Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

docx 9 trang Diệp Đức 04/08/2023 1770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_4_bai_24a_suc_sang_tao_ki_dieu.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng việt Lớp 4 - Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu

  1. Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt trang 62. A. Hoạt động cơ bản Nhiệm vụ 1. Quan sát những bức tranh sau và cho biết mỗi bức tranh nói về điều gì? Nhiệm vụ 2. Nghe cô đọc bài Sức sáng tạo kì diệu. Nhiệm vụ 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B cho phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A Nhiệm vụ 4. Các em đoạn, sau đó đọc bài 2-3 lần. Nhiệm vụ 5. Các em đọc lại bài và hoàn thành các bài tập sau: (1) Đánh dấu ✔ vào ô trống thích hợp: đúng hay sai?
  2. (2) Những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì? a. Chỉ để trang trí cho đẹp, tô điểm phòng tranh b. Chỉ để gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc c. Vừa gây ấn tượng, vừa giúp người đọc nắm nhanh thồng tin nhờ tóm tắt bằng những số liệu và từ ngữ nổi bật Nhiệm vụ 6. Tìm hiểu câu kể Ai là gì? (1) Đọc ba câu kể Ai là gì? dưới đây: Bạn này là Diệu Chi. Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ. (2) Ba câu trên dùng để làm gì? a. Giới thiệu hoặc nêu nhận định về người, về vật. b. Miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người hoặc vật. c. Miêu tả hoạt động của người hoặc của con vật. (3) Trong ba câu trên, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, bộ phận nào trả lời câu hỏi Là gì (là ai, là con gì)? Câu Ai (Cái gì, con gì)? Là gì (là ai, là con gì)? M: Bạn này là Diệu Chi. Bạn này là Diệu Chi Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Tiểu học Thành Công Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ. Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ * Em hãy phân chủ ngữ và vị ngữ bằng dấu(/) các câu kể Ai là gì sau: Bạn này là Diệu Chi. Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công. Diệu Chi là một họa sĩ nhỏ. B. Hoạt động thực hành
  3. Nhiệm vụ 1. Tìm câu kế Ai là gì? trong các câu dưới đây và nêu tác dụng của nó. Viết kết quá bài làm vào vở hoặc Phiếu học tập. Câu kể Ai là gì? Tác dụng M: a/Thì ra đó là một thứ máy cộng trừ mà Pa – xcan đã Giới thiệu thứ máy mới đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. b/ a/ Nhiệm vụ 2: Em hãy đặt 2 -3 câu kể về người thân trong gia đình. Nhiệm vụ 3: Các em viết 2 bài chính tả: Họa sĩ Tô Ngọc Vân Khuất phục tên cướp biển (Các bạn viết từ Cơn tức giận đến như con thú dữ nhốt chuồng)
  4. Nhiệm vụ 4. Điền truyện hay chuyện vào chỗ trống? Viết vào vở hoặc bảng nhóm. Kể (1) , phải trung thành với (2) , phải kể đúng tình tiết của câu (3) , các nhân vật có trong (4) . Đừng biến giờ kể (5) thành giờ đọc (6). Nhiệm vụ 5. Thi giải câu đố: Em đoán xem đây là những chữ gì, viết chữ đó vào vở. Để nguyên - loại quả thơm ngon Thém hỏi - co lại chỉ còn bé thôi. Thêm nặng - mới thật lạ đời Bỗng nhiên thành vết xoong nồi nhọ nhem. Là gì?: 1 2 3 Bình thường dùng gọi chân tay Muốn có bút vẽ: thêm ngay dấu huyền Thêm hỏi — làm bạn với kim Có dấu nặng, đúng người trên mình rồi. Là gì? 1 2 3 4
  5. Bài 24B: Vẻ đẹp của người lao động *Các em đọc mục tiêu ở SHD Tiếng Việt 4 trang 67. A. Hoạt động cơ bản 1. Các em quan sát các tấm ảnh và trả lời câu hỏi: Các tấm ảnh chụp cảnh ở thời điểm nào trong ngày? Những ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về lao động của người dân trên sông, biển? Nhiệm vụ 2. Các em nghe cô đọc bài thơ Đoàn thuyền đánh cá Nhiệm vụ 3. Các em luyện đọc bài thơ 3-4 lần. Nhiệm vụ 4. Các em đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi: (1) Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó?
  6. (2) Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Em biết điều đó nhờ những câu thơ nào? (3) Tìm hình ảnh nói lên vẻ đẹp huy hoàng của biến. (4) Công việc lao động của người đánh cá được miêu tả đẹp như thế nào? (5) Bài thơ giúp em hiểu điều gì? Chọn ý trả lời đúng nhất. a. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển. b. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động. c. Cả hai ý trên. B. Hoạt động thực hành Nhiệm vụ 1. a. Đọc dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu dưới đầy: Giới thiệu cây chuối tiêu. Tả bao quát cây chuối tiêu. Tả các bộ phận của cây chuôi tiêu (tàu lá, buồng chuối, nải chuối, quả chuối ). Nêu lợi ích của cây chuối tiêu. b. Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này (viết vào chỗ có dấu [ ]). Đoạn 1: Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn. Đoạn 2: Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi
  7. Đoạn 3: Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần Đoạn 4: Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.
  8. Bài 24C: Làm đẹp cuộc sống *Các em đọc mục tiêu SHD Tiếng Việt 4 trang 71. Hoạt động cơ bản Nhiệm vụ 1. Giới thiệu sản phẩm Các giới thiệu 1-2 sản phẩm. 3. Trong các câu sau, câu nào là câu kể Ai là gì? Một chị phụ nữ nhìn tôi cười, hỏi: - Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? - Em là cháu bác Tự. Em về làng nghỉ hè. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong câu vừa tìm được Trong câu trên, vị ngữ do những từ ngữ nào tạo thành? B. Hoạt động thực hành 1. Tìm câu kể Ai là gì? trong những câu thơ sau. Xác định vị ngữ của những câu tìm được. a. Người là Cha, là Bác, là Anh Qủa tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Tố Hữu) b. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
  9. Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay (Đỗ Trung Quân) 2. Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu kể Ai là gì? Viết các câu đó vào vở. 3. Dùng các từ ngữ dưới đây để đặt câu kể Ai là gì? là một thành phố lớn là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ là nhà thờ lớn của Việt Nam