Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thu Trang

doc 29 trang thuongdo99 17951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_n.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị Thu Trang

  1. UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MẦM NON 1-6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Trang Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0963241993 Email: Trangbrighthihi@gmail.com Đơn vị công tác: Trường Mầm non 1-6 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
  2. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” MỤC LỤC Trang MỤC LỤC . 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . .2 1. Những vấn đề lý luận .2 2. Thực trạng vấn đề 3 3. Các biện pháp đã tiến hành . 4 3.1 . Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu . 4 3.2. Biện pháp 2:Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật 11 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với nguyên liệu tự nhiên. . 14 3.4. Biện pháp 4: Tham gia hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn 25 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 25 5. Bài học kinh nghiệm 26 III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ . 27 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 1/28
  3. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ tìm hiểu thêm và khám phá một cách sinh động những gì mà trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Mỗi trẻ em đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh – nơi chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ đễ bị lôi cuốn bởi những cảnh vật có nhiều màu sắc hay một bức tranh sống động. Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu của trẻ được nảy sinh từ thuở ấu thơ. Vì vậy, hoạt động tạo hình là bộ môn không thể thiếu được trong bất kỳ một trường mầm non nào. Hoạt động tạo hình giúp cho trẻ phát triển và tìm hiểu các đối tượng được miêu tả để có được sự hiểu biết và hình dung về các đối tượng nhằm phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ. Là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh, đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích. Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình? Theo tôi, môi trường hoạt động thuận lợi, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên và quá trình thực hiện kĩ năng tạo hình của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. Xuất phát từ lí do này, tôi đã tìm tòi và sưu tầm các nguyên vật liệu đặc biệt là những nguyên vật liệu hết sức gần gũi với trẻ nhằm khuyến khích tính chủ động và khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình cho trẻ lớp tôi. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài : “ Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những vấn đề lý luận a. Cơ sở lí luận 2/28
  4. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hoạt động tạo hình của trẻ trong trường mầm non chính là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ, để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu về học tập, trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán. Thông qua đó giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý và khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với tùng nhóm lớp. Những ản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn giản nhưng lại rất đẹp, rất hữu ích, chứa sự ngộ nghĩnh, sinh động trong việc tổ chức hoạt động tạo hình, mang lại hiệu quả tốt vào việc phát triển nhân cách trẻ. Ngoài ra, mẫu tạo hình sẽ hỗ trợ cho trẻ thu nhận thêm kinh nghiệm và tạo cho trẻ cảm giác hung phấn, vui tươi, kích thích trí não của trẻ linh hoạt, thông minh, kỹ năng của trẻ sáng tạo hơn. Hoạt động tạo hình là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình giáo dục mầm non, thông qua đó phát triển toàn diện các giác quan, khả năng cảm thụ, óc sáng tạo và tư duy hình ảnh cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm tạo hình của trẻ có thể sử dụng như một học cụ dạy học cho các môn học khác. Tóm lại, hoạt động tạo hình là hoạt động giáo dục tích hợp, nhằm phát triển nhiều kĩ năng cho trẻ. Nguyên vật liệu tạo hình rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Những hoạt động tạo hình liên quan tới thể hiện màu sắc và biểu tượng như tô màu, vẽ, nặn khuyến khích sự tự thể hiện ở trẻ. Những hoạt động này giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần và luyện tập cơ tay, cơ ngón tay cho trẻ. Thông qua thao tác, động tác nhịp nhàng khi trẻ thực hiện làm tăng sự phối hợp giữa mắt và tay. Mặt khác, để kích thích tính sáng tạo và trí tượng tượng cho trẻ, tôi sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên. Đó là những thứ có sẵn trong môi trường xung quanh, dễ kiếm, không phải mua. Bằng những thứ thông thường và gần gũi đó trẻ có thể tạo thành những sản phẩm làm đồ dùng, đồ chơi hàng ngày và trẻ rất hứng thú khi được học, được chơi bằng sản phẩm do chính bàn tay mình làm ra. Qua đó cũng giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động. b. Cơ sở thực tế Hiện nay ở trường tôi nói riêng cũng như một số trường mầm non trên địa bàn nói chung, việc sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn một số hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng các nguyên liệu mua sẵn như : giấy (giấy màu, giấy để vẽ), sáp màu, hồ dán, đất nặn để thực hiện các bài tạo hình trong chương trình. Một số giáo viên còn chưa sáng tạo sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động tạo hình của trẻ. Trước tình hình chung như vậy, tôi đã tìm tòi và mạnh dạn sử dujnh các nguyên vật liệu tự nhiên vào trong hoạt động tạo hình của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi còn gặp một số khó khăn và thuận lợi nhất định. 2. Thực trạng vấn đề a, Thuận lợi: -Bản thân tôi ham học hỏi, tìm tòi, có khả năng tạo hình. 3/28
  5. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện đi học các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến tập không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn, trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ với những cách sử dụng đa dạng, sáng tạo và có hiệu quả các nguyên vật liệu tự nhiên có. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp. Phụ huynh nhiệt tình hỗ trợ, phối hợp với cô giáo trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu, học liệu đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ. Kết hợp cùng cô giáo để tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho trẻ. - Đa số trẻ trong lớp tôi đều có kĩ năng tạo hình rất tốt. Nhiều trẻ có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú. - Tôi luôn gần gũi với trẻ, vì thế tôi nắm bắt được đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Do đó, tôi đảm bảo được mục tiêu giáo dục và dễ dàng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng một cách phù hợp nhất với lứa tuổi, tính cách, khả năng của trẻ. - Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn đưa các nội dung để phát triển thẫm mĩ cho trẻ qua việc sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguyên vật liệu sẵn có ( như: vỏ hộp giấy, báo, đĩa giấy, chai nhựa .) triển khai tới giáo viên để giáo viên cùng nhau học hỏi kinh nghiệm. Từ đó giáo viên sẽ tìm ra được các phương pháp sáng tạo giúp trẻ có khả năng tạo hình tốt nhất. Nhờ vậy mà các sản phẩm tạo hình của trẻ sẽ phong phú về màu sắc, đa dạng về chất liệu, và khơi gợi tính thẩm mĩ trong tâm hồn trẻ. - Môi trường sư phạm đẹp, đồ dùng, đồ chơi trong lớp được làm bằng chính những nguyên vật liệu phong phú, sẵn có. b, Khó khăn: -Một số trẻ trong lớp kỹ năng còn chưa thuần thục. Một số trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. - Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác. - Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến tình hình học tập của con - Cha mẹ học sinh đa số đều làm nghề nghiệp khác nhau, thời gian, kiến thức, việc dạy và rèn trẻ, việc quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế nhiều. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1 . Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu. Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả, tôi tiến hành sưu tầm và tích trữ thành kho nguyên vật liệu. Trong cuộc sống hiện nay, các phế liệu trong sinh hoạt gia đình vô cùng phong phú như: lốp xe cũ, nh, các hộp bánh kẹo, túi nilong, lon đồ hộp, báo cũ, thìa sữa chua, len vụn Và những vật liệu khác như: các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá cây, cành cây khô, những mảnh gỗ, cục gỗ, các loại vỏ trai, sò, hến 4/28
  6. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Tuy nhiên, khi sưu tầm nguyễn vật liệu, tôi chú ý đảm bảo tính an toàn (không độc, không nhọn, không có cạnh sắc), dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ), dễ bảo quản và cất giữ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa vì khi chơi, trẻ tiếp xúc trực tiếp với chúng. Đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ , tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu. Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở lớp, viết thông báo về các nguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau. Sau đó, tôi phân loại, sắp xếp vào các giá, các góc chơi. Các nguyên liệu được cho vào trong hộp, rổ và được đánh tên, nhãn mác, luôn để trong trạng thái mở để trẻ có thể được tiếp xúc thường xuyên. Ngoài góc tạo hình, các nguyên vật liệu tự nhiên còn được tận dụng để sử dụng trong những góc chơi khác như góc học tập ( sử dụng lõi giấy vệ sinh, cành cây khô cho trẻ học toán, cho số lượng cành cây khô tương ứng với chữ số trên mỗi ống lõi giấy), góc khám phá ( cảm nhận của bé khi sờ bông, dây kim tuyến, giấy vụn, vỏ sò, len, que kem, rây ngô, vải vụn, thép xù ), góc bán hàng ( tận dụng vỏ chai sữa, hộp bánh, ống hút, vải vụn, chai nhựa để làm đồ chơi), góc xây dựng ( sử dụng hộp sữa làm ngôi nhà, hộp caramen, hộp thạch, thìa sữa chua , ống hút, dạ màu, giấy vụn làm cột đèn, hàng rào, cây cối, hoa lá và đồ chơi ), góc kĩ năng tự phục vụ ( sự dụng hộp bánh, gỗ, dạ vụn để làm giá phơi quần áo, len màu, dạ, cốc nhựa, lọ sữa chua để cho trẻ đong nước, tết tóc, đan mốt, gắp bông, gắp bóng v.v ), góc sách truyện ( sử dụng các hộp bìa catong, dạ màu, cành tre, giấy vụn để tạo khung rối kể chuyện cho trẻ,các mẩu gỗ, tấm nhựa làm cây, làm nhà trang trí cho góc thêm đẹp, sinh động), tận dụng vỏ chai, vỏ ốc để trồng cây 5/28
  7. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Sưu tầm các nguyên vật liệu tự nhiên. 6/28
  8. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Ngoài góc tạo hình, các nguyên vật liệu tự nhiên còn được sưu tầm để tận dụng sử dụng, bổ sung trong những góc chơi khác như góc học tập ( sử dụng lõi giấy vệ sinh, cành cây khô cho trẻ học toán, cho số lượng cành cây khô tương ứng với chữ số trên mỗi ống lõi giấy), góc khám phá ( cảm nhận của bé khi sờ bông, dây kim tuyến, giấy vụn, vỏ sò, len, que kem, rây ngô, vải vụn, thép xù ), góc bán hàng ( tận dụng vỏ chai sữa, hộp bánh, ống hút, vải vụn, chai nhựa để làm đồ chơi), góc xây dựng ( sử dụng hộp sữa làm ngôi nhà, hộp caramen, hộp thạch, thìa sữa chua , ống hút, dạ màu, giấy vụn làm cột đèn, hàng rào, cây cối, hoa lá và đồ chơi ), góc kĩ năng tự phục vụ ( sự dụng hộp bánh, gỗ, dạ vụn để làm giá phơi quần áo, len màu, dạ, cốc nhựa, lọ sữa chua để cho trẻ đong nước, tết tóc, đan mốt, gắp bông, gắp bóng v.v ), góc sách truyện ( sử dụng các hộp bìa catong, dạ màu, cành tre, giấy vụn để tạo khung rối kể chuyện cho trẻ,các mẩu gỗ, tấm nhựa làm cây, làm nhà trang trí cho góc thêm đẹp, sinh động), tận dụng vỏ chai, vỏ ốc để trồng cây 7/28
  9. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 8/28
  10. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 9/28
  11. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 10/28
  12. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh : Sử dụng các nguyên vật liệu trong các góc chơi khác. 3.2. Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật. Giáo viên, phụ huynh hãy cùng trẻ quan sát mọi sự vật, hiện tượng xung quanh để tạo cảm xúc, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ sử dụng các đồ vật cũ để tạo ra ý tưởng mới, đừng ngại trẻ lấm bẩn, hãy cùng chơi đùa với trẻ theo cách vui vẻ, thoải mái nhất để ý tưởng sáng tạo đến một cách tự nhiên. Để kho nguyên vật liệu của lớp không phải là một kho phế liệu, tôi đã thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó. Sau khi sưu tầm được rất nhiều các nguyên vật liệu cần thiết, tôi tiến hành phân loại chúng và cho trẻ làm quen. Tôi giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, chất liệu của chúng. Qua việc tiếp xúc với các nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ hiểu được công dụng của nó trong hoạt động tạo hình. Trẻ biết được các nguyên vật liệu thật sự hữu ích và qua sự giúp đỡ của cô cùng với trí tưởng tượng phong phú của trẻ đã biến những phế liệu đó thành những sản phẩm tạo hình, những món đồ chơi đẹp mắt, sáng tạo phục vụ cho hoạt động học tập và vui chơi của trẻ. Cũng qua việc cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu tôi đã giúp trẻ biết cách sử dụng các nguyên vật liệu một cách hợp lý trong hoạt động tạo hình để tạo ra sản phẩm mong muốn, đồng thời sẽ kích thích trẻ tiếp tục sưu tầm nguyên vật liệu ngày càng nhiều hơn. Để thuận tiện cho trẻ, tôi đặt và sắp xếp các vật liệu tại góc chơi nghệ thuật sao cho trẻ thấy rõ và có thể lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích. 11/28
  13. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Song song với việc cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu, tôi tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp đồ dùng một cách hợp lí và đẹp mắt, bố trí phòng học ngộ nghĩnh, đáng yêu. Môi trường nghệ thuật, lấy trẻ làm trung tâm sẽ tạo cho trẻ cảm giác hứng thú và muốn được hoạt động. Đồng thời tôi cho trẻ quan sát, nhận xét các tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, các sản phẩm sưu tầm hoặc chính các sản phẩm của cô để trẻ thấy được giá trị của các nguyên vật liệu đó. Tôi sẽ phân tích cách thể hiện của tác phẩm giúp trẻ tưởng tượng từ đó kích thích sự sáng tạo ở trẻ trong những sản phẩm của trẻ sau này. Tôi nhận thấy rằng sau khi trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật liệu gần gũi, quen thuộc và được khám phá về chúng khiến trẻ càng hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. 12/28
  14. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Cho trẻ tiếp xúc với các nguyên vật liệu tự nhiên. Hình ảnh: Cô cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. 13/28
  15. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên. 1. Tổ chức hoạt động chung Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu truyền thống này chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng những nguyên vật liệu phong phú sưu tầm được để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú. Chẳng hạn ở một số tiết học như sau: * Trang trí váy áo thời trang - Trong tiết học tạo hình “trang trí váy áo thời trang” tôi đã chuẩn bị rất nhiều váy, áo bằng giấy, bằng dạ, bằng vải, chuẩn bị rất nhiều lá cây khô, cuống rau cải, đậu bắp, quất, cánh hoa hồng, lõi giấy, bìa cứng, thìa sữa chua, keo sữa, kim sa, nhũ óng ánh, bóng tenis, màu nước - Cách thực hiện: + Cho trẻ xem clip các bạn biểu diễn thời trang. + Với chủ đề :”Sắc màu rực rỡ” trẻ nhận biết được chất liệu, kiểu dáng, đặc điểm nổi bật của những bộ váy áo đã được trang trí và những bộ váy áo chưa được trang trí. + Trẻ nói được ý thích, ý tưởng sáng tạo chiếc váy, áo thời trang mình sẽ trang trí. + Trẻ về nhóm thực hiện trang trí váy, áo theo ý thích. Cô giáo bao quát, hướng dẫn và gợi mở cho trẻ để sản phẩm của trẻ đẹp và phong phú hơn. + Trẻ treo và giới thiệu sản phẩm thời trang của nhóm mình + Trẻ mặc những bộ đồ thời trang mà nhóm mình sáng tạo lên sân khấu lớp biểu diễn. 14/28
  16. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Cô giới thiệu mẫu thời trang làm bằng cánh, lá hoa hồng. 15/28
  17. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Trẻ trang trí váy áo thời trang bằng các chất liệu tự nhiên 16/28
  18. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Sản phẩm thời trang trẻ sáng tạo bằng các chất liệu tự nhiên. Hình ảnh: Trẻ mặc những sản phẩm thời trang của mình để biểu diễn * Làm cây thông Noel 17/28
  19. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Trong tiết học “Làm cây thông Noel”, tôi đã chuẩn bị rất nhiều cành cây khô, bông gòn, len vụn, bìa cứng, giấy nhũ, kim sa, kim tuyến, bông tăm, kẹp gỗ, miếng bọt rửa bát, giấy màu, màu nước + Cô cho trẻ ngắm nhìn cây thông Noel ở lớp và xem clip về rất nhiều cây thông Noel trên thế giới + Trẻ nói được ý thích, ý tưởng làm và trang trí cây thông ( làm cây thông bằng những cành cây khô, làm cây thông bằng bìa cứng, tô màu nước, dán nhũ trang trí cây thông, trang trí cây thông bằng cách sử dụng giấy vụn, len màu, bông, nhũ ) + Trẻ về nhóm làm cây thông Noel. + Trẻ mang cây thông lên trưng bày và giới thiệu về cây thông của nhóm mình. 18/28
  20. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Trẻ làm cây thông bằng các nguyên vật liệu tự nhiên. * Xếp thuyền trên biển - Trong tiết học xếp thuyền trên biển, tôi cho trẻ sưu tầm các loại ống hút,lá cây khô, lá rụng trong giờ hoạt động ngoài trời và khi đi tham quan mang về ép phẳng. Trẻ sử dụng ống hút, lá khô này xếp được rất nhiều con thuyền tạo thành bức tranh thuyển trên biển. Hình ảnh: Trẻ xếp thuyền bằng các vật liệu tự nhiên. *Làm con vật bé thích 19/28
  21. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Trong tiết học tạo hình “ Làm tranh con vật bé thích” tôi đã chuẩn bị râu ngô, cành cây, lá khô, nhũ, kim sa, thìa sữa chua, đĩa giấy, sỏi, giấy báo cũ, giấy vụn, hộp sữa chua, bông tăm, màu nước + Cô cho trẻ xem tranh các con vật làm bằng các vật liệu khác nhau + Cô cho trẻ nhận biết được chất liệu, cách làm các con vật đó. + Trẻ nói được ý tưởng, ý thích tạo ra các con vật bé thích. + Trẻ về nhóm thực hiện theo ý thích. Cô giáo bao quát, gợi mở, hướng dẫn cho trẻ để sản phẩm của trẻ phong phú hơn, đẹp hơn. + Trẻ lên treo và giới thiệu sản phẩm của mình 20/28
  22. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” 21/28
  23. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” => Qua các giờ hoạt động chung nói trên tôi đã củng cố kĩ năng tạo hình cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng cho trẻ đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay cũng như tính kiên trì của trẻ. 2. Tổ chức hoạt động góc Tôi rất chú trọng cho trẻ sử dụng nguyên vật liệu đa dạng, phong phú khi trẻ hoạt động tại góc chơi nghệ thuật. Ở góc chơi này, trẻ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để rồi tự tạo cho mình những sản phẩm tạo hình, những đồ chơi thật đẹp. Trẻ được khám phá tích cực hơn, được sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, được thỏa sức sáng tạo, có cơ hội trải nghiệm một cách tích cực hơn, phong phú hơn. Cô giáo còn có thể hướng dẫn trẻ tạo được những bức tranh, hoặc nhưng đồ chơi để sử dụng cho những góc chơi khác .Qua đó bổ sung được rất nhiều đồ dùng cho hoạt động vui chơi cũng như học tập của trẻ. Cụ thể là : -Trẻ có thể tạo được rất nhiều con vật ngộ nghĩnh khác nhau để chơi và học trong chủ điểm động vật. Ví dụ : con bướm làm bằng que đè lưỡi, kim tuyến, con cá làm bằng đĩa nhựa, xốp màu 22/28
  24. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Học sinh làm con bướm bằng que kem, kim tuyến, làm con ong bằng viên sỏi, con cú bằng lõi giấy vệ sinh và dạ màu. Trẻ có thể tạo ra những bức tranh đẹp bằng cách sử dụng bông tăm. Bìa cứng để vẽ, để in trên những tấm gỗ, hoặc vẽ lên chính những miếng gỗ nhỏ để tạo ra những ngôi nhà, vẽ lên những cành khô để trang trí hay tô màu lên chính những viên đá, sỏi tạo ra lọ hoa thật đẹp bằng chai nhựa, cành khô và giấy vụn. 23/28
  25. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Hình ảnh: Trẻ tạo ra những sản phẩm độc đáo, sáng tạo trong giờ hoạt động góc. 3. Hoạt động ngoài trời Trong giờ hoạt động ngoài trời, trẻ vừa sưu tầm, vừa chơi với các nguyên vật liệu sưu tầm được. 24/28
  26. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” Khi cho trẻ quan sát cây cối, tôi luôn chú ý hướng dẫn trẻ cắt tỉa lá vàng, nhặt lá rụng rồi về ép thẳng, nhặt những cành cây khô, vỏ cây để sử dụng làm nguyên liệu tạo hình của trẻ. Hoặc đi tham quan, cô và trẻ có thể nhặt rất nhiều sỏi, đá có hình thù ngộ nghĩnh để xếp hình các con vật dễ thương. Như vậy, chính trẻ đã sưu tầm được rất nhiều . Hoạt động ngoài trời 3.4. Biện pháp 4: Tham gia hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn. Được các cấp lãnh đạo quan tâm, tạo điều kiện đi học các lớp học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến tập không gian sáng tạo cho giáo viên, tham gia các hội thảo nhằm nâng cao trình độ, trong đó có lồng ghép nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ với việc sử dụng đa dạng, sáng tạo và có hiệu quả các nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có. Trong hội thảo “ hướng dẫn sử dụng vật liệu tạo hình sáng tạo” , tôi đã chia sẻ, trao đổi rất nhiều kinh nghiệm dạy trẻ phát huy sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình. Tôi đã viết tham luận “ biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” và trình bày trước hội thảo, trong đó nếu bật lên các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình. Qua hội thảo, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích và nâng cao chuyên môn, trình độ để ứng dụng vào việc dạy học với hứng thú và đam mê, góp phần truyền cảm hứng và nuôi dưỡng óc sáng tạo cho trẻ. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Bằng sự nhiệt tình, học hỏi và kinh nghiệm của bản thân cũng như sự phối kết hợp của các bậc cha mẹ đã giúp đỡ nhà trường đạt được kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ tích cực, sáng tạo hơn, trẻ thêm mạnh dạn, tự tin, các kĩ năng tạo hình được đẩy lên cao. - Trẻ làm được nhiều sản phẩm sáng tạo. Ví dụ: +Trong chủ đề động vật: trẻ sử dụng vỏ ngao, đĩa nhựa làm con cá, con chó, sử dụng lá cây, que kém, thìa sữa chua làm con bướm,con chuồn chuồn, con công, sử dụng lõi giấy, sử dụng đá, sỏi màu nước làm con ong, con cua, sử dụng vỏ chai nhựa làm con hươu cao cổ + Trong chủ đề gia đình: trẻ sử dụng râu ngô làm mái tóc mẹ + Trong chủ đề quê hương đất nước: trẻ sử dụng ống hút, vỏ hạt điều, lá cây, áo mưa làm nước biển, làm thuyền, núi, làm chú hải quân bảo vệ biển đảo. sử dụng gỗ, bình xịt, bông tắm để vẽ tháp rùa, vẽ lăng bác + Trong chủ đề thực vật : trẻ dùng cành khô, giấy màu, bìa catong, len, nhũ để làm cây thông, cành hoa + Trong ngày 20/10, 8/3, trẻ sử dụng kim sa, bông, giấy báo cũ, len màu, vỏ hộp, giấy màu, hoa để làm những tấm thiệp, những hộp quà bé xinh, những bó hoa tươi thắm tặng cô giáo. 25/28
  27. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” + Trẻ làm váy, áo thời trang bằng các vật liệu sáng tạo để biểu diễn thời trang và bổ sung vào góc tạo hình sáng tạo. -Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể như sau: Nội Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện pháp dung pháp 1. Về - 65% trẻ hứng thú - 99% trẻ hứng thú tham gia HĐTH học sinh - 75% trẻ tạo ra được sản - 90-96% trẻ tạo được sản phẩm theo phẩm. yêu cầu của cô. - 70% trẻ có kỹ năng khi - 90 -95% trẻ có kỹ năng khi tham tham gia vào hoạt động gia hoạt động tạo hình. tạo hình - 80% trẻ nói được tên - 100% trẻ đặt tên được sản phẩm sản phẩm của mình của mình * Đối với môi trường - Tạo môi trường lớp lấy trẻ làm trung tâm, có nhiều các nguyên vật liệu cho trẻ khám phá, sáng tạo một cách tích cực, hiệu quả. - Trong giờ hoạt động góc, trẻ làm được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi để bổ sung vào các góc chơi. Lớp học được trang trí bằng rất nhiều các sản phẩm của trẻ. * Đối với bản thân: - Được tiếp cận gần hơn với phương pháp đổi mới - Tăng cường thêm các kĩ năng khéo léo hơn trong việc sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình. - Tạo được môi trường làm lấy trẻ làm trung tâm, môi trường phong phú phù hợp với trẻ, với nội dung giáo dục. - Có kỹ năng tổ chức các hoạt động tạo hình một cách tự tin, linh hoạt - Lớp học được trang trí bằng rất nhiều các sản phẩm của trẻ. 5. Bài học kinh nghiệm: Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ. - Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham gia vào môi trường hoạt động tạo hình. 26/28
  28. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” - Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu phong phú, sẵn có. - Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ. III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Với những kết quả đạt được, bản thân tôi chỉ muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất do nghiên cứu tài liệu, do tích luỹ được trong suốt quá trình thời gian công tác với mong muốn gửi đến cô giáo, cha mẹ trẻ những thông điệp mang tính thuyết phục với biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có được môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới: “Chân – Thiện – Mỹ” Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “ biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáp 5-6 tuổi” của tôi rút ra trong suốt quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không tránh khỏi những mặt hạn chế, kính mong sự quan tâm góp ý, giúp đỡ của hội đồng Ban giám hiệu nhà trường để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự tham gia bổ sung góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. 27/28
  29. SKKN: “Biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi” IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 5-6 tuổi” 2. Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp 3. Sưu tầm và đọc tạp trí giáo dục Mầm non 4. Tác giả: PGS.TS LÊ THANH THỦY- Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. 5. Xem và tham kháo trên ti vi, mạng các tiết mẫu về hoạt động tạo hình 28/28