Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 8: Nước nhà bị chia cắt, Bến Tre đồng khởi - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

docx 9 trang Diệp Đức 03/08/2023 1610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 8: Nước nhà bị chia cắt, Bến Tre đồng khởi - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_5_bai_8_nuoc_nha_bi_chia_cat_ben_tre_don.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 8: Nước nhà bị chia cắt, Bến Tre đồng khởi - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học An Thới Đông

  1. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ , ngày tháng 3 năm 2020 Môn: Lịch sử Lớp: 5/ Bài 8: Nước nhà bị chia cắt , Bến Tre đồng khởi Họ và tên: . (sách Lịch sử và Địa lí 5, trang số 3) * Nội dung bài học. - Trước tiên các em hãy đọc thật kĩ phần mục tiêu bài. + Sau khi đọc xong, các em cũng thấy bài này gồm có 4 mục tiêu. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ từng mục tiêu của bài. I.Tìm hiểu tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 - Việc đầu tiên, các em hãy đọc để hiểu nghĩa các tử: đồng khởi; hiệp định; tổng tuyển cử (3 từ này nằm ở phía dưới trang sách). Tiếp theo, các em hãy cho thầy biết khi nhắc đến thành phố Giơ- ne- vơ (Thụy Sĩ) gợi cho em nhớ đến sự kiện nào liên quan đến lịch sử Việt Nam? - Các em hãy tự đọc (hoặc cùng người thân đọc kĩ các đoạn hội thoại) trong sách. Sau khi đọc xong các em tiếp tục quan sát các bức tranh tư liệu (hình 1,2, 3 trang 4), sau đó suy nghĩ và trả lời cho thầy các câu hỏi sau: 1. Sau Hiệp định Giơ-ne- vơ tình hình nước ta như thế nào? 2. Nguyện vọng tổng tuyển cử thống nhất đất nước của nhân dân ta có thực hiện được không ? Vì sao ? - Ở cuối trang sách có 3 từ: (Mĩ- Diệm ; tố cộng ; diệt cộng), các em cũng đọc luôn để hiểu thêm nghĩa các từ này. - Sau khi tìm hiểu xong nội dung của mục tiêu 1, các em còn gì chưa hiểu hoặc có thắc mắc điều gì, các em hãy ghi lại cho thầy ở bên dưới. + Sau đây thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu tiếp phần 2 của bài. 1
  2. II. Diễn biến chính của phong trào ‘Đồng Khởi’ ở Bến Tre - Để nắm diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”ở Bến Tre, thầy mời các em đọc kĩ phần thông tin, sau đó quan sát các các bức ảnh (hình 4, hình 5) rồi trả lời các câu hỏi sau: 1. Trước sự khủng bố dã man của Mĩ-Diệm), nhân dân miềm Nam buộc phải làm gì? 2. Kể lại diễn biến chính và kết quả của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre? + Tiếp theo, thầy trò ta cùng nhau tìm hiểu nội dung kế tiếp của bài. III. Ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi” ở Bến Tre - Thầy mời các em đọc kĩ phần thông tin, sau đó lần lượt quan sát (hình 6) và lược đồ (hình 7) , rồi suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau : 1. Em hãy cho biết ý nghĩa của phong trào”Đồng Khởi” ở Bến Tre? 2. Quan sát lược đồ hình 7, em có nhận xét gì về địa bàn diễn ra phong trào: Đồng Khởi” của đồng bào miền Nam? - Sau khi đã trả lời xong câu hỏi, các em hãy đọc kĩ đoạn văn tóm tắt phần nội dung bài (đoạn văn trong khung màu vàng) để nắm lại những điều đã học. + Vậy là các em đã vừa tìm hiểu xong bài học, sau đây các em sẽ làm bài tập thực hành và trò chơi để cùng ôn lại kiến thức đã học ngày hôm nay. 1. Hãy chọn ý đúng: Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam- Bắc. Mĩ – Diệm thực hiện chính sách đàn áp dã man những người yêu nước. 2
  3. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, nhân dân ta chờ mong ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ. Các vụ giết hại dân thường ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền, vụ đầu độc ở nhà tù Phú Lợi của Mĩ - Diệm là nhằm thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ. 2. Hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre Diễn biến . Kết quả . Ý nghĩa . 3. Chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu” - Các em đọc phần gợi ý bên dưới ô chữ, tìm từ thể hiện đúng nội dung các ô sau và viết đáp án vào ô chữ. 1 1 1 2 3 4 4 6 7 5 8 7 3
  4. + Nội dung bài học hôm nay đến đây đã hết, nếu các em còn phần nào chưa thông hoặc có thắc mắc gì về bài học, các em cứ mạnh dạn nêu ý kiến bằng cách viết vào phần bên dưới: Thầy chúc các em chăm ngoan, học tốt và ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. 4
  5. Trường Tiểu học An Thới Đông Thứ , ngày tháng 3 năm 2020 Môn: Địa Lí Lớp: 5/ Bài 10: Khu vực Đông Nam Á và các nước Họ và tên: . láng giềng của Việt Nam (sách Lịch sử và Địa lí 5, trang số 50) * Nội dung bài học. - Trước tiên các em hãy đọc thật kĩ phần mục tiêu bài. + Sau khi đọc xong, các em cũng thấy bài này gồm có 3 mục tiêu. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau chia sẽ từng mục tiêu của bài. I. Xác định vị trí và tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á + Các em hãy mở lại sách giáo khoa trang 42, xem lại hình 2 (lược đồ các khu vực châu Á) rồi thực hiện theo các yêu cầu sau. 1. Em đã biết gì về khu vực Đông Nam Á? 2. Quan sát lại lược đồ khu vực châu Á, em hãy: - Xác định lại vị trí của khu vực Đông Nam Á trên lược đồ. Từ vị trí đó, theo em Đông Nam Á có khí hậu như thế nào? - Dựa vào màu sắc trên bản đồ, em hãy cho biết địa hình của khu vực Đông Nam Á (đồng bằng hay núi và cao nguyên chiếm nhiều diện tích hơn)? - Em hãy cho biết đồng bằng của khu vực Đông Nam Á thường phân bố ở đâu? 5
  6. + Sau khi đã thực hiện xong, các em hãy đọc thông tin (khung chữ màu xanh) để kiểm tra lại và bổ sung thêm những hiểu biết của em về khu vực Đông Nam Á. + Phần tiếp theo các em sẽ tìm hiểu về: II. Hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á (trang 51) - Trước tiên các em hãy tự đọc (hoặc cùng người thân đọc kĩ các đoạn hội thoại) trong sách, sau đó trả lởi cho thầy các câu hỏi dưới đây: 1. Em hãy liên hệ ở Việt Nam, nêu tên một số cây công nghiệp nhiệt đới có ở khu vực Đông Nam Á? 2. Dựa vào điều kiện khí hậu và địa hình, hãy giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? 3. Em thử đoán xem Việt Nam là nước đứng thứ mấy trong việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo? +Vừa rồi các em đã tìm hiểu về hoạt động kinh tế của khu vực Đông Nam Á, sau đây chúng ta sẽ cùng đến thăm một số nước trong khu vực châu Á. III. Khám phá đất nước Trung Quốc + Các em hãy mở lại sách giáo khoa (trang 46) quan sát lại lược đồ hình 5, bài 9 (lược đồ kinh tế một số nước châu Á), rồi thực hiện lần lượt các yêu cầu sau: - Nhìn trên lược đồ và cho biết vị trí đất nước Trung Quốc? - Em hãy cho biết Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu Á? 6
  7. - Em hãy cho biết tên thủ đô của Trung Quốc? - Em hãy nêu sự khác biệt về địa hình giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc? - Em hãy kể tên một số sản phẩm nổi tiếng của Trung Quốc? + Sau khi đã thực hiện xong các các yêu cầu em hãy mở (sách trang 52) quan sát tranh hình 1và đọc kĩ thông tin (trong khung màu xanh) để biết thêm về đất nước Trung Quốc. + Tiếp theo thầy và các em sẽ tìm hiểu về hai nước láng giềng của Việt Nam. IV.Tìm hiểu hai nước Lào và Cam-pu-chia + Các em hãy mở lại sách giáo khoa trang 46 quan sát lại lược đồ hình 5, bài 9 (lược đồ kinh tế một số nước châu Á), rồi thực hiện lần lượt các yêu cầu sau: - Chỉ trên lược đồ và nêu vị trí của hai nước Lào và Cam-pu-chia? - Em hãy cho biết Lào và Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu Á? - Em hãy cho biết tên thủ đô của Lào và Cam-pu-chia ? - Em hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu một số địa điểm du lịch ở Lào và Cam-pu-chia ? 7
  8. + Sau khi đã thực hiện xong các em hãy đọc kĩ thông tin (trong khung màu hồng) và quan sát tranh hình 2, hình 3, trang 53 để biết thêm về đất nước Lào và Cam-pu-chia. + Vậy là các em vừa tìm hiểu xong về đất nước Lào và Cam-pu-chia, để tổng quát lại các nội dung bài học, các em hãy đọc kĩ đoạn văn tóm tắt phần nội dung bài (đoạn văn trong khung màu vàng) để nắm lại những điều đã học. + Thế là các em đã vừa tìm hiểu xong bài học, sau đây các em sẽ làm bài tập thực hành và trò chơi để cùng ôn lại kiến thức đã học ngày hôm nay. Hoạt động thực hành 1. Làm bài tập a) Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai Đông Nam Á nằm ở phía đông châu Á. Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là đồng bằng màu mỡ. Đông Nam Á sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước Đông Nam Á. Trung Quốc, Lào, Thái Lan là ba nước láng giềng của Việt Nam. 2. Hoàn thành bảng sau Tên nước Thuộc khu vực Tên thủ đô Sản phẩm nổi tiếng Địa điểm du lịch nổi tiếng Trung Quốc Lào Cam -pu- chia Chơi trò chơi "giải ô chữ" + Các em hãy đọc phần gợi ý và tìm từ thể hiện đúng nội dung của các câu hỏi sau rồi viết đáp án vào ô chữ. 1. Đây là tên 1 nước láng giềng ở phía tây Việt Nam. (9 chữ cái) 2. Đây là nơi thấp nhất của lãnh thổ Cam-pu-chia. (6 chữ cái) 3. Đây là một khu vực của Trung Quốc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt. (7 chữ cái) 4. Đây là tên một nước có số dân đông nhất thế giới. (9 chữ cái) 5. Đây là tên một ngôi đền cổ kính, nổi tiếng của Cam-pu-chia. (8 chữ cái) 8
  9. Hoạt động ứng dụng Hãy tìm hiểu và giới thiệu khu vực Đông Nam Á. a. Em hãy quan sát hình 4 và kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á. b. Em đã bao giờ nghe về Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) chưa? Hãy tìm hiểu thông tin về ASEAN. c. Trong buổi học tới, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về ASEAN với các bạn trong nhóm. + Nội dung bài học hôm nay đến đây đã hết, nếu các em còn phần nào chưa thong hoặc có thắc mắc gì về bài học, các em cứ mạnh dạn nêu ý kiến bằng cách viết phần bên dưới: Thầy chúc các em chăm ngoan, học tốt và ngày càng tiến bộ hơn trong học tập. 9