Giáo án Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Đề tài: Phương tiện giao thông đường thủy - Năm học 2017-2018

docx 13 trang thuongdo99 3560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Đề tài: Phương tiện giao thông đường thủy - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ke_hoach_giao_duc_lop_la_de_tai_phuong_tien_giao_tho.docx

Nội dung text: Giáo án Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Đề tài: Phương tiện giao thông đường thủy - Năm học 2017-2018

  1. Thứ hai ngày tháng năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Hoạt động: Nhận biết Đề tài: Tàu lửa. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm và công dụng của tàu lửa, biết tàu lửa là phương tiện giao thông đường sắt. - Trẻ chỉ và gọi tên được các bộ phận, đặc điểm của con tàu, bắt chước tiếng còi tàu, trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng. Nói được mẫu câu 4-5 từ. - Giáo dục trẻ biết khi ngồi trên tàu không thò đầu, thò tay ra ngoài. II. Chuẩn bị: - Mô hình tàu lửa, đồ chơi các phương tiện giao thông: Tàu lửa, ô tô, xe máy, - Tranh lô tô về các phương tiện giao thông - Máy cassette, băng nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ chơi với đồ chơi về phương tiện giao thông, hỏi trẻ: + Con đang chơi gì đó? + Xe (tàu) chạy ở đâu? Còi kêu như thế nào? 2. Hoạt động trọng tâm: a/ Hoạt động 1: Cô và bé tìm hiểu về tàu lửa. - Trẻ vừa quan sát cô trò chuyện với trẻ: + Phương tiện gì đây? Trẻ nói theo sự suy nghĩ. + Con nhìn thấy tàu lửa chưa? Con thấy ở đâu? + Tàu lửa chạy ở đâu? + còi tàu lửa kêu như thế nào? - Cô gợi ý cho trẻ mạnh dạn trả lời. Sau đó cô cho trẻ quan sát tranh tàu lửa, hỏi trẻ: + Cô có gì đây?
  2. + Tàu lửa này có màu gì? Cho trẻ lên chỉ và gọi đúng màu. + Đây là cái gì của tàu lửa? Đầu tàu đâu? Cái gì đây? Cho trẻ biết tàu lửa có nhiều toa tàu, tàu lửa là phương tiện giao thông đường sắt. + Khi chạy tiếng còi kêu như thế nào? (u u u). + Tàu lửa chở gì? - Khuyến khích trẻ mạnh dạng trả lời câu hỏi của cô, nói trọn câu. - Giáo dục trẻ: Khi được bố mẹ cho đi tàu lửa các con không được thò đầu, thò tay ra ngoài nhé! b/ Hoạt động 2: Trò chơi: Bé nào nhanh hơn. - Cô chuẩn bị mỗi trẻ một rổ tranh lô tô về phương tiện giao thông, cô yêu cầu trẻ chọn cho đúng. + Các con hãy tìm tranh xe máy, trẻ tìm và đưa lên, gọi tên “xe máy”. + Trẻ chọn vài lần. Trò chơi: Lái tàu lửa 3. Hoạt động kết thúc: - Cô mở nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” trẻ chơi nối đuôi nhau làm đoàn tàu chạy theo nhạc. IV. Nhận xét cuối ngày:
  3. Thứ ba ngày tháng năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Hoạt động: Phát triển vận động Đề tài: Đi bước vào 4-5 vòng. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết đi bước vào 4-5 vòng. - Trẻ bước lần lượt từng chân vào một vòng và lần lượt bước liên tục vào các vòng. Trẻ đi 4-5 vòng. - Trẻ tự tin và hứng thú tham gia hoạt động sôi nổi cùng các bạn, biết thu dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi hoạt động. II. Chuẩn bị: - Vòng nhỏ (đường kính 25cm) đủ với số trẻ. - Máy casset, đĩa nhạc “Lái ô tô” - Đồ chơi: Mũ chim. - Không gian thoáng mát. III. Tiến trình hoạt động: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi các kiểu chân theo nhạc bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” 2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: Tàu lửa. + Động tác 1: Tàu lửa kêu. - Giả làm tiếng còi tàu lửa kêu u u u trẻ hít vào và thở ra. + Động tác 2: tàu lửa lên dốc. - Hai tay cầm vòng đưa lên rồi hạ xuống kết hợp nói tàu lửa lên dốc, tàu lửa xuống dốc. + Động tác 3: Tàu chui qua hầm. - Hai tay cầm vòng, cúi xuống rồi đứng thẳng về tư thế chuẩn bị. + Động tác 4: Tàu chạy.
  4. - Hai tay cầm vòng xoay xoay chạy một vòng. (Mỗi động tác tập theo cô 3-4 lần) b. Vận động cơ bản: Đi bước vào 4-5 vòng. Hoạt động 1: Bé chơi với vòng. - Cô để trẻ chơi một lúc với vòng của mình bằng nhiều hình thức như: Xếp sát cạnh nhau, đi, nhảy, Hỏi trẻ: + Các con đang chơi gì đấy? Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Cô hưỡng dẫn trẻ tập trung đến chỗ đã có dụng cụ thể dục cô đi vào các vòng. Hoạt động 2: Cô và trẻ trỗ tài. - Làm mẫu: Cô chọn 1 trẻ khá đi đều bước 1-2 lần, hỏi trẻ: Bạn đang làm gì đấy? Bạn ( ) đi đều bước, khi đi bạn bước môic chân vào một vòng không chạm vòng. - Luyện tâp: - Cô cho từng trẻ lên tập đi, hai trẻ lên tập. - Cho 4 trẻ cùng đi với cô vài lần. - Cô chia trẻ thành 2 nhóm lên tập đi. - Trong khi trẻ tập cô quan sát nhắc nhiwr trẻ đi mỗi chân là một vòng. - Chọn 1 trẻ khá lên đi lại 2-3 lần. - Chú ý động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạng tham gia hoạt động cùng cô và các bạn. c. Trò chơi vận động: Đoàn tàu nhỏ xíu. - Cô giới thiệu cách chơi, cô làm chú lái tàu, trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu, tàu lên dốc, tàu chui qua hầm, theo nhạc của bài hát. - Sau đó cô cho trẻ làm chú lài tàu. - Cho trẻ chơi 3-4 lần. 3. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi quanh lớp hít thở nhẹ nhàng, sau đó ngồi xoa bóp tay chân. IV. Nhận xét cuối ngày:
  5. Thứ tư ngày tháng năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Hoạt động: Thơ Đề tài: Con tàu. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ “Con tàu” tác giả “Phạm Hồ”, biết tàu lửa là phương tiện giao thông đường sắt. - Trẻ nói được tên bài thỏ, cảm nhận được vần điệu và đọc thuộc theo cô cả bài thơ “Con tàu”. - Giáo dục trẻ khi đi tàu không được thò tay, thò đầu ra ngoài. II. Chuẩn bị: - Tranh nội dung bài thơ “Con tàu”. - Video về đoàn tàu. - Băng nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu. - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 thùng caston làm toa tàu. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô cho trẻ xem đoạn phim về tàu lửa và trò chuyện với trẻ: + Các con quan sát xem cái gì đây? + tàu lửa chạy ở đâu? + Còi tàu lửa kêu như thế nào các con? - Có bài thơ nói về con tàu của chú “Phạm Hồ” rất hay. Cô sẽ đọc cho các con nghe nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: a. Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ. - Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần diễn cảm, rõ ràng, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả. Con tàu
  6. “Xịnh xịch xình xịch Con tàu xanh xanh Nó chạy nhanh nhanh Còi reo vui quá U u u u” - Lần 2 cô cho trẻ xem tranh và đọc cho trẻ nghe 1 lần, hỏi lại trẻ tên bài thơ. Đàm thoại về nội dung bài thơ: - Cô vừa đọc cho các con nghr bài thơ gì? (cho trẻ xem tranh). + Con tàu này có màu gì? + Tàu lửa chạy ở đâu? + Tàu chạy như thế nào? + Còi tàu kê ra sao? - Khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng. b. Hoạt động 2: Bé tập đọc thơ: - Cho trẻ đọc thơ theo cô (2 lần). - Cô chia trẻ thành 2 nhóm đọc thơ (1 lần). - Mỗi tốp 3-4 trẻ đọc thơ. - Mời cá nhân đọc thơ (1-2 trẻ). - Trong quá trình trẻ đọc thơ cô chú ý rèn trẻ đọc to, rõ ràng và đúng từ khó. - Giáo dục trẻ khi đi trên tàu không được thò tay, thò đầu ra ngoài. c. Hoạt động 3: Bé tập lái tàu lửa. - Cô cầm đầu tàu làm chú lái tàu, mỗi trẻ cầm 1 toa tàu nối đuôi nhau làm đoàn tàu, nghe nhạc “Đoàn tàu nhỏ xíu” chơi lái tàu lửa. - Cho trẻ chơi 1-2 lần. 3. Kết thúc hoạt động: - Trẻ giúp cô thu dọn đồ chơi. IV. Nhận xét cuối ngày:
  7. Thứ năm ngày tháng năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Hoạt động: Giáo dục âm nhạc. Đề tài: Dạy hát: Đi xe lửa VĐTN: Đoàn tàu nhỏ xíu. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết tên bài hát, nội dung bài hát, tên tác giả của bài hát “Đi xe lửa”, “sưu tầm”. - Trẻ hát rõ lời theo cô cả bài hát “Đi xe lửa” , Biết vận động theo nhạc nhịp nhàng cùng cô bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng các bạn. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài “Đi xe lửa, Đoàn tàu nhỏ xíu” - Máy casset, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc. - Đồ dùng: Đồ chơi vô lăng, video về tàu lửa. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô cho trẻ xem video về đoàn tàu, hỏi trẻ: + các con xem gì? Các con đã được đi tàu lửa chơi chưa? - Có một bài hát nói về bạn Mi được đi tàu lửa, rất hay cô và các con tập hát nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: a/ Hoạt động 1: Dạy hát “Đi tàu lửa” - Cô mở cho trẻ nghe bài hát, trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát. - Bài hát: “Đi tàu lửa” - Cô hát cho trẻ nghe một lần, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
  8. - Cô hỏi lại trẻ tên bài hát gì? - Cô hát cho trẻ hát theo cô vài lần. Luyện tập: - Cô bắt nhịp cho cả lớp hát theo cô vài lần. - Xen kẽ cá nhân, tốp, nhóm, tập thể tập hát. - Trẻ đã thuộc bài hát, cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ xúc xắc theo nhạc. b/ Hoạt động 2: VĐTN: Đoàn tàu nhỏ xíu. - Cô mở nhạc cho trẻ nghe một lần, hỏi trẻ đó là bài hát gì? - Cô mở nhạc lại cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu vận động theo nhạc cùng cô. - Cô cho trẻ vận động theo nhạc vài lần. 3. Hoạt động kết thúc: - Cô và trẻ chơi làm chú lái tàu. IV. Nhận xét cuối ngày:
  9. Thứ sáu ngày tháng năm 2017 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Hoạt động: Xếp hình Đề tài: Xếp hàng rào. I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết chọn khối gỗ xếp cách nhau tạo thành hàng rào. - Trẻ thích chơi xếp hình, trẻ xếp 4-5 khối gỗ cách đều nhau thành hàng rào chắn. - Thông qua chơi xếp hình giáo dục trẻ không đi qua đường khi có tàu lửa chạy qua. II. Chuẩn bị: - Khối gỗ chữ nhật nhỏ, to đủ cho cô và cháu, màu xanh, màu đỏ. - Tranh tàu lửa đang chạy có hàng rào chắn, người đi đường đang chờ. - Đồ chơi khối thùng lớn. - Máy và đĩa nhạc “Dung dăng dung dẻ” nhạc hòa tấu. III. Tiến trình hoạt động: 1. Hoạt động mở đầu: - Cô và trẻ quan sát tranh tàu lửa. - Cô hỏi trẻ: + Đây là phương tiện gì? Tàu lửa chạy ở đâu? (chạy trên đườnh ray). + Còn ai đây? + Cô, chú mọi người đang làm gì? Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Cô nói: Mọi người đang chờ tàu lửa chạy qua rồi mới qua đường đấy. + Còn cái này là cací gì?
  10. - Cô nói: Hàng rào chắn, chắn lại cho mọi người không qua đường khi có tàu lửa đang chạy. - Cô cháu mình cùng vào rừng kiếm gỗ về xếp hàng rào chắn này nhé! 2. Hoạt động trọng tâm: a/ Hoạt động 1: Bé chơi với khối gỗ. - Cô cho trẻ tự lấy và chơi xếp theo ý thích. Cô quan sát và hỏi trẻ: + Bé đang làm gì? - Hôm nay cô tập cho các con xếp cách đều nhau tạo thành hàng rào nhé! b/ Hoạt động 2: Cô và bé trỗ tài. Làm mẫu: Cô làm mẫu từ 1-2 lần, vừa làm cô vừa giải thích: Cô dùng 2 ngón tay, chọn khối gỗ chữ nhật xếp cách đều nhau, cô xếp được 6 khối gỗ. - Cô hỏi trẻ: + Cô làm gì đây? + Cô xếp cái gì? - Cho trẻ nhắc lại tên bài Xếp hàng rào. - Các con có thích xếp hàng rào giống cô không? Luyện tập: - Cô cho trẻ xếp hình. Lần 1: Cô xếp trẻ xếp theo cô, cô quan sát nhắc nhở trẻ xếp cách đều nhau và hỏi trẻ: + Bé đang xếp cái gì? Xếp hàng rào. + Muốn xếp được hàng rào các con xếp như thế nào? Xếp cách đều nhau. - Cô quan sát giúp trẻ yếu xếp đều nhau, chú ý sửa sai cho trẻ. Lần 2: Cô gợi ý cho trẻ chọn khối gỗ xếp hàng rào theo màu (màu xanh, màu đỏ), hỏi trẻ: + Hàng rào của con có màu gì? - Cô nói: Hàng rào này nhỏ quá, các bác nhờ các con xếp hàng rào lớn hơn, các con có làm được không? Lần 3: Mỗi trẻ bê một rỗ khối gỗ lớn và xếp hàng rào lớn, cô quan sát, sửa sai nhận xét và tuyên dương trẻ. c/ Hoạt động 3: Trò chơi “Thi ai nhanh nhất”
  11. - Cô chia nhóm trẻ chơi thi đội nào xếp nhanh hơn, dài hơn đội đó thắng. - Cô đã chuẩn bị sẵn khối thùng caton trẻ phối hợp với bạn để xếp cách đều nhau tạo thành hàng rào chắn. - Cô khuyến khích trẻ tích cực tham gia trò chơi, nhận xét tuyên dương hai đội. - Lồng giáo dục trẻ: Nhắc bố mẹ không đi qua đường lhi có tàu lửa chạy qua. 3. Hoạt động kết thúc: - Nắm tay bạn cùng nhau dạo chơi, kết hợp nghe bài hát “Dung dăng dung dẻ” IV. Nhận xét cuối ngày: