Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Chú đi tuần - Lê Thị Hồng

docx 7 trang Đăng Bình 04/12/2023 2290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Chú đi tuần - Lê Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_bai_chu_di_tuan_le_thi_hong.docx

Nội dung text: Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Chú đi tuần - Lê Thị Hồng

  1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Trường thực hiện: Tiểu học Phước Thắng GIÁO VIÊN DẠY: Lê Thị Hồng - Lớp 5.9 Bài: CHÚ ĐI TUẦN I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiên thức: Hiểu được sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (trả lời được câu hỏi 1,3; bỏ câu 2; học thuộc lòng những câu thơ yêu thích). 2. Kĩ năng: Biết đọc đúng, dọc diễn cảm bài thơ. 3. Thái độ:Giáo dục học sinh thự hiện tốt nội dung giáo dục trong bài. 4. Tích hợp: GD Quốc phòng và an ninh: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam. II/ CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: 1. GV: máy chiếu, tranh ảnh minh họa 2. HS: SGK. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài cũ và xác định được nội dung của tựa bài. PP/KT: Hát và trả lời câu hỏi. - 1HS điều khiển cho các bạn chơi trò chơi : “Chiếc hộp may mắn”, gồm 3 câu hỏi: 1. Đọc đoạn 3 bài “Phân xử tài tình” và nêu nội dung bài. 2. Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào? 3. Em cùng các bạn hát bài hát về chú bộ đội. - HS tham gia. - HS nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Mục tiêu: HS đọc trôi chảy và diễn cảm bài thơ; luyện đọc được từ khó và câu văn khó đồng thời hiểu được nghĩa của các từ khó trong bài. PP/KT: Cá nhân, nhóm
  2. a/ Giới thiệu bài: Để hiểu rõ hơn về công - HS lắng nghe việc thầm lặng của các chú, cô mời các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài thơ “Chú đi tuần ” của tác giả Trần Ngọc nhé ! ? Các em hiểu đi tuần là làm gì? - HS trả lời. - Các em hãy quan sát tranh, cho cô biết các - HS quan sát tranh và trả lời chú chiến sĩ trong bài làm nhiệm vụ ở đâu ? -GV gt tác giả: Cô giới thiệu với các em đây - HS nghe là bác Trần Ngọc. Bác là tác giả của bài thơ Chú đi tuần. Bác viết bài thơ này năm 1956 khi bác 26 tuổi, trong một lần đi tuần tra qua trường học sinh miền Nam. Chuyển ý qua phần luyện đọc b)Hướng dẫn luyện đọc: - GV yêu cầu HS mở SGK/51,52. - HS thực hiện - Cô mời 1 bạn đọc toàn bài, cả lớp theo dõi - 1 HS đọc và nêu lại các câu hỏi để để nhận xét bạn đọc, bài thơ có mấy khổ thơ bạn trả lời. và được viết theo thể thơ nào? - GV chốt: Bài này có 4 khổ thơ và được - HS nghe và thống nhất viết theo thể thơ tự do. - Chuyển ý qua luyện đọc lần 1: * Luyện đọc lần 1: - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu trên bảng - 1 HS đọc Nhóm 4: + Việc 1: Đọc nối tiếp; tìm từ khó, câu thơ khó ngắt nhịp, sửa sai cho nhau. - NT điều khiển nhóm làm việc theo yêu cầu. + Việc 2:Giúp nhau đọc đúng từ và câu - NT báo cáo trước lớp thơ khó. - GV quan sát, nhận xét và chốt lại các từ dễ đọc sai, sửa lỗi phát âm cho HS. - HS lắng nghe và đọc lại - GV sửa cách ngắt nhịp câu thơ khó đọc - HS phát hiện cách ngắt nhịp và - Chốt cách ngắt nhịp: Với thể thơ này, câu đọc lại. thơ 8 chữ các em có thể đọc với nhịp 3/5 - HS nghe hoặc nhịp 4/4. Với những câu 5 chữ các em có thể đọc với nhịp 2/3 hoặc 3/2. - GV nhận xét và chuyển ý.
  3. *Luyện đọc lần 2 : - Cô mời 1 bạn đọc yêu cầu trên bảng. - HS đọc nối tiếp, sửa sai cho nhau Nhóm 4: + Việc 1: Đọc nối tiếp; đọc chú giải; tìm từ khó hiểu. -Đọc chú giải, giải nghĩa từ khó trong nhóm + Việc 2:Giải nghĩa từ trong nhóm. -Nhóm trưởng báo cáo -HS khác giải nghĩa từ giúp bạn -GV yêu cầu nhóm trưởng nhận xét, báo cáo phần làm việc nhóm. ( nếu có) - GV cùng HS giải nghĩa từ khó mà HS đưa -HS lắng nghe ra( nếu có) -GV nhận xét, đánh giá, chuyển ý. - 1 – 2 nhóm đọc bài. * Luyện đọc lần 3 : - Các nhóm khác đánh giá nhận xét - GV mời 1-2 nhóm đọc bài trước lớp. - HS chú ý nghe cô đọc - GV nhận xét, đánh giá. - HS trả lời - GV đọc mẫu bài thơ. - HS lắng nghe ? Cô đọc bài này với giọng như thế nào? - GV chốt giọng đọc: Bài này chúng ta cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trìu mến, thiết tha, nhấn giọng từ ngữ thể hiện sự khó khăn, vất vả, tình cảm, sự quan tâm, yêu thương của các chú đi tuần dành cho các cháu nhỏ. * Chuyển ý qua phần Luyện tập (Tìm hiểu bài) 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: *Mục tiêu:HS trả lời được các câu hỏi 1,3 SGK. *GD Quốc phòng và AN: Giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam. *PP/KT: Cá nhân, nhóm 4 Trong phần tìm hiểu bài có 3 câu hỏi. Các em sẽ chỉ trả lời CH1 và CH3. CH2 được giảm tải. - Với hoạt động này, các em hãy làm việc cá nhân – nhóm 4 với các yêu cầu sau . Cô mời - HS đọc yêu cầu 1 bạn đọc yêu cầu. * Cá nhân: đọc thầm bài thơ và trả lời câu - NT điều khiển nhóm thực hiện hỏi sau: theo yêu cầu
  4. 1. Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh - Lớp trưởng cho các bạn báo cáo như thế nào? kết quả. 2. Trong khổ thơ 3, chi tiết nào cho thấy sự vất vả của các chú khi đi tuần? 3. Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? * Nhóm 4: Mời lần lượt từng bạn trả lời câu hỏi.Cả nhóm thống nhất ý kiến chung. - GV : Thời gian 5 phút bắt đầu. -HS làm việc theo yêu cầu. -1HS điều khiển các nhóm báo cáo. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt câu 1 với kết quả đúng. - HS lắng nghe. ?Vậy qua khổ 1 các em thấy các chú làm - HS trả lời. việc trong hoàn cảnh như thế nào? - GV chốt nội dung khổ thơ 1: Hoàn cảnh - HS nghe và nhắc lại. làm việc khó khăn, vất vả. - GV: Các chú chịu đựng những khó khăn - HS trả lời vất vả như thế . Vậy các em có biết các chú bảo vệ ai không? ? Các bạn học sinh miền Nam đang ở đâu? - HS trả lời: ở Hải Phòng - GV: Vì sao học sinh miền Nam mà lại ở thành phố Hải Phòng tức là miền Bắc nước ta vậy? Để các em hiều rõ hơn cô mời 1 bạn - 1 HS đọc đọc chú giải. -GV giảng thêm: Trong thời kì này miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng nhưng nhân dân miền Nam vẫn còn sống trong chiến tranh, bom đạn. Lúc này, con em của các chiến sĩ cách mạng miền Nam được gửi ra học trường nội trú ở miền Bắc khi còn nhỏ rất là đáng thương. ? Vậy các em có biết, các chú làm việc trong - HS trả lời: bảo vệ giấc ngủ bình hoàn cảnh vất vả như vậy nhằm mục đích yên cho các cháu. gì không? ?Rút ý khổ thơ 2: Vậy qua khổ thơ này, các - HS trả lời: Các cháu HS miền Nam anh chiến sĩ dành tình cảm cho ai? - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn trả lời câu hỏi 2. - HS trả lời - GV chốt câu trả lời đúng. ? Rút ý khổ thơ 3: Vậy các em có biết nội - HS nhắc lại. dung khổ thơ 3 nói lên điều gì? - GV chốt nội dung khổ thơ 3: Sự hi sinh - Lớp trưởng điều khiển các bạn trả thầm lặng của các anh chiến sĩ. lời câu 3 - Các nhóm trả lời, nhận xét, bổ
  5. sung - GV nhận xét và chốt lại -Qua khổ thơ 4, các chú muốn gửi gắm điều - HS trả lời gì đến các em nhỏ? - GV rút ý khổ thơ 4: Mong ước các cháu - HS nghe và nhắc lại. có tương lai tốt đẹp hơn. -Qua phần tìm hiểu bài, các em thấy công - HS nêu việc của các chú chiến sĩ như thế nào? -Các chú đi tuần trong hoàn cảnh khó khăn -HS nêu vất vả đó là sự hi sinh thầm lặng của các chú để làm gì? - Rút ra nội dung bài: Sự hi sinh thầm lặng, - HS đọc nội dung bài bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. *GDQP&AN: - Cho HS quan sát tranh và - HS trả lời: Các chú giúp người dân nêu nội dung tranh. thoát lũ, cõng bà già qua đường, tuần tra biên giới, CSGT dẹp trật tự. - Ngoài những việc làm này các em còn thấy - HS trả lời theo ý hiểu những việc làm nào khác nữa ? - Em cần làm gì để thể hiện tình cảm và lòng - HS nêu theo suy nghĩ. biết ơn đối với các anh chiến sĩ? GV chôt: Trước đây khi đất nước còn chiến - HS lắng nghe tranh các chú vừa phải tham gia đánh giặc, vừa giữ gìn an ninh trật tự. Ngày nay, đất nước ta được sống trong hòa bình nhưng các chú vẫn phải ngày đêm canh giữ chủ quyền của Tổ quốc. Vì các thế lực phản động luôn dòm ngó chống phá Đảng và nhà nước. Nhiều tên tội phạm nguy hiểm làm cho các chú rất vất vả, nhiều chiến sĩ đã đổ máu, hi sinh cả tính mạng. Thế nhưng các chú không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn giúp dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn nguy hiểm. Vì vậy mà các em cần phải thường xuyên thể hiện tình cảm và tỏ lòng biết ơn đến bộ đội, công an Việt Nam. *Luyện đọc diễn cảm - Cô mời 1 bạn nêu lại giọng đọc toàn bài. - HS nêu. + Theo em, chúng ta nên chọn khổ thơ nào - HS nêu và giải thích vì sao chọn 2 khổ này ?
  6. để luyện đọc diễn cảm. -GV nhận xét, cùng HS thống nhất chọn hai khổ thơ. ? Vậy chúng ta nên đọc hai khổ thơ này với -HS nêu giọng thế nào? -GV mời 1 bạn đọc diễn cảm, 1 bạn lên gạch - HS nghe yêu cầu và thực hiện chân. Khi bạn đọc các em chú ý xem bạn đã ngắt, nghỉ ở chỗ nào và nhấn giọng ở những từ ngữ nào ? - GV nhận xét, hướng dẫn cách đọc - HS nghe - YC HS luyện đọc theo nhóm 2 trong thời - HS thực hiện gian 1 phút. - Đại diện 3 tổ thi đọc diễn cảm. Cả lớp lắng - HS thực hiện nghe và bình chọn. - Lớp nhận xét, bình chọn. - GV nhận xét, tuyên dương. *Luyện đọc Học thuộc lòng: - Các em tự chọn những câu thơ mà mình thích học thuộc lòng trong thời gian 2 phút - HS nghe và thực hiện nhé! Bạn nào nhanh có thể thuộc hết cả bài. -GV gọi lần lượt các em đọc thuộc lòng - HS đọc những câu thơ em thích. - GV mời HS đọc thuộc lòng toàn bài thơ trước lớp. - HS đọc - GV nhận xét, em nào chưa thuộc về nhà - HS nghe học tiếp. 4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI ỨNG DỤNG *Mục tiêu: Hiểu được mong ước của các anh phấn đấu học thật giỏi, trở thành người có ích cho đất nước. *PP/KT: Cá nhân - Chúng ta vừa học tập đọc bài gì? - HS trả lời - Qua bài tập đọc và thực tế cuộc sống, các - HS trả lời theo ý hiểu em cho cô biết các chú công an, bộ đội làm nhiệm vụ gì ? - GV giảng: Đất nước ta ngày nay không còn chiến tranh nữa nhưng các thế lực phản động - HS nghe vẫn thường xuyên chống phá Đảng và nhà
  7. nước ta. Các tên tội phạm và nhóm tội phạm nguy hiểm làm cho các chú rất vất vả, nhiều chiến sĩ đã đổ máu, hi sinh cả tính mạng. Thế nhưng các chú không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn giúp dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn nguy hiểm. *GDQPAN:-Vậy là học sinh, em cần làm gì góp phần xây dựng, giữ gìn bảo vệ Tổ quốc? - HS trả lời - Qua bài này, em hiểu thêm được điều gì về - HS trả lời các anh chiến sĩ? -Ngoài nhiệm vụ chính của mình, các chiến - HS nghe và quan sát tranh sĩ còn làm được những việc gì tốt để giúp dân? Các em hãy quan sát hình ảnh. - Ngoài những việc làm này các em còn thấy - HS trả lời những việc làm nào khác nữa? - Để tiếp bước truyền thống bảo vệ, giữ gìn, - HS trả lời theo ý hiểu xây dựng Tổ quốc, tinh thần tương thân tương ái là học sinh các em phải làm gì? * GV chốt lại: Như vậy là cô thấy các em đều có những ước mơ đẹp. Cô mong rằng các - HS lắng nghe và làm theo. em học sinh lớp mình nhiều em sẽ trở thành các chiến sĩ để giữ gìn trật tự và bảo vệ Tổ quốc. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò các em về nhà học thuộc bài thơ, sưu tầm thêm các câu chuyện, các việc tốt - HS thực hiện của các chú chiến sĩ giờ sau kể bạn nghe. - Chuẩn bị bài tiết sau bài Luật tục xưa của người Ê-đê. - HS lắng nghe.