Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 22A: Hương vị hấp dẫn - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi

docx 11 trang Diệp Đức 04/08/2023 1270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 22A: Hương vị hấp dẫn - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_bai_22a_huong_vi_hap_dan_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 22A: Hương vị hấp dẫn - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Lợi

  1. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết: 26/3/2020 CHỦ ĐIỂM: VẺ ĐẸP MUÔN MẦU Bài 22A: Hương vị hấp dẫn *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt trang 37. *HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhiệm vụ 1: Các em quan sát các tấm ảnh ở SHD Tiếng Việt trang 37 và trả lời các câu hỏi: a/ Em nghĩ gì khi ngắm những tấm ảnh trên? b/Em viết 3-4 câu về hình ảnh đẹp trong một tấm ảnh ở trên. Nhiệm vụ 2: Các em nghe cô đọc. Chú ý từ khó, ngắt nghỉ dấu câu. Nhiệm vụ 3: Các em làm vào SHD trang 38. Nhiệm vụ 4: Các em đọc câu, đoạn rồi đọc hết bài. Các em chú ý đọc các từ ngữ ở SHD trang 39. Nhiệm vụ 5: Các em đọc hết bài và trả lời 3 câu hỏi theo gợi ý ở SHD. a/ b/
  2. c/ Nhiệm vụ 6: Các em chọn 1 đoạn ở trong bài và luyên đọc đoạn đó. Nhiệm vụ 7: Tìm hiểu chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 1/ Các em đọc đoạn văn ở SHD trang 39 dựa theo mẫu rồi viết lại các câu kể đó. 2/ Các em xác định chủ ngữ những câu em vừa tìm được dựa theo mẫu ở SHD trang 40. Câu Chủ ngữ Vị ngữ 2 Hà Nội Tưng bừng màu đỏ 3/ Các em trả lời câu hỏi: Chủ ngữ trong các câu trên nêu nội dung gì? Và viết lại câu trả lời: Các em đọc phần ghi nhớ ở SHD trang 40 ba đến 4 lần. Nhiệm vụ 8:Các em đọc đoạn văn trong SHD Tiếng Việt 4, nhiệm vụ 8 trang 40 và viết lại những câu kể Ai thế nào? Sau đó các em phân tích chủ ngữ nhé.
  3. *HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1: Các em viết một đoạn văn 4 đến 5 câu về loại trái cây mà em yêu thích, trong đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? Nhiệm vụ 2: Các em nghe cô đọc đoạn văn: Sầu riêng(từ Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta). Sau đó các em đọc lại đoạn văn bài “Sầu riêng” trang 38, viết các từ khó mà các em thường hay sai. Các em nghe cô đọc và viết vào dưới đây nhé. Các em viết bài xong, mở SHD ra và sửa lỗi nhé. Nhiệm vụ 3,4: Các em đọc kĩ yêu cầu và làm vào SHD trang 40 nhé. Người viết BGH duyệt
  4. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết: 27/3/2020 Bài 22B:Thế giới của sắc màu *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt 4 trang 42. *HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhiệm vụ 1: Các em xem các tranh ở SHD trang 42 và viết nhận xét của em về màu sắc của những sự vật ở trong tranh. Nhiệm vụ 2: Các em lắng nghe cô đọc bài thơ: Chợ Tết. Nhiệm vụ 3: Các em đọc kĩ nhiệm vụ 3 ở SHD trang 43 theo mẫu và viết lại. Nhiệm vụ 4: Các em cùng luyện đọc theo cách hướng dẫn ở nhiệm vụ 4 trang 44 nhé. Nhiệm vụ 5: Các em đọc lại bài thơ và trả lời 4 câu hỏi ở trang 44 nhé. 1/ 2/
  5. 3/ 4/ *Nội dung bài: Nhiệm vụ 6: Các em học thuộc lòng 8 dòng đầu hoặc 8 dòng cuối. Nhiệm vụ 7: Các em đọc 3 bài tả cây cối: Cây mai tứ quý trang 33; Cây gạo trang 34, 35; Cây sầu riêng trang 38. Đọc 3 bài xong các em nêu nhận xét. a/ Các bạn đọc kĩ yêu cầu rồi làm vào SHD trang 44 nhé. b/ Tác giả quan sát bằng những giác quan nào? Các ban đọc kĩ yêu cầu và bài. Các giác quan Chi tiết được quan sát -Thị giác(mắt nhìn) Cây mai tứ quý: Cây gạo: Cây sầu riêng: -Vị giác(lưỡi nếm) Vị ngọt của cây sầu riêng. -Thính giác(tai Cây gạo: Tiếng chim hót. nghe) Khứu giác(mũi Hương thơm của sầu riêng: ngửi)
  6. *HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1: Các em kiểm tra kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường(hoặc nơi em ở) và trả lời 3 câu hỏi sau: -Em quan sát bằng những giác quan nào? -Trình tự quan sát của em có hợp lí không? -Cái cây mà em quan sát có gì khác với cây cùng loài? Nhiệm vụ 2: a/Các em quan sát ảnh thiên nga. Em có nhận xét gì về chim thiên nga?(Các em muốn nêu được nhân xét thì các em xem cổ, cánh, màu sắc chim thiên nga). b/ Các em chú ý nghe cô kể chuyện hoặc lên mạng Internet tìm câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen. Nhiệm vụ 3: a/ Các em sắp xếp lại thứ tự các tranh ở SHD trang 45 cho đúng với cốt truyện Con vịt xấu xí em vừa nghe cô kể hoặc tìm hiểu trên mạng Internet. b/ Các em dựa vào tranh đã sắp xếp lai, kể từng đoạn sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Nhiệm vụ 4: Các em đọc kĩ nhiệm vụ 4 ở SHD trang 46 và trả lời các câu hỏi: a/ Ai là “con vật xấu xí” trong tuyện này?
  7. Vì sao nhân vật đó được xem là con vật “xấu xí”? b/ Các em làm vào SHD. Nhiệm vụ 5: Các em kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết vào vở nháp. Người viết BGH duyệt Hoàng Thị Lợi
  8. Người viết: Hoàng Thị Lợi Ngày viết: 27/3/2020 Bài 22C: Từ ngữ về cái đẹp *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt 4 trang 47. *HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhiệm vụ 1: Các em quan sát các tấm ảnh ở SGK trang 47. Các em viết mỗi bức tranh 1- 2 câu nói về vẻ đẹp của mỗi sự vật. Nhiệm vụ 2: Các em đọc kĩ yêu cầu ở nhiệm vụ 2 trang 47 và viết vào phiếu học tập. a/Các từ thể hiện vẻ đẹp của con người M: đẹp, xinh xắn, tươi tắn, b/Các từ thể hiện vẻ đẹp của con vật M: đẹp, xinh xắn, c/Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cảnh M: đẹp, tươi đẹp, huy hoàng, vật Nhiệm vụ 3: Các em đặt câu với một từ tìm được ở nhiệm vụ 2. *HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
  9. Nhiệm vụ 1: Các em đọc hai đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây ở SHD Tiếng Việt trang 48 và trả lời các câu hỏi. a/ Tả về lá cây: Các em đọc bài tả lá bàng và trả lời các câu hỏi. Tác giả tả sự thay đổi màu sắc hay kích cỡ của lá bàng? Tác giả tả sự thay đổi của lá bàng theo trình tự nào?(từng năm hay từng mùa trong năm) Các em viết điều đáng chú ý trong cách tả lá bàng của nhà văn Đoàn Giỏi. b/Tả thân cây và gốc cây: Các em đọc bài tả cây sồi già và trả lời các câu hỏi: Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi theo trình tự nào?(từng năm hay từng mùa trong năm) Hình ảnh so sánh, nhân hóa nào được sử dụng làm cho hình ảnh cây sồi già hiện lên rất sinh động. Các em viết điều đáng chú ý trong cách tả cây sồi của Lep Tôn- x tôi:
  10. Nhiệm vụ 2: Các em đọc kĩ yêu cầu ở SHD trang 49 và viết một đoạn văn tả lá, thân hoặc gốc của cái cây mà em yêu thích. Người viết BGH duyệt Hoàng Thị Lợi