hòa, phù hợp - Trẻ biết xây dựng mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng bằng các yếu tố tạo hình. - Trẻ biết tạot không gian phù hợp cho các vât, các SVHT - Mỗi trẻ có cách thể hiện khác nhau về cách thức, nội dung của đề tài 2.2 Giờ học tạo hình thể loại : Theo ý thích 2.3.1 Giờ học tạo hình thể loại theo ý thích là gì? - Là giờ học mà giáo viên cho trẻ thể hiện những vât, những nội dung, những đề tài theo ý thích của cá nhân trẻ. - Giờ học trẻ không nhìn mẫu, GV không thao tác trực quan 2.3.2 Mục tiêu (mục đích – yêu cầu) : - Kiến thức:
  7. P a g e | 7 + Trẻ được GV củng cố và mở rộng cho trẻ biểu tượng về các sự vật hiện tượng mà trẻ đã được học trong các hoạt động tạo hình và các hoạt động khác. + GV gợi ý, mở rộng cho trẻ những cách thức, nội dung thể hiện khác nhau: Cùng một nội dung có nhiều phương thức thể hiện, cùng một đề tai có nhiều nội dung - Kỹ năng : GV củng cố cho trẻ những kỹ năng, kỹ thuật cơ bản và kỹ năng, kỹ thuật riêng biệt mà GV đă cung cấp cho trẻ trong các giờ tạo hình theo mẫu và các giờ tạo h́nh theo đề tài. - Giáo dục: + Giúp trẻ có sự sáng tạo, bộc lộ khả năng của trẻ có tính sáng tạo, tự lập, bộc lộ nhu cầu bản thân. + Phát triển cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ. 2.3.3 Chuẩn bị: - Đồ dùng trực quan: Các SP gợi ý nội dung, cách thể hiện về các đề tài cho trẻ trọng tâm ở những đề tài mà chúng ta đã dạy, ngoài ra có thể là những đề tài khác. Chúng ta có thể gợi ý và phát triển cho trẻ thích. Ví dụ: Giờ nặn theo ý thích ở Mẫu giáo lớn có thể chuẩn bị nhóm đồ dùng: + Đồ chơi của trẻ. + Các loại quả + Các con vật v.v hoặc có nhiều cách xen kẽ đối tượng để tạo thành nội dung. Ví Dụ: Con mèo thật, nặn em bé búp bê và một ô tô đồ chơi v.v - Phương tiện : - Nguyờn vật liệu : - Môi trường : 2.3.4 Tiến trình giờ học: - Ôn định : Gv cho trẻ hát một bài hát; đọc thơ; tạo một trò chơi v.v phù hợp với chủ điểm. - GV củng cố cho trẻ các đề tài đã học ( giáo viên trò chuyện với trẻ về nội dung, đề tài mà trước đó trẻ đã được học). - Giáo viên đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ của giờ học. - GV củng cố cho trẻ các ND của các đề tài đã học và phương thức thể hiện các ND, các đề tài đó (khảo sát đồ dùng trực quan mà GV đã chuẩn bị ). Nếu giáo viên chuẩn bị số lượng nhiều sẽ tổ chức cho trẻ xem tự do, giáo viên có thể trò chuyện với một vài nhóm trẻ. Nếu giáo viên chỉ chuẩn bị từ hai đến ba đơn vị đồ dùng thì giáo viên sẽ tiến hành cùng trẻ khảo sát cách tiến hành như trong giờ học theo đề tài. - GV hỏi ý định, ý tưởng và mở rộng cho trẻ những gì trẻ bộc lộ ( Với trẻ ở MGB, hoặc các đề tài khó hoặc cô chủ động mở rộng ND, cách thức thì cô có thể thao tác minh họa một vài vật, hoặc cách sắp xếp trước khi hỏi ý định của trẻ) - GV nhắc lại nội dung cần thể hiện, nhiệm vụ của giờ học cho trẻ. - Trẻ thể hiện + Cô cất các SP gợi ý và xóa bảng nếu có
  8. P a g e | 8 + Cô cho trẻ nhận nguyên vật liệu để trẻ thực hiện + Cô quan sát trẻ thực hiện và kèm thêm những trẻ kém chưa làm được - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên cho trẻ trưng bày sản phẩm: Với mẫu giáo bé giáo viên có thể giúp trẻ treo, trưng bày; mẫu giáo nhỡ và mẫu giỏo lớn giáo viên để trẻ tự treo, trưng bày. + Tổ chức cho trẻ đến bên sản phẩm + Giáo viên cho trẻ giới thiệu cùng nhau về sản phẩm, xem và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên chia sẻ cảm xúc, nhận xét chung và chuyển hoạt động của trẻ. 2.3.5 Hướng đánh giá sản phẩm: - Sản phẩm của trẻ phải thể hiện rõ vật hoặc các vật, các sự vật hiện tượng trong đề tài. - Trẻ thể hiện rõ nội dung, có không gian thông qua các yếu tố tạo hình. - Sản phẩm của trẻ tạo ra trong lớp có nhiều nội dung và đề tài khác nhau. - Trẻ làm ra sản phẩm đúng ý thích mà trẻ đã diễn đạt ý tưởng trước đó. 2.4 Giờ học tạo hình thể loại : Trang trí 2.4.1 Giờ học tạo hình thể loại trang trí là gì? - Là những giờ học giáo viên cho trẻ thể hiện các bài trang trí cơ bản, trang trí vật dụng, trang trí- sắp đạt không gian, môi truồng. 2.4.2 Mục tiêu (mục đích – yêu cầu): - Kiến thức: + GV củng cố cho trẻ biểu tượng về hình hoặc vật hoặc không gian được trang trí. +GV cung cấp cho trẻ phương thức trang trí với các bài dạy trang trí theo mẫu, củng cố và mở rộng cho trẻ phương thức trang trí trong các bài dạy trang trí không theo mẫu. - Kỹ năng: + GV củng cố cho trẻ các kỹ năng sắp xếp, vẽ, tô màu trong các bài dạy vẽ, xé, cắt, dán. + Cung cấp cho trẻ các kỹ năng vẽ tạo ra hoạ tiết bằng nhau, giống nhau, cách đều nhau. - Giáo dục: + Giúp trẻ nhận ra vẻ đẹp của các SP được trang trí + Hình thành và phát triển năng lực, nhu cầu thẩm mỹ, + Giúp trẻ có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo . 2.4.3 Chuẩn bị: - Đồ dùng trực quan: + Nếu trong bài dạy trang trí theo mẫu chuẩn bị 2,4 SP trang trí mẫu + Nếu trong bài dạy trang trí không theo mẫu chuẩn bị 2,3,4,, SP trang tri gợi ý khác nhau và một số vật thật nếu có thẻ phù hợp
  9. P a g e | 9 - Phương tiện: + Bàn, ghế, bảng, giá trưng bày sản phẩm, rổ, bút chỉ - Nguyên vật liệu: + Chuẩn bị hình để trang trí, VD trang trí lọ hoa thì trong giấy đã có hình lọ hoa, chỉ dạy trẻ trang trí. + Sáp màu, giấy màu - Môi trường: là nơi cô tổ chức giờ học cho trẻ. 2.4.4 Tiến trình giờ học: - Giáo viên cho trẻ hát hoặc đọc thơ hoặc trũ chơi có nội dung phù hợp với bài dạy. - Giáo viên củng cố cho trẻ biểu tượng về hình hoặc vật hoạc không gian- môi trường được trang trí ( GV trò chuyện với trẻ về vật, hình, không gian- môi trường được trang trí kết hợp với vật thật giúp trẻ nhận ra được vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí). - Giáo viên đặt nhiệm vụ cho trẻ. Hướng dẫn giải thích cho trẻ thực hiện nhiệm vụ Thực hiện theo 2 hướng khách nhau *Hướng 1: Các bài dạy trang trí theo mẫu - Gv cung cấp cho trẻ phương thức trang trí (giáo viên cho trẻ quan sát SP mẫu và trò chuyện với trẻ về cách thức trang trí trong SP mẫu đó giúp trẻ nhận ra cách trang trí). - GV cung cấp cho trẻ quy trình, các KN, KT thể hiện trang trí (giáo viên thao tác mẫu một cách trọn vẹn cho trẻ quan sát vừa thao tác vừa trò chuyện, vừa giải thích cho trẻ gúp trẻ nhận ra quy tŕnh và các kỹ năng, kỹ thuật) - Giáo viên nhắc lại quy trình cho trẻ : + MGB nhắc lại bằng thao tác vờ trên không + MGN và lớn: giáo viên đàm thoại với trẻ’ * Hướng 2: Các bài dạy trang trí không theo mẫu - GV củng cố và mở rộng các phương thức trang trí khác nhau cho trẻ (Giáo viên cho trẻ quan sát các SP trang trí gợi ý mà GV đó chuẩn bị và trò chuyện với trẻ về các cách thức trang trí khác nhau trong mỗi hình mẫu giúp trẻ nhận ra việc trang trí cho h́nh hay vật có nhiều cách trang trí khác nhau ). - GV củng cố và mở rộng các KN, KT hoặc cách trang trí về trang trí cho trẻ (Giáo viên thao tác một cách thức khác, trang trí khác với những SP trên, hoặc thao tác cách trang trí một cách nào đó trong các SP gợi ý của mình, không cần giải thích đàm thoại ). - GV phát triển và hình thành ý tưởng riêng cho trẻ (Giáo viên hỏi ý định, ý tưởng của trẻ để giúp trẻ có cách thức trang trí khác với hình mẫu của giáo viên và mỗi trẻ có cách thức trang trí khác nhau, giáo viên đặt câu hỏi cho cả lớp sau đó gọi 2-3 trẻ bộc lộ ý định, khi trẻ bộc lộ ý định giáo viên có thể góp ý bổ sung cho trẻ). - Giáo viên nhắc lại nhiệm vụ của giờ học cho trẻ. - Trẻ thực hiện nhiệm vụ + Khi là các bài dạy trang trí theo mẫu thì giáo viên không được cất SP trang trí mẫu và cũng không được xóa bảng.
  10. P a g e | 10 + Khi là các bài dạy trang trí không theo mẫu thì giáo viên phải cất hết các SP trang trí gợi ý và xoá bảng. + Giáo viên cho trẻ nhận nguyên vật liệu để thể hiện. + Giáo viên bao quát và giúp đỡ cá nhân trẻ, thể hiện theo cách trang trí trong SP mẫu trong các bài dậy theo mẫu, thể hiện theo ý định, ý tưởng của trẻ trong các bài dạy không theo mẫu. - Trưng bày sản phẩm và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên cho trẻ trưng bày sản phẩm: Với mẫu giáo bé giáo viên có thể giúp trẻ treo, trưng bày; mẫu giáo nhỡ và mẫu giỏo lớn giáo viên để trẻ tự treo, trưng bày. + Tổ chức cho trẻ đến bên sản phẩm + Giáo viên cho trẻ giới thiệu cùng nhau về sản phẩm, xem và chia sẻ cảm xúc + Giáo viên chia sẻ cảm xúc, nhận xét chung và chuyển hoạt động của trẻ. 2.4.5 Hướng đánh giá sản phẩm: - Sản phẩm mà trẻ tạo ra phải thể hiện rõ hoạ tiết, tô màu gọn gàng, sắp xếp đúng với nguyên tắc bố cục trong trang trí - Trẻ có sự sáng tạo trong cách thể hiện hoạ tiết và cách đặt màu khác nhau và có những nguyên tắc, bố cục thay đổi. 3. Cách thức tạo và trang trí môi trường các HĐ cho trẻ trong lớp MN và NT - Thiết kế, trang trí, sắp đặt môi trường giáo dục trong trường mầm non là việc triển khai sáng tạo các điều kiện tự nhiên, xã hội trong khuôn viên trường mầm non góp phần thực hiện tốt mục tiêu chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. 3.1 Một số cách trang trí môi trường cho các HDGD ở lớp MN - Lựa chọn sưu tầm các hình ảnh, nội dung tạo hình trên sách báo, tạp chí, các trang mạng - Hình ảnh sinh động, đơn giản, màu sắc tươi sáng - Nội dung, cách thức phù hợp với: lứa tuổi, chủ đề GD, thời gian, góc- môi trường HĐ cuả trẻ - Các mảng, các đồ dùng, vật dụng, phương tiện được lựa chọn sắp sếp tạo nên hình tượng có chủ định, có nhịp điệu, có trọng tâm. 3.2 Một số lưu ý khí trang trí, bày đặt các MTHĐ cho trẻ - Tạo cho trẻ có cơ hội tìm tòi, khám phá và học tập - Đảm bảo sự tiện lợi, thuận tiện, có thể lưu giữ và duy trì, đáp ứng nhu cầu của trẻ - Đảm bảo sự phong phú, đa dạng của ấn tượng và cảm xúc 4. Tổ chức HĐTH qua hình thức TC sự kiện
  11. P a g e | 11 4.1 Mục đích, ý nghĩa - Với trẻ: + Được thỏa mãn nhu cầu giao lưu, giao tiếp, học hỏi với các bạn trong trường + Được thể hiện một cách tích cực và sáng tạo (được tỏa sáng) + Trẻ có được một ấn tượng sâu sắc về nhứng hoạt động ở trường MN + Trẻ coa cơ hội được chia sẻ và làm việc cùng nhau + Trẻ được nhiều người biết đến SP cuẩ trẻ - Với nhà trường + Tạo cơ hội cho các GV được học hỏi, trao đổi với nhau về : phương pháp, cachs thức tổ chức, kỹ năng và năng lực tạo hình + Xây dựng MQH giữu các bậc phụ huynh với các GV về sự quan tâm, chăm sóc, GD trẻ + Là nguồn động viên khích lệ cho trẻ và các CBGV trong trường + Là nơi các đơn vị trao đổi học hỏi kinh nghiệm 4.2. Xây dựng kế hoạch và thực hiện