Phương pháp cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng

doc 11 trang thuongdo99 6690
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_cho_tre_lam_quen_voi_hoat_dong_tao_hinh_khoi_mam.doc

Nội dung text: Phương pháp cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình Khối Mầm non - Trường Mầm non Phúc Đồng

  1. TRƯỜNG MẦM NON PHÚC ĐỒNG TỔ CHUYÊN MÔN PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG - Mục tiêu: Là cái đích giáo viên muốn trẻ đạt được. 1. Kiến thức: - Hình thành cảm xúc thẩm mỹ qua vẻ đẹp, màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục tỷ lệ, của sự vật hiện tượng xung quanh của tự nhiên, nghệ thuật. VD1: Dạy trẻ vẽ con gà trống, chính là cách thể hiện, miêu tả làm sao để thấy vẻ đẹp của gà trống so với các con khác chứ không phải là việc kể tên các bộ phận của con gà trống. (Sử dụng các mỹ từ, các từ láy gợi cảm xúc để miêu tả vẻ đẹp của gà trống) VD2: Vẽ, xé dán cây: Tán cây to sừng sững, các dáng vẻ? Sự đa dạng phong phú VD3: Vẽ hoa: Miêu tả vẻ đẹp, hình dáng màu sắc, của bông hoa thông qua ngôn ngữ của vẽ. 2. Kỹ năng: - Cung cấp 1 số kỹ năng tạo hình: vẽ, nặn, xé, cắt, dán, làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi và an toàn (phù hợp với lứa tuổi) 3. Thái độ: - Phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ (Vì sao phải phát triển kỹ năng này? Vì cần phải có cái riêng của mỗi trẻ. Đây là sản phẩm tạo hình của cá nhân. Ngay cả trong tiết mẫu, tên ý tưởng là giống nhau nhưng màu sắc phải thể hiện theo cảm xúc cá nhân. Không nên hiểu máy móc: Cứ tiết mẫu là phải làm giống mẫu, yếu tố tưởng tượng sáng tạo cần mang tính cá nhân riêng) II. NỘI DUNG TẠO HÌNH - Dạy trẻ kiến thức về thẩm mỹ (cái đẹp của sự vật hiện tượng xung quanh). Dạy trẻ kỹ năng và về cách sử dụng nguyên vật liệu (cách hiểu về nguyên vật liệu). Như vậy, nội dung dạy tạo hình cho trẻ phản ánh mức độ kiến thức cho mỗi lứa tuổi. VD: Nhà trẻ: Nắm tờ báo, duỗi ra, vuốt thẳng. -> Mẫu giáo: Nắm tờ báo đã nhúng nước, chấm mầu, in, nối vào nhau tạo thành bông hoa. 1. Nhà trẻ: Dưới 36 tháng a. Đặc điểm: + Nghèo ngôn ngữ + Động tác vụng về 1
  2. + Mạnh về hoạt động chơi với đồ vật nên hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật + Phản xạ (hoạt động) theo cảm hứng. (Chỉ ngồi yên được 3 phút) + Trí nhớ, chú ý tưởng tượng hạn chế b. Nội dung: + Dạy trẻ làm quen với đất nặn để chơi, cầm, nắm, chia, gộp. + Gọi tên sản phẩm theo cô. + Làm quen với bút, giấy, hồ, các hình cắt sẵn để chơi, gọi tên. + Làm quen các hình, các màu ở mức độ đơn giản (1 hình, cùng màu) + Cho trẻ làm quen với cách vẽ, dán 1 màu. VD: Các con ơi lấy cho cô 1 cái bút màu đỏ (chỉ được đưa 1 màu vào 1 tiết học, Dạy to nhỏ (hai biểu tượng) thì được nhưng hai màu thì không được) + Làm quen với khổ giấy A5, băng giấy, hình các loại quả, các loại hình khác nhau (hình đơn giản không có chi tiết) VD: Hình tròn, tam giác. + Làm quen với cách tô màu, di màu, chấm hạt. VD: Quả mít cần nhiều gai -> cho trẻ chấm hạt làm gai. 2. Mẫu giáo bé a. Đặc điểm: + Vận động phát triển tốt hơn. + Ngôn ngữ phát triển: Thích hỏi, thích bắt chước, nói lại. + Trí nhớ, chú ý tưởng tượng bắt đầu có chủ định + Thích được khen, thích hoạt động tập thể (chỉ mới là thích, chưa có chủ định lựa chọn → làm theo) b. Nội dung: - Cho trẻ nặn: Xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, gắn đính và sử dụng phụ liệu: Cắm tăm vào mỏ thành mỏ. - Các đối tượng tiếp cận: Con vật, đồ vật gần gũi với trẻ → cho trẻ làm ra sản phẩm, gọi tên sản phẩm đó (Nếu sản phẩm xa lạ với trẻ, trẻ không gọi được tên) - Vẽ: Vẽ nét (VD: Ông mặt trời, cỏ cây ), xổ thẳng, ngang, xiên, chấm, chấm nối hạt, di màu, tô màu 1 số đối tượng, sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ VD2: Ngôi nhà, hoa, hàng cây, quả, cá, ông mặt trời - Sử dụng các nguyên vật liệu: bút sáp, màu nước, phấn trên các loại giấy A4, A5 vở vẽ - Xé dán: Làm quen với cách dán theo vệt chấm hồ - Sử dụng 2 loại mẫu hình to nhỏ khác nhau dán trên khổ giấy A4, A5, bìa màu các hình, Sử dụng 6 màu tô, vẽ, dán (theo mầu của hộp bút mầu) - Làm quen với cách xé dải, xé vụn (xé dọc khổ của băng giấy rộng 5cm) 2
  3. 3. Mẫu giáo nhỡ a. Đặc điểm: - Tất cả hoạt động của trẻ trở nên chủ động hoạt bát, tích cực tham gia. Hoàn toàn khác cái ngô nghê của mẫu giáo bé (Hết tuổi mẫu giáo trẻ đã có 75% kỹ năng người) - Nắm được nhiệm vụ và thích hoàn thành nhiệm vụ có khả năng đặc biệt bắt chước hoạt động của người lớn. - Thích được khen ngợi động viên. b. Nội dung: - Vẽ nét tạo nên tranh (có nội dung tranh đầy đủ (tranh hoàn thành). Trình tự: vẽ nét, tô chi tiết, tô nền tranh) - Sử dụng màu nước: Sáp để vẽ, tô các hình. (Hình vẽ chỉ to bằng lòng bàn tay trẻ và ít chi tiết) - Sử dụng 12 màu (theo mầu của hộp bút mầu) - Nặn: Sử dụng các kỹ năng để nặn tạo nên đa dạng các sản phẩm, các sản phẩm này có chi tiết sử dụng phụ liệu. VD: Mẫu giáo bé nặn vòng bánh quả quất → đơn lẻ - Mẫu giáo nhỡ: Nặn chén có quai, nặn chuối tạo nải, → Có chi tiết bầy đàn - Cắt xé dán: + Làm quen với kéo cắt đường thẳng, đoạn thẳng, đường viền, khung. + Tiếp tục xé theo dải, đường viền, xé vụn, xé và chắp, (xé tiếp bộ phận để chắp vào thành đối tượng) + Cần xé dán tạo nền tranh rồi chọn mầu để trình bày chi tiêt (mầu không cần giống thật) → chuẩn bị cho trẻ các tờ giấy nền có sẵn (nền là các mảng mầu kết hợp với nhau) - Làm đồ chơi: Gấp các hình: gấp đôi, gấp 4, gấp một số hình đơn giản: Vuông, tròn, ngôi sao, + Cho trẻ làm quen vơi một số nguyên vật liệu: Các loại giấy (bìa, giấy vở học sinh, họa báo, A4 ) - Một số phụ liệu: Hồ khô, vải len, hột, ni lông 4. Mẫu giáo lớn 1. Đặc điểm: - Biết ứng xử có động cơ, thích hoạt động, thích khen, có chính kiến riêng, biết thực hiện nhiệm vụ (giao nhiệm vụ cho trẻ cô giám sát để trẻ hoàn thành nhiệm vụ) - Trí nhớ, chú ý, tưởng tượng phát triển. 2. Nội dung - Vẽ: Sử dụng các kĩ năng một cách kết hợp xen kẽ, sử dụng mầu để theo đuổi và thế hiện đối tượng của mình. 3
  4. - Sử dụng kinh nghiệm cá nhân để miêu tả xúc cảm của mình: Con sẽ vẽ gì? Con đang làm gì ? Con chọn cái này để làm gì? Con muốn thể hiện điều gì? Đây là cái gì? - Dạy trẻ vẽ nét → tô chi tiêt → trình bày bố cục trước khi tô nền (có thể hướng dẫn trẻ thêm các chi tiết cho cân đối bức tranh) - Nặn: Công trình (gồm nhiều hạng mục, nhiều đối tượng, nhiều việc. VD: Một bức tranh của trẻ có cả núi non, hồ - biển, cá bơi, cây cối, ). Cho trẻ sử dụng một số đồ dùng, công cụ (dao nhựa ), phụ liệu để minh họa. Như vậy cần chia nhóm để làm (sản phẩm tập thể không mang kĩ năng đồng loạt) - Xé cắt dán: Xé dán trang trí tâm, góc hình tròn, đường viền tròn, xen kẽ màu, hình (minh họa một loại trước một loại sau. VD: Dán hết hình tròn cách đều quanh đĩa rồi dán lá xen kẽ). Cả vẽ cũng như cắt xé dán. - Tiếp tục các kĩ năng xé, cắt, dán tạo nên sản phẩm có tên VD: Xé dán thuyền trên biển: Thuyền và màu là chính, xé là phụ. Cần thể hiện độ xa gần bằng độ to nhỏ của thuyền. - Rèn luyện kĩ năng chọn màu để dán trên nền có sẵn (màu sắc thể hiện thái độ sống) III. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH (Không có phương pháp sai chỉ có cách sử dụng không đúng) A. Cách dạy các loại tiết (Để biết khi nào trẻ cần cái gì) 1. Mẫu - Giờ dạy kỹ năng mới → phải có mẫu. - Mẫu do cô làm ra - Đặt suốt tiết học VD: Nặn con gà con từ hai viên đất to và nhỏ + Kỹ năng xoay tròn đất to và nhỏ + Đặt suốt tiết học để trẻ chú ý tập trung - H/Dẫn tập thể 1, 2 đến 3 lần, trẻ được xem động tác và nghe lời giải thích của cô. - Hướng dẫn cá nhân: + Gợi ý thêm chi tiết + Hướng dẫn chi tiết lại cho trẻ làm (Chúng mình bắt đầu từ đây nhé, thế này nhé , nói cá nhân đủ nghe) - Nhận xét sản phẩm: + Cho trẻ thống nhất lại các kỹ năng đã học, vừa làm gì? Có làm được không? Đã làm thế nào? 4
  5. + Cùng nhau bàn cách bổ xung sửa chữa các sản phẩm chưa hoàn thành (không hỏi tên của ai, muốn vẽ thành ngôi nhà làm thế nào? (Ngoài giờ: Bức tranh nào vẽ chưa xong thì các con lấy xuống làm cho xong nhé!) 2. Đề tài - Không dạy kỹ năng mới mà rèn kỹ năng và mở rộng hiểu biết. VD: Vẽ thuyền: Mẫu Vẽ thuyền trên biển: Đề tài - Không đặt mẫu (các sản phẩm gợi ý) suốt cả tiết học - Hướng dẫn tập thể: + Sử dụng hệ thống câu hỏi mở (là loại câu hỏi cho trẻ trả lời có nhiều cách trả lời khác nhau, cô là người trả lời đúng) + Hãy tạo tình huống cho trẻ tham gia vào quá trình hoạt động + Trao đổi cách thể hiện nhưng cô chỉ dùng lời giải thích kỹ năng, không minh họa (con sẽ làm như thế nào? nếu vẽ thuyền phải vẽ thân trước này, cánh buồm ) - Hướng dẫn cá nhân: + Gợi ý thêm chi tiết + Cô hướng dẫn 1 động tác cụ thể: Hay là con lại vẽ cái ô tô của con, con vẽ đầu ô tô nào cố gắng lên - Nhận xét sản phẩm: + Cho trẻ xem sản phẩm chung của cả lớp, gọi tên, đặt tên. + Giới thiệu sản phẩm của cá nhân. + Gợi ý cách hoàn thiện sản phẩm sau giờ học. 3. Ý thích - Là hoạt động sáng tạo của trẻ - Không có mẫu. - Trẻ cần được trao đổi đàm thoại, cần biết cách làm, cần tập diễn đạt ý định của mình. - Hướng dẫn tập thể: + Phải tổ chức cho trẻ trao đổi nói về đối tượng có ấn tượng (Có thể đúng chủ đề và ngoài chủ đề vẫn chấp nhận được) + Thảo luận về 1 nhân vật cổ tích nào đó VD 1: Cùng nói chuyện về chú dê đen + Tình huống thứ 1 + Tình huống thứ 2 + Tình huống thứ 3 Hoặc 1 tình huống như: 5
  6. Con chọn ai, tình huống nào, sự kiện nào để miêu tả? Nếu dê đen, dê trắng cùng húc đầu vào chó sói thì ai dũng mãnh hơn? VD 2: Chợ, siêu thị, công viên, sở thú, phong cảnh (biển, bể bơi), múa, biểu diễn → Con chọn ai, tình huống ấy có chi tiết gì? → cô phải giới hạn ý tưởng của trẻ. - Hướng dẫn cá nhân: + Trao đổi khuyến khích trẻ: Sáng tạo trong sử dụng màu, cách miêu tả dáng vẻ đường nét, mầu của đối tượng để đối tượng sáng hơn. + Hướng dẫn chi tiết cho trẻ khó khăn (vốn xúc cảm tưởng tượng của trẻ nghèo nàn) cô gợi ý, chỉ dẫn cụ thể. - Nhận xét sản phẩm: + Xem sản phẩm, đặt tên, giới thiệu sản phẩm, nêu cách sửa VD: Con xem bạn đặt tên như thế đã được chưa? Con có thay đổi gì không? → Yêu cầu giáo viên phải có kiến thức cao. VD: Miêu tả đám cưới: Đám cưới có gì? Ai xinh nhất? Con miêu tả cô dâu như thế nào? B. Cách dạy tạo hình cho các lứa tuổi 1. Đối với nhà trẻ - Cô giáo vừa nói vừa làm động tác để trẻ nhắc lại lời cô và động tác của cô. - Chỉ dạy cho trẻ 7- 12 trẻ ngồi xung quanh cô, cô có thể bao quát được. Cô phải nhìn thấy mặt từng trẻ để khi trẻ phân tán tập trung, cô cần dừng hoặc chuyển hoạt động. - Đối với các giờ mẫu, nhà trẻ có 10’ dạy, 50% thời gian dành cho hoạt động của trẻ - Cho trẻ sờ, nắm, ngắm nghía → Đoán xem đó là gì? - Cho trẻ sử dụng 1 loại nguyên liệu: Bút mầu đỏ hoặc màu gì tùy mục đích, cô cần chuẩn bị dư ra so với số trẻ, đồ dùng được xếp theo nhóm. - Gọi tên sản phẩm nhiều lần 2. Mẫu giáo bé - Cô nói ngắn gọn, rõ mục đích VD: Vẽ ngôi nhà: Cần có nóc nhà, tường nhà (Còn các chi tiết khác hướng dẫn cá nhân) - Nói kết hợp với động tác minh họa, sử dụng mỹ từ, động từ làm cho hoạt động của trẻ sôi nổi lên. VD: Con gà trống: Động tác ò ó o đưa tay lên nâng vai làm cánh cho trẻ bắt trước cả động tác và lời nói. - Cho trẻ miêu tả bằng các nguyên liệu từ 3- 6 màu (hoặc thứ) khác nhau VD: Nặn: Đất nặn, lá cây, tăm tre, hột hạt. Vẽ: 6 màu tùy thích - Câu hỏi dành cho trẻ ở lứa tuổi này: 6
  7. + Bạn nào biết? ( về cây mít, về con mèo ) dành cho nhiều trẻ trả lời và nhắc lại câu trả lời. - Đối với các giờ học đề tài và ý thích, cô dành cho trẻ 70% quỹ thời gian cho trẻ hoạt động cá nhân Nhà trẻ, mẫu giáo bé > 10’ Mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn > 20’ 3. Mẫu giáo nhỡ - Sử dụng phương pháp hỏi, trao đổi, tranh luận - Trả lời câu hỏi, tự miêu tả, diễn đạt - Tổ chức cho trẻ xem xét, quan sát, sờ mó, ngắm, ngửi (sử dụng giác quan) đoán, gọi tên, liên hệ (với cái mà trẻ biết) - Sử dụng đa dạng các nguyên liệu: Hướng dẫn theo quy trình: Làm tổng thể trước rồi chi tiết sau. VD: Làm hoa: Lấy lọ, làm hoa bằng ống hút, gắn vào. Làm điện thoại: Làm khung, gắn số vào, - 1 năm, trẻ phải có 4 - 5 sản phẩm hoàn thiện. - Tổ chức bán đấu giá tranh cho chính phụ huynh để gây quỹ lớp. 4. Mẫu giáo lớn - Dạy trẻ biết nhận xét và diễn đạt, miêu tả đối tượng - Quan sát thiên nhiên, sự vật hiện tượng xung quanh - Giao nhiệm vụ và kiểm tra. Trẻ nói lại, nhắc lại được nhiệm vụ và tìm bạn để thực hiện. - Hướng dẫn phần chính còn chi tiết cho trẻ tự thực hiện dựa vào kinh nghiệm cá nhân - Sử dụng đa dạng nguyên vật liệu, làm theo quy trình cá nhân. C. Hoạt động tạo hình ngoài giờ học Nếu hoạt động tạo hình trong tiết học có: - Tên gọi, mục đích yêu cầu, nguyên vật liệu, - Thời gian: - Loại tiết: - Kết quả: Sản phẩm chính là để minh họa cho kỹ năng tạo hình mà trẻ có - Phản ánh: Cảm xúc thẩm mỹ + Kỹ năng tạo hình + Sáng tạo cá nhân thuộc vào kế hoạch của giáo viên, Thì hoạt động tạo hình ngoài tiết học: - Không cần có tên trước. VD: Gắn tranh theo chủ đề. - Là sản phẩm cho trẻ làm nhóm và tập thể (để làm được tranh cây → nhóm cắt, nhóm vẽ, nhóm xé) 7
  8. - Ứng dụng các kỹ năng tạo hình và sản phẩm - Tận dụng được nhiều khoảng thời gian, không gian, nguyên liệu, tình huống khác nhau để tạo nên sản phẩm → giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm cá nhân VD: Làm tranh, album từ báo họa mi/ cầu vồng. Mỗi nhóm 1, 2 tờ tranh, gộp lại thành bộ tranh. Kết luận: Trong tiết học và ngoài tiết học bổ trợ cho nhau, kinh nghiệm mang từ ngoài vào lớp học, mang kỹ năng từ trong lớp học ra ngoài. IV. PHƯƠNG PHÁP SOẠN GIÁO ÁN - Vở sản phẩm là phương thức hoạt động có thể dành cho trẻ trong tiết học, ngoài tiết học. Dành cho tất cả các trẻ nhưng không phải là đồng loạt. - Sản phẩm trong hình vẽ phải được thực hiện trọn vẹn. Mỗi trẻ có thể sử dụng được 1 trang khác nhau. - Mẫu nên sử dụng giấy ngoài - Sử dụng cho năm sau, sử dụng cho năm trước - Dùng tranh phong phú - Kỹ năng gấp cho trẻ (Từ mẫu giáo nhỡ mới gấp) - Cá nhân có quyền tạo ra những sản phẩm mang màu sắc riêng của cá nhân - Kiến thức là sự hiểu biết về cuộc sống thẩm mỹ. Kỹ năng để trẻ tạo ra sản phẩm. Thái độ thể hiện sáng tạo. - Đề tài: Sử dụng các kỹ năng đã học, không làm mẫu, kể cả mẫu giáo bé - Dạy nghề: Phương tiện, động tác, sản phẩm, nguyên vật liệu, ích lợi GIÁO ÁN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU A. Tiết mẫu 1. Kiến thức: - Là những hiểu biết về đối tượng, sự vật hiện tượng dưới dạng cảm xúc thẩm mỹ. VD: Thơ: ong, bướm→ không phải ai ngoan, ai hư, mà là giáo dục trẻ: Người lớn giao việc gì làm xong mới được đi chơi. - Biết vẻ đẹp của đối tượng, sự vật hiện tượng: VD: Vẻ đẹp của cái cây là những tán cây xanh mát, xòe lớn, ai đứng vào cũng mát. Vẻ đẹp của rừng cây là sự đa dạng của hình dáng các cây, độ cao thấp của cây, mầu sắc đan xen vào nhau một cách tự nhiên. Vẻ đẹp của con vật là động tác, dáng vẻ, tư thế, Vẻ đẹp 8
  9. của đường phố là các dãy nhà cao thấp, có cây xanh, đèn điện và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người, VD: Biết miêu tả đối tượng bằng động tác, tiếng kêu VD: Vẽ chân dung bạn đang mỉm cười 2. Kỹ năng: - Các kỹ năng vẽ chi tiết chính nhất. VD: Vẽ chân dung: Vẽ hình tròn to vào giữa tờ giấy đặt dọc (sau đó bổ sung các chi tiết: tóc, mắt, miệng, tai ) B. Tiết đề tài, ý thích 1. Kiến thức: - Trẻ tìm kiếm, thể hiện đối tượng yêu thích - Bé, nhỡ: Chọn 1 câu chuyện cổ tích cụ thể phù hợp với trẻ. Cho trẻ miêu tả nhân vật, sự kiện, tình huống trong câu chuyện (sản phẩm tạo hình để ghi nhận sự tiến bộ của bản thân) 2. Kỹ năng - Kết hợp sử dụng các loại kỹ năng vẽ dán để miêu tả sự vật hiện tượng. - Sử dụng bổ sung các nguyên vật liệu khác như: Mầu nước, bồi bìa bức tranh, sử dụng giấy, bông - Gợi ý thêm cá nhân Con vẽ cái gì trong tranh Nhận xét: Con đã miêu tả cái gì thế? Gợi ý: Bức tranh của con tên là gì? Con hãy giới thiệu tranh của mình hoặc của bạn mà con thích Con muốn vẽ thêm cái gì ? - Đề tài: Có thể đưa thêm nguyên liệu khác, gợi ý cho trẻ hình thành sử dụng thêm + Cộng thêm thời gian cho hoạt động của trẻ nếu trẻ hứng thú. + Dành 70% quỹ thời gian cho hoạt động trẻ - Mẫu: 50% thời gian cho hoạt động của trẻ 3. Thái độ - Là sự sáng tạo riêng của trẻ - Nhà trẻ, mẫu giáo bé: Yêu thích sản phẩm của mình . - Mẫu giáo nhỡ: Biết hoàn tác hình thành sản phẩm, giữ gìn sản phẩm, mong muốn bổ sung sản phẩm, mong muốn có giờ học tiếp theo. - Tiết mẫu: Dạy trẻ kĩ năng vẽ 2 nét xổ thẳng để tạo thân cây và cong để tạo tán lá - Tiết đề tài: Tiếp tục dạy trẻ kĩ năng vẽ cây để tạo thêm nhiều cây II. CHUẨN BỊ 1. Cô: - Mẫu : (miêu tả mẫu cô đã chuẩn bị), màn hình, màn chiếu?, 9
  10. - Nội dung: Mở đề tài: VD: Đọc bài thơ, trò chơi, câu đố, vận động nhẹ, tình huống, hát - Nguyên vật liệu phục vụ hoạt động: - Nguyên vật liệu và các điều kiện khác: Giấy mầu, (ghi tên nguyên vật liệu) - Tổ chức giao nhiệm vụ từ (ngày, thứ nào? Mang đến lớp cái gì? Cho trẻ đi đâu? kể câu chuyện gì cho trẻ?, 2. Trẻ: - Phân công trực nhật: Chia bút, giấy, III. TIẾN HÀNH HĐ 1: Định hướng đối tượng (sự vật hiện tượng) - Hình thức tổ chức vận động nhẹ, bài hát, thơ, câu đố. - Giới thiệu tranh sưu tầm, sử dụng đồ dùng đồ chơi. - Trẻ lớn cần dùng đồ dùng đồ chơi, sản phẩm cách điệu → Định hướng bằng trò chuyện, hỏi, trao đổi, cho trẻ diễn (diễn đạt bằng ngữ điệu giọng, động tác, kể lại câu chuyện, miêu tả bằng lời.) HĐ 2: Hướng dẫn tập thể lớp Cô là người tổ chức cho trẻ tiếp cận ai với đối tượng, sự vật hiện tượng, tiếp cận như thế nào? - Mẫu: Cô làm mẫu, vừa động tác, vừa giải thích? (1- 3 lần) - Đề tài: Cô không làm mẫu mà ra câu hỏi mở (là câu hỏi có ý định và có đáp án: ai biết? ai nói được? nếu thì? → bắt trẻ phải đoán, cơ hội lựa chọn. - Kể sự kiện, chọn cách thể hiện, sẽ mô tả cho trẻ hiểu là như thế này? Nếu con chọn là như thế này! Cho trẻ miêu tả HĐ 3: Hoạt động cá nhân a. Cô khuyến khích sáng tạo, gợi ý để tạo nên sản phẩm hoàn thiện VD: Vẽ xong → Tô chi tiết. Xé dán phải làm thêm cái này, cái kia cho tranh. + Đưa ra yêu cầu sử dụng các phụ liệu VD: Xé dán tua giấy nhỏ làm râu, vẽ hình tròn vào mắt để làm kính, bạn gái thêm nơ, khuyên + Sáng tạo trong cách thể hiện: Con thích cái gì? (Nếu là giờ mẫu, cô cho trẻ nhắc lại mẫu, miêu tả thêm 1 số hình theo mẫu. VD: Trẻ có thể vẽ 3 ngôi nhà theo mẫu nếu trẻ thích) b. Chỉ dẫn cụ thể VD: Con hãy bắt đầu từ hình tam giác làm mái nhà, sau đó chúng mình vẽ thêm căn nhà bằng hình vuông hình chữ nhật (chú ý trẻ A,B,C ) 10
  11. - Làm lại cho trẻ xem, cho trẻ miêu tả tiếp cách thể hiên. VD: Cô chọn sáp mầu đậm, cô vẽ mái nhà, bây giờ cô vẽ thêm gì nhỉ? + Trong các giờ sáng tạo, cô cần nêu tên các đối tượng cụ thể cho trẻ miêu tả. VD: hay là con vẽ cá đi, thuyền trên biển này nhớ là chỗ này 1 con thuyền, chỗ này 1 con thuyền, con thuyền ở xa mình vẽ nhỏ thôi. HĐ 4: Nhận xét sản phẩm - Cho trẻ trưng bày, kết hợp các sản phẩm. VD: Nặn: Lấy 1 khay rộng để ở giữa – trẻ ngồi xung quanh. Tranh vẽ xé dán: Trẻ treo bài vào góc. - Tổ chức cho trẻ quan sát xem chung sản phẩm của cả lớp (cho trẻ có thời gian suy nghĩ quan sát) + Hãy đặt tên cho sản phẩm nào mà con thích (con chọn) + Gọi xem sản phẩm này là gì? + Cho trẻ giới thiệu sản phẩm của mình (hoặc sản phẩm mà trẻ chọn) - Kết thúc bằng hoạt động trò chơi: Hát, đọc thơ. * Lưu ý: Nhận xét SP cần căn cứ vào mục tiêu của hoạt động tạo hình ( khai thác cái gì là cái đẹp trong mỗi bài tạo hình: Màu sắc, hình dáng, đường nét bố cục) + Yêu cầu kỹ năng? Mức độ với từng lứa tuổi. VD: Nhà trẻ: 1 kỹ năng mới. Tiết đề tài: 1 kỹ năng mới, sử dụng thêm các kỹ năng mở rộng để hoàn thành sản phẩm. Nội dung mở: Khuyến khích trẻ sử dụng kinh nghiệm cá nhân để miêu tả đối tượng. + Trọng tâm của giờ học: - Phải định hướng đúng ngay và tiếp cận ngay đối tượng. - Miêu tả đối tượng đó - Diễn đạt thể hiện bằng các hoạt động của trẻ - Sử dụng các câu hỏi: Con đang làm gì? Con làm việc đó để làm gì? Cô thấy nên thế này, thế kia + Tất cả loại sản phẩm của trẻ đều được mang ra sửa chữa, bổ sung sau tiết học. Có thể sử dụng để miêu tả, sử dụng vào giờ học khác. VD: Vẽ cây → xé dời → tô lại → tạo rừng cây. Nếu trẻ làm lại là thêm 1 lần trẻ sáng tạo. (Tài liệu do tổ chuyên môn trường MN Phúc Đồng biên tập dựa trên hướng dẫn của tiến sĩ Phan Việt Hoa. Chỉ lưu hành nội bộ) 11