Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng

doc 10 trang thuongdo99 6510
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_cho_tre_kham_pha_khoa_hoc_khoi_mam_non_truong_ma.doc

Nội dung text: Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng

  1. TRƯỜNG MẦM NON PHÚC ĐỒNG TỔ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC * Đối với môn KPKH trong trường mầm non được dạy trên 3 loại giờ học. A. GIỜ HỌC KHÁM PHÁ 1 ĐỐI TƯỢNG I. Nội dung: Khám phá 1 con vật, 1 loài hoa hoặc 1 nghề, - Có thể khám phá ở 1 phương diện riêng, 1 vấn đề nào đó của đối tượng: Sự tự vệ, thức ăn, sự di chuyển, II. MĐ – YC 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi, một số đặc điểm (dấu hiệu) đặc trưng của đối tượng: * Với động vật + Màu sắc: VD: Hổ vằn đen, bướm sặc sỡ + Cấu tạo bên ngoài: Tên các bộ phận đặc trưng. VD: Con vịt: Chân có màng nên biết bơi, mỏ bẹt, 2 cánh, ăn thóc và tôm tép nhỏ, đẻ trứng. + Vận động, thức ăn, tiếng kêu, môi trường sống, công dụng, ích lợi . * Với thực vật: Xác định mục đích cụ thể bằng việc trả lời các câu hỏi Cây: Các bộ phận đặc trưng của cây: Tên bộ phận, đặc điểm của bộ phận. + Thân, thân cây như thế nào? + Hoa, hoa như thế nào? Hoa có gì đặc biệt? + Môi trường sống? để làm gì? (Công dụng) Quả: Màu sắc, hình dạng, cấu tạo từ ngoài vào trong / tên ,bộ phận, đặc trưng, đặc điểm rõ ràng. VD: Cam : - Vỏ như thế nào? - Múi giống gì? => Đi sâu hơn sao không gọi là cá mà gọi là tép? (sâu về bộ phận) + Mùi, vị, cách ăn: có quả bóc để ăn, có quả phải bổ hoặc gọt. + Ích lợi cung cấp chất gì cho cơ thể? Hoa + Màu sắc, cấu tạo bên ngoài,tên, hình, đặc điểm các bộ phận, cánh của nó như thế nào?cuống hoa ra sao? Mùi? Công dụng, lợi ích. VD: Trang phục ( đặc trưng) nơi làm việc, công việc. * Với nghề nghiệp: - Đối với những nghề có sản phẩm cần nêu công đoạn làm ra sản phẩm (chọn công đoạn tiêu biểu), ý nghĩa một số công việc. Tại sao phải làm như vậy? 1
  2. + Dụng cụ: Chọn cái tiêu biểu. + Sản phẩm (nếu có). + Thái độ làm việc + Ý nghĩa xã hội (tác dụng, ích lợi của nghề với xã hội) - Sự đa dạng: ngoài đối tượng đó ra, còn nhiều đối tượng khác cùng nhóm . VD: Có nhiều nghề truyền thống khác. - Mối quan hệ của đối tượng với con người, môi trường hoặc các loài khác (nội dung này khó, cần suy nghĩ, lựa chọn đưa vào bài cho hợp lý, không nhất thiết phải có). Tuy nhiên, có những bài bắt buộc phải lựa chọn nội dung này để dạy, chẳng hạn với đề tài: "Cây xanh và môi trường sống" + Trồng cây xanh để làm gì? (cảnh, thuốc, gỗ ). + Cây xanh tác động như thế nào đến môi trường? + Để có cây con người phải làm gì? (Trồng ,chăm sóc). Vậy môi trường tác động như thế nào đến cây xanh? (Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây). Như vậy cần phải đưa nội dung này vào phần xác định yêu cầu như nội dung bắt buộc chứ không phải là nội dung lựa chọn. - Sự thay đổi và phát triển: VD: Sự lớn lên của cây từ hạt, Sự lớn lên của gà, Vòng đời ếch, Bướm, công đoạn nghề: Trẻ biết các gia đình phát triển và đặc điểm của mỗi gia đình. VD: Vòng đời phát triển của Bướm 4 giai đoạn: Trứng -> sâu -> kén -> nhộng -> Bướm. Rồi Bướm lại đẻ trứng. Cứ như vậy tạo thành vòng đời. Nếu đề tài yêu cầu thì mới thực hiện riêng. Còn chỉ là đề tài thông thường, không nên mạo hiểm chọn nội dung này để dạy. (Mất nhiều thời gian) 2. Kỹ năng : Có thể trình bầy theo 2 cách - C1 – Trẻ biết + tên kỹ năng. VD: Trẻ biết quan sát - C2 – Phát triển và rèn luyện + tên kỹ năng. + Kỹ năng nhận thức: Quan sát, nhận xét (mô tả), phán đoán, suy luận, bước đầu biết phân nhóm (kỹ năng này có thể đưa vào hoặc có thể không đưa vào). Phát triển và rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. + Kỹ năng xã hội: Hợp tác, hoạt động theo nhóm + Làm giàu vốn từ và rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc. 3. Thái độ: + Thái độ khoa học : Trẻ thích khám phá, hứng thú với hoạt động khám phá + Thái độ ứng xử : yêu quý, chăm sóc , bảo vệ đối tượng, trân trọng (đối với sản phẩm) II. Chuẩn bị: - Ưu tiên chuẩn bị vật thật (nếu có thể) - Nếu là nghề: Tùy nghề mà có thể mời người làm nghề đó đến lớp giao lưu - Các đồ dùng khác liên quan đến hoạt động do giáo viên thiết kế. 2
  3. III. Tiến hành: T/gian Hoạt động Hoạt động của cô HĐ của trẻ 2' - 3' 1. Ổn định - Hát (trò chơi, đọc thơ, câu đố, ) Cả lớp hát tổ chức + Trò chuyện ngắn gọn về nội dung đã thực hay 1 số trẻ? hiện trên. Hát 1 lời hay 12' -> 2. Khám - Khám phá tên và đặc điểm của đối tượng: 2 lời? 14' phá + Phải dựa vào mục đích, yêu cầu để xác định HĐ 1: cho trẻ khám phá nội dung nào để giải quyết Làm gì? được vấn đề đó, dùng cách thức nào cho trẻ KP? - Phần này HĐ 2: + Quan sát (Nếu là vật thật) hoặc: cần nêu rõ dự Làm gì? + Xem tranh ảnh, băng hình. kiến các câu + Thí nghiệm. VD: Con ếch ăn gì? Tại sao cho trả lời đúng (Có thể cỏ mà ếch không ăn? của trẻ để nhiều HĐ + Đọc sách, kể cho trẻ nghe câu chuyện hoặc giáo viên thay hơn tùy hỏi ý kiến chuyên gia (khi nội dung khám phá đổi câu hỏi thuộc vào khó hình dung với trẻ hoặc làm thí nghiệm hoặc cách số lượng không thành công). VD: Cô giáo tiểu học là khám phá nội dung ) người như thế nào? khác cho đặc (Gọi điện cho 1 bạn học sinh năm trước là học điểm (nội sinh mẫu giáo, năm nay đang học lớp 1 và trò dung) tiếp chuyện ) theo. HĐ 3: Mở - Khám phá về sự đa dạng : rộng Cho trẻ xem vật thật (Nếu có thể) nhưng chủ yếu là dùng tranh hoặc băng hình và cho trẻ gọi tên các đối tượng. 9' - 10' HĐ 4: - Củng cố: Củng cố Tổ chức các trò chơi củng cố về những đặc điểm đã khám phá: + Ghép tranh hoặc ghép hình cắt dời + Bắt chước vận động + Hãy đánh dấu chúng: Vẽ dời bộ phận các con, cây, hoa, quả. Cho trẻ đánh dấu đúng vào các bộ phận còn thiếu của đối tượng đã khám phá, hoặc đánh dấu vào dụng cụ của nghề vừa khám phá. Nhớ: Để lẫn với các đối tượng khác. + Tìm đối tượng theo yêu cầu. - Cần nêu rõ tên trò chơi, cách chơi, luật chơi một cách cụ thể bằng mô tả trò chơi. 2' - 3' 3. Kết - Kết thúc: - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi thúc hoặc vận động theo nhạc, phù hợp với chủ điểm và bài dạy. 3
  4. VD cụ thể: Khám phá nghề bác sỹ nhi khoa I. Mục đích, yêu cầu: 1. Nhận thức: - Trẻ biết tên: Bác sỹ nhi khoa - Các dấu hiệu đặc trưng của nghề: Trang phục công việc, dụng cụ, thái độ làm việc, ý nghĩa xã hội. - Sự đa dạng: Ngoài bác sỹ nhi khoa còn có nhiều bác sỹ chuyên khoa khác: nha khoa, đa khoa, nhãn khoa, lão khoa 2. Kỹ năng: - Trẻ biết quan sát, nhận xét, phán đoán, suy luận, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Hợp tác, hoạt động theo nhóm. - Diễn đạt mạch lạc. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ thích khám phá về nghề bác sỹ. - Kính trọng biết ơn bác sỹ. II. Chuẩn bị: - Trang phục, dụng cụ (1 số) là vật thật - Băng hình: Bác sỹ nhi khoa đang làm việc trong bệnh viện ,có nhiều trẻ đến khám, bác sỹ đang đón bệnh nhân. - Tranh về các bác sỹ chuyên khoa khác. III. Tiến hành 1. Ổn định (Tự triển khai) 2. Khám phá: * Khám phá tên và các dấu hiệu của bác sỹ khoa nhi - Cho trẻ xem hình bệnh viện nhi + Đây là bệnh viện nào mà toàn trẻ con đến khám? + Ai đã phải vào đây? + Ai là người khám chữa bệnh ở đây? + Bác sỹ làm ở bệnh viện nhi gọi là bác sỹ nhi khoa + Bác sỹ nhi mặc trang phục như thế nào? (Ai nhận xét gì về trang phục của bác sỹ) - Cô đưa ra trang phục của bác sỹ cho trẻ quan sát - Bác sỹ nhi khoa phải làm những công việc gì?(Cho trẻ xem một đoạn phim về công việc của bác sỹ -> trẻ xem phim và nhận xét: Bác sỹ khám bệnh, kê đơn. Bác sĩ còn chụp XQ, làm phẫu thuật, tại sao bác sỹ phải làm công việc đó? Đặt thêm một số câu hỏi để trẻ suy luận) - Khi làm việc bác sỹ phải sử dụng những dụng cụ gì? (-> Sau khi trẻ trả lời, cô giơ đồ dùng lên minh họa (nếu có thể)) - Đã ai phải vào bệnh viện chưa? Bác sỹ khám cho con như thế nào?(hỏi thêm ) - Điều gì xảy ra nếu không phải bác sỹ? - Giáo dục: Nhờ có bác sỹ mà trẻ được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho khỏe mạnh 4
  5. + Lớn lên ai thích làm bác sỹ nhi khoa? - Còn có các bác sỹ chuyên khoa nào khác? - Củng cố: - Thi xem đội nào nhanh -> lấy lô tô gắn lên bảng yêu cầu. Cô cho trẻ tự kiểm tra kết quả và nhận xét. - Cho trẻ chơi đóng vai bệnh nhân, bác sỹ. 3. Kết thúc - Tổ chức hoạt động vận động nhẹ nhàng phù hợp với chủ điểm. B. GIỜ HỌC KHÁM PHÁ NHIỀU ĐỐI TƯỢNG I. Nội dung = Tên đề tài: Một số (đối tượng), có thể có các điều kiện kèm theo tên đối tượng. VD: Khám phá 1 số con vật có 2 chân, 2 cánh, đẻ con. II.Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên gọi một số đặc điểm đặc trưng + C1: Cô ghi tên đặc điểm, màu sắc + C2:: Ghi cụ thể đặc điểm từng đối tượng. VD: Qủa cam, màu xanh, vỏ sần, có nhiều múi, có tép màu vàng, hạt không ăn được, có mùi thơm, vị ngọt, khi ăn phải gọt vỏ, bỏ hạt, - Một giờ học có thể khám phá 3- 4 đối tượng tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của đối tượng -> nhiều đặc điểm chọn ít đối tượng và ngược lại ít đặc điểm chọn nhiều đối tượng. - Nghề nghiệp chỉ nên chọn 2 đối tượng nghề, ghi rõ tên đối tượng, không ghi chung chung: VD: 1số nghề. Mà phải ghi công việc: Tìm hiểu nghề cảnh sát giao thông và nghề giáo viên. - Trẻ biết sự đa dạng: Ngoài đối tượng đó ra, có nhiều đối tượng khác cùng loại. 2. Kỹ năng: + Trẻ biết quan sát, nhận xét, hoặc phân biệt (đối với đề tài về nghề nghiệp) + Bước đầu biết phân nhóm + Chú ý ghi nhớ có chủ định + Biết hợp tác, hoạt động theo nhóm, đặt câu hỏi.(Đây là nội dung mới và nâng cao nên cần chú ý chọn vào các bài dạy sao cho phù hợp với trẻ. Có nghĩa là, sử dụng vào các đề tài mà trẻ có nhiều kinh nghiệm) 3. Thái độ: - Thái độ khoa học: Trẻ thích khám phá - Thái độ ứng xử: Dạy trẻ biết thể hiện thái độ với các đối tượng. 5
  6. II. Tiến hành: 1. Ổn định: (Tự triển khai như đã hướng dẫn) 2. Khám phá: - Tên gọi, đặc điểm đặc trưng của đối tượng + Quan sát (nếu có vật thật). Nếu không, cho trẻ xem tranh hoặc băng hình (có thể cho trẻ khám phá theo nhóm) cho mỗi trẻ một đối tượng, trẻ quan sát, thảo luận với nhau. Nếu dùng tranh bắt buộc phải dùng một bộ (allbum) tranh bao gồm nhiều hoạt động, tập tính hoặc thể hiện nhiều đặc trưng đối tượng qua tranh. + Cô giúp trẻ nhận xét a. Đối tương 1: - Nhóm nào vừa khám phá (về đối tượng 1) - Có nhận xét gì về đối tượng vừa khám phá? (nếu trẻ khó trả lời cô đặt câu hỏi gợi ý cho trẻ) VD: + Con vịt ăn gì? + Nó đẻ trứng hay đẻ con? + Có nhóm nào muốn đặt câu hỏi cho nhóm 1 không? b. Đối tượng 2: - Nhóm nào khám phá đối tượng này? - có những đặc điểm gì? (Cô gợi ý nếu trẻ gặp khó khăn) VD: + Con bò sữa ăn gì? c. Đối tượng 3: - (Cái gì) . Nó như thế nào? (Chỉ gợi ý khi trẻ gặp khó khăn) d. Đối tượng 4 (Nếu có. Vì thông thường chỉ nên chọn 3 đối tượng) - (Con mèo) .có gì đặc biệt? - So sánh: - Có thể lựa chọn so sánh theo từng cặp hoặc tất cả các đối tượng cùng một lúc. + Chúng có đặc điểm gì khác nhau? + Chúng có đặc điểm gì giống nhau ? VD về so sánh 2 đối tượng: + Gà và vịt có đặc điểm gì khác nhau? + Gà thì kêu cục tác, Vịt thì kêu cạp cạp + Mỏ gà nhọn, mỏ vịt thì bẹt. + Chân gà không có màng, chân vịt thì có màng. VD về so sánh tất cả các đối tượng cùng lúc: + Các con vật này có đặc điểm nào khác nhau? Con này biết bơi, 3 con kia không biết bơi. - Lưu ý: Với phần so sánh các đối tượng này trong tiết khám phá về các nghề, ta dùng biện pháp phân biệt. Nghề không so sánh vì nó trừu tượng, cô và trẻ đều không lường hết được câu trả lời. Vậy cách thực hiện là: Hỏi xoáy vào đặc điểm khác nhau. VD: Bác nông dân và cô giáo ai làm việc trên cánh đồng? + Ai phải sử dụng phấn, bảng? Bác nông dân làm việc bằng gì? + Ai là người làm ra cây lúa, hạt thóc? 6
  7. - Khái quát: Tóm tắt đặc điểm giống nhau của các đối tượng và đặt chung tên cho nhóm. -> Cá, tôm, cua, ốc tuy khác nhau song, chúng cùng sống dưới nước, nên gọi là động vật sống dưới nước. - Khám phá sử đa dạng(mở rộng): Ngoài bốn con này ra, còn con gì cũng là động vật sống dưới nước? + Cho trẻ em xem tranh hoặc xem băng hình và trẻ gọi tên các con vật. - Giáo dục chung: . 3. Củng cố: - Trò chơi 1: Chơi lô tô thi xem ai nhanh, có 4 đối tượng (vừa khám phá), để lẫn với các đối tượng khác và lô tô những đối tượng mở rộng cũng có thể sử dụng phần này. + Lần 1: Cô nói tên đối tượng, trẻ giơ lô tô. + Lần 2: Cô nói đặc điểm -> Trẻ giơ lô tô nói tên đối tượng. VD: Con gì chân có màng, biết bơi, đẻ trứng? + Lần 2: Chơi phân nhóm: "Ai nhanh hơn?" + Để lẫn lô tô các con vật đó với các con vật loại khác. Nhiệm vụ: Chỉ được chon loại đó, theo luật tiếp sức. (Ghi rõ luật tiếp sức) VD: + Chọn nghề này, nghề khác. + Chọn loại rau này, chọn loại rau khác + Cái gì biến mất? + Ghép hình tranh C. GIỜ HỌC PHÂN NHÓM CÁC ĐỐI TƯỢNG I. Nội dung: - Tên đề tài: Phân nhóm (Phân loại) các đối tượng - Gồm có 2 dạng bài: + Dạng 1: Phân nhóm theo 1 dấu hiệu: VD: Phân nhóm các con vật theo môi trường sống. Hoặc: Phân nhóm gia súc. + Dạng 2: Phân nhóm đơn thuần (Phân nhóm theo nhiều dấu hiệu) VD: Phân nhóm động vật nuôi gia cầm - gia súc. DẠNG 1: PHÂN NHÓM THEO 1 DẤU HIỆU I. Muc đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ biết tên, một số đặc điểm đặc trưng chung của các nhóm đối tượng. VD : Sản phẩm, động vật + Tên nhóm và đặc điểm chung của nhóm: nên chọn 2-3 nhóm. Mời nhóm 3 đối tượng VD: phân nhóm động vật theo môi trường. 7
  8. * Sống dưới nước: Cá, tôm, cua: Sống dưới nước, biết bơi, nếu lên cạn thì sẽ không sống được. * Sống trên cạn: gà, mèo, hổ: sống trên mặt đất, có chân, biết đi - chaỵ. * Sống ở trên không: chim, ong, chuồn chuồn, biết bay có cánh, sống và làm tổ trên không. - Trẻ biết sự đa dạng của các nhóm động vật. VD: sự đa dạng của các nhóm động vật theo môi trường sống. 2. Kỹ năng: - Quan sát, nhận xét, so sánh, phân loại - Hợp tác, hoạt động theo nhóm - Ngôn ngữ mạch lạc. II. Chuẩn bị (Ghi cụ thể các nội dung theo thực tế tiết học) III. Tiến hành 1. Ổn định (Tự triển khai như hướng dẫn) 2. Khám phá: - Khám phá tên và đặc điểm chung của nhóm: Chọn 1 trong 2 hình thức: Quan sát vật thật hoặc Xem băng hình. Cũng có thể chọn cả 2 nội dung nhưng cần phân công vị trí chỗ ngồi của trẻ trên thực tế sao cho phù hợp. - Cho trẻ khám phá theo nhóm. Sau đó cho các nhóm khám phá về đối tượng bằng cách trả lời các câu hỏi: Nhóm 1: + Hỏi tên: Trong tranh có những con vật gì? + Hỏi đặc điểm giống nhau: 3 con vật đó có đặc điểm gì giống nhau? Gợi ý: sống ở đâu? Làm gì? + Đặt tên chung: Theo các con có thể đặt tên chung cho nhóm là gì? + Hỏi mở rộng: Ngoài con tôm, con cua, con ốc, còn con gì sống dưới nước? Nhóm 2: + Hỏi tương tự với 4 loại câu hổi như trên. Song, tùy thuộc vào khả năng của trẻ mà có thể lược bớt câu hỏi thứ 2 hỏi luôn câu hỏi thứ 3, 4 với những đối tượng phía sau. Nhóm 3: + Thực hiện tương tự như trên. - So sánh: + So sánh 2 nhóm đối tượng với nhau ( dùng cho tiết có 2 nhóm) hoặc so sánh tất cả các nhóm cùng một lúc (dùng đại diện để so sánh). Gợi ý: những con vật này muốn sống được phải làm gì? Có cần ăn uống không? Môi trường sống? Cách di chuyển? -> Gọi chung là động vật. - Khái quát chung: Gọi tên chung nhất sau khi kiểm tra lại đặc điểm giống nhau. - Khám phá sự đa dạng: Ngoài sống ở trên mặt đất, dưới nước, trên không thì động vật còn sống ở đâu? Con giun sống ở đâu? 3. Củng cố - Phân chia theo dấu hiệu xếp lô tô theo nhóm. - Nối hình theo nhóm - Tìm nhà theo nhóm 8
  9. - Kể đủ 3 thứ - Thi xem đội nào nhanh theo tiết trước. - Chỉ cần chọn trò chơi 1 động 1 tĩnh. DẠNG 2: PHÂN NHÓM THEO NHIỀU DẤU HIỆU I. Mục đích – Yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên, biết các đặc điểm khác nhau của đối tượng về cấu tạo ngoài, vận động, thức ăn, sinh sản. - Trẻ biết đặc điểm giống nhau về nơi sống, ích lợi của (5đối tượng) Các đối tượng đó càng khác nhau càng tốt. Vì mỗi đặc điểm khác nhau là một dấu hiệu để phân nhóm. - Trẻ biết sự đa dạng: (Tương tự như các tiết khác) 2. Kỹ năng:(Giống tiết trước.) 3. Thái độ: (Giống tiết trước.) III. Tiến hành: 1. Ổn định(Tự triển khai) 2. Khám phá: - KP tên và đặc điểm khác nhau của 5 đối tượng: a, b,c,d,e - Đưa 5 đối tượng ra cùng một lúc, hỏi tên gọi và điểm giống nhau? + Quan sát: xem vật thật, xem tranh, mô hình, + Trên bàn có mô hình con vật nào? * Hỏi đặc điểm khác nhau: 5 con vật này có đặc điểm gì khác nhau? Gợi ý cho trẻ trả lời( theo nội dung mục đích yêu cầu). Khi nói đến đậc điểm nào, hãy xếp những con có đặc điểm đó vào 1 nhóm, nhóm còn lại là những con không có đặc điểm đó. VD: + Cái nào có mầu vàng? Cái nào không có màu vàng? (Hãy xếp mầu vàng để riêng sang một bên, nhóm còn lại gọi là nhóm gì?) = phân nhóm. + Quả nào có vỏ sần -> để riêng sang một bên + Quả nào có hạt? Quả nào không có hạt? + Quả nào khi ăn phải dùng dao? * Hỏi điểm giống nhau: + Gợi ý cho trẻ trả lời: Dùng để làm gì? - Khái quát: nêu những điểm giống nhau - Khám phá sự đa dạng: - Giáo dục: - Củng cố: - Phân nhóm theo nhiều dấu hiệu (bắt buộc). 9
  10. + Lần 1: Phân nhóm theo yêu cầu của cô.(Chuẩn bị 2 trẻ chơi chung 1 bộ lô tô và 1 bảng gài, buộc trẻ phải hợp tác với nhau) VD: Chọn quả có màu vàng, không có màu vàng, làm xong giơ lên. Tùy thuộc trình độ của trẻ. + Lần 2: Phân nhóm theo ý thích. Cho trẻ xếp tùy ý, nêu kết quả và dấu hiệu => KL: Có nhiều cách phân chia nhóm đối tượng. 3. Kết thúc: - Tổ chức hoạt động tích hợp vận động nhẹ nhàng hoặc nhận xét, khen ngợi trẻ. Tài liệu do tổ chuyên môn trường mầm non Phúc Đồng biên tập ( dựa trên hướng dẫn của giảng viên: Bùi Thị Xuân). Chỉ lưu hành nội bộ. 10