Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

pdf 63 trang thuongdo99 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_doi_ngu_nhan_vien_thong_qua.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10

  1. MỤC LỤC PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Đối tượng nghiên cứu 1 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 V. Phạm vi nghiên cứu . 2 VI. Kế hoạch nghiên cứu . 2 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lý luận . 2 II. Cơ sở thực tiễn 2 1. Thực trạng về nhà trường 2 2. Thực trạng về đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng 3 III. Các biện pháp thực hiện . 3 1. Bồi dưỡng nhân viên thông qua các hoạt động 4 1.1. Phân công nhiệm vụ 4 1.1.1. Mục tiêu của biện pháp . 4 1.1.2. Cách tiến hành 4 1.2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn 6 1.2.1. Mục tiêu của biện pháp . 6 1.2.2. Cách tiến hành 6 2. Bồi dưỡng nhân viên thông qua hội thi nhân viên giỏi 7 2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng 7 2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 7 2.2.2. Cách tiến hành 7 2.2. Bồi dưỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên 8 2.2.1 . Mục tiêu của biện pháp . 8 2.2.2. Cách tiến hành 8 2.3. Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên 10 2.3.1. Mục tiêu của biện pháp 10 2.3.2. Cách tiến hành 10 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13 V. Bài học kinh nghiệm 14 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 16 PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHỤ LỤC (Bảng khảo sát nhân viên; Bảng thống kê trình độ nhân viên; Bảng 18 phân công nhiệm vụ; Bảng phân công dây chuyền; Đề thi lý thuyết; Bảng kết quả cân của trẻ; Ảnh minh họa)
  2. PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong Khoa học Giáo dục mầm non, chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Trong đó, nuôi dưỡng trẻ là khâu quan trọng góp phần tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ. Do đó, cần phải có các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt để trẻ phát triển toàn diện. Để có được chất lượng nuôi dưỡng trẻ tốt thì việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng, bởi họ là những người nấu những bữa ăn ngon mang đến cho trẻ hàng ngày và tạo nên những thực đơn giàu dưỡng chất, phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trường Mầm non 20-10, quận Hoàn Kiếm thực hiện mô hình trường mầm non CLC từ năm học 2014-2015, đến nay là năm học thứ 6. Đó là những thuận lợi nhưng cũng là áp lực rất lớn, do yêu cầu của phụ huynh và xã hội đòi hỏi nhà trường đáp ứng ở mức độ rất cao về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Tuy đã tăng cường nhiều biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, nhưng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của phụ huynh, nhà trường vẫn cần bổ sung thêm các biện pháp tích cực hơn. Với vai trò là một người quản lý - Phó hiệu trưởng, phụ trách công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trường Mầm non CLC 20-10 nên tôi đã nghiên cứu rõ mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non và thấy rằng: song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết. Việc tìm ra các biện pháp hiệu quả trong công tác quản lý để giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đáp ứng tốt mô hình trường mầm non công lập CLC tại Thủ đô Hà Nội khiến tôi đặc biệt quan tâm. Tôi luôn đề cao công tác bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng để họ ngày càng có nhiều kinh nghiệm và vững vàng chuyên môn. Một trong các biện pháp bồi dưỡng nhân viên mà tôi tâm đắc đó là thông qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm để luyện tay nghề nấu ăn và ôn luyện kiến thức cho nhân viên nuôi dưỡng. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi, tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài khoa học: “Bồi dưỡng đội ngũ nhân viên thông qua các hoạt động và Hội thi Nhân viên giỏi trường Mầm non CLC 20-10” với mong muốn góp một phần vào việc tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách hiệu quả, hợp lý. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm bổ sung thêm các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường để giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của một trường mầm non CLC tại quận trung tâm Thủ Đô Hà Nội. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Các biện pháp bồi dưỡng nhân viên nuôi dưỡng thông hoạt động chuyên môn hàng ngày và thông qua tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường tại trường Mầm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Nội. 1
  3. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kết hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài - Phương pháp thực hành. - Phương pháp hội thảo, trao đổi với đồng nghiệp, tổng kết kinh nghiệm. - Nghiên cứu, đọc tài liệu. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài được nghiên cứu ở Trường Mầm non CLC 20-10, Hoàn Kiếm, Hà Nội. VI. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020 và sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở những năm học tiếp theo. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Chế độ dinh dưỡng ở trường mầm non góp phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ, vì thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần. Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc suy dinh dưỡng. Do đó, chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món ăn đủ dinh dưỡng, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh đòi hỏi nhân viên nuôi dưỡng phải luôn luôn học hỏi, tìm tòi ra những món ăn ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Các món ăn phải có màu sắc đẹp vì màu sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ, lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá; mùi vị phải thơm ngon, hấp dẫn làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, giúp trẻ ăn hết suất. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi hàng năm chính là cơ hội để nhân viên được trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo, tìm tòi ra các món ăn mới giàu chất dinh dưỡng cho trẻ và được thể hiện kiến thức và kỹ năng tay nghề chuyên môn. Do đó, việc tổ chức thành công hội thi là góp phần thúc đẩy chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng về nhà trƣờng Trường Mầm non 20 - 10 được thành lập từ năm 1963 theo Quyết định của Thành hội phụ nữ Hà Nội với nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục các cháu mầm non. Từ năm học 2014-2015, trường thực hiện mô hình mầm non công lập CLC. Do đó, nhà trường xây dựng Chương trình bổ sung nâng cao đề ra các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo tiêu chí trường mầm non CLC, phù hợp với điều kiện của nhà trường và được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt. Từ đó đến nay, nhà trường tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non của Bộ GD&ĐT và Chương trình bổ sung nâng cao, hàng năm có điều chỉnh, bổ sung phù hợp hướng phát triển của nhà trường. 2
  4. Trường có diện tích mặt bằng là 4530m2, có 20 lớp học, 11 phòng chức năng và các khu vui chơi phát triển vận động, trí tuệ cho trẻ. Khu nấu ăn nằm trong khối nhà mới xây dựng vào tháng 3/2017, được bố trí trên tầng 4, đảm bảo thông thoáng không khí, ánh sáng tự nhiên với các trang thiết bị nhà ăn hiện đại. Năm học 2019-2020, trường đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục 410 cháu/20 lớp với tổng số 84 CBGVNV. 2. Thực trạng về đội ngũ nhân viên nuôi dƣỡng. Tổ nuôi dưỡng có 12 nhân viên nuôi dưỡng do tôi phụ trách, 12/12 nhân viên có trình độ đào tạo chuyên môn nấu ăn từ trung cấp trở lên. Đa số nhân viên có tay nghề vững vàng, có 5 người đã làm việc trên 15 năm tại trường, có kinh nghiệm chế biến các món ăn cho trẻ. Tuy nhiên, khi mới tiếp quản công việc phụ trách nuôi dưỡng, tôi nhận thấy việc cập nhật chuyên môn vẫn còn khó khăn đối với nhân viên do nhiều yếu tố: thời gian hạn chế, áp lực công việc và do chưa mở rộng nhận thức (thể hiện qua Bảng khảo sát năng lực nhân viên năm học 2016-2017, phần phụ lục, trang 18). Qua kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: nhân viên thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được đánh giá ở mức độ tốt chiếm tỷ lệ 38,8%, mức độ khá 33,8,%, mức độ trung bình 27,2%; tham gia thi lý thuyết, thực hành đạt loại tốt 58,3%, khá 41,7%. Vì vậy, rất cần thiết tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, khi bồi dưỡng nên phân loại theo nhóm, bổ sung những kỹ năng, kiến thức còn yếu để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Để công tác quản lý tổ được sát sao, tôi lập danh sách thống kê trình độ nhân viên, để từ đó phân công nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Thực trạng tình hình đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng qua khảo sát cho kết quả phản ánh qua Bảng thống kê đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng (phần phụ lục, trang 20) Qua bảng thống kê cho thấy: trình độ đào tạo của nhân viên: đạt chuẩn (trung cấp) là 8/12 người – 67%; trình độ trên chuẩn (cao đẳng, đại học) là 4/12 người – 33,3%. Về cơ bản, trình độ đào tạo của đội ngũ nhân viên đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ của nhân viên trường mầm non CLC. Trong những năm học qua, tôi đã bồi dưỡng cho đội ngũ với những biện pháp cụ thể, đặc biệt trong các hoạt động chuyên môn hàng ngày và qua hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi để từng bước nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong nhà trường. Tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường được tổ chức 2 lần/năm học, vào tháng 11 và tháng 3, trong đó 1 lần thi lý thuyết và 1 lần thi thực hành. Tùy vào điều kiện từng năm để Ban giám hiệu quyết định thời điểm tổ chức phần thi lý thuyết hoặc thực hành. Phần thi lý thuyết gồm những nội dung: kiểm tra kiến thức của nhân viên về Điều lệ trường mầm non; kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo quy chế chuyên môn; kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; kiến thức về thực hiện nhiệm vụ năm học do Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm và nhà trường ban hành; kiến thức về quy tắc ứng xử trong nhà trường. Phần thi thực hành: kiểm tra kỹ năng, tay nghề nấu ăn, xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ. Tôi luôn quan niệm, muốn cho nhân viên nuôi dưỡng có hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tốt để vững vàng tham gia hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi 3
  5. hàng năm, thì người quản lý cần phải bồi dưỡng để họ có kiến thức, kỹ năng tốt thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày. Vì vậy, ngoài việc tập trung bồi dưỡng cho nhân viên tham gia hội thi, tôi cũng chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày. Tôi tìm hiểu năng lực của mỗi thành viên trong tổ để sắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực của mỗi nhân viên. Dựa trên kế hoạch quản lý tổ nuôi dưỡng và kế hoạch năm học của nhà trường, tôi lên kế hoạch bồi dưỡng nhân viên và xây dựng các biện pháp như sau: - Bồi dưỡng nhân viên thông qua các hoạt động + Phân công nhiệm vụ + Bồi dưỡng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày. - Bồi dưỡng nhân viên qua hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi. + Lập kế hoạch bồi dưỡng nhân viên. + Bồi dưỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên. + Bồi dưỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên. 1. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua các hoạt động 1.1. Phân công nhiệm vụ 1.1.1. Mục tiêu của biện pháp - Thông qua việc tìm hiểu từng nhân viên để bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, chuyên môn được đào tạo. 1.1.2. Cách tiến hành Muốn nhân viên làm tốt công việc hàng ngày thì ngay từ việc phân công nhiệm vụ cho nhân viên cũng phải phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân. Dựa trên bảng thời gian phục vụ các bữa ăn cho cô và trẻ để tôi xây dựng phân công dây chuyền nuôi dưỡng: Bữa ăn sáng Bữa ăn phụ Bữa ăn Bữa ăn trưa Bữa quà Bữa quà Bữa ăn dịch vụ của sáng nhà trẻ trưa của của chiều nhà chiều chiều trẻ đăng ký (nước quả); trẻ CBGVNV trẻ (sữa MG nhà trẻ theo nhu cầu MG (sữa học (cơm) (cơm) Kanny) (3 món) (cơm) (210 trẻ) đường) 7h15’ 9h00’ 10h30’ 11h50’ 14h30’ 14h30 15h15’ Bảng phân công nhiệm vụ nhóm bếp chính (phần phụ lục trang 21) Bảng phân công nhiệm vụ nhóm phục vụ và kế toán ăn (phụ lục trang 23) Để phân cấp quản lý hoạt động nuôi dưỡng, tôi phân công nhân viên thực hiện nhiệm vụ và phân nhóm để thuận lợi hơn trong việc bồi dưỡng như: - Tổ trưởng tổ Nuôi dưỡng (nằm trong dây chuyền nuôi dưỡng tại khu bếp ăn), có nhiệm vụ bao quát chung về chất lượng hoạt động của tổ Nuôi dưỡng và chất lượng bữa ăn hàng ngày cho học sinh và CBGVNV; đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn. - Tổ phó tổ Nuôi dưỡng kiêm thủ kho (nằm trong dây chuyền nuôi dưỡng tại khu bếp ăn), giúp tổ trưởng trong việc quản lý tổ và quản lý bữa ăn cho cô và trẻ, quản lý kho thực phẩm. - Nhiệm vụ của nhân viên nuôi dưỡng trong khu bếp (8 người), trong đó có 02 cán bộ tổ, gồm có những công việc như: 4
  6. + Nhân viên nấu chính (2 người) được thay đổi theo tháng, có nhiệm vụ hàng ngày: nấu ăn sáng dịch vụ theo thực đơn ăn sáng, pha sữa sáng và chia ăn sáng dịch vụ cho các lớp. Giao nhận thực phẩm đầu giờ và nhận bổ sung thực phẩm trong ngày (nếu có). Kiểm tra kỹ thực phẩm về chất lượng bằng cảm quan và kiểm tra hạn sử dụng đối với thực phẩm đóng gói. Ghi chép sổ nuôi dưỡng hàng ngày theo quy định. Thực hiện theo dây chuyền nuôi dưỡng: sơ chế, chế biến các món ăn cho cô (bữa ăn trưa), chế biến món ăn cho trẻ theo thực đơn (bữa chính trưa, bữa chiều). Lưu nghiệm đầy đủ thức ăn của trẻ, của CBGVNV ít nhất 24h; Vệ sinh khu vực nấu ăn, tủ cơm, tủ lạnh. + Nhân viên nhóm phụ ngoài (3 người), có nhiệm vụ: sơ chế thực phẩm theo dây chuyền, chia cơm cho trẻ theo định lượng. Đưa cơm đi các lớp, cân bàn giao cơm, thức ăn cho giáo viên của lớp; thu bát thìa ăn xong từ các lớp, rửa dọn dụng cụ ăn của trẻ bữa trưa và bữa chiều; vệ sinh khu bếp, xử lý rác thải. + Nhân viên nhóm trực bát (2 người), có nhiệm vụ: sơ chế thực phẩm theo dây chuyền, chuẩn bị dụng cụ chia cơm và dụng cụ ăn cho các lớp: nồi, bát, khay, thìa, muôi ; phối hợp chia cơm và đưa cơm cho các lớp theo phân công; thu dọn dụng cụ ăn từ các lớp và rửa dọn; vệ sinh xe đẩy cơm, vệ sinh bếp. + Nhân viên nuôi dưỡng kiêm thủ kho (1 người), có nhiệm vụ: thực hiện nhiệm vụ sơ chế thực phẩm, chia ăn, rửa dọn theo dây chuyền; ghi sổ theo dõi xuất, nhập kho, cuối tháng kiểm kê. Nhập lương thực, thực phẩm dự trữ trong kho phù hợp với thời gian bảo quản để đảm bảo chất lượng thực phẩm. Xuất thực phẩm kho có phiếu xuất kho có ký duyệt của Ban giám hiệu, kế toán ăn. - 5 nhân viên trẻ tuổi hơn tại nhóm bếp ở các vị trí: nấu chính, phụ ngoài hay trực bát đều được quay vòng nên mỗi nhân viên phải nắm vững những công việc và dây chuyền nuôi dưỡng trong bếp. - Nhân viên nuôi dưỡng làm công tác phục vụ (03 người), có nhiệm vụ: phục vụ học sinh bữa ăn sáng dịch vụ; làm sữa chua, caramen cho trẻ theo thực đơn hàng ngày; giặt hấp khăn mặt và đưa khăn lên các lớp; hàng ngày giặt chăn, ga, gối, khăn trải bàn ăn và bàn giao cho các lớp theo lịch giặt. Chế biến cháo và các món ăn dịch vụ chiều đáp nhu cầu của phụ huynh. - Nhân viên kế toán ăn kiêm nhân viên nuôi dưỡng (01 người), có nhiệm vụ: Cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng, chứng từ thu chi có liên quan đến hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo tài chính công khai. Đóng góp ý kiến xây dựng thực đơn ăn cho trẻ. Hàng ngày gọi thực phẩm từ đơn vị cung ứng thực phẩm sạch đã có hợp đồng với nhà trường. Hàng ngày, trao đổi thông tin với nhân viên nuôi dưỡng về việc nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến để kịp thời điều chỉnh những khâu chưa hợp lý. Tham gia giao nhận thực phẩm, giám sát quá trình chế biến, chia định lượng thực phẩm chín. Thường xuyên theo dõi việc tổ chức cho trẻ ăn trên các lớp để kịp thời tham mưu với quản lý điều chỉnh thực đơn, lượng thực phẩm cho phù hợp. Hàng tháng tính tỉ lệ các chất trong khẩu phần ăn của trẻ và kịp thời điều chỉnh khi tỷ lệ các chất không cân đối. Quyết toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh. Tuyên truyền kịp thời tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của nhà trường. Luôn niềm nở, chan hòa, giữ thái độ đúng mực với phụ huynh và các cá nhân đến liên hệ công tác. 5
  7. - Khi đã phân công nhiệm vụ, tôi để nhân viên cùng đóng góp ý kiến để làm cơ sở xây dựng dây chuyền nuôi dưỡng trong tổ. 1.2. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua việc thực hiện chuyên môn hàng ngày 1.2.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp nhân viên hiểu rõ hơn nhiệm vụ được phân công và thực hiện nghiêm túc chuyên môn hàng ngày. 1.2.2. Cách tiến hành - Qua việc kiểm tra dây chuyền nuôi dưỡng của tổ, kiểm tra cá nhân, hình thức đột xuất hoặc báo trước, để từ đó tôi góp ý, đánh giá những mặt tồn tại của nhân viên và khích lệ những việc làm sáng tạo, đổi mới. Tôi kiểm tra từ khâu giao nhận thực phẩm: giao nhận đủ thành phần, chỉ nhận thực phẩm của công ty có hợp đồng ký kết với nhà trường, đảm bảo về mặt pháp lý. Kiểm tra kỹ chất lượng, thực phẩm tươi ngon mới nhận, riêng hàng khô đóng gói phải xem kỹ hạn sử dụng, vào sổ chính xác số lượng, kịp thời. Kiểm tra khâu sơ chế phải đảm bảo không làm dập nát thực phẩm; khâu chế biến phải đảm bảo hương vị, màu sắc của món ăn; khâu chia ăn phải đảm bảo đúng định lượng; khâu đưa cơm tại các lớp phải đảm bảo đúng giờ, thức ăn đảm bảo nóng, không làm giảm chất lượng món ăn. Nhưng quan trọng các khâu luôn được thực hiện nghiêm túc, tuyệt đối đảm bảo ATTP. Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá nhân viên để phân loại nhân viên theo từng nhóm để bồi dưỡng cho đúng trọng tâm. Tôi đã bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng chuyên môn cho nhân viên như: + Biết lựa chọn thực phẩm tươi ngon theo yêu cầu riêng của từng món ăn để mang lại giá trị dinh dưỡng cao. + Kỹ thuật hấp các món ăn của trẻ đảm bảo nhừ, mềm mà không bị mất chất dinh dưỡng, vẫn có màu sắc đẹp của món ăn. + Kỹ thuật ninh nấu món ăn có dùng cả nước lẫn cái nếu thấy có lớp váng hoặc bọt nổi trên nước nấu cần phải hớt bỏ tránh ảnh hưởng đến yêu cầu cảm quan và một số món ăn cần nước trong giúp cho món ăn sẽ thơm ngon hơn. + Kỹ thuật cho gia vị, thời điểm cho gia vị ở từng món ăn khác nhau. Với các món ăn được làm chín bằng phương pháp xào, quay, nướng do thời gian chế biến nhanh vì vậy phải tẩm ướp gia vị trước cho ngấm kỹ mới đem nấu; Đối với các món thời gian đun nấu lâu, thực phẩm được làm chín trong môi trường nước thì chỉ cần ướp sơ, khi ninh cần phải nêm lại vị mới chính xác. + Kỹ thuật xào được phối hợp bằng nhiều loại nguyên liệu, do độ chín của từng nguyên liệu khác nhau, vì vậy để đạt được độ chín thích hợp và lại ngấm đều gia vị, đối với nguyên liệu lâu chín cần được làm gần chín sau đó mới đem xào phối hợp thành món ăn Nếu món xào có cả thực phẩm động vật và thực vật thì thịt động vật phải được làm chín riêng trước, sau mới xào phối hợp. Kỹ thuật chế biến các món luộc, kỹ thuật ninh nấu, kỹ thuật nấu các loại nước dùng. + Kỹ thuật bầy biện, trang trí đẹp mắt làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ sử dụng vào các dịp đặc biệt tổ chức tiệc Buffet - Tôi khuyến khích các chị em cùng nhau trao đổi các kinh nghiệm trong việc lựa chọn, sơ chế và chế biến món ăn. - Khi lựa chọn kết hợp các loại thực phẩm trong việc xây dựng thực đơn cần chú ý: Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng ở tỷ lệ 6
  8. khác nhau. Không một loại thực phẩm nào cũng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của trẻ vì vậy nó đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa các nhóm thực phẩm với nhau một cách hợp lý. - Cùng với việc bồi dưỡng kỹ năng, tôi quan tâm bồi dưỡng nhân viên xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở các độ tuổi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Chương trình giáo dục mầm non, xây dựng thực đơn riêng của từng lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo với các chế độ: cháo, cơm nát, cơm thường. Xây dựng bữa chính tiêu chuẩn: có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào, món mặn, canh và tráng miệng; cả ngày có trên 15 loại thực phẩm trong món ăn hàng ngày của trẻ. - Để đáp ứng yêu cầu trường CLC, yêu cầu mỗi nhân viên: phải tự nghiên cứu, bồi dưỡng học tập, có kế hoạch chuyên môn của cá nhân; khuyến khích nhân viên học nâng cao trình độ lên cao đẳng nghiệp vụ nấu ăn. - Thông qua kiểm tra hoạt động hàng ngày của nhân viên kế toán, tôi bồi dưỡng các kỹ năng như: sử dụng phần mềm nuôi dưỡng; tính khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày; cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng; công khai tài chính; giao nhận thực phẩm, giám sát quá trình chế biến, chia định lượng thực phẩm chín của nhân viên nuôi dưỡng. Bồi dưỡng kỹ năng quyết toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh; kỹ năng tuyên truyền tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của nhà trường. - Qua việc quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi dưỡng hàng ngày, tôi phát huy, lan tỏa những tấm gương tốt trong tổ; phát huy những SKKN hay của nhân viên và áp dụng trong trường. Tạo mọi điều kiện để nhân viên được tham gia kiến tập các trường bạn theo chương trình của Phòng GD&ĐT quận. 2. Bồi dƣỡng nhân viên thông qua Hội thi nhân viên nuôi dƣỡng giỏi. 2.1. Lập kế hoạch bồi dƣỡng 2.1.1. Mục tiêu của biện pháp - Việc lập kế hoạch giúp tôi sắp xếp các nội dung bồi dưỡng nhân viên một cách khoa học, không bị chồng chéo cũng như bỏ sót nội dung bồi dưỡng. 2.1.2. Cách tiến hành - Chất lượng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng tốt cũng là một yếu tố quan trọng mang lại sự thành công lớn cho nhà trường. Do đó, nếu được bồi dưỡng tốt sẽ có được đội ngũ nhân viên tốt. Vì vậy, người quản lý cần có kế hoạch bồi dưỡng cho nhân viên phải phù hợp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của từng năm học. - Trước hết, phải bồi dưỡng về nhận thức, tư tưởng đúng đắn để mỗi cá nhân thấy được vai trò, trách nhiệm của mình, từ đó thực hiện nghiêm túc quy chế của ngành, nội quy của nhà trường. - Trong việc bồi dưỡng đội ngũ, phải đề cao việc phát huy tối đa vai trò quản lý của các cán bộ tổ, tạo đội ngũ chân rết để nắm bắt công việc của từng nhóm sát sao hơn. Yêu cầu cán bộ tổ, nhóm thường xuyên báo cáo kết quả công việc để kịp thời nêu gương hoặc bổ sung, chấn chỉnh. Đối với nhân viên, phát huy tính tự giác, tự học hỏi lẫn nhau qua việc nhân rộng các gương điển hình, sức lan tỏa từ những việc làm tốt, sáng tạo hiệu quả. Đặc biệt thông qua các Phong trào thi đua, qua các Hội thi như Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi để củng cố kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ. 7
  9. - Tôi lên kế hoạch để phân chia nội dung hướng dẫn lý thuyết cho nhân viên vào hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng và thông qua góp ý, dự hoạt động nuôi dưỡng hàng ngày thể hiện qua Bảng Kế hoạch bồi dưỡng nhân viên (phụ lục trang 24). 2.2. Bồi dƣỡng kiến thức tham gia thi lý thuyết cho nhân viên 2.2.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho nhân viên nuôi dưỡng có kiến thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc CSND trẻ. Giúp họ hiểu rõ hơn quy chế nuôi dạy trẻ về mặt lý thuyết để áp dụng trong việc CSND trẻ hàng ngày và biết áp dụng trong khi thi lý thuyết về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 2.2.2. Cách tiến hành 2.2.2.1 Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cho nhân viên nuôi dƣỡng - Việc bồi dưỡng đội ngũ phải tập trung vào những kiến thức về nuôi dưỡng trẻ và những kiến thức gần gũi với công việc hàng ngày của nhân viên. - Dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá nhân viên để phân loại nhân viên theo từng nhóm, từ đó bồi dưỡng cho đúng trọng tâm, nhằm mục đích tất cả nhân viên đều nắm được kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách toàn diện. - Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tôi chú trọng tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên để họ có hiểu biết vững vàng về vệ sinh ATTP. Các nội dung bồi dưỡng được tổ chức qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ theo tháng, qua các buổi kiểm tra dây chuyền nuôi dưỡng. Sưu tầm các tài liệu trên các kênh thông tin, các biện pháp đảm bảo vệ sinh ATTP trong chế biến, ăn uống để giảng cho nhân viên. Hướng dẫn nhân viên nghiên cứu tài liệu tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, học tài liệu; đăng ký cho nhân viên thi kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tại Phòng y tế quận Hoàn Kiếm (các năm học trước), riêng năm học 2019-2020 theo hướng dẫn của y tế quận, nhà trường tự tổ chức thi kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên. - Bồi dưỡng nhân viên kiến thức xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và tập tính khẩu phần ăn trên phần mềm nuôi dưỡng. - Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng trẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm, tôi bồi dưỡng nhân viên qua việc tổ chức phát huy những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải A cấp trường, cấp quận để các nhân viên khác được học tập và áp dụng phù hợp với điều kiện của tổ, điều kiện của bản thân. - Tạo điều kiện để nhân viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn nuôi dưỡng, các buổi kiến tập do Phòng GD&ĐT quận tổ chức. - Bồi dưỡng nhân viên qua việc mời các chuyên gia về giảng kiến thức nuôi dưỡng trẻ và giảng về vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng trẻ em. - Để việc bồi dưỡng nhân viên đạt hiệu quả cao và bám sát nhiệm vụ thực hiện năm học và quy chế chuyên môn của ngành, tôi đã chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn nhân viên ngay từ đầu năm học như: + Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường mầm non. + Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non. 8
  10. + Tài liệu Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về ATTP theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP của Bộ công thương. + Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non năm 2001 của Sở GD&ĐT Hà Nội. + Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà nội. + Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do Sở GD&ĐT ban hành hàng năm để hướng dẫn các trường mầm non tại Hà Nội. + Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành hàng năm để hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non thuộc Hà Nội thực hiện quy chế chuyên môn. + Văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm ban hành hàng năm để hướng dẫn các trường mầm non trên địa bàn quận. + Văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm ban hành hàng năm để hướng dẫn các trường mầm non trên địa bàn quận thực hiện quy chế chuyên môn. + Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; Nội quy nhà trường; Bộ quy tắc ứng xử do Trường Mầm non 20-10 ban hành hàng năm. - Trong khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nhân viên, tôi luôn khuyến khích nhân viên được trao đổi kinh nghiệm với nhau, động viên họ cùng nhau ôn tập các nội dung trong từng chuyên đề. - Tạo mọi điều kiện để nhân viên được dự các hội thi tay nghề nấu ăn của các trường nghề như: Trường Trung cấp kỹ thuật nấu ăn, Trường Cao đẳng Nghiệp vụ du lịch hay các hội thi nấu ăn khác. Qua việc đi dự, nhân viên cũng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. 2.2.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng kiến thức cho nhân viên kế toán ăn. - Ngoài bồi dưỡng các kiến thức như nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế toán ăn được bồi dưỡng thêm các kỹ năng như: kỹ năng sử dụng phần mềm nuôi dưỡng; kỹ năng tính khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày; cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng; công khai tài chính tới phụ huynh; kỹ năng giám sát việc giao nhận thực phẩm, giám sát quá trình chế biến, chia định lượng thực phẩm chín của nhân viên nuôi dưỡng. Bồi dưỡng kỹ năng quyết toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh; kỹ năng tuyên truyền tới phụ huynh các chủ trương, thông tin về thu chi của nhà trường. 2.2.2.3. Xây dựng đề thi lý thuyết: - Tổ chức thi lý thuyết hàng năm trong Hội thi Giáo viên, Nhân viên giỏi cấp trường được phân thành 2 ca thi trong toàn trường, số giáo viên và nhân viên được phân chia đều vào 2 ca; có đề thi riêng cho giáo viên và nhân viên. Do số nhân viên thi làm 2 ca nên tôi xây dựng 2 đề thi khác nhau, mỗi đề thi có 8 câu hỏi trắc nghiệm (mỗi câu đúng được 1 điểm) và 1 câu hỏi trình bày, tự luận (2 điểm), thời gian làm bài thi trong 30’ (Đề thi trong phần phụ lục trang 25) - Khi xây dựng đề thi lý thuyết cho nhân viên, tôi lựa chọn các nội dung gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện quy chế của ngành, thực hiện các nội quy của nhà trường, các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và kiến thức an toàn thực phẩm được chia vào 8 câu hỏi trắc nghiệm (8 điểm); 9
  11. riêng câu thứ 9 – câu hỏi tự luận (2 điểm), tôi lựa chọn nội dung về chuyên đề của năm học hoặc quy chế nuôi dưỡng trẻ và có nội dung liên hệ với thực tế. - Nội dung trong đề thi lý thuyết được thay đổi hàng năm để giúp nhân viên có vốn kiến thức sâu, rộng trong chuyên môn nuôi dưỡng. 2.3. Bồi dƣỡng kỹ năng thực hành tay nghề cho nhân viên 2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho nhân viên nuôi dưỡng có kỹ năng thực hành tay nghề tốt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ hàng ngày và biết áp dụng trong khi thi thực hành tay nghề. 2.3.2. Cách tiến hành - Thi thực hành tay nghề trong Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường chính là để nhân viên thể hiện thao tác, thực hành chế biến món ăn mới cho trẻ. Hàng năm, nhà trường tổ chức kiểm tra thi tay nghề của nhân viên thông qua Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi để đánh giá chất lượng chuyên môn, tay nghề của nhân viên với chủ đề “Hội thi mùa xuân”. - Trước khi tổ chức thi, tôi xây dựng biên bản chấm thi, dựa trên các tiêu chí đánh giá cách lựa chọn thực phẩm, kỹ thuật nấu ăn, VSATTP, chất lượng món ăn, cách bày biện và giới thiệu món ăn. - Hình thức tổ chức hội thi được thay đổi hàng năm để phát huy khả năng sáng tạo của nhân viên và phù hợp với điều kiện, yêu cầu của từng năm học. 2.3.2.1. Năm học 2016 – 2017: + Yêu cầu đối với nhân viên: Nhân viên được bốc thăm ngày thi; trong ngày thi của mình, nhân viên vào vị trí nấu chính 1 ngày; xây dựng thực đơn 1 ngày, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ với số tiền ăn 35.000đ/trẻ/ngày; nhân viên phải đưa 1 món ăn dự thi là món mới chưa có trong thực đơn của trường; món ăn dự thi có thể đưa vào bữa ăn trưa (món mặn, món canh, món cho bữa ăn buffet trưa thứ sáu hàng tuần) hoặc món cho bữa ăn chiều, có mức tiền 5.000đ – 6.000đ/món/trẻ. Riêng món ăn cho bữa trưa khuyến khích các món hấp để dễ hấp thụ và tiêu hóa cho trẻ. Nhân viên phải tính toán lượng thực phẩm và cân đối số tiền trong ngày cùng kế toán ăn. Việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ được chuẩn bị trước và nộp cho đ/c quản lý trước khi thi 1 ngày. + Đánh giá kết quả thi: Ban giám khảo đánh giá tay nghề nhân viên qua các yếu tố sau: đánh giá qua kỹ thuật sơ chế, chế biến các món ăn trong ngày, trong đó chú ý đến món ăn mới do nhân viên đăng ký thi nấu; đánh giá nhân viên qua việc phối hợp với các nhân viên khác trong dây chuyền nuôi; đánh giá nhân viên qua cách bày bàn ăn và phối hợp cùng cô giáo tổ chức cho trẻ ăn tại lớp học. Món ăn ngon, hợp với khẩu vị của trẻ, có đủ thành phần dinh dưỡng, được trẻ yêu thích sẽ được đánh giá cao và được đưa vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đánh giá nhân viên qua việc xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 ngày. Kết quả sau hội thi: sau 12 ngày tổ chức thi hội nuôi giỏi, có thêm 12 món ăn ngon đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu mà Ban giám khảo đưa ra, đã được nhà trường đưa vào thực đơn của trẻ như: . Món ăn chính trưa: Bí đỏ nhân thịt hấp, Tôm hấp rau củ, Bò viên hấp nấm, Cá quả viên hấp thì là, Khoai viên thịt hấp mềm. 10
  12. . Món ăn chiều: Cháo chim câu đỗ xanh, Xôi gà hoàng phố, Bún cá rô cải xanh. . Món ăn buffet ăn trong bữa trưa thứ sáu: Bò cuốn fomai, Gà quay mềm om nấm, Canh gà nấm, Khoai tây nghiền thịt bò. 2.3.2.2. Năm học 2017 – 2018: - Để nâng cao chất lượng hội thi, tạo tâm thế tự tin, vững vàng, tạo cơ hội cho nhân viên được thể hiện tay nghề trước Ban giám khảo và những người tham dự, tôi đã sưu tầm và đề xuất trong Ban giám hiệu để thay đổi hoàn toàn hình thức tổ chức hội thi theo kiểu MasterChef, đó là: + Về địa điểm: Hội thi được diễn ra tại sảnh lớn tầng 1. + Hình thức: Thi nấu ăn trực tiếp trong thời gian 60 phút hoàn thành 1 món ăn mới dành cho trẻ, khuyến khích các món ăn giàu canxi. + Yêu cầu đối với nhân viên: Nhân viên nuôi dưỡng xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 ngày cho 100 học sinh mẫu giáo, trong đó có món ăn dự thi là món ăn mới, số tiền 4.500đ – 6.000đ/món/trẻ, với tỷ lệ cân đối calo và các chất dinh dưỡng theo khuyến nghị tại Văn bản hợp nhất số 01 ra ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT. Bài thi xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ, nhân viên phải hoàn thành, nộp cho Ban giám khảo trước ngày thi 1 ngày; hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người. + Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ huynh nhà trường; đại diện giáo viên. + Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 1 món ăn nằm trong thực đơn đã xây dựng và trang trí món ăn trong thời gian 60’. Các thực phẩm được Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm được mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm đã được các nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến khác được thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. + Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn dự thi sẽ được Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức. Những món ăn đạt tiêu chuẩn là những món ăn ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng và ATTP, được Ban giám khảo, các vị đại biểu và các cháu học sinh đánh giá cao và được áp dụng trong thực đơn bữa ăn của trẻ tại trường. - Kết quả hội thi: Hội thi tuy lần đầu tổ chức theo hình thức mới đã thành công ngoài sự mong đợi, được Ban giám khảo, phụ huynh và những người tham dự đánh giá cao, sau buổi thi đã có 12 món ăn mới được áp dụng trong thực đơn hàng ngày như: . Món cho bữa ăn trưa: Tôm viên hấp nấm; Tôm chiên phủ tuyết trắng; Tôm chiên ngọc hoa; Tôm xốt bơ tỏi; Vịt xốt cam; Đậu hoàng kim; Cơm cuộn rong biển; Xíu mại xốt cà chua; Bò hầm rau củ. . Món cho bữa chiều: Xôi cốm ngọc bích; Xôi chim cút; Cháo chim cút đậu xanh. Hiệu quả của việc thay đổi hình thức thi: Rút ngắn thời gian chấm thi so với hình thức thi của những năm học trước; tuyên truyền rộng rãi tới CBGVNV, phụ huynh, học sinh và cộng đồng xã hội về chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường. 2.3.2.3. Năm học 2018 – 2019: 11
  13. - Tôi đề xuất trong Ban giám hiệu giữ hình thức tổ chức hội thi MasterChef như năm học 2017-2018: + Về địa điểm: Hội thi vẫn được diễn ra tại sảnh lớn tầng 1. + Hình thức: Thi nấu ăn trực tiếp trong thời gian 50 phút hoàn thành 1 món ăn mới dành cho trẻ (rút ngắn thời gian 10 phút so với năm học trước). + Yêu cầu đối với nhân viên: xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 ngày cho 100 học sinh mẫu giáo, trong đó có món ăn dự thi là món ăn mới trong bữa ăn buffet (khác so với năm học trước), khuyến khích trong thành phần của món ăn có rau, số tiền 5.000đ – 7.000đ/món/trẻ, với tỷ lệ cân đối calo và các chất dinh dưỡng theo khuyến nghị tại Văn bản hợp nhất số 01 ra ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT. Bài thi xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ, nhân viên phải hoàn thành, nộp cho Ban giám hiệu trước ngày thi 1 ngày; hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người tham dự. + Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ huynh nhà trường; đại diện giáo viên; đại diện nhân viên (tổ văn phòng). + Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 1 món ăn buffet nằm trong thực đơn đã xây dựng và trang trí món ăn trong thời gian 50’. Các thực phẩm được Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm được mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm đã được các nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến khác được thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. + Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn dự thi sẽ được Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức. - Kết quả hội thi: Hội thi thành công, được Ban giám khảo, phụ huynh và những người tham dự đánh giá cao, sau buổi thi đã có 12 món ăn mới để đưa vào thực đơn buffet vào thứ sáu hàng tuần như: . Món ăn khai vị: Súp cua bể; Súp hải sản . Món khai vị: Nem hải sản; Chim cút hầm hạt sen; Gà quay xốt nấm Trứng cuộn hấp vân mây; Trứng cuộn rong biển; Mỳ Ý xốt phomai; Miến xào hải sản; Rau củ quả viên giò tôm hấp; Ngao xào bơ tỏi; Tôm viên thịt nhồi cà chua hoa hồng. 2.3.2.4. Năm học 2019 – 2020: Học kỳ I, nhà trường đã tổ chức thi lần 1 cho 100% giáo viên, nhân viên, nội dung: thi lý thuyết vào tháng 11, nội dung thi của nhân viên nhấn mạnh vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, an toàn thực phẩm, nội quy, quy chế Theo kế hoạch, Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi lần 2 sẽ được tổ chức vào tháng 3 nhưng hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, học sinh nghỉ học tại nhà theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội nên Hội thi sẽ tổ chức vào thời điểm thích họp trong học kỳ II. Năm học 2019-2020, để nâng cao chất lượng bữa ăn hàng cho trẻ, nhà trường đã tăng mức tiền ăn từ 35.000đ – 40.000đ/ngày/trẻ nên số tiền dành cho 1 món ăn của trẻ cũng được điều chỉnh cao hơn, chủ yếu lựa chọn thực phẩm có giá trị cao. Tôi đã lên kế hoạch tổ chức hội thi: + Về địa điểm: Hội thi vẫn được diễn ra tại sảnh lớn tầng 1. 12
  14. + Hình thức: Thi nấu ăn trực tiếp trong thời gian 60 phút hoàn thành 2 món ăn mới: 1 món ăn dành cho trẻ và 1 món ăn dành cho CBGVNV để nâng cao chất lượng bữa ăn công đoàn. + Yêu cầu đối với nhân viên: xây dựng thực đơn và tính khẩu phần ăn 1 ngày cho 100 học sinh mẫu giáo, trong đó có 1 món ăn dự thi là món ăn mới, khuyến khích trong thành phần của món ăn có rau và món hấp, số tiền 6.000đ – 8.000đ/món/trẻ, với tỷ lệ cân đối calo và các chất dinh dưỡng theo khuyến nghị tại Văn bản hợp nhất số 01 ra ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT. Món ăn của cô là món ăn mới chưa có trong thực đơn hàng ngày của công đoàn đưa ra, số tiền từ 10.000đ – 15.000đ/món/người. Bài thi xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn 1 ngày cho trẻ, cách chế biến món ăn cho trẻ và thực đơn, cách chế biến món ăn cho CBGVNV phải hoàn thành, nộp cho Ban giám khảo trước ngày thi 1 ngày; hôm thi được bày tại khu vực thi để giới thiệu cho mọi người tham dự. + Ban giám khảo: là 04 đ/c trong Ban giám hiệu; Ban thường trực phụ huynh nhà trường; đại diện công đoàn nhà trường. + Trong ngày diễn ra Hội thi: Mỗi thí sinh chế biến 2 món ăn: 1 món dành cho trẻ nằm trong thực đơn đã xây dựng và 1 món dành cho cô nằm trong thực đơn dành cho CBGVNV; trang trí 2 món ăn ở 2 bàn (1 bàn dành cho món ăn của trẻ và 1 bàn dành cho món ăn của cô) trong thời gian 70’. Các thực phẩm được Ban giám khảo kiểm tra trước khi thi, đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm được mua từ nhà cung cấp thực phẩm cho trường hàng ngày. Thực phẩm đã được các nhân viên sơ chế sơ qua như: rửa, gọt vỏ; còn các thao tác chế biến khác được thể hiện trực tiếp trong cuộc thi. + Đánh giá kết quả thi của nhân viên: Sau phần thi, các món ăn sẽ được Ban giám khảo, phụ huynh cùng các cháu học sinh thưởng thức; món ăn của cô sẽ được đại diện giáo viên, nhân viên của các tổ công đoàn cùng đánh giá. 2.3.2.5. Kết quả qua các hội thi tay nghề hàng năm: Qua các cuộc thi chế biến món ăn, chị em tổ nuôi đã thể hiện những hiểu biết, khả năng khéo léo, tinh tế trong công việc nấu ăn của mình, tạo nên những món ăn vừa ngon vừa hấp dẫn trẻ từ những nguyên liệu phổ biến ở từng mùa, anh chị em hưởng ứng và có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới thực đơn hay cải tiến kỹ thuật chế biến đã được áp dụng đưa vào chế biến trong bữa ăn của cô và trẻ. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong những năm học qua, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, được cấp trên và các đơn vị bạn đánh giá cao. Góp phần trong sự thành công chung của nhà trường là công sức của đội ngũ nhân viên. 100% nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên kế toán nắm được vai trò, trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ chung của nhà trường, đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhân viên nuôi dƣỡng: được bồi dưỡng nâng cao về kỹ thuật chế biến và VSATTP trong nhà trường; 100% nhân viên nuôi tham gia thi Nhân viên giỏi cấp trường đạt kết quả tốt (cả lý thuyết và thực hành), tay nghề chuyên môn ngày càng cao. 100% cô nuôi, kế toán ăn được cấp giấy chứng nhận đủ kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình sơ chế, chế biến, cân chia định lượng thực phẩm được nhân viên bếp thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra trường hợp ngộ 13
  15. độc thực phẩm nào trong nhà trường trong nhiều năm nay. Bếp ăn được đánh giá cao về chất lượng và VSATTP. Thực đơn, cách chế biến món ăn ngày càng phù hợp hơn với trẻ ở mọi lứa tuổi, các bữa ăn hàng ngày của trẻ được đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng món ăn. Các buổi tổ chức ăn buffet cuối tuần và buffet đặc biệt được trẻ hứng thú đón nhận, kỹ năng bày bàn tiệc ngày càng chuyên nghiệp (Bảng khảo sát năng lực nhân viên năm học 2019-2020, phụ lục trang 33) Nhân viên kế toán ăn: cập nhật các loại sổ sách kế toán nuôi dưỡng đúng nguyên tắc, đảm bảo tài chính công khai. Tích cực trong việc quyết toán tiền ăn cuối tháng, cuối năm học, hết hè và thanh toán kịp thời với phụ huynh. Tuyên truyền kịp thời tới phụ huynh các chủ trương, thông tin thu chi của nhà trường. Tiếp đón phụ huynh và các cá nhân đến liên hệ công tác niềm nở. Chủ động hơn trong việc tính tỉ lệ các chất trong khẩu phần ăn của trẻ và kịp thời điều chỉnh khi tỷ lệ các chất không cân đối. Hàng ngày, trao đổi thông tin với nhân viên nuôi dưỡng về việc nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến để kịp thời điều chỉnh những khâu chưa hợp lý. Thường xuyên theo dõi việc tổ chức cho trẻ ăn trên các lớp để kịp thời điều chỉnh thực đơn, lượng thực phẩm cho phù hợp. Kết quả trên trẻ: Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được thể hiện qua kết quả cân đo của 4 năm học, trẻ tăng cân đạt: 100%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi cuối năm học so với đầu năm xuống còn 0 (riêng năm học 2019-2020 mới lấy được số cân đo của học kỳ 1). Cân nặng cao hơn độ tuổi giảm mạnh, tăng tỷ lệ trẻ có chiều cao vượt trội. Kết quả cân đo của trẻ đầu năm học và cuối năm học trong 04 năm học (Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2019 – 2020) trong phụ lục trang 34. Đánh giá kỹ năng theo độ tuổi: 99 % trẻ đạt yêu cầu về kỹ năng theo độ tuổi, trong đó 50% trẻ có kỹ năng vượt trội. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ phải chú ý xây dựng bằng được nền nếp, phong cách làm việc nghiêm túc, tạo sự công bằng trong tập thể, không buông lỏng quản lý, phát huy tinh thần tự học, tự rèn về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức ở mỗi nhân viên. Phải có kế hoạch sâu sát và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc, có hiệu quả, nắm vững đặc điểm tình hình đội ngũ về mọi mặt: tư tưởng, tình cảm, chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở đó có biện pháp bồi dưỡng cụ thể. Nội dung các chuyên đề đưa ra phải phù hợp với yêu cầu giáo dục, với chỉ đạo của ngành học mầm non, với tình hình thực tế của nhà trường, các hình thức tổ chức phải chặt chẽ làm đến nơi đến chốn, có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tháng phải thiết thực và có chất lượng. Vì vậy, bản thân tôi đã không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo của mình để cùng với tập thể CBGVNV đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với xu thế của xã hội ngày càng phát triển và yêu cầu của một trường mầm non chất lượng cao. PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Một trong những yếu tố giúp trẻ phát triển toàn diện đó là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Giáo viên, nhân viên phải nắm vững trách 14
  16. nhiệm của mình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn. Chính vì vậy mà trong những năm học qua, bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường, xây dựng một số hoạt động, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, trong đó có nội dung bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng. Các hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: nâng cao được nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Làm tốt công tác tham mưu với các ban ngành đoàn thể địa phương để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày càng tốt hơn. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ được nâng lên, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm so với đầu năm học, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, công tác vệ sinh được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Những biện pháp tôi đã áp dụng trên đây đã đem lại những kết quả nhất định và trở thành kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lý. Do đó, phương hướng tới là tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và nâng cao yêu cầu để nhân viên phải luôn rèn luyện. Đồng thời cũng rút ra những hạn chế trong các biện pháp để khắc phục, vận dụng tốt hơn vào công tác bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của trường. 2. Khuyến nghị Đối với UBND quận Hoàn Kiếm: Tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cho nhà trường. Đối với Trƣờng Mầm non CLC 20-10: Ban giám hiệu tham mưu đề xuất các cấp tiếp tục đầu tư đầy đủ đồ dùng hiện đại phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ theo mô hình trường CLC. Đồng thời, có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; chăm lo tốt đời sống của giáo viên, nhân viên. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho đội ngũ CBGVNV và phụ huynh. Tăng cường tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng xã hội về hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Trên đây là các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng thông qua hoạt động hàng ngày và qua Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường hàng năm trong trường Mầm non 20-10. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Hoàn Kiếm, ngày 20 tháng 2 năm 2020 Ngƣời viết Nguyễn Hƣơng Giang 15
  17. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN ATTP An toàn thực phẩm CLC Chất lượng cao CBGVNV Cán bộ, giáo viên, nhân viên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo ND Nuôi dưỡng QĐ Quyết định SKKN Sáng kiến kinh nghiệm UBND Ủy ban nhân dân VBHN Văn bản hợp nhất VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm 16
  18. PHẦN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (tái bản lần thứ tám, có sửa đổi, bổ sung năm 2017) Chương trình giáo dục mầm non. Nxb giáo dục Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành, Điều lệ trường mầm non số 04/VBHN - BGDĐT ngày 24/12/2015. 3. Bộ trưởng bộ Y tế (2014) Thông tư số 43/2014/TT-BYT, Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam. 4. Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/1/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình giáo dục mầm non 5. Hội dinh dưỡng Việt Nam (2002),10 lời khuyên dinh dưỡng, Nxb Hà Nội. 6. Phòng Giáo dục và đào tạo Hoàn Kiếm. Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 7. Phòng Giáo dục và đào tạo Hoàn Kiếm. Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 8. Quốc hội (2012), Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012. 9. Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà nội 10. Sở GD&ĐT Hà Nội (2001) Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non – Ban hành kèm theo quyết định số 1115/GDMN ngày 07/11/2001. 11. Sở GD&ĐT Hà Nội (2003) Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” 12. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội. Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 13. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội . Công văn về việc Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học Mầm non các năm (2016, 2017, 2018, 2019). 14. Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương (đồng chủ biên) (tái bản lần thứ tư, năm 2013). Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nxb giáo dục Việt Nam. 15. Trường Mầm non 20-10. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm. 16. Trường Mầm non 20-10 – Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường 17. Thủ tướng Chính phủ ký (ngày 22/02/2012), Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 17
  19. PHẦN PHỤ LỤC Bảng khảo sát khả năng nhân viên nuôi dƣỡng thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trƣớc khi thực hiện đề tài (năm học 2015-2016) Mức độ Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1.Xây dựng thực đơn theo tuần, 4 33,3 4 33,3 4 33,3 theo mùa cho trẻ, xây dựng thực đơn buffet hàng tuần, buffet đặc biệt 2. Xây dựng bữa ăn hàng ngày 4 33,3 4 33,3 4 33,3 cho trẻ, có cơ cấu dinh dưỡng đảm bảo theo khuyến nghị 3.Thực hiện quy trình giao nhận 5 42 4 33,3 3 25 thực phẩm hàng ngày 4.Thực hiện sổ kiểm thực 3 bước 5 42 4 33,3 3 25 Công 5.Thực hiện lưu mẫu thực phẩm 6 50 6 50 tác theo quy định chăm sóc, 6.Thực hiện nhiệm vụ trong dây 5 42 4 33,3 3 25 dinh chuyền chế biến bữa ăn cho trẻ dưỡng 7.Thực hiện đảm bảo VSATTP 8 66,7 4 33,3 trong chế biến bữa ăn hàng ngày cho cô và trẻ 8.Thực hiện chia định lượng thực 5 42 4 33,3 3 25 phẩm, chia định lượng thức ăn trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ 9.Thực hiện giao nhận thức ăn với 4 33,3 4 33,3 4 33,3 các lớp, cân lượng thức ăn theo quy định 10.Phối hợp với giáo viên trong 4 33,3 4 33,3 4 33,3 việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 1.Tham mưu với Ban giám hiệu 4 33,3 5 42 3 25 về đầu tư cơ sở vật chất, bồi Công dưỡng chuyên môn, tổ chức các tác chuyên đề chăm sóc, nuôi dưỡng tham mưu 2.Tham mưu với Ban giám hiệu về 3 25 4 33,3 5 42 chế độ ăn phù hợp, thay đổi thực đơn cho trẻ, chế độ ăn dành cho trẻ SDD, thấp còi, trẻ mới ốm dậy, trẻ 18
  20. Mức độ Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % thừa cân Công Tuyên truyền với phụ huynh về 3 25 4 33,3 5 42 tác công tác CSND, bảo vệ sức khỏe, tuyên phòng chống tai nạn thương tích, truyền phòng chống dịch bệnh cho trẻ Công 1.Tự đánh giá nhân viên trong 5 42 3 25 4 33,3 tác tự việc thực hiện nhiệm vụ nuôi kiểm dưỡng trẻ và vệ sinh môi trường tra 2.Tự đánh giá nhân viên trong 5 42 3 25 4 33,3 thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm Tổng hợp tỷ lệ % 70 38,8 61 33,8 49 27,2 19
  21. PHỤ LỤC: Bảng thống kê danh sách, trình độ của nhân viên nuôi dƣỡng Hợp Hợp Họ và tên nhân Năm Biên đồng đồng Trình độ STT Chức danh viên sinh chế chỉ với chuyên môn tiêu trƣờng 1 Hồ Thị Lan Tổ trưởng 1972 x Trung cấp nấu Hương (Nhóm bếp) ăn 2 Đỗ Thị Bích Tổ phó 1969 x Trung cấp nấu Liên (Nhóm bếp) ăn 3 Nguyễn Bích Nhân viên ND 1974 x Trung cấp nấu Hồng (Nhóm bếp) ăn 4 Phạm Thị Tuyết Nhân viên ND 1966 x Trung cấp nấu (Nhóm bếp ăn 5 Nguyễn Thu Nhân viên ND 1981 x Trung cấp nấu Trang (Nhóm bếp) ăn 6 Đặng Minh Đức Nhân viên ND 1987 x Trung cấp nấu (Nhóm bếp) ăn 7 Lê Thị Huyền Nhân viên ND 1991 x Cao đẳng nghề (Nhóm bếp) nấu ăn 8 Trần Diệu Thư Nhân viên ND 1989 x Cao đẳng nghề (Nhóm bếp) nấu ăn 9 Đỗ Thúy Nhân viên ND 1992 x Cao đẳng nghề Phương (Nhóm phục vụ) nấu ăn 10 Nguyễn Tuyết Nhân viên ND 1970 x Trung cấp nấu Nhung (Nhóm phục vụ) ăn 11 Nguyễn T. Bích Nhân viên ND 1966 x Trung cấp nấu Lan (Nhóm phục vụ) ăn 12 Vũ Thị Bích Nhân viên ND - 1971 x Đại học kinh tế Hằng Kế toán ăn Trung cấp nấu ăn 20
  22. PHỤ LỤC: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÂN VIÊN NHÓM BẾP CHÍNH Thời Nấu chính Nấu Nhóm phụ ngoài Nhóm trực bát Phụ Phụ Trực bát Trực Thủ kho gian 1 chính 2 ngoài số ngoài số 3 số 1 bát số 2 Trực bát 1, 2 6h -7h15 - Mở cửa, thông thoáng - Nấu DV ăn sáng đến 7h. - VS khu nấu. 7h15 - - Nhận TP - Đổ nước K.tra lại VS - K.tra lại - Sắp xếp - Kiểm tra - Giao TP 7h30 chợ, TP kho khay nấu tầng 4 VS tầng 4, dụng cụ sơ lại VS kho lần 1, lần 1 (K tra cơm của tưới cây chế bếp ký phiếu TP, vào sổ trẻ. - Chuyển - Chuyển - Chuyển xuất kho. GN TP) sữa học đồ ăn sáng đồ ăn đường lên lên các lớp sáng lên các lớp các lớp 7h30 - - Chế biến - Xay rau, - Sơ chế - Sơ chế - Sơ chế - Vo gạo, - Sơ chế TP 10h bữa trưa cho cân định các loại TP, TP: rửa thái TP. thái rau; - Pha nước trẻ. lượng thực xay thịt xay toàn bộ - VS khu - Xếp, hoa quả - Nhận thực phẩm sống, - Lấy số thực phẩm. vực rửa bát. đếm khay, cho trẻ TP chợ lần 2: bàn giao trẻ, ghi -Lấy nồi từ thìa. - Giao TP 9h20’ cho nấu 1 bảng. DV. kho lần 2 - Chế biến -Sơ chế TP bữa trưa. nhập lần 2. 10h -11h - Chế biến - Chế biến - Chia cơm - VS khu - Xếp - Xếp - Phụ chia món ăn cho món ăn cho NT, MG. vực sơ chế. xoong, nồi xoong, cơm NT, trẻ. cô. - Thu dọn - Chia cơm chia cơm nồi chia MG - Chế biến đồ dùng lớp NT, các lớp. cơm các - Phối hợp món ăn cho chia cơm MG - Đưa cơm lớp. đưa cơm cô. NT, MG - Đưa lên các lớp cơm NT, MG MG 11h -12h - Chế biến - Dự giờ ăn - Thu, rửa - Thu bát - Thu bát - Thu bát, -Thu dọn cơm cô. của trẻ dọn nồi, thìa các thìa các thìa các rửa dụng - Nhận TP - Thu, rửa khay cơm, lớp. lớp. lớp. cụ chia kho lần 2 dọn dụng bát, thìa. - Rửa nồi, - Úp bát, - Tráng cơm. - Nhận sữa cụ nấu, VS bát, thìa. nồi. bát. - Giao sữa chiều của trẻ khu vực - VS khu - VS khu uống chiều từ kho. nấu. vực sấy.VS rửa. của trẻ cho - Chế biến - CB dụng xe đẩy nấu 1. quà chiều. cụ và chia - Ký phiếu cơm cô. xuất kho. 12h-14h - Ăn trưa - Ăn, nghỉ - Ăn, nghỉ trưa - Ăn, nghỉ trưa 12h-12h30’ trưa 12h- (12h15 – 13h50’) (12h15 – 13h50’) - Chế biến 13h quà chiều - Thu dọn 21
  23. đến 13h. dụng cụ sau - Nghỉ từ 13h giờ ăn cơm đến 13h30. cô. - Thu dọn - Chia cơm sau giờ cơm NT, quà cô. chiều MG - Chia cơm NT, quà chiều MG 14h00- - Phối hợp - Phôi hợp chia quà chiều - CB đồ dùng ăn của trẻ. 16h VS khu vực - VS khu MG, cơm NT. Đưa quà - Đẩy cơm lên lớp NT, quà chiều MG nấu, dụng cụ vực nấu, lên các lớp. - Thu bát thìa, rửa dọn đò dùng ăn của nấu. dụng cụ - Rửa dọn nồi, bát trẻ. - Ký chứng nấu, phòng thìa VS khu vực chia - VS khu vực rửa. từ chợ, ghi ăn cô. sổ nuôi 16h - 17h -K.tra nguồn - Phối hợp - Rửa dọn đồ dùng ăn. - Úp bát, nồi, sấy - Nhận phiếu điện bếp, tủ rửa dọn đến - VS khu vực rửa. khô. VS tủ bát, xe xuất kho tạm, cơm. 16h. - VS tầng 4, tưới cây theo đẩy. Xử lý rác thải. làm sổ sách Ra về sau Ra về sau lịch. - Hỗ trợ DV chiều - Dọn vệ sinh. 16h 16h Ra về sau 17h (VS tầng 4, tưới Ra về sau 17h cây theo lịch). Ra về sau 17h 22
  24. PHỤ LỤC: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ NHÓM PHỤC VỤ VÀ KẾ TOÁN ĂN Thời gian Nhân viên kế toán ăn Nhân viên phục vụ Nhân viên phục vụ dịch vụ khăn (2 ngƣời) 7h-8h 7h có mặt: 7h 15 có mặt: 7h có mặt: - Giao nhận thực phẩm của - Thu khăn mặt từ giá - Giao nhận thực phẩm DV cháu, của cô, thực phẩm treo; vận hành máy giặt; - Nhận đồ ăn sáng dịch vụ từ nấu dịch vụ tại bếp; Ghi bảng giặt khăn mặt bếp chính số lượng thực phẩm - Gấp, xếp khăn mặt vào - Chuyển đồ ăn sáng cho các lớp khay và đưa vào tủ hấp 8h – 10h - Thanh toán phiếu ăn cho - Gấp, xếp khăn mặt vào - Làm sữa chua cho HS và xếp PH khay đưa vào tủ hấp vào thùng ủ - Giao ban, báo ăn với 20 - Thu bát, nồi ăn sáng - Làm các món dịch vụ lớp dịch vụ tại các lớp; Rửa - Thu đồ ăn sáng tại các lớp và - Tính ăn cho trẻ, gọi thêm bát, nồi ăn sáng rửa dọn bát, nồi thực phẩm nếu cần - Đếm sữa chua cho các lớp 10h – 11h - Ghi bảng công khai tài - Lấy khăn mặt trong - Phối hợp đẩy khăn và sữa chua chính máy giặt, chuyển xuống các lớp tầng 1 - Vào máy tính khẩu phần tầng 4; xếp vào khay; - Tiếp tục chế biến các món dịch ăn cho trẻ - Chuyển khăn mặt và vụ - Tính ăn cho cô sữa chua cho các lớp - Hỗ trợ dịch vụ 11h- - Vào sổ sách thu, chi - Thu khăn mặt tại các - Thu khăn từ các lớp; chuyển lên 12h30 - Vào các sổ sách tính ăn lớp về giặt trong máy tầng 5 và phối hợp giặt khăn; hấp của cháu - Gấp khăn mặt, cho khăn trong tủ khăn vào tủ hấp 12h30- - Nghỉ ăn cơm; Nghỉ trưa - Nghỉ ăn cơm; Nghỉ trưa - Nghỉ ăn cơm; Nghỉ trưa 14h 14h00- - Lên thực đơn gọi thực - Chuyển khăn mặt đã - Rửa dọn đồ dùng, dụng cụ nấu 15h30 phẩm cho trẻ, cho cô, dịch giặt xuống tầng 4; xếp - Múc cháo dịch vụ vụ của ngày hôm sau; vào khay - CB đồ dùng cho bán dịch vụ Hoàn thiện sổ tính khẩu - Chuyển khăn lên các chiều phần ăn của trẻ lớp - Nhận chăn (ga, gối, màn) của các lớp theo lịch và giặt 15h30- - Thanh toán vé ăn cho trẻ - Thu khăn mặt từ các - Tổ chức bán dịch vụ chiều: cháo 17h lớp; chuyển lên tầng 5 và và các món ăn cho trẻ giặt - Phơi chăn (ga, gối, màn) của các lớp - Gấp và phơi khăn mặt lên giá 17h- - Thanh toán vé ăn cho trẻ - Kiểm kê hàng, tiền 17h30 Ra về khi xong công việc 23
  25. PHỤ LỤC: KẾ HOẠCH BỒI DƢỠNG NHÂN VIÊN Thời gian Nội dung bồi dƣỡng Tháng 8 - Phổ biến và hướng dẫn các nội dung liên quan đến nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, quyền lợi của nhân viên, quy định về nhà bếp trong văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ trường mầm non. - Hướng dẫn các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trong văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT về Thông tư ban hành chương trình giáo dục mầm non. Tháng 9 - Phổ biến văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do Sở GD&ĐT ban hành hàng năm. - Hướng dẫn các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành hàng năm. - Phổ biến văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cấp học mầm non do Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm ban hành hàng năm. - Hướng dẫn các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp học mầm non do Phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm ban hành hàng năm. - Bồi dưỡng nhân viên qua kiểm tra, dự hoạt động nuôi dưỡng Tháng 10 - Phổ biến và hướng dẫn Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, Nội quy nhà trường do Trường Mầm non 20-10 ban hành hàng năm. - Hướng dẫn các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trong Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non năm 2001 của Sở GD&ĐT Hà Nội. - Bồi dưỡng nhân viên qua kiểm tra, dự hoạt động nuôi dưỡng. Tháng 11 - Bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm trong Bộ Tài liệu Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP của Bộ công thương. - Bồi dưỡng nội dung quy tắc ứng xử trong nhà trường. - Phát huy SKKN đạt loại A cấp trường của năm học trước Tháng 12 - Bồi dưỡng, đánh giá nhân viên qua việc kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, thực hiện dây chuyền nuôi, vệ sinh ATTP. - Hướng dẫn nhân viên xây dựng thực đơn Tháng 1 + - Bồi dưỡng, đánh giá nhân viên qua việc kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, 2 thực hiện dây chuyền nuôi, vệ sinh ATTP. - Bồi dưỡng nhân viên viết sáng kiến kinh nghiệm. - Bồi dưỡng nhân viên kỹ năng chọn thực phẩm. Tháng 3 - Bồi dưỡng nhân viên qua việc tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi lần 2, chú trọng kỹ năng, tay nghề nấu ăn. - Bồi dưỡng, đánh giá nhân viên qua việc kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, thực hiện dây chuyền nuôi, vệ sinh ATTP. Tháng 4 - Bồi dưỡng, đánh giá nhân viên qua việc kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, thực hiện dây chuyền nuôi, vệ sinh ATTP. Tháng 5 - Bồi dưỡng, đánh giá nhân viên qua việc kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng, thực hiện dây chuyền nuôi, vệ sinh ATTP. 24
  26. PHỤ LỤC PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƢỜNG MẦM NON 20/10 ĐỀ THI SỐ 1 QUY CHẾ CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG TRẺ, AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM HỌC 2019 – 2020 (Dành cho nhân viên nuôi dưỡng - Thời gian thi: 30’) Họ và tên: Nhiệm vụ công tác: Ngày thi: I. Phần thi trắc nghiệm (8 điểm): (Anh/chị hãy lựa chọn phương án đúng và đầy đủ nhất bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng) Câu 1: Theo Điều lệ trường Mầm non ban hành năm 2015, trong điều 36 đã quy định nhiệm vụ của nhân viên gồm những nhiệm vụ nào? (theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. a) Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. b) Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ. c) Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp. d) Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng. e) Tất cả các phương án trên Câu 2: Nội dung nào dưới đây trong Điều 28 ( vệ sinh nhà bếp)? (theo Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non của Sở GDĐT Hà Nội phát hành năm 2001) a) Phải thực hiện bếp một chiều. Nơi để và sơ chế thực phẩm sống xa nơi để thức ăn đã nấu chín. Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không dùng cho thức ăn đã chín. Hàng ngày quét, lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. Không cất đồ đạc cá nhân, không thay quần áo ở bếp nhất là nơi để chia thức ăn chín. Hàng ngày quét, lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. Luộc hoặc tráng nước sôi bát, thìa của trẻ. Sau khi nấu phải rửa sạch xoong, nồi và các dụng cụ khác. Tủ lạnh phải sạch sẽ: xả đá và 25
  27. lau chùi hàng tuần. Thực phẩm chín hoặc tươi sống đều phải để gọn gàng trong các hộp có nắp đậy kín, thức ăn chín phải để nguội mới cho vào tủ lạnh. Thùng đựng rác, nước vo gạo phải đậy nắp kín, xung quanh dọn dẹp sạch sẽ. b) Phải thực hiện bếp một chiều. Nơi để và sơ chế thực phẩm sống xa nơi để thức ăn đã nấu chín. Đồ dùng cá nhân để trong bếp phải xếp gọn gàng, ngăn nắp. Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không dùng cho thức ăn đã chín. Hàng ngày quét, lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. Luộc hoặc tráng nước sôi bát, thìa của trẻ. c) Phải thực hiện bếp một chiều. Nơi để và sơ chế thực phẩm sống xa nơi để thức ăn đã nấu chín. Dụng cụ để pha chế, rửa, đựng thức ăn sống không dùng cho thức ăn đã chín. Hàng ngày quét, lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. Không cất đồ đạc cá nhân, không thay quần áo ở bếp nhất là nơi để chia thức ăn chín. Hàng ngày quét, lau bếp sạch sẽ trước và sau khi nấu. Luộc hoặc tráng nước sôi bát, thìa của trẻ. Sau khi nấu phải rửa sạch xoong, nồi và các dụng cụ khác. Tủ lạnh phải sạch sẽ: xả đá và lau chùi theo tháng. Câu 3: Người đang mắc viêm đường hô hấp cấp tính, lao tiến triển có được phép tham gia chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Có b) Không Câu 4: Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ b) Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ c) Sử dụng phụ gia thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng sử dụng. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ Câu 5: Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm. Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh. b)Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm. Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh, từ nguyên liệu bị ô nhiễm, từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh. c) Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh, từ nguyên liệu bị ô nhiễm, từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh. 26
  28. Câu 6: Tỷ lệ các chất dinh dưỡng/ngày/trẻ trong thực đơn của trẻ nhà trẻ, mẫu giáo tại trường Mầm non 20-10 được khuyến nghị theo cơ cấu nào? (Theo Kế hoạch số 168/KH-MN20-10 ngày 09 tháng 10 năm 2019 của trường Mầm non 20-10 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020) a) Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cơ cấu dinh dưỡng theo khuyến nghị: + Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng: Mẫu giáo: P: 15 - 20%; L: 25 - 35%; G: 52 - 60% Nhà trẻ: P: 13 – 20%; L: 30 – 40 %; G: 47 – 50% + Tỷ lệ can xi : Mẫu giáo : 420mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 350mg/ngày/trẻ. + Tỷ lệ B1 : Mẫu giáo : 0,52mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 0,41mg/ngày/trẻ. b) Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cơ cấu dinh dưỡng theo khuyến nghị: + Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng: Mẫu giáo: P: 13 - 20%; L: 25 - 35%; G: 52 - 60% Nhà trẻ: P: 15 – 20%; L: 35 – 45 %; G: 47 – 50% + Tỷ lệ can xi : Mẫu giáo : 420mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 350mg/ngày/trẻ. + Tỷ lệ B1 : Mẫu giáo : 0,52mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 0,41mg/ngày/trẻ. c) Đảm bảo bữa ăn hàng ngày cơ cấu dinh dưỡng theo khuyến nghị: + Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng: Mẫu giáo: P: 13 - 20%; L: 25 - 35%; G: 52 - 60% Nhà trẻ: P: 13 – 20%; L: 30 – 40 %; G: 47 – 50% + Tỷ lệ can xi : Mẫu giáo : 420mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 350mg/ngày/trẻ. + Tỷ lệ B1 : Mẫu giáo : 0,52mg/ngày/trẻ ; Nhà trẻ : 0,41mg/ngày/trẻ. Câu 7: Điều 5: “Ý thức tổ chức kỷ luật” đã quy định những nội dung nào dưới đây? (theo Quyết định số 522/QĐ-UBND về việc ban hành Quy tắc ứng xử CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội) a) Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan trong thực thi công vụ, gương mẫu về đạo đức và lối sống. Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao. Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, kỷ cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức. b) Tự giác chấp hành Hiến pháp, pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan trong thực thi công vụ, gương mẫu về đạo đức và lối sống. Chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, nhiệm vụ cấp trên giao. Trung thực, thẳng thắn, khách quan trong báo cáo, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. c) Không tham gia, tổ chức, lôi kéo người khác đánh bạc, chơi họ, hụi, lô, đề và các tệ nạn xã hội khác dưới mọi hình thức. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm 27
  29. việc dân chủ, kỷ cương; có tinh thần cầu thị, lắng nghe; cộng tác, giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không lạm dụng, không có hành vi quấy rối người khác dưới mọi hình thức. Câu 8: Điều 13 – “Ứng xử với đồng nghiệp” gồm những nội dung nào? (Theo bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, ban hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ-MN20-10 ngày 04 tháng 10 năm 2019 của trường Mầm non 20-10 về ban hành Bộ Qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học) a) Trong quan hệ đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải chân thành, thân thiện, bảo đảm sự đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự nhà trường. b) Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh; đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Có ý thức tôn trọng tổ chức, có kỷ luật; tôn trọng cấp trên, đồng nghiệp và người lớn tuổi. c) Luôn đặt danh dự và quyền lợi tập thể trên quyền lợi cá nhân. Sống hoà đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống; hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. d) Ứng xử văn minh, lịch sự trước đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý kiến, phát ngôn có văn hóa. Không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp. Coi trọng tự phê bình và phê bình trước tập thể, góp ý chân thành khi đồng nghiệp làm việc sai, lắng nghe sự góp ý của người khác một cách cầu thị; không bè phái gây chia rẽ nội bộ. e) Tất cả các nội dung trên II. Phần thi tự luận (2 điểm): (Anh/chị hãy lựa chọn và trình bày 1 trong 2 câu hỏi tự luận dưới đây) Câu 1: Nội dung Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ đã quy định nhiệm vụ chăm sóc trẻ như thế nào? (tại Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2019-2020 theo Kế hoạch số 162/KH-MN20-10 ngày 09 tháng 10 năm 2019 của trường Mầm non 20-10 về Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020) Câu 2: Anh (chị) hãy nêu các nội dung đã được quy định tại Điều 29 đối với bếp ăn trường mầm non (theo Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT); Liên hệ với bếp ăn nơi anh (chị) làm việc. 28
  30. PHÒNG GD&ĐT QUẬN HOÀN KIẾM TRƢỜNG MẦM NON 20/10 ĐỀ THI SỐ 2 QUY CHẾ CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG TRẺ, AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM HỌC 2019 – 2020 (Dành cho nhân viên nuôi dưỡng - Thời gian thi: 30’) Họ và tên: Nhiệm vụ công tác: Ngày thi: I. Phần thi trắc nghiệm (8 điểm): (Anh/chị hãy lựa chọn phương án đúng và đầy đủ nhất bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống tương ứng) Câu 1: Theo Điều lệ trường Mầm non ban hành năm 2015, trong điều 40 đã quy định các hành vi nhân viên không được làm gồm những nội dung nào? (tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 ban hành Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Đối xử không công bằng đối với trẻ em. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử văn minh, lịch sự. Đối xử không công bằng đối với trẻ em. Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. c) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp. Đối xử không công bằng đối với trẻ em. Câu 2: Điều 24, chế độ ăn uống của trẻ được quy định như thế nào? (theo Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non của Sở GDĐT Hà Nội phát hành năm 2001) a) Nhà trường phải tổ chức ăn theo chế độ của lứa tuổi: ăn bột, cháo, cơm. Trẻ gửi cả ngày phải được ăn 2 bữa chính tại trường đối với tuổi nhà trẻ, 1 bữa chính và 1 bữa phụ đối với tuổi mẫu giáo b) Phải có nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt của trẻ, có đủ nước chin để uống. Phải xây dụng thực đơn hàng tuần theo mùa và theo tình hình thực phẩm ở địa phương c) Phải đảm bảo kỹ thuật chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật cho trẻ ăn d) Tất cả các phương án trên Câu 3: Nội dung nào dưới đây nằm trong mục 2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn? (Theo Hướng dẫn số 3786/SGDĐT-GDMN ngày 30/8/2019 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc 29
  31. hướng dẫn thực hiện Quy chế chuyên môn cấp học Mầm non năm học 2019-2020) a) Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường mầm non duy trì ở mức: Nhà trẻ: P: 15 – 20%; L: 30 – 45% (Tỷ lệ L động vật/L thực vật = 70% và 30%); G: 47 – 52%. Mẫu giáo: P: 15 – 20%; L: 25 – 35%; G: 50 – 60%. Các đơn vị nội thành, trường điểm quận, huyện, thị xã cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ; nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ) b) Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường mầm non duy trì ở mức: Nhà trẻ: P: 13 – 20%; L: 30 – 40% (Tỷ lệ L động vật/L thực vật = 70% và 30%); G: 47 – 50%. Mẫu giáo: P: 13 – 20%; L: 25 – 35%; G: 52 – 60%. Các đơn vị nội thành, trường điểm quận, huyện, thị xã cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ; nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ) c) Tỷ lệ dinh dưỡng tại trường mầm non duy trì ở mức: Nhà trẻ: P: 13 – 20%; L: 30 – 45% (Tỷ lệ L động vật/L thực vật = 70% và 30%); G: 47 – 52%. Mẫu giáo: P: 13 – 20%; L: 30 – 40%; G: 50 – 62%. Nhu cầu Ca đối với trẻ 1-3 tuổi: 350mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4- 6 tuổi: 420mg/ngày/trẻ; nhu cầu B1 đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,41mg/ngày/trẻ; mẫu giáo 4-6 tuổi: 0,52mg/ngày/trẻ Câu 4: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần phải đáp ứng những nhóm điều kiện nào sau đây để đảm bảo an toàn thực phẩm? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Điều kiện về cơ sở b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ c) Điều kiện về con người d) Cả 3 điều kiện trên Câu 5: Người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đang mắc các bệnh viêm da nhiễm trùng cấp tính có được tiếp tục làm việc hay không? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Vẫn làm việc bình thường mà chỉ cần đi găng tay, đeo khẩu trang b) Nghỉ việc và chữa bệnh khi nào khỏi thì tiếp tục làm việc Câu 6: Khi bị ngộ độc thực phẩm, ông /bà báo cho ai? (Theo Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm, ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-ATTP ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm) a) Cơ sở y tế gần nhất b) Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 30
  32. Câu 7: Điều 4 (Trang phục tác phong) đã quy định những nội dung nào dưới đây? (theo Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà nội) a) Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. b) Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. c) Trang phục công sở lịch sự; đầu tóc gọn gàng. Tư thế, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ hòa nhã, không nói tục. Đeo, cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh đúng quy định. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc. Không hút thuốc tại cơ quan, phòng làm việc; không sử dụng đồ uống có cồn, nấu nướng trong giờ làm việc. Không đeo tai nghe, bật nhạc, nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc. Nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ, phát tán hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước. Câu 8: CBGVNV cần thực hiện đúng quy tắc “Ứng xử đối với phụ huynh học sinh” như thế nào? (Theo bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, ban hành kèm theo Quyết định số 157/QĐ-MN20-10 ngày 04 tháng 10 năm 2019 của trường Mầm non 20-10 về ban hành Bộ Qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học) a) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học sinh, không vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. b) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Đối xử công bằng với mọi trẻ. Giữ vững mối quan hệ nhưng không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của cha mẹ học 31
  33. sinh, không vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. c) Chào hỏi niềm nở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình; thường xuyên trao đổi để cùng phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện. II. Phần thi tự luận (2 điểm): (Anh/chị hãy lựa chọn và trình bày 1 trong 2 câu hỏi dưới đây) Câu 1: Anh (chị) trình bày các nội dung của Điều 6 (Sử dụng phương tiện, tài sản) trong Quyết định số 522/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của CBCCVC trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Liên hệ với bản thân. Câu 2: Anh (chị) trình bày các nội dung Phòng ngộ độc thức ăn, nước uống, thuốc được quy định tại Điều 17 (theo Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non của Sở GDĐT Hà Nội phát hành năm 2001); Liên hệ với thực tiễn với nhiệm vụ của bản thân. 32
  34. PHỤ LỤC Bảng khảo sát khả năng nhân viên nuôi dƣỡng thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ sau quá trình bồi dƣỡng (năm học 2019-2020) Mức độ Nội dung Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1.Xây dựng thực đơn theo tuần, theo mùa 8 66,7 4 33,3 cho trẻ, xây dựng thực đơn buffet hàng tuần, buffet đặc biệt 2. Xây dựng bữa ăn tiêu chuẩn hàng ngày 8 66,7 4 33,3 cho trẻ, có cơ cấu dinh dưỡng đảm bảo theo khuyến nghị 3.Thực hiện quy trình giao nhận thực phẩm 8 66,7 4 33,3 hàng ngày Công 4.Thực hiện sổ kiểm thực 3 bước 8 66,7 4 33,3 tác 5.Thực hiện lưu mẫu thực phẩm theo quy 12 100 chăm định sóc, dinh 6.Thực hiện nhiệm vụ trong dây chuyền chế 10 83,3 2 16,7 dưỡng biến bữa ăn cho trẻ 7.Thực hiện đảm bảo VSATTP trong chế 12 100 biến bữa ăn hàng ngày cho cô và trẻ 8.Thực hiện chia định lượng thực phẩm, chia 10 83,3 2 16,7 định lượng thức ăn trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ 9.Thực hiện giao nhận thức ăn với các lớp, cân 10 83,3 2 16,7 lượng thức ăn theo quy định 10.Phối hợp với giáo viên trong việc chăm 9 75 3 25 sóc, nuôi dưỡng trẻ 1.Tham mưu với Ban giám hiệu về đầu tư cơ 9 75 3 25 sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức Công các chuyên đề chăm sóc, nuôi dưỡng tác tham 2.Tham mưu với Ban giám hiệu về chế độ ăn 9 75 3 25 mưu phù hợp, thay đổi thực đơn cho trẻ, chế độ ăn dành cho trẻ SDD, thấp còi, trẻ mới ốm dậy, trẻ thừa cân Công Tuyên truyền với phụ huynh về công tác 9 75 3 25 tác CSND, bảo vệ sức khỏe, phòng chống tai tuyên nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh cho truyền trẻ 33
  35. Mức độ Nội dung Tốt Khá TB SL % SL % SL % Công 1.Tự đánh giá trong việc thực hiện nhiệm vụ 10 83,3 2 16,7 tác tự nuôi dưỡng trẻ và vệ sinh môi trường đánh giá 2.Tự đánh giá trong thực hiện vệ sinh an 10 83,3 2 16,7 toàn thực phẩm Tổng hợp tỷ lệ % 142 78,9 38 21,1 PHỤ LỤC: KẾT QUẢ CÂN ĐO CỦA TRẺ TRONG 4 NĂM HỌC (Từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2019 – 2020) Cân nặng Chiều cao Cao Chiều Số trẻ hơn Năm Tháng Tổng Kênh Tăng cao đƣợc Kênh Kênh so Kênh học cân đo số trẻ thấp cân vƣợt cân BT SDD với BT còi trội độ tuổi 2016- Tháng 9 485 485 469 4 12 482 3 17 2017 Tháng 4 509 509 499 0 10 509 0 509 37 2017- Tháng 9 474 474 451 6 17 467 7 15 2018 Tháng 4 488 488 483 0 5 488 0 488 30 2018- Tháng 9 407 407 390 5 12 406 1 15 2019 Tháng 4 443 443 437 0 6 443 0 41 2019 - Tháng 9 396 396 377 6 13 385 11 21 2020 Tháng 12 410 410 396 3 11 404 6 409 26 34
  36. PHỤ LỤC (Các hình ảnh minh họa) Đội ngũ tổ nuôi dưỡng do tôi phụ trách Bồi dưỡng nhân viên nấu chính kỹ thuật chế biến món ăn 35
  37. Qua kiểm tra, bồi dưỡng nhân viên kỹ năng sơ chế và vệ sinh ATTP 36
  38. Qua kiểm tra, bồi dưỡng nhân viên chia cơm, thức ăn cho các lớp 37
  39. Giao nhận thực phẩm đủ thành phần, mời cả phụ huynh tham gia giám sát, giao nhận thực phẩm. Bồi dưỡng nhân viên kỹ năng kiểm tra kỹ thực phẩm sau khi giao nhận, thực phẩm tươi ngon đảm bảo chất lượng mới nhận 38
  40. Bồi dưỡng nhân viên thực hiện đúng quy chế: cân bàn giao cơm, thức ăn cho các lớp để giáo viên nhận đủ số cân thức ăn và nhận phiếu giao thức ăn. 39
  41. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi dưỡng hàng tháng để củng cố các kiến thức an toàn thực phẩm, sử dụng trang thiết bị và chia sẻ kinh nghiệm chế biến món ăn, tay nghề của mỗi nhân viên Tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa giáo viên và nhân viên để bồi dưỡng kỹ năng phối hợp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 40
  42. Cử nhân viên tham gia các lớp học nấu ăn để biết áp dụng tại trường Nhà trường mời nhân viên Công ty Viettech hướng dẫn tính khẩu phần ăn trên phần mềm nuôi dưỡng cho kế toán ăn, nuôi dưỡng 41
  43. Tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em” do PGS – TS Bùi Thị Nhung - Viện Dinh dưỡng quốc gia trao đổi tới 100% CBGVNV về dinh dưỡng trẻ em. Tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường lần 1 – thi lý thuyết quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ năm học 2016-2017 42
  44. Tổ chức Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi lần 1 thi lý thuyết quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: năm học 2018-2019; 2019-2020 43
  45. Nhân viên nuôi dưỡng tích cực nấu các món ăn ngon, hấp dẫn, phù hợp khẩu vị của trẻ và bày biện đẹp mắt trong các bữa ăn buffet của trẻ 44
  46. Bồi dưỡng nhân viên phục vụ các món ăn và bày bàn ăn buffet cho trẻ đẹp mắt Nhân viên phục vụ các món ăn buffet tại lớp giao lưu cùng cô giáo và các bạn nhỏ trường Quốc tế UNIS 45
  47. Nhân viên phục vụ bữa ăn tiêu chuẩn hàng ngày của trẻ, hình thức bữa ăn gia đình – lớp MG lớn: có 2 món mặn, 2 món xào, còn có thêm món tráng miệng như: bánh, sữa probi (sữa chua, hoa quả hoặc phomai) 46
  48. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2015-2016 được tổ chức tại bếp khi chưa thực hiện đề tài . Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2016-2017 được thay đổi về hình thức và địa điểm tổ chức thi 47
  49. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2016-2017 được tổ chức tại lớp mẫu giáo bé để học sinh thưởng thức và đánh giá 48
  50. 100% nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi nấu ăn năm học 2016-2017 được tổ chức tại lớp mẫu giáo bé để học sinh thưởng thức và đánh giá Nhân viên nuôi dưỡng tham gia thi nấu ăn năm học 2016-2017 được tổ chức tại lớp mẫu giáo nhỡ để học sinh thưởng thức và đánh giá 49
  51. Nhân viên chế biến món ăn dành cho bữa ăn buffet trong Hội thi năm học 2016-2017 50
  52. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2017-2018 được tổ chức trong 1 buổi tại sảnh lớn trước sự chứng kiến của nhiều người 51
  53. Các món ăn được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ thuật cao 52
  54. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi năm học 2017-2018 53
  55. Các món ăn ngon, được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ thuật được BGK, phụ huynh và học sinh đánh giá cao 54
  56. Các món ăn ngon, được nhân viên bày biện đẹp mắt, mang tính nghệ thuật, được BGK, phụ huynh và học sinh đánh giá cao 55
  57. Hội thi Nhân viên giỏi năm học 2018-2019 có hình thức phong phú hơn Nhà trường mời cán bộ Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm cùng Ban thường trực phụ huynh học sinh tham gia Ban giám khảo chấm thi 56
  58. Hội thi Nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp trường đã sáng tạo nhiều món ăn mới được nhân viên thể hiện và đưa vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ 57
  59. Qua hội thi đã thể hiện sự khéo léo trong nấu ăn, bày biện của nhân viên nuôi dưỡng và nhiều món ăn ngon, phù hợp với trẻ được đưa thêm vào thực đơn. 58
  60. Ngoài các món ăn tham gia hội thi, nhân viên còn chế biến được các món ăn trẻ yêu thích, dùng trong các bữa ăn hàng ngày, ăn buffet: Cơm rang thập cẩm, Miến xào thịt bò, bắp cải, cà rốt; Gà viên tẩm bột; Cơm cuộn rong biển; Khoai tây nghiền, thịt bò, bánh mỳ; Mỳ spagetty; Cháo các hồi; các loại súp: bí đỏ, súp gà, súp hải sản, súp rau; cá tẩm bột chiên giòn 60
  61. Tăng cường rau, hoa quả trong các bữa ăn của trẻ 61
  62. Hướng dẫn các cô giáo, cô nuôi bày biện bàn tiệc buffet cho các cháu Nhân viên nuôi dưỡng còn được thể hiện sự khéo léo qua bày biện bữa tiệc cho CBGVNV do công đoàn tổ chức 62