Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 24 - Chủ đề: Các kiểu câu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tuấn Khanh
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 24 - Chủ đề: Các kiểu câu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tuấn Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_24_chu_de_cac_kieu_cau_tiep_theo.doc
Nội dung text: Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 24 - Chủ đề: Các kiểu câu (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Tuấn Khanh
- Ôn tập theo chủ đề Ngữ văn 8 Năm học 2019-2020 Giáo viên Nguyễn Thị Tuấn Khanh Tuần:24 ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 CHỦ ĐỀ : CÁC KIỂU CÂU ( Tiếp theo) I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT: Giúp HS. 1.Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định - Chức năng của câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định. 2.Kĩ năng: - Nhận biết câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định trong văn bản. - Sử dụng câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. KIẾN THỨC CẦN NHỚ * Đặc điểm hình thức và chức năng: 1.Câu cảm thán. - Chức năng: Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). Người nói (viết) có thể bộ lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật) nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói (viêt) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm than - Hình thức: có từ cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm than (Xem lại ghi nhớ trong Sgk trang 44) 1. Câu trần thuật. - Chức năng: Câu trần thuật dung để kể, tả, thông báo, nhận định Ngoài chức năng kể, tả câu trần thuật còn có chức năng của các loại câu khác như yêu cầu, đề nghị - Hình thức: Không có các dấu hiệu đặc trưng của các loại câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Kết thức câu bằng dấu chấm. ( Xem lại ghi nhớ trong sgk trang 46 ) 2. Câu phủ định. - Chức năng: Dùng để phản bác một nhận định, một ý kiến. - Hình thức: Có chứa các từ mang nghĩa phủ định như: không, chưa, chẳng , đâu có, làm gì có, nào đâu có ( Xem lại ghi nhớ trong Sgk trang 53)
- II. BÀI TẬP Bài tập 1/44: Xác định câu cảm thán. a. Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!; b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! c. Chao ôi, biết đâu rằng Bài tập 2/44: Tất cả những câu trong phần này đều là những câu bộ lộ tình cảm cảm xúc: a. Lời than thở của người nông dân dưới chế đọ phong kiến. b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cách mạng tháng Tám. d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết của Dế Choắt. Những câu trên bộ lộ tình cảm cảm xúc những không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này. Bài tập 3/45: Đặt câu cảm thán để thể hiện cảm xúc: a. Tình cảm cha mẹ dành cho con thiêng liêng biết bao! b. Ôi! Cảnh bình minh đẹp quá! - Cảnh bình minh đẹp biết bao! Bài tập 1/46: Xác định kiểu câu và chức năng. a- Cả ba câu đều là câu trần thuật. C 1: dùng để kể. C 2,3 dùng để bộ lộ tình camt, cảm xúc. b- C1 dùng để kể. C 2 dùng đẻ bộ lộc tình cảm cảm xúc (quá) C 3,4 dùng để bộ lộ tình cảm cảm xúc. Bài tập 2/47: Nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa. Câu thơ chữ Hán Đối thử lương tiêu nại nhược hà? là câu nghi vấn => sự bói rối xốn xang của tác giả không biết làm thế nào để xứng dáng với trăng. Câu thơ dịch Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ là câu trần thuật làm mất đi ý tưởng đẹp của câu thơ, mất đi chất nghệ sĩ của ngừi tù Hồ Chí Minh. Bài tập 3/47: Xác định các kiểu câu và chức năng. a- Câu cầu khiến b- Câu nghi vấn. c- Câu trần thuật. Cả ba câu dùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau) Câu b, c thể hiện ý cầu khiến đề nghị nhẹ nhàng, nhã nhặn hơn câu a. Bài tập 3/54: Xét câu văn của nhà văn Tô Hoài. Choắt không dậy được nữa,, nằm thoi thóp. (Tô Hoài) Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp. Không có từ nữa Ý nghĩa của câu thay đổi khi thay không bằng chưa. Chưa: ý phủ định đến thời điểm đó nó không có nhưng sau thời điểm đó có thể xảy ra. Không: ý phủ định điều nhất định không thể xảy ra. * Xét trong văn bản của Tô Hoài thì câu văn Tô Hoài hợp lý hơn vì Choắt không dậy được và chết. Bài tập 4/54: Các câu trong bài tập này không phải là câu phủ định vì nó không có từ phủ
- định nhưng nó được dùng biểu thị ý nghĩa phủ định. a- Đẹp gì mà đẹp!=> Phản bác một nhận định. b- Làm gì có chuyện đó! => Phản bác một nhận định có không có tính chân thực. c- Bài thơ này mà hay à? Câu nghi vấn phản bác một nhận định. d- Cụ cứ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? => Câu nghi vấn phản bác lại suy nghĩ của lão Hạc. III. BÀI TẬP VỀ NHÀ. 1. Hãy thêm những từ ngữ thích hợp để biến đổi câu sau đây thành câu cảm thán: - Bạn ấy thông minh. ( Gợi ý : Thêm vào câu các từ cảm thán) 2.Hãy biến đổi các câu sau thành câu trần thuật: a. Anh ấy muốn đóng cửa phải không? b. Chao ôi, lòng thương hại nhiều khi làm hại chúng ta! ( Gợi ý: Muốn biến đổi 2 câu trên thành câu trần thuật ta cần loại bỏ những dấu hiệu của câu nghi vấn và câu cảm thán ) 2. Độc 3 câu sau đây và cho biết từ phủ định không phải có thể đứng ở đâu trong câu tiếng Việt? - Không phải ông ấy mua cuốn sách này. - Ông ấy không phải mua cuốn sách này. - Ông ấy mua không phải cuốn sách này. ( Gợi ý: Quan sát kĩ các câu trên )